Nghiên cứu mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng của các mô hình quản lý khai thác dịch vụ nước

sạch nông thôn ở Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong các mô hình đó là do: Cơ

chế, chính sách quản lý cấp nước chưa phù hợp, hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn

mang tính bao cấp trong đầu tư và quản lý, chưa tự chủ về tài chính. Mặt khác, thiếu sự phối hợp

quản lý giữa các bên liên quan và sự tham gia quản lý của người hưởng lợi cũng là những trở ngại

lớn đối với công tác quản lý.

Để phát huy những thế mạnh và khắc phục hạn chế từ các mô hình đó, nghiên cứu đề xuất một

mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn. Mô hình này có sự quản lý kết

hợp của Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng dân cư.

pdf 6 trang kimcuc 16280
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn

Nghiên cứu mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn
 65 
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 
KS. Hoàng Thị Thắm 
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi, Hưng Yên 
PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân 
Trường Đại học Thủy lợi 
Tóm tắt Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng của các mô hình quản lý khai thác dịch vụ nước 
sạch nông thôn ở Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong các mô hình đó là do: Cơ 
chế, chính sách quản lý cấp nước chưa phù hợp, hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn 
mang tính bao cấp trong đầu tư và quản lý, chưa tự chủ về tài chính. Mặt khác, thiếu sự phối hợp 
quản lý giữa các bên liên quan và sự tham gia quản lý của người hưởng lợi cũng là những trở ngại 
lớn đối với công tác quản lý. 
Để phát huy những thế mạnh và khắc phục hạn chế từ các mô hình đó, nghiên cứu đề xuất một 
mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn. Mô hình này có sự quản lý kết 
hợp của Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng dân cư. 
Đặt vấn đề: 
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát 
triển hiện nay ở nước ta về quản lý cung cấp 
nước sạch nông thôn là phải đi sâu vào kinh 
doanh nước sạch, phát triển chuyên ngành trên 
cơ sở hình thành dịch vụ người bán - người 
quản lý và người mua nước, để dần dần loại bỏ 
bao cấp trong nước sạch và cơ bản hình thành 
thị trường nước sạch nông thôn trên phạm vi 
toàn quốc vào năm 2020. Chính phủ đã có chủ 
trương về một số chính sách ưu đãi, khuyến 
khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình 
cấp nước sạch nông thôn, các dự án, công trình 
cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho cộng 
đồng. Theo đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện 
các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, 
quản lý khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ 
về nước sạch nông thôn sẽ được hưởng những 
ưu đãi về đất đai, về thuế, được hỗ trợ từ ngân 
sách nhà nước và huy động vốn, được hỗ trợ bù 
giá nước sạch nông thôn. Các tổ chức, cá nhân 
phải có các mô hình quản lý cung cấp và khai 
thác nước sạch hợp lý, phải có các phương án tổ 
chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao 
công nghệ; có năng lực quản lý khai thác và 
cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ 
cho cộng đồng dân cư nông thôn phù hợp. 
Như vậy, thay đổi chính sách và môi trường 
quản lý ngành, trong đó quản lý khai thác dịch 
vụ nước sạch nông thôn là một vấn đề cấp thiết 
có ý nghĩa thực tiễn cần được nghiên cứu. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là các mô hình đang 
quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sạch ở nông 
thôn thuộc các tỉnh huyện, xã miền Bắc Trung 
Nam trên toàn quốc. 
Sử dụng phương pháp điều tra và phân tích 
thực tế ở một số trung tâm cấp nước sạch nông 
thôn; thu thập và đánh giá các văn bản về cơ chế 
quản lý, cơ chế tài chính; 
Nội dung nghiên cứu 
1. Phân tích các mô hình quản lý khai 
thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn 
Ở nước ta hiện nay các công trình cấp nước 
đã có nhiều mô hình về quản lý khai thác dịch 
vụ cấp nước sạch như: tổ dịch vụ nước sạch của 
hợp tác xã nông nghiệp, HTX dịch vụ nước 
sạch, doanh nghiệp tư nhân, Trung tâm 
NS&VSMT tỉnh trực tiếp quản lý khai thác 
công trình. Các mô hình này đã và đang hoạt 
động có hiệu quả và đang tiến dần đến các mô 
hình bền vững. Nghiên cứu sau đây sẽ phân tích 
4 mô hình phổ biên điển hình được áp dụng 
nhiều cụ thể như sau: 
a) Mô hình tư nhân quản lý, vận hành 
Mô hình này đơn giản, quy mô công trình rất 
 66 
nhỏ (công suất <50m3/ngày đêm) và vừa (công 
suất từ 50-300 m3/ngày đêm), công nghệ cấp 
nước đơn giản chủ yếu áp dụng cho một xóm, 
thôn. Khả năng quản lý, vận hành công trình 
thấp hoặc trung bình. Mô hình này đã được áp 
dụng ở một số tỉnh và đã đem lại hiệu quả đáng 
kể như sau: Tại tỉnh Tiền Giang, mô hình này 
được áp dụng đem lại hiệu quả: dân có nước 
sạch, người đầu tư có hiệu quả kinh tế. Tại tỉnh 
Bình Thuận, một số hộ dân ở Mũi Né đã tự đầu 
tư khoan giếng, xử lý thủ công rồi cấp cho nhân 
dân xung quanh. Mô hình này cũng đã xuất hiện 
ở Phú Hài, Hàm Đức. 
Hình1. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành 
Mô hình tư nhân quản lý, vận hành là một 
mô hình đơn giản có thể áp dụng cho diện tích 
nhỏ phù hợp với những nơi mà các hệ thống cấp 
nước chưa đến được. Đồng thời nâng cao được 
ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch của 
người dân với công nghệ cấp nước đơn giản, có 
khả năng cơ động cao đến được những nơi vùng 
sâu, vùng xa và những nơi lũ lụt kéo dài. 
Tuy nhiên, mô hình này do tư nhân quản lý, 
vận hành không có sự tham gia của Nhà nước 
nên Nhà nước khó quản lý, dễ gây ra tình trạng 
cạn kiệt nguồn nước và nhiễm mặn nguồn nước, 
chất lượng nước không đảm bảo và giá nước 
không có sự quản lý của Nhà nước nên có thể 
xảy ra tình trạng giá nước quá cao vượt quá qui 
định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới 
an ninh xã hội. 
b) Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành: 
Hình 2. Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành 
Quy mô công trình nhỏ (công suất từ 50 - 
300 m3/ngày đêm), và trung bình (công suất từ 
300 – 500 m3/ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho 
một thôn hoặc liên thôn, xã, áp dụng phù hợp 
Hợp tác xã 
quản lý 
Hộ 
gđ1 
Hộ 
gđ2 
Hộ 
gđ3 
Hộ 
gđ4 
Hộ gđ 
N 
Ban quản trị 
Ban kiểm soát 
Các phòng ban 
Trạm cấp nước 
Tư nhân quản lý 
Hộ 
gđ1 
Hộ 
gđ2 
Hộ 
gđ3 
Hộ 
gđ4 
Hộ 
gđ N 
 67 
cho vùng đồng bằng dân cư tập trung. Khả năng 
quản lý vận hành công trình thuộc loại trung 
bình hoặc cao. 
Mô hình này hiện đang được áp dụng rộng 
rãi ở nhiều địa phương trong cả nước, điển hình 
như tỉnh Nam Định, đó là cấp nước sạch theo 
mô hình liên xã. Và ở tỉnh Quảng Trị, công trình 
nước sạch Hưng- An, một trong số 4 công trình 
cấp nước hiện có ở xã Hải Hòa, huyện Hải 
Lăng, nhiều năm liền được đánh giá là quản lý 
có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa 
bàn nông thôn. 
Mô hình này có sự phối hợp quản lý giữa 
Nhà nước và các hợp tác xã nên giá nước khá ổn 
định và phù hợp với khả năng chi trả của người 
dân, có sự gắn kết giữa Ban quản trị hợp tác xã 
với người dân cho nên chất lượng nước được 
đảm bảo. Tuy nhiên, mô hình cần có nguồn vốn 
đầu tư lớn do hệ thống cấp nước dàn trải và còn 
gặp khó khăn trong việc triển khai cấp nước đến 
từng hộ dân khi mật độ dân cư phân bố không 
đều, việc quản lý còn lỏng lẻo mà ý thức của 
người dân trong việc bảo vệ cơ sở vật chất còn 
hạn chế. 
c) Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành 
Hình 3. Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành 
Quy mô công trình trung bình (công suất từ 
300 – 500 m3/ngày đêm) và quy mô lớn (công 
suất >500 m3/ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho 
liên thôn (đồng bằng), liên bản (miền núi), xã 
liên xã. Trình độ, năng lực quản lý, vận hành 
công trình thuộc loại trung bình hoặc cao. 
Mô hình tổ chức gồm: Giám đốc, các phó 
giám đốc và các phòng nghiệp vụ (phòng quản 
lý cấp nước, phòng tổ chức – hành chính, phòng 
kỹ thuật, phòng kế hoạch – tài chính) và trạm 
cấp nước. Giám đốc chịu trách nhiệm chung, 
trực tiếp quản lý phòng tổ chức – hành chính, kế 
hoạch – tài chính; Các phó giám đốc phụ trách 
các phòng chuyên môn và các tổ chức quản lý 
vận hành; Các phòng ban giúp việc cho giám 
đốc theo chuyên môn, nhiệm vụ được giao. 
Mỗi trạm cấp nước thành lập một tổ quản lý 
vận hành trực thuộc phòng quản lý cấp nước và 
chịu trách nhiệm sự quản lý của các phòng chức 
năng thuộc Trung tâm,trực tiếp quản lý, vận 
hành công trình. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng 
thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc 
đồng hồ và ghi chép số lượng nước sử dụng của 
các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử 
dụng và nộp lên bộ phận kế toán. Mỗi tổ quản lý 
từ 3 -5 người (1 tổ trưởng 2 – 3 cán bộ vận 
hành bảo dưỡng và 1 kế toán). 
Tại tỉnh Đắk Nông, vận dụng mô hình quản 
lý này và thu được những kết quả đáng khích lệ 
như Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi 
trường nông thôn Đắk Nông. 
Trung tâm nước sạch và 
vệ sinh môi trường 
Hộ 
gđ 1 
Hộ 
gđ 2 
Hộ 
gđ 3 
Hộ 
gđ 4 
Hộ 
gđ N 
Ban quản trị 
Các phòng ban 
Trạm cấp nước 
Thôn,Xóm 
 68 
Mô hình này đảm bảo cung cấp nước có chất 
lượng mà giá thành phù hợp với người dân. Mô 
hình cũng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ 
chức trong nước và ngoài nước, do đó cải thiện 
được kỹ thuật, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến 
trong quá trình xử lý nước đồng thời quan tâm tới 
vấn đề bảo vệ môi trường và an ninh – xã hội. 
Tuy nhiên, mô hình này cũng cần nguồn vốn 
đầu tư lớn, việc quản lý và bảo dưỡng còn gặp 
nhiều khó khăn, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của 
người dân còn yếu kém. 
d) Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận 
hành 
Hình 4. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành 
Quy mô công trình trung bình (công suất từ 
300 – 500 m3/ngày đêm) và quy mô lớn (công 
suất từ > 500 m3/ngày đêm). Phạm vi cấp nước 
cho liên thôn, liên bản, xã, liên xã, huyện; áp 
dụng phù hợp cho vùng dân cư tập trung. Trình 
độ, năng lực quản lý vận hành công trình thuộc 
loại trung bình hoặc cao. 
Cơ cấu tổ chức của mô hình gồm: Giám đốc 
và các phòng ban giúp việc; Ban kiểm soát; 
Trạm cấp nước; Cán bộ, công nhân vận hành 
duy tu bảo dưỡng công trình được tuyển dụng 
theo đúng nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý, 
công nghệ kỹ thuật cấp nước, được đào tạo, có 
bằng cấp chuyên môn. Nhiệm vụ: Sản xuất 
kinh doanh ngành nghề dịch vụ cung cấp nước 
sạch cho người sử dụng theo hợp đồng thỏa 
thuận; Thực hiện chế độ tài chính quy định của 
Nhà nước; Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý 
điều hành các hoạt động của công ty; Các phòng 
ban giúp việc cho Giám đốc theo từng nghiệp 
vụ chuyên môn, chức năng nhiệm vụ được giao; 
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát 
các hoạt động kinh doanh của công ty; Trạm cấp 
nước trực tiếp quản lý, vận hành công trình, 
thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa 
chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép 
số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, 
thu tiền nước của người sử dụng và nộp lên bộ 
phận kế toán (công ty) hoặc có bộ máy, hạch 
toán độc lập (công ty thành viên). 
Tại tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ cấp nước sinh 
hoạt cho 4.000 hộ dân nông thôn ở vùng sâu, 
vùng xa đang gặp khó khăn nghiêm trọng về 
nguồn nước sạch đặc biệt trong mùa khô hạn 
2010, với tổng kinh phí đầu tư 400.000 USD. 
Công ty TNHH có chức năng cung cấp nước 
sạch cho hộ dân nông thôn, với yêu cầu của cam 
kết tài trợ là các doanh nghiệp, đơn vị cấp nước 
làm toàn bộ thủ tục, thi công và cấp nước đến 
tận hộ dân. Tại tỉnh Phú Thọ, Công ty Cổ phần 
cấp nước Phú Thọ đã đẩy mạnh hoạt động sản 
xuất kinh doanh sau chuyển đổi. 
Mô hình này đã quan tâm tới vấn đề xử lý 
nước thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi 
trường, đồng thời chú trọng đến cải tiến kỹ 
thuật, thường xuyên tu sửa và bảo dưỡng hệ 
thống cấp nước. Song, mô hình vẫn có giá thành 
sản xuất đầu vào lớn dẫn đến giá nước cao và 
Doanh nghiệp 
quản lý 
Hộ gđ1 Hộ gđ2 
Hộ gđ3 
Hộ gđ4 
Hộ gđ N 
Ban giám đốc 
Các phòng ban 
Trạm cấp nước 
Thôn,Xóm 
Ban kiểm soát 
 69 
hiệu quả sử dụng nước sau đầu tư ở khu vực 
nông thôn, miền núi, khu vực ven thành thị 
không cao. 
2) Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch 
vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn 
Các mô hình được áp dụng vào thực tế đã 
mang lại được những hiệu quả đáng kể, đáp ứng 
được bước đầu nhu cầu dùng nước của người 
dân. Tuy nhiên, hiệu quả cấp nước đến từng hộ 
gia đình chưa cao, có nhiều vấn đề thiếu sót, 
thất thoát xảy ra. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất mô 
hình này nhằm khắc phục được một số nhược 
điểm của bốn mô hình nêu trên và việc quản lý, 
cung cấp dịch vụ cấp nước tới người dân cũng 
linh hoạt và hợp lý hơn, đặc biệt nó phù với điều 
kiện cụ thể ở các vùng nông thôn ở nước ta. 
Quy mô của công trình đa dạng, áp dụng 
được cho nhiều địa phương; Nguồn vốn tư nhân 
nên có thể huy động số lượng lớn; Phạm vi cấp 
nước thôn liên thôn, bản liên bản, xã liên xã; 
Trình độ quản lý, vận hành công trình thuộc loại 
khá. 
Mô hình tổ chức gồm: Giám đốc, phó giám 
đốc và các phòng ban nghiệp vụ (phòng quản lý 
cấp nước, phòng tổ chức – hành chính – kế toán, 
phòng kế hoạch – kỹ thuật – truyền thông). Tuy 
nhiên, đây là mô hình Nhà nước kết hợp với tư 
nhân nên có sự quản lý của Nhà nước thông qua 
Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường 
nông thôn của tỉnh. Trung tâm sẽ kết hợp với 
các doanh nghiệp tư nhân thành lập các phòng 
ban chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, quản 
lý,vận hành và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám 
sát. 
Hình 5 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp tư nhân quản lý, vận hành 
Trung tâm gồm có 2 bộ phận: Bộ phận làm 
việc văn phòng và bộ phận lao động kỹ thuật có 
kinh nghiệm trong xây lắp, vận hành, bảo dưỡng 
các công trình cấp nước nông thôn. Cán bộ, 
công nhân chịu trách nhiệm vận hành, duy tu, 
bảo dưỡng được tuyển dụng đào tạo, tập huấn 
về nghiệp vụ chuyên môn, về công nghệ kỹ 
thuật cấp nước, về quy trình vận hành, duy tu, 
bảo dưỡng công trình. 
Nhiệm vụ của Trung tâm nước sạch và vệ 
sinh môi trường nông thôn tỉnh: Tham mưu cho 
Giám đốc sở trong việc xây dựng các cơ chế, 
chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, 
dự án về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi 
trường nông thôn trên địa bàn tỉnh, trình cấp có 
thẩm quyền và tổ chức thực hiện khi được phê 
Trung tâm Nước sạch & VSMTNTT 
Phòng quản lý cấp nước Phòng T.chức-
H.chính- K.toán 
Phòng KH – KT – 
Tr.Thông 
Các trạm 
cấp nước 
đã có 
Các trạm cung 
ứng hóa chất, 
vật tư 
Phòng phân 
tích chất lượng 
nước 
Các đội xây lắp, 
bảo dưỡng 
công trình 
Phòng 
NN&PTNT 
các huyện 
Tổ quản lý 
xóm 1 
Tổ quản 
lý xóm 2 
Tổ quản lý 
xóm 3 
Tổ quản 
lý xóm 4 
Tổ quản 
lý xóm N 
Doanh nghiệp tư nhân 
 70 
duyệt; Tham mưu cho Giám đốc sở, Ban chỉ đạo 
các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh về 
tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục 
tiêu quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi 
trường nông thôn; Tiếp nhận, quản lý, sử dụng 
có hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, thiết bị các 
chương trình, dự án được phân công và thực 
hiện lồng ghép với các chương trình, dự án phát 
triển kinh tế - xã hội khác có liên quan; Tổ chức 
các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động 
nhân dân sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh 
môi trường nông thôn; Bồi dưỡng, tập huấn kỹ 
thuật, nghiệp vụ về nước sạch và vệ sinh môi 
trường nông thôn cho các tổ chức và cá nhân có 
nhu cầu; 
Đây là mô hình có sự kết hợp chặt chẽ giữa 
Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, vì vậy 
để mô hình hoạt động có hiệu quả cao cần sự 
quản lý, giám sát thường xuyên của Nhà nước, 
đồng thời người dân cần phải có ý thức trách 
nhiệm cao trong việc sử dụng cũng như bảo vệ 
nguồn nước và hệ thống cấp nước trong khu 
vực. Với phương châm hoạt động phát huy nội 
lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên 
cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây 
dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả 
quản lý Nhà nước trong các dịch vụ cung cấp 
nước sạch và vệ sinh nông thôn. Đồng thời, hình 
thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh 
nông thôn theo định hướng của Nhà nước. 
Kết luận 
Mô hình có sự quản lý của Nhà nước nên giá 
nước ổn định và phù hợp với khả năng chi trả 
của người dân. Nguồn nước được khai thác và 
sử dụng hợp lý với chất lượng nước đảm bảo. 
Đồng thời, nguồn vốn đầu tư có sự hỗ trợ của 
Nhà nước và sự đóng góp của doanh nghiệp tư 
nhân cùng với người dân nên được sử dụng hiệu 
quả hơn. Thuận tiện cho vấn đề quản lý, vận 
hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước. 
Tài liệu tham khảo 
1 Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020; 
2 Một số văn bản chính sách, tài liệu, báo cáo khác có liên quan của ngành cấp nước 
3 Building Capacities for Increased Choice (2005), Issues and Options for Rural Water Supply 
and Sanitation in Viet Nam, Hà Nội. 
Abstract: 
“STUDY ON MANAGEMENT MODEL OF WATER SUPPLY IN RURAL AREAS” 
On the basis of situation analysis of management and exploitation models for rural water 
services in Vietnam, the study has shown that limitations of such models are due to: inappropriate 
regimes and policies for water supply management; activities of water supply enterprises are of 
subsidy in investment and management, not of financial autonomy. On the other hand, lack of 
management coordination among stakeholders as well as participatory management of 
beneficiaries are also the major obstacles to the management. 
To promote the strengths and overcome limitations of those models, the study is proposing a 
model of management and exploitation of water supply services in rural areas. This model 
combines the management of the State, private sectors and communities. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mo_hinh_quan_ly_cap_nuoc_sach_nong_thon.pdf