Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản súplơ xanh bằng 1-Methylcyclopropene (1-mcp)

Súplơ xanh (Brassca Oleracea var. italica Plenck) là loại rau đem lại cho con

người nguồn dinh dưỡng phong phú và đặc biệt có nhiều giá trị về y học. Khó khăn đặt

ra khi đến mùa vụ thu hoạch là sự nhanh chóng bị già hoá của súplơ xanh do ethylene

nội sinh. 1-Methylcyclopropene (1-MCP) là hóa chất bảo quản nông sản có tác dụng

hạn chế ethylene nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở độ già thu hái 2, xử lý 1-MCP

ở nồng độ 600ppm và thời gian 8 giờ là thích hợp cho bảo quản súplơ xanh.

pdf 7 trang kimcuc 7920
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản súplơ xanh bằng 1-Methylcyclopropene (1-mcp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản súplơ xanh bằng 1-Methylcyclopropene (1-mcp)

Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản súplơ xanh bằng 1-Methylcyclopropene (1-mcp)
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 
41 
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO QUẢN SÖPLƠ XANH BẰNG 
1-METHYLCYCLOPROPENE (1-MCP) 
Lê Thị Lâm, Phùng Thị Tuyết Mai1 
TÓM TẮT 
Súplơ xanh (Brassca Oleracea var. italica Plenck) là loại rau đem lại cho con 
người nguồn dinh dưỡng phong phú và đặc biệt có nhiều giá trị về y học. Khó khăn đặt 
ra khi đến mùa vụ thu hoạch là sự nhanh chóng bị già hoá của súplơ xanh do ethylene 
nội sinh. 1-Methylcyclopropene (1-MCP) là hóa chất bảo quản nông sản có tác dụng 
hạn chế ethylene nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở độ già thu hái 2, xử lý 1-MCP 
ở nồng độ 600ppm và thời gian 8 giờ là thích hợp cho bảo quản súplơ xanh. 
Từ khóa: Súp lơ xanh, 1-Methylcyclopropene, Ethylene 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Súplơ xanh (Brassca Oleracea var. italica Plenck) là loại rau đem lại cho con ngƣời 
nguồn dinh dƣỡng phong phú và nhiều giá trị về y học. Chính vì vậy, súplơ xanh đã trở thành 
một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, khó khăn khi đến mùa vụ thu hoạch là 
sự nhanh chóng bị già hoá của súplơ xanh. Sự già hoá sau thu hoạch làm cho súplơ xanh chuyển 
màu vàng, giảm giá trị dinh dƣỡng dẫn đến giảm giá trị kinh tế. Ethylene nội sinh là nguyên 
nhân chủ yếu gây ra sự già hóa của súplơ xanh. Để hạn chế ảnh hƣởng xấu của ethylene trong 
quá trình bảo quản súplơ xanh ngƣời ta đã đƣa ra nhiều biện pháp bảo quản khác nhau nhƣng 
cho hiệu qủa không cao. 
1-Methylcyclopropene (1-MCP) là chất bảo quản không gây độc hại đối với sức khỏe ngƣời 
tiêu dùng và môi trƣờng, có tác dụng ức chế, kìm hãm các phản ứng của ethylene trong rau quả. Nên 
việc sử dụng nó trong bảo quản rau quả là biện pháp hữu hiệu đang có xu hƣớng phổ biến hiện 
nay. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật bảo 
quản súplơ xanh bằng 1-Methycyclopropene (1-MCP)”. 
2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu 
- Giống súplơ xanh F1 GREEN GLOBE NP-04. 
- Chế phẩm 1-MCP (3,5% 1-MCP và 96,5% - cyclodextrin) của Viện Cơ điện Nông 
nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch sản xuất. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời điểm thu hái đến chất lƣợng súplơ xanh trong quá trình 
bảo quản bằng 1-MCP. 
1 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 
42 
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ xử lý 1-MCP đến chất lƣợng súplơ xanh trong quá 
trình bảo quản. 
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian xử lý 1-MCP đến chất lƣợng súplơ xanh trong quá 
trình bảo quản. 
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
- Các thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu CRD (Completely Randomized Design), nhắc lại 3 
lần, mỗi lần thí nghiệm trên 30 cây súplơ xanh. 
2.3.1. Xác định thời điểm thu hái thích hợp của súplơ xanh ở các độ già khác nhau 
Tiến hành nghiên cứu súplơ xanh trên 3 độ già: 
+ Độ già 1: Tính từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch là 21 ngày 
+ Độ già 2: Tính từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch là 24 ngày 
+ Độ già 3: Tính từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch là 27 ngày 
Bố trí thí nghiệm nhƣ sau 
Thí nghiệm 1: Xác định đặc tính sinh hóa của súplơ xanh ở các độ già khác nhau 
Tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa của súplơ xanh ở cả 3 độ già: đƣờng kính hoa 
(cm), chiều cao hoa (cm), khối lƣợng hoa (kg), hàm lƣợng nƣớc (%), hàm lƣợng vitamin C 
(mg%), hàm lƣợng chlorophyll (mg/g). 
Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hƣởng của độ già thu hái đến chất lƣợng súplơ xanh trong 
quá trình bảo quản bằng 1-MCP 
Súplơ xanh đƣợc thu hái ở 3 độ già khác nhau. Sau đó, xử lý 1-MCP ở nồng độ 500ppm 
trong 8 giờ, bảo quản ở nhiệt độ phòng 18-200C, ẩm độ không khí 70-80%. 
Sau 5 ngày tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu: tỷ lệ hao hụt khối lƣợng (%), tỷ lệ thối hỏng 
(%), hàm lƣợng chlorophyll (mg/g), hàm lƣợng vitamin C(mg%). 
2.3.2. Xác định ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP đến chất lượng súplơ xanh 
Tiến hành thí nghiệm với súplơ xanh có độ già thu hái đƣợc xác định từ thí nghiệm 2.3.1. 
Bố trí các công thức thí nghiệm nhƣ sau: 
Công thức 1: Xử lý 1-MCP ở nồng độ 400ppm, trong thời gian 8 giờ 
Công thức 2: Xử lý 1-MCP ở nồng độ 500ppm, trong thời gian 8 giờ 
Công thức 3: Xử lý 1-MCP ở nồng độ 600ppm, trong thời gian 8 giờ 
Công thức 4: Xử lý 1-MCP ở nồng độ 700ppm, trong thời gian 8 giờ 
Công thức 5: Xử lý 1-MCP ở nồng độ 800ppm, trong thời gian 8 giờ 
Công thức 6: Không xử lý 1-MCP 
Súplơ sau khi xử lý 1-MCP bảo quản ở 18-20oC, độ ẩm không khí 70-80%. Sau 5 ngày 
tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu: tỷ lệ hao hụt khối lƣợng (%), tỷ lệ thối hỏng (%), hàm lƣợng 
chlorophyll (mg/g), hàm lƣợng vitamin C(mg%). 
2.3.3. Xác định ảnh hưởng của thời gian xử lý 1-MCP đến chất lượng súplơ xanh 
Tiến hành thí nghiệm với súplơ xanh ở độ già thu hái đƣợc xác định từ thí nghiệm 2.3.1, 
nồng độ 1-MCP xử lý đƣợc xác định từ thí nghiệm 2.3.2. Bố trí các công thức thí nghiệm nhƣ 
sau: 
Công thức 1: Xử lý 1-MCP trong thời gian 5 giờ 
Công thức 2: Xử lý 1-MCP trong thời gian 8 giờ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 
43 
Công thức 3: Xử lý 1-MCP trong thời gian 11 giờ 
Công thức 4: Xử lý 1-MCP trong thời gian 14 giờ 
Công thức 5: Xử lý 1-MCP trong thời gian 17 giờ 
Công thức 6: Không xử lý 1-MCP 
Súplơ sau khi đƣợc xử lý 1-MCP bảo quản ở 18-20oC, độ ẩm không khí 70-80%. Sau 5 
ngày, tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu: tỷ lệ hao hụt khối lƣợng (%), tỷ lệ thối hỏng (%), hàm 
lƣợng chlorophyll (mg/g), hàm lƣợng vitamin C(mg%). 
- Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu: 
+ Đo kích thƣớc bằng thƣớc kẹp: Lấy ngẫu nhiên 3 hoa, đo các kích thƣớc đƣờng kính và 
chiều cao, mỗi hoa đo 3 lần, kết quả tính là trung bình các lần đo. 
+ Phƣơng pháp xác định tỷ lệ thối hỏng: Cắt những vùng ủng, nhũn và phần hoại chết của 
sản phẩm. Cân và tính phần trăm so với trọng lƣợng ban đầu. 
+ Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng vitamin C theo phƣơng pháp chuẩn độ bằng iod 
(phƣơng pháp Ierkuzt). 
+ Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng chlorophyll theo phƣơng pháp trích ly dựa trên phân 
tích quang phổ. 
- Xử lý số liệu theo phần mềm thống kê chuyên dụng MS EXCEL và IRRISTAT 4.0 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Nghiên cứu lựa chọn độ già thu hái thích hợp của súp lơ xanh 
Xác định độ già của súplơ xanh phù hợp với mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan 
trọng, điều này ảnh hƣởng trực tiếp tới việc duy trì chất lƣợng, khả năng bảo quản cũng nhƣ thời 
hạn sử dụng của súplơ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu những biến 
đổi sinh hoá của súplơ xanh ở các độ già khác nhau với mục đích lựa chọn độ già thu hái thích 
hợp để bảo quản bằng 1-MCP cho chất lƣợng tốt nhất. 
3.1.1. Xác định đặc tính sinh hóa của súplơ xanh ở các độ già khác nhau 
Tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa của súplơ xanh ở cả 3 độ già. Kết quả phân tích 
đƣợc thể hiện ở bảng 3.1. 
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh hóa của súplơ xanh 
TT Chỉ tiêu 
Chất lƣợng của súplơ ở các độ già 
Độ già 1 Độ già 2 Độ già 3 
1 Đƣờng kính hoa (cm) 11,40 14,50 16,80 
2 Chiều cao hoa (cm) 8,60 10,01 11,20 
3 Khối lƣợng hoa (kg) 0,66 0,73 0,75 
4 HL nƣớc (%) 90,08 88,04 87,09 
5 HL vitamin C (mg%) 55,71 58,24 59,35 
6 HLchlorophyll (mg/g) 0,57 0,67 0,69 
Nhận xét: 
Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Các chỉ tiêu đƣờng kính hoa, chiều cao hoa, khối lƣợng hoa, 
hàm lƣợng vitamin C, hàm lƣợng chlorophyll tăng từ độ già 1 đến độ già 3. Do trong thời gian 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 
44 
này vẫn còn sự phát triển của súplơ xanh, đây là thời điểm tích tụ và tổng hợp chất dinh dƣỡng diễn 
ra mạnh. Điều đó cho thấy, độ già 2 và độ già 3 súplơ đã trƣởng thành và phát triển đầy đủ. 
 Hàm lƣợng vitamin C, hàm lƣợng chlorophyll tăng nhanh từ độ già 1 đến độ già 2 và 
biến đổi chậm từ độ già 2 sang độ già 3. Do đó, các chỉ tiêu chất lƣợng ở độ già 2 ổn định hơn 
độ già 1 và độ độ già 3. 
3.1.2. Ảnh hưởng của độ già thu hái đến chất lượng súplơ xanh bảo quản bằng1-MCP 
Ở độ già thu hái khác nhau thì súplơ xanh có đặc điểm sinh hóa khác nhau, có cƣờng độ 
hô hấp khác nhau vì vậy sẽ cho kết quả bảo quản với 1-MCP cũng khác nhau. 
Súplơ xanh thu hái ở 3 độ già khác nhau, sau đó xử lý 1-MCP ở nồng độ 500ppm trong 8 
giờ, bảo quản ở nhiệt độ phòng 18-20oC, độ ẩm không khí 70-80%, thời gian bảo quản là 5 
ngày. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.2. 
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của độ già thu hái đến chất lƣợng súplơ xanh bảo quản bằng 1-MCP 
TT Chỉ tiêu chất lƣợng 
Độ già thu hái Cv(
%) 
LSD0.05 
Độ già 1 Độ già 2 Độ già 3 
1 Tỷ lệ hao hụt khối lƣợng (%) 15,66 11,05 14,97 - - 
2 Tỷ lệ thối hỏng (%) 23,77 13,25 20,93 - - 
3 HL chlorophyll (mg/g) 0,33 0,53 0,47 3.90 0.34 
4 HL Vitamin C (mg%) 41,50 49,80 46,60 4.10 3.11 
Nhận xét: 
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy sau 5 ngày bảo quản thì ở độ già 2 có tỷ lệ hao hụt khối 
lƣợng, tỷ lệ thối hỏng thấp nhất (11,05% và 13,25%) có nghĩa là cho thời gian bảo quản dài 
nhất, hàm lƣợng chlorophyll đạt cao nhất (0,53 mg/g) tạo cảm quan tốt nhất cho sản phẩm vì 
màu xanh là màu đặc trƣng của súplơ xanh, đồng thời cho chất lƣợng dinh dƣỡng tốt vì có hàm 
lƣợng vitamin C đạt cao nhất (49,8mg%). 
Từ kết quả ở bảng 3.1 và 3.2 chúng tôi chọn súplơ xanh ở độ già 2 làm nguyên liệu cho 
các thí nghiệm tiếp theo. 
3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ 1-MCP đến chất lƣợng súplơ xanh 
1-MCP là loại chế phẩm có tác dụng ức chế khả năng sản sinh ethylene nội sinh trong môi 
trƣờng bảo quản. Mức độ ức chế cũng nhƣ thời gian bảo quản của súplơ xanh phụ thuộc vào 
nồng độ của 1-MCP. Nồng độ của 1-MCP phải đủ để làm bão hòa các cơ quan cảm thụ ethylene 
và cạnh tranh với sự có mặt của ethylene. 
Lựa chọn nồng độ 1-MCP để làm thí nghiệm bảo quản súplơ xanh từ 400-800ppm. Ngoài 
ra, nhiệt độ môi trƣờng xử lý có ảnh hƣởng đến tác dụng của 1-MCP. Nhiệt độ môi trƣờng cao 
tác dụng của 1-MCP đến ức chế ethylene cao, do vậy việc tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ 
phòng 18-20
0C là phù hợp. Điều này trùng với kết quả nghiên cứu của Jim Mattheis, 2002 và 
Nunchanok Nanthacchai, 2007. 
Súplơ xanh thu hái ở độ già 2, sau thu hoạch đƣợc xử lý 1-MCP ở các nồng độ khác nhau: 
400, 500, 600, 700, 800ppm (trong 8h), sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng 18-20oC. Thời gian 
bảo quản là 5 ngày. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 
45 
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ 1-MCP tới chất lƣợng súplơ xanh 
Nồng độ 
1-MCP 
(ppm) 
Tỷ lệ thối 
hỏng (%) 
Tỷ lệ hao 
hụt khối 
lƣợng (%) 
Hàm lƣợng 
vitamin C 
(mg%) 
Hàm lƣợng 
chlorophyll 
(mg/g) 
Cảm quan 
400 22,64 14,20 52,82 0,31
Héo, vàng 
500 14,22 11,79 53,51 0,46
 Tƣơi, kém xanh 
600 10,01 8,20 55,97 0,53
 Tƣơi, xanh 
700 15,93 12,66 54,23 0,49
 Tƣơi, hơi vàng 
800 20,88 14,97 53,05 0,38
 Kém tƣơi, vàng 
Đối chứng 52,14 25,35 48,67 0,21 Héo, vàng nhiều 
Cv(%) - - 3.80 5.00 - 
LSD0.05 - - 1.32 0.32 - 
Nhận xét: 
Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 5 ngày bảo quản, súplơ xanh xử lý 1-MCP ở các nồng độ 
khác nhau có tỷ lệ thối hỏng, tỷ lệ hao hụt khối lƣợng thấp hơn so với mẫu đối chứng và có hàm 
lƣợng vitamin C và hàm lƣợng chlorophyll cao hơn so với mẫu đối chứng. 
Nhƣ vậy, ngay cả ở liều lƣợng thấp (400ppm) thì 1-MCP đã có tác dụng ức chế ethylene. 
Khi súplơ xanh đƣợc xử lý 1-MCP, 1-MCP sẽ kết hợp chặt chẽ với một số cơ chất trong tế bào. 
Chính các cơ chất này khi kết hợp với ethylene sinh ra trong quá trình trao đổi chất sẽ làm cho 
các phản ứng sinh học diễn ra nhanh hơn. Đó chính là nguyên nhân gây sự già hóa, hƣ hỏng 
nhanh chóng của súplơ xanh sau thu hoạch. Qua việc ngăn các cơ chất này không cho tác dụng 
với ethylene, 1-MCP đã loại bỏ ảnh hƣởng của ethylene đối với súplơ xanh. 
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: súplơ xanh đƣợc xử lý 1-MCP ở nồng độ 600ppm cho tỷ 
lệ thối hỏng là thấp nhất (10,01%), tỷ lệ hao hụt khối lƣợng thấp nhất (8,20%), hàm lƣợng 
vitamin C cao nhất (55,97mg%) và hàm lƣợng chlorophyll cao nhất (0,53mg/g). 
1-MCP có tác dụng ức chế ethynene nội sinh ngay cả ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, nếu 
nồng độ quá thấp (400ppm) sẽ dẫn tới hiệu quả xử lý không cao. Còn nếu nồng độ lớn 
(800ppm) thì sẽ làm cho tốc độ giải phóng 1-MCP ra khỏi chất mang Cyclodextrin chậm và 
không hoàn toàn đồng thời gây lãng phí hóa chất làm giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy, chúng tôi 
chọn nồng độ xử lý 1-MCP cho thí nghiệm tiếp theo là 600ppm. 
3.3. Ảnh hƣởng của thời gian xử lý 1-MCP tới chất lƣợng súplơ xanh 
Với nồng độ thích hợp đã chọn ở trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm để tìm ra thời gian 
xử lý 1-MCP cho kết quả bảo quản súplơ xanh tốt nhất. 
Súplơ xanh thu hái ở độ già 2, sau thu hoạch đƣợc xử lý 1-MCP ở nồng độ 600ppm trong 
5h, 8h, 11h, 14h, 17h. Sau đó, bảo quản súplơ ở nhiệt độ phòng 18-20oC, độ ẩm không khí 70-
80%RH. Thời gian bảo quản là 5 ngày. Kết quả thể hiện ở bảng 3.4. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 
46 
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của thời gian xử lý 1-MCP đến chất lƣợng súplơ xanh 
Thời gian xử 
lý (h) 
Tỷ lệ thối 
hỏng (%) 
Tỷ lệ hao 
hụt khối 
lƣợng (%) 
Hàm lƣợng 
vitamin C 
(mg%) 
Hàm lƣợng 
chlorophyll 
(mg/g) 
Cảm quan 
5 16,50 13,55 52,19 0,41
 Khá tƣơi, hơi vàng 
8 10,05 9,31 56,11 0,52
 Tƣơi, xanh 
11 14,03 11,65 54,58 0,47
 Kém tƣơi, hơi vàng 
14 17,07 14,06 50,04 0,38
 Kém tƣơi, vàng 
17 20,94 16,98 51,97 0,27
Héo, vàng 
Đối chứng 52,14 25,35 48,24 0,21 Héo, vàng nhiều 
Cv(%) - - 2.90 4.90 - 
LSD0.05 - - 1.61 0.39 - 
Nhận xét: 
Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 5 ngày bảo quản súplơ xanh xử lý 1-MCP ở thời gian 
khác nhau có tỷ lệ thối hỏng, tỷ lệ hao hụt thấp hơn so với mẫu đối chứng và có hàm lƣợng 
vitamin C và chlorophyll cao hơn so với mẫu đối chứng. 
Trong đó, mẫu xử lý 8 giờ cho tỷ lệ thối hỏng là thấp nhất (10,05%), tỷ lệ hao hụt khối 
lƣợng thấp nhất (9,31%), hàm lƣợng vitamin C cao nhất (56,11mg%), hàm lƣợng chlorophyll 
cao nhất (0,52mg/g). Điều này cho thấy rằng, thời gian xử lý 1-MCP ảnh hƣởng không nhỏ 
đến sự thay đổi chất lƣợng, giá trị cảm quan cũng nhƣ thời gian bảo quản. Với thời gian 8 giờ 
là không quá dài và cũng không quá ngắn, là khoảng thời gian vừa đủ để 1-MCP liên kết với 
các cơ quan cảm thụ ethylene trên bề mặt súplơ xanh. Vì vậy, chúng tôi chọn 8 giờ là khoảng 
thời gian tốt nhất để xử lý 1-MCP để bảo quản súplơ xanh. 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
4.1. Kết luận 
1. Lựa chọn súplơ xanh ở độ già thu hái 2 làm nguyên liệu bảo quản. Trong quá trình bảo 
quản bằng 1-MCP, các chỉ tiêu dinh dƣỡng và cảm quan của súplơ xanh ở độ già 2 đạt mức cao 
nhất. 
2. Nồng độ 1-MCP là 600ppm cho chất lƣợng bảo quản súplơ xanh tốt nhất. 
3. Thời gian xử lý 1-MCP là 8 giờ cho chất lƣợng bảo quản súplơ xanh tốt nhất. 
5.2. Đề nghị 
1. Tiếp tục nghiên cứu sâu về cơ chế tác dụng của 1-MCP đến khả năng kìm hãm ethylene 
nội sinh ở súplơ xanh. 
2. Hoàn thiện quy trình bảo quản súplơ xanh bằng 1-MCP kết hợp với các phƣơng pháp 
bảo quản khác. 
3. Từ kết quả nghiên cứu làm cơ sở để nghiên cứu cơ chế tác động của 1-MCP tới các 
loại nông sản khác. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 
47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nông Thế Cận (2005), Thực phẩm dinh dưỡng, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
[2] Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (2005), Kỹ thuật trồng rau sạch, rau an toàn và chế 
biến rau xuất khẩu, Nhà xuất Thanh Hóa. 
[3] Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau sạch, 
nhà xuất bản Lao động 
[4] Trần Minh Tâm (1997), Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, Nhà xuất bản 
Thành phố Hồ Chí Minh 
[5] Jim Mattheis (2002), Use of 1-methycyclopropene (1-MCP) on Tomato and Avocado 
fruits. 
[6] Fereidoon shahidi, Arthur M. Spanier, Chi-Tang Ho and Terry Braggins (2004), 
Quanlity of Fresh and Processed Foods, Plenum Publishers. 
STORAGE TECHNOLOGY RESEARCH IN BROCCOLI 
1-METHYLCYCLOPROPENE (1-MCP) 
Le Thi Lam, Phung Thi Tuyet Mai 
ABSTRACT 
Broccoli (Brassca Oleracea var. Italica Plenck) is a vegetable that provides 
people with a rich source of nutrients and has many medical values. Difficulty posed 
when the harvest season of broccoli comes is the rapidly aging of broccoli caused by 
endogenous ethylene. 1-Methylcyclopropene is a chemical for preservation of 
agricultural products, that helps to limit the level of endogenous ethylene. The study 
results showed that treatment of broccoli at the second aging level for harvesting with 
1-MCP at a concentration of 600ppm and 8-hour period is most appropriate for 
preserving broccoli. 
Key words: Broccoli, 1-Methylcyclopropene, Ethylene 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ky_thuat_bao_quan_suplo_xanh_bang_1_methylcyclopr.pdf