Nghiên cứu khảo sát động học và chiến lược điều khiển động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu
Để có thể phục vụ tốt hơn trong công tác giảng dạy ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động
hóa, nghiên cứu về máy điện, truyền động điện, tổng hợp hệ điện cơ, cần tiến hành khảo sát, mô
phỏng động học của máy điện, mô phỏng các cấu trúc điều khiển, giúp học viên, sinh viên có thể
tiếp cận dễ dàng khi nghiên cứu về động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu. Động cơ đồng
bộ kích thích vĩnh cửu có cấu tạo gồm các cuộn dây 3 pha phân bố đối xứng và rotor gắn nam châm
vĩnh cửu để tạo từ trường khe hở. Việc loại bỏ được mạch điện kích từ ở phía rotor đem lại một số
ưu điểm cho động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu (ĐB-KTVC) như giảm tổn hao đồng,
mật độ công suất cao hơn, giảm mô men quán tính của động cơ, cấu tạo rotor bền vững về mặt cơ
khí hơn,. Hiện nay, giá thành của loại động cơ ĐB-KTVC vẫn cao hơn so với loại động cơ không
đồng bộ rotor lồng sóc (KĐB-RLS) ở cùng dải công suất, nhưng động cơ ĐB-KTVC thường có
hiệu suất cao hơn, nên trong thời gian lâu dài thì giá thành sử dụng của động cơ ĐB-KTVC vẫn nhỏ
hơn so với động cơ KĐB-RLS. Động cơ ĐB-KTVC đang được sử dụng rất rộng rãi và ngày càng
nhiều hơn trong công nghiệp, đặc biệt ở dải công suất thấp và trung bình (công suất tới vài trăm hp
- horse power) [7, 10].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khảo sát động học và chiến lược điều khiển động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 396 Nghiên cứu khảo sát động học và chiến lược điều khiển động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu Reseach on dynamics model and strategies control for a permanent magnet synchronous motor Phạm Tâm Thành, Đinh Anh Tuấn Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, phamtamthanh@vimaru.edu.vn, Tóm tắt Bài báo nghiên cứu mô hình động học của động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu. Bài báo tiến hành phân tích các cấu trúc cũng như các chiến lược điều khiển. Quá trình phân tích, đánh giá được thể hiện qua các chương trình mô phỏng. Các kết quả mô phỏng ban đầu thu được khá khả quan, phục vụ tốt cho công tác đào tạo nhân lực ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Từ khóa: PMSM, động cơ xoay chiều ba pha, động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu, mô phỏng. Abstract The paper proposed novel methods to research on dynamic model of Permanent Magnet Synchronous Motor (PMSM). The authour analysed structural controls and strategies for PMSM using simulated softwares. Simulation results confirmed that excellent performance has been indeed achieved via the proposed methods, leading to a promising approach to aid the training human factor in automation and control engineering. Keywords: PMSM, dynamic model, simulation, AC Machines. 1. Phần mở đầu Ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài đề tài nghiên cứu về máy điện nói chung và động cơ điện đồng bộ xoay chiều ba pha nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Máy điện rất đa dạng, lý thuyết về máy điện rất phức tạp, việc phân tích các quá trình quá độ, trạng thái làm việc của máy điện là điều không dễ dàng thực hiện được. Cấu trúc điều khiển máy điện xoay chiều ba pha và cấu trúc điều khiển động cơ đồng bộ xoay chiều ba pha được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm [2, 3, 16]. Để có thể phục vụ tốt hơn trong công tác giảng dạy ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, nghiên cứu về máy điện, truyền động điện, tổng hợp hệ điện cơ, cần tiến hành khảo sát, mô phỏng động học của máy điện, mô phỏng các cấu trúc điều khiển, giúp học viên, sinh viên có thể tiếp cận dễ dàng khi nghiên cứu về động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu. Động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu có cấu tạo gồm các cuộn dây 3 pha phân bố đối xứng và rotor gắn nam châm vĩnh cửu để tạo từ trường khe hở. Việc loại bỏ được mạch điện kích từ ở phía rotor đem lại một số ưu điểm cho động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu (ĐB-KTVC) như giảm tổn hao đồng, mật độ công suất cao hơn, giảm mô men quán tính của động cơ, cấu tạo rotor bền vững về mặt cơ khí hơn,... Hiện nay, giá thành của loại động cơ ĐB-KTVC vẫn cao hơn so với loại động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc (KĐB-RLS) ở cùng dải công suất, nhưng động cơ ĐB-KTVC thường có hiệu suất cao hơn, nên trong thời gian lâu dài thì giá thành sử dụng của động cơ ĐB-KTVC vẫn nhỏ hơn so với động cơ KĐB-RLS. Động cơ ĐB-KTVC đang được sử dụng rất rộng rãi và ngày càng nhiều hơn trong công nghiệp, đặc biệt ở dải công suất thấp và trung bình (công suất tới vài trăm hp - horse power) [7, 10]. 2. Mô hình động học của động cơ đồng bộ kích thích nam châm vĩnh cửu Các phương trình của ĐB-KTVC trong hệ tọa độ rotor: THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 397 1afnr r r rsn dn qsn b qsn rn dsn rn qsn qn qn qn qn R L pi i i v L L L L (1) 1qnr r r rsn dsn b rn qsn dsn dsn dn dn dn L R pi i i v L L L (2) n 1 2 r r r rn afn qsn dn qn dsn qsn n rn l p i L L i i B T H (3) Start Đọc thông số của động cơ Khởi tạo thời gian và đọc các điện áp và thời gian cuối Tính các điện áp dq0 trong hệ tọa độ rotor Giải các phương trình vi phân của động cơ sử dụng phương pháp tích phân số Runge- Kutta Tính mô-men, từ thông và dòng abc Lưu giữ giá trị của các biến Đã đạt thời gian cuối? Time time t Sai Đúng In/hiển thị thời gian đáp ứng End Hình 1. Lưu đồ mô phỏng động học của động cơ ĐB-KTVC Phương trình cuối cùng được thêm vào để tìm vị trí rotor vì nó rất quan trọng trong việc xác định điện áp và dòng điện từng pha của máy. Các vị trí rotor đơn vị là radian, đây không phải là THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 398 đơn vị đã được chuẩn hóa để cho phép tính dòng và điện áp như là các hàm theo thời gian. Đây là phương trình phi tuyến, có tích của các biến. Để giải quyết bài toán này cần sử dụng phương pháp số. Và giải pháp của hệ thống là giải các phương trình vi tích phân. Phương pháp Runge Kutta Gill có thể được sử dụng để tính tích phân tích phân số. Chương trình trong chương trình MATLAB, có sử dụng một giải pháp đơn giản bằng cách rời rạc hóa. Các dòng pha abc có thể được lấy từ dòng dq trong hệ tọa độ rotor bằng cách sử dụng các ma trận nghịch đảo. Từ các dòng dq stator, tính được và vẽ được mô men điện từ. Giá trị này được cấp nhật từng bước của quá trình tích phân cho tới khi kết thúc quá trình tính tích phân. Các bước thực hiện được thể hiện trong lưu đồ thuật toán hình 1. Không có tín hiệu điều khiển tác động với ĐB-KTVC dựa trên vị trí rotor của nó trong mô phỏng này. Bởi vì các dòng stator đạt được giá trị cao với sự xuất hiện các dao động trong khe hở không khí mô men, dẫn đến sự rung lắc đáng kể của rotor. Sự rung lắc như vậy là điều không mong muốn. Đối với mô phỏng này, mô men tải được coi là bằng không và cân bằng điện áp ba pha có tần số 60 Hz. Các điện áp stator trục q và d điện áp stator trong hệ tọa độ rotor không phải là hằng số trong ví dụ này. Các rung lắc vị trí rotor có ảnh hưởng đến dòng stator trong hệ tọa độ rotor bởi vì ma trận chuyển đổi được tính toán dựa trên vị trí rotor. Hình 2. Kết quả mô phỏng động học của động cơ ĐB-KTVC 3. Các cấu trúc và chiến lược điều khiển động cơ ĐB-KTVC 3.1. Các cấu trúc điều khiển Hệ truyền động điều khiển mô men Coi hệ truyền động động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu với đầu vào bên ngoài là mô men và từ thông tổng yêu cầu (giá trị đặt). Chúng có thể là các đầu vào độc lập trong trường hợp mô men điều khiển truyền động động cơ trong ứng dụng điều khiển chuyển động hoặc có thể là trong hệ truyền động điều chỉnh tốc độ phụ thuộc vào các biến nội bộ. THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 399 Hình 3. Sơ đồ cấu trúc điều khiển vector hệ truyền động điều khiển mô men động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu Cung cấp mô men đặt *Mm , giá trị đặt dòng stator * si và góc mô men đặt * được tính toán từ các phương trình đã biết của mô men, từ thông tổng, các biến đặt được đưa ra thay cho biến thực và chúng là: 2 * * * * *3 1sin sin 2 . 2 2 2 p M p s sd sq s z m i L L i N m (4) 2 * * * * *cos sinm p sd s sq sL i L i Wb (5) Cung cấp đầu vào bên ngoài là mô men và từ thông đặt, biên độ dòng stator và góc từ thông đặt có thể được tính toán từ phương trình (4), (5) với giả thiết rằng tham số của động cơ là hằng. Có sự phức tạp và khó khăn khi giải các phương trình này là đặc biệt là đối với ĐB-KTVC cực lồi. Cần yêu cầu một số phép tính lặp với tính toán off-line và bảng trong quá trình thực hiện. ĐB-KTVC với điện cảm dọc trục và ngang trục bằng nhau, khi đó giá trị đặt mô men và từ thông được giảm: * * * 3 sin . ) 2 2 p M p s z m i N m (6) 2 2 2 * * * * * 2 * * *cos sin 2 cosm p sd s sq s p sd s p sd sL i L i L i L i Wb (7) Sau khi viết chương trình mô phỏng trên phần mềm Matlab ta có kết quả mô phỏng như hình 4, ứng với thông số của động cơ: số đôi cực zp = 6; điện trở stator: Rs = 1,4 ; điện cảm trục d: Lsd = 0.0056 H; điện cảm trục q: Lsq = 0.009 H; từ thông cực; Hệ số ma sát: B = 0.01; mô men quán tính J = 0.006 kg/m2; điện áp một chiều Vdc = 285 V; tốc độ góc định mức 3.314 s rad/s. Truyền động điều chỉnh mô men trên cơ sở điều chế PWM (Pulse Width Modulaiton) sine được thể hiện như hình 4 với điều kiện vận hành tương tự như bộ điều khiển dòng có trễ. Thực hiện bộ điều khiển dòng PWM được thể hiện trong hệ điều chỉnh tốc độ động cơ. Tần số sóng mang PWM là 20 kHz. Dòng điện nhấp nhô và mô men dao động là rất nhỏ với tần số đóng cắt cao khi so sánh với bộ điều khiển có trễ với sai lệch lớn. Sự khác nhau về chất lượng là biên độ của dòng nhấp nhô và mô men đập mạch. Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ được xây dựng bằng cách dùng hệ truyền động điều chỉnh mô men như cấu trúc hình 3 làm cốt lõi và thêm vào mạch vòng điều khiển tốc độ để điều chỉnh tốc độ rotor của hệ truyền động và được thể hiện như hình 5. Sai lệch tốc độ giữa tốc độ thực và tốc độ đặt * được xử lý thông qua bộ điều khiển PI (bộ điều khiển tốc độ) để vô hiệu hóa trạng thái sai lệch tốc độ. THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 400 Hình 4. Điều khiển mô men với bộ điều khiển dòng có trễ Đầu ra của bộ điều chỉnh tốc độ thiết lập giá trị đặt cho mô men *Mm bởi vì sai lệch tốc độ có thể bằng không và cực tiểu hóa chỉ bằng cách tăng hoặc giảm mô men điện từ của máy điện, phụ thuộc vào sai lệch tốc độ là dương hay âm. Để đáp ứng nhanh tốc độ, một bộ điều chỉnh tỷ lệ - tích phân - đạo hàm PID được sử dụng. Từ thông đặt được đưa ra phụ thuộc vào tốc độ rotor. Biên độ của sức điện động cảm ứng không vượt quá điện áp một chiều cấp cho nghịch lưu, tỷ số giữa sức điện động cảm ứng và tần số stator được giữ là hằng, kết quả là từ thông không đổi và tần số lớn nhất (tần số cơ bản), với sự giới hạn này, tốc độ ở đây là tốc độ cơ bản. Ngay khi tần số vượt quá giá trị cơ bản, tốc độ được điều khiển vượt quá tốc độ cơ bản và hệ quả là sức điện động cảm ứng ban đầu vượt quá biên độ của điện áp một chiều cung cấp. Hình 5. Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu Điều này dẫn đến điều khiển dòng stator rất khó và dẫn đến điều khiển mô men cũng khó khăn. Điều khiển hệ truyền động trở nên chậm trong vùng này. Để duy trì dòng điều khiển cần duy m M *, m M 0 0.5 1 w s 0 100 d e lt a *, d e lt a 0 0.005 0.01 0 0.5 1 is q *, is q -1 0 1 is d *, is d -1 0 1 is u *, is v *, is w * -1 0 1 is u ,i s v ,i s w 0 0.005 0.01 0 1 2 P h im THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 401 trì điều khiển qua độ lớn sức điện động cảm ứng, từ thông có thể được tính toán để giảm tỷ lệ nghịch với tốc độ, sức điện động cảm ứng được giới hạn ở một mức mà có thể đáp ứng tốc độ cơ bản thậm chí tốc độ được đẩy vượt quá giá trị đó. Chế độ vận hành này được hiểu là vùng suy giảm từ thông, chế độ vận hành này gọi là điều khiển suy giảm từ thông. Nhưng mô men không thể hy vọng giữ ở giá trị cơ bản đáp ứng tốc độ cơ bản cung cấp công suất tổng và nó không bao giờ có thể được vượt quá trong máy điện trong trạng thái ổn định, khi đó tổn hao lớn, bảo vệ nhiệt tác động, dẫn đến máy điện bị lỗi. Dòng stator yêu cầu vượt quá giá trị cơ bản của máy điện. Tất cả các vấn đề này xảy ra khi mô men giảm, khi tốc độ vượt quá tốc độ cơ bản, bằng cách lập trình để giảm dưới giá trị cơ bản, do đó, công suất khe hở không khí sinh ra cân bằng với công suất cơ bản. Điều khiển phức tạp được thực hiện đơn giản theo hai bước sau đây: Bước 1: Lập trình tính toán từ thông Một bộ điều khiển cung cấp 1pu để tăng đến tốc độ cơ bản và quá tốc độ, điều này sẽ cho đầu ra tỷ lệ nghịch với tốc độ định mức, được tạo ra khi sử dụng chức năng tạo hàm để mô tả mô men hằng và chế độ vận hành trong vùng suy giảm từ thông của hệ truyền động. Đầu ra được định nghĩa bởi thành phần ( )bnf và tỷ lệ với từ thông đặt. Hệ số tỷ lệ Kf được đưa ra ở đây nhằm mục đích đó. Hàm chức năng ( )bnf sẽ đặt giá trị đặt cho từ thông tổng đòi hỏi hằng số Kf. Đầu ra của hàm chức năng cũng là đơn vị tương đối p.u, giá trị của Kf là duy nhất. Bước 2: Lập trình tính toán mô men trong vùng suy giảm từ thông Điều này kéo theo quá trình tính toán của bộ điều khiển tốc độ tạo ra giá trị mô men đặt *m như một hàm của tốc độ. Từ thông được tính toán tỷ lệ với tốc độ của rotor, đầu ra của bộ điều khiển tính từ thông có thể dùng để điều chỉnh mô men đặt *m để có thể tạo ra mô men đặt *Mm trong bộ điều khiển vector bằng cách nhân *m và ( )bnf như hình 5. Lý do cho khối này được điều chỉnh thành phần dòng stator tạo từ thông trong chế độ mà cả mô men và công suất đều giữ không đổi. Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ là phần cơ bản của hệ truyền động điều chỉnh vị trí. Mạch vòng phản hồi vị trí rotor biến đổi tốc độ hệ truyền động sang vị trí. Khi đó hệ truyền động điều chỉnh vị trí có thể được xây dựng, chẳng hạn với động cơ servo. Ở đây ta quan tâm có thể mô phỏng hệ truyền động với các hiểu biết về hệ thống. Mô phỏng được thực hiện bằng phần mềm Matlab, kết hợp giá trị đặt của thành phần dòng tạo mô men đặt. Với từ thông, giá trị đặt không giữ lâu như từ thông tổng, một cách dễ dàng để thực hiện là giữ giá trị đặt trục d của hệ tọa độ gắn với rotor. Điều này có nghĩa từ thông rotor là tổng của từ thông cực từ và từ thông dọc trục tạo bởi thành phần dòng stator. Mặc dù có sự thay đổi, đặc tính động của hệ truyền động vẫn được đảm bảo như kết quả mô phỏng. Lưu ý rằng từ thông đặt không được thực hiện theo cách này trong thực tiễn. Mạch vòng tốc độ của hệ truyền động điều chỉnh mô men là mạch vòng kín và làm việc ở bốn góc phần tư, khi mô phỏng với mô men tải 0.3 pu. Kết quả được thể hiện như hình 6. Bộ điều khiển tốc độ PI được sử dụng trong hệ truyền động này. Bộ điều khiển dòng PWM được thiết lập trong mô phỏng này. Máy điện đứng yên tại thời điểm ban đầu và với tốc độ dương, mô men đặt được điều khiển là giá trị dương lớn nhất và được duy trì cho đến khi tốc độ rotor đạt giá trị yêu cầu. Khi tốc độ rotor bằng với tốc độ yêu cầu, mô men đặt sẽ giảm để phù hợp với mô men tải và mô men ma sát. Mô men đặt là âm khi tốc độ đặt thay đổi từ 0.5 pu đến -0.5 pu. Tốc độ rotor giảm dần tới 0. Giữ mô men âm, rotor đảo chiều quay và bám theo tốc độ đặt -0.5 pu. Khi gần giá trị -0.5 pu, mô men điện từ giảm nhẹ thấp hơn giá trị mô men tải +0.3 pu, bởi vì mô men ma sát là âm và do đó tổng của mô men ma sát và mô men tải được mô men tổng. Quan trọng là chất lượng của mạch vòng dòng là minh chứng cần thiết của sự đảo dòng pha trong khi đổi chiều quay. Sự phản ứng chậm của mạch vòng dòng sẽ tác động tiêu cực đến đáp ứng tốc độ. THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 402 Chế độ vận hành suy giảm từ thông: khi lớn hơn 0.5 pu, từ thông suy giảm được khởi tạo sử dụng thuật toán đã biết ở phần trước. Dòng đặt trục d được giảm khi suy giảm từ thông, kết quả là giảm từ thông tổng. Chất lượng của hệ truyền động dưới điều kiện này được nhận dạng để đạt hiệu quả trong cả 4 góc phần tư. Lưu ý rằng trong miền suy giảm từ thông, mô men yêu cầu giảm để giữ công suất tổng không đổi. Hình 6. Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ với 04 góc phần tư và sử dụng bộ điều chỉnh dòng PWM 3.2. Các chiến lược điều khiển Điều khiển vector được chứng minh và đạt được tách kênh giữa từ thông và mô men trong máy điện đồng bộ kích thích vĩnh cửu. Tách kênh rất cần thiết cho một hệ truyền động chất lượng cao, yêu cầu phương pháp điều khiển đơn giản điều khiển từ thông, điều khiển tối ưu mô men, điều khiển tối đa hiệu suất và điều khiển mô men, tốc độ cực đại. Chất lượng cũng thể hiện là có thể điều khiển dòng pha stator và trong một số trường hợp phải đảm bảo tách kênh mô men và từ thông. Chất lượng truyền động điện là yêu cầu quan trọng trong các ứng dụng trong công nghiệp. Chẳng hạn, điều khiển từ thông tổng cung cấp tín hiệu điều khiển trơn trên toàn bộ vùng tốc độ mô men với sự chuyển đổi liền mạch sang vùng suy giảm từ thông trên tốc độ cơ bả. Điều khiển tối ưu hiệu suất là quan trọng nhất trong các ứng dụng khi yêu cầu tiết kiệm năng lượng và giá thành điện năng với các ứng dụng quạt, bơm, xe điện. Tiêu chí đặc biệt này càng trở lên cấp thiết trong công nghiệp và gia dụng. Các chiến lược điều khiển được xem xét một cách chi tiết trong các hệ truyền động động cơ đồng bộ: 1. Điều khiển góc mô men là hằng hoặc dòng trục d bằng 0; 2. Điều khiển hệ số công suất; 3. Điều khiển từ thông tổng là hằng; 4. Điều khiển góc của từ thông tổng và vector phức dòng; 5. Điều khiển tối ưu mô men; -2 0 2 m M *, m M 0 1 2 is *, is -1 0 1 w s *, w s 0 0.02 0.04 -2 0 2 iT *, is q -1 0 1 if *, is d -1 0 1 -1 0 1 is u ,i s v ,i s w 0 0.02 0.04 0 1 2 P h i m THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 403 6. Điều khiển giảm tổn hao trên cơ sở điều khiển trong phạm vi tốc độ - mô men lớn nhất; 7. Điều khiển tối thiểu tổn hao hoặc tối đa hiệu suất. Các chiến lược điều khiển này được phân tích từng bước. Ta phân tích kỹ hơn 2 chiến lược 6 và 7. 3.2.1. Điều khiển hệ số tổn hao công suất là hằng Mô men/tốc độ lớn nhất trong chiến lược điều khiển này nhỏ hơn vùng tốc độ cơ bản được thực hiện bằng cách giới hạn biên độ dòng stator là giá trị định mức. Ở vùng tốc độ lớn hơn tốc độ cơ bản, công suất trên trục thường giới hạn ở giá trị định mức. Dòng giới hạn hạn chế tổn hao đồng nhưng không hạn chế tổn hao lõi thép. Giới hạn công suất trên trục động cơ không trực tiếp hạn chế tổn hao công suất. Giới hạn dòng và công suất ở giá trị định mức, bỏ qua ảnh hưởng của nhiệt độ tới máy điện, tổng tổn hao là một giá trị có thể chấp nhận được. Dòng và công suất định mức đảm bảo công suất tổn hao có thể chấp nhận được chỉ ở tốc độ định mức. Do đó, sự giới hạn đơn giản này chỉ phù hợp với các ứng dụng điều khiển chuyển động. Hệ truyền động điều khiển tốc độ đơn giản ngày càng được thay thế bởi hệ truyền động điều chỉnh tốc độ để gia tăng hiệu quả và chế độ vận hành linh hoạt. Do yêu cầu tối ưu giá thành sản xuất, các máy điện được thiết kế để tận dụng các điều kiện môi trường làm việc khác nhau, phương pháp điều khiển cần được duy trì là ổn định về nhiệt của máy điện khi mô men tối đa và tốc độ vượt dải tốc độ giới hạn. Chế độ vận hành với tổn hao công suất không đổi cung cấp mô men tối đa. Hình 7 thể hiện cấu trúc thực hiện điều khiển tổn hao công suất không đổi. Bộ điều khiển mô men được giả thiết rằng cung cấp mô men tuyến tính trong toàn bộ dải tốc độ gồm cả dải suy giảm từ thông. Bất kỳ chiến lược điều khiển nào cũng có thể ứng dụng trong khối bộ điều khiển mô men. Bộ điều khiển dòng đưa ra dòng stator dọc trục và ngang trục yêu cầu * *,sd sqi i , vị trí góc rotor s là đầu vào. Tổn hao đồng và tổn hao lõi thép của máy điện được ước lượng dựa vào dòng và tốc độ. Tất cả các biến yêu cầu cho tính toán tổn hao công suất được cung cấp đối với hệ truyền động chất lượng cao. Tổn hao công suất ước lượng được so sánh với công suất tổn hao đặt, Plm*. Sự khác nhau được xử lý bởi bộ điều khiển tỷ lệ - tích phân PI. Đầu ra của bộ điều khiển công suất tổn hao xác định mô men tối đa cho phép, mlim. Nếu mô men yêu cầu lớn hơn giá trị giới hạn tối đa, hệ thống tự động điều chỉnh mô men về giá trị tối đa cho phép, mlim. Tuy nhiên, nếu mô men yêu cầu nhỏ hơn giá trị mô men tối đa cho phép tại tốc độ yêu cầu, mô men tổng yêu cầu vẫn giữ nguyên. Hình 7. Thực hiện điều khiển giữ tổn hao công suất không đổi Phương pháp điều khiển tác động đến nghịch lưu phụ thuộc vào dòng cho phép cao hơn ở tốc độ thấp hơn tốc độ cơ bản và ảnh hưởng của độ nhạy tham số. 3.2.2. Điều khiển hiệu suất tối đa THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 404 Chiến lược điều khiển, tổng tổn hao điện là nhỏ nhất ở tất cả các điểm làm việc, đây là điều quan trọng trong một số ứng dụng khi hiệu suất vận hành là lớn nhất được yêu cầu. Các ứng dụng có thể thấy trong phần lớn trong quạt tản nhiệt và trong máy điều hoà không khí và các ứng dụng trong gia đình chẳng hạn máy rửa, máy sấy, tủ lạnh và các thiết bị cầm tay sử dụng acquy, công cụ làm vườn, máy hút bụi. Các ứng dụng hiệu năng cao, yêu cầu tối đa hiệu suất có thể bền đối với nhiệt độ cao, tuổi thọ cao với cách điện của máy, đây là yêu cầu thực tế của các hệ truyền động. Tỷ số mô men/dòng lớn nhất chỉ tối thiểu tổn hao trên điện trở stator không cần tối ưu tổn hao sắt từ và do đó cần kết hợp tổn hao về điện. Điều này được giải thích trong phần điều khiển hệ số tổn hao công suất. Chiến lược điều khiển hiệu suất tối đa đạt được từ mô men tối đa với tốc độ vận hành toàn dải với tổn hao công suất điện là cố định. Nếu công suất đầu vào là nhỏ nhất ở mọi điểm làm việc khi đó cần điều khiển tổn hao công suất là nhỏ nhất và đạt được hiệu suất lớn nhất. Đó là lý do tại sao giảm tổn hao khi tăng dòng stator và góc mô men vì đó là tổn hao lõi thép giảm khi từ thông tương hỗ giảm dù tổn hao trên điện trở stator tăng chậm. Với sự tăng góc mô men, dòng stator dọc trục tăng và dẫn đến từ thông dọc trục giảm. Thậm chí nếu dòng ngang trục vẫn giữ nguyên hoặc tăng, giữ nguyên hoặc tăng tương ứng từ thông ngang trục, từ thông hỗ cảm dọc trục giảm phụ thuộc vào dòng stator dọc trục. Điều này tích tụ ảnh hưởng đến giảm từ thông hỗ cảm. Khi tổn hao lõi thép tỷ lệ với từ thông, sự giảm của nó dẫn đến giảm toàn bộ tổn hao công suất điện. Trong máy điện cực lồi, dòng stator ngang trục không tăng mà giữ không đổi như mô men trước và sau khi góc mô men thay đổi. Một trong những ưu điểm của chiến lược điều khiển này là được ứng dụng trong máy điện với máy điện cực lồi, máy điện cực lồi thậm chí đối với máy điện cực lồi có tỷ số bằng 1. Mặc dù phương pháp điều khiển đơn giản nhưng không dễ để thực hiện các thuật toán đơn giản online. Tối thiểu tổn hao cho tất cả các điểm làm việc được tính off-line và có thể đưa vào các bảng để sử dụng tối ưu trong khi thực hiện. Phương pháp này dường như được thực hiện phổ biến. Tương tự như kỹ thuật điều khiển mờ được ứng dụng cho động cơ không đồng bộ nhằm tối thiểu tổn hao. Cấu trúc điều khiển tối đa hiệu suất được thể hiện trong hình 8: Hình 8. Cấu trúc hệ truyền động điều khiển tối thiểu tổn hao 4. Kết luận Bài báo đã phân tích mô hình toán (phương trình toán) của động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu trên miền liên tục. Phân tích cấu trúc điều khiển và chiến lược điều khiển. Mô phỏng hệ truyền động động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu và các kết quả mô phỏng thu được từ Matlab - Simulink. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Bính (2000). Điện tử công suất. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. [2]. Phạm Văn Bình (2011). Máy điện tổng quát. NXB Giáo dục. Việt Nam. [3]. Trần Khánh Hà, (1997). Máy điện I. NXB Khoa học và Kỹ thuật. THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 405 [4]. Thân Ngọc Hoàn, Nguyễn Tiến Ban (2007). Điều khiển tự động các hệ thống truyền động điện. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. [5]. Bùi Quốc Khánh, Phạm Quốc Hải, Nguyễn Văn Liễn, Dương Văn Nghi (2004). Điều chỉnh tự động truyền động điện. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. [6]. Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền (2006). Cơ sở truyền động điện. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. [7]. Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Mạnh Tiến, Đoàn Quang Vinh (2005). Điều khiển động cơ xoay chiều ba pha cấp từ biến tần bán dẫn. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. [8]. Nguyễn Thương Ngô (2005). Lý thuyết điều khiển tự động thông thường và hiện đại. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. [9]. Nguyễn Doãn Phước (2006). Lý thuyết điều khiển nâng cao. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. [10]. Nguyễn Phùng Quang, Andreas Dittrich (2004). Truyền động điện thông minh. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội. [11]. Nguyễn Phùng Quang (2004). MATLAB và Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. [12]. Phạm Tâm Thành, Nguyễn Phùng Quang (2011). Khảo sát đặc điểm ổn định của mô hình trạng thái gián đoạn của động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu. CD tuyển tập hội nghị điều khiển và tự động hóa toàn quốc lần thứ nhất. VCCA-2011, tr.318-323. Hà Nội. [13]. Phạm Tâm Thành, Nguyễn Phùng Quang (2013). Mô hình trạng thái gián đoạn bilinear của máy điện xoay chiều ba pha theo phương pháp Taylor. Chuyên san Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa, số 7/2013, tr.2-7. [14]. Pham Tam Thanh, N.P. Quang (2013). Quasi-continous Implementation of Structural Nonlinear Controller Based pn Direct-decoupling for Permanent Magnet Synchronous Moto. IEEE International Conference on Control, Automation and Information Sciences (ICCAIS2013). Nha Trang. Vietnam. pp.254-259. [15]. Pham Tam Thanh, Nguyen D.That (2014). Nonlinear Flatness-Based Controller for Permanent Magnet-Excited Synchronous Motor. The 31st International Symposium on Automation and Robotics in Construction and Mining (ISARC 2014). Sydney. Australia. pp.120-125. [16]. Stephen J. Chapman: Electric Machinery Fundamentals. 4th Edition. Mc Graw Hill. 2005.
File đính kèm:
- nghien_cuu_khao_sat_dong_hoc_va_chien_luoc_dieu_khien_dong_c.pdf