Nghiên cứu khả năng xử lý rác hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức Takakura Compost

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng xử lý rác

thải hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức Takakura

Compost - được phát minh bởi nhà khoa học Takakura Kouji, Nhật

Bản. Ở phương pháp này, rác hữu cơ được ủ và tạo thành phân

compost nhờ đệm lót sinh học. Vi sinh vật (VSV) có lợi được sinh

ra trong đệm lót sẽ giúp giảm thời gian ủ phân và hạn chế mùi hôi.

Tỷ lệ phối trộn 1:1 của đệm lót sinh học và rác hữu cơ là điều kiện

tối ưu mà vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ. Trong điều kiện này, hầu

hết rác hữu cơ sẽ bị phân hủy và mất đi hình dạng ban đầu chỉ

trong vòng 1-2 ngày. Kỹ thuật thực hiện đơn giản, hiệu quả, chi phí

thấp, an toàn với hệ sinh thái, thân thiện với môi trường là những

ưu điểm nổi bật có thể áp dụng để xử lý rác hữu cơ từ các hộ gia

đình, chợ.

pdf 5 trang kimcuc 5820
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khả năng xử lý rác hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức Takakura Compost", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng xử lý rác hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức Takakura Compost

Nghiên cứu khả năng xử lý rác hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức Takakura Compost
74 Lê Thị Xuân Thùy, Phạm Đình Long, Lê Thị Sương 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ BẰNG ĐỆM LÓT SINH HỌC 
THEO PHƯƠNG THỨC TAKAKURA COMPOST 
STUDY ON THE POSSIBILITY TO TREATING ORGANIC WASTE BY BIOLOGICAL PADS 
OF TAKAKURA COMPOST METHOD 
Lê Thị Xuân Thùy1, Phạm Đình Long1, Lê Thị Sương2 
1Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; letxthuy@gmail.com 
2Công ty TNHH Môi trường xanh Sustech 
Tóm tắt - Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng xử lý rác 
thải hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức Takakura 
Compost - được phát minh bởi nhà khoa học Takakura Kouji, Nhật 
Bản. Ở phương pháp này, rác hữu cơ được ủ và tạo thành phân 
compost nhờ đệm lót sinh học. Vi sinh vật (VSV) có lợi được sinh 
ra trong đệm lót sẽ giúp giảm thời gian ủ phân và hạn chế mùi hôi. 
Tỷ lệ phối trộn 1:1 của đệm lót sinh học và rác hữu cơ là điều kiện 
tối ưu mà vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ. Trong điều kiện này, hầu 
hết rác hữu cơ sẽ bị phân hủy và mất đi hình dạng ban đầu chỉ 
trong vòng 1-2 ngày. Kỹ thuật thực hiện đơn giản, hiệu quả, chi phí 
thấp, an toàn với hệ sinh thái, thân thiện với môi trường là những 
ưu điểm nổi bật có thể áp dụng để xử lý rác hữu cơ từ các hộ gia 
đình, chợ. 
 Abstract - This paper presents the results of the possibility to 
treating organic waste by biological pads of Takakura Compost 
method which was invented by Takakura Kouji, Japan. In this 
method, organic waste is composted and created compost by 
biological pads. Beneficial microorganisms are produced from 
biological pads which will help to reduce the composting time, less 
the odours. The mixing ratio between biological pads and organic 
waste is the optimum condition which microorganisms are active. 
Under this condition, most of organic waste will decompose and 
lose its original shape within 1 - 2 days. Takakura method has 
outstanding advantages like simplicity, efficiency, low cost, friendly 
environment, ecosystem safety that can be applied to the organic 
waste treatment in households, markets. 
Từ khóa - compost; Takakura; rác hữu cơ; đệm lót sinh học; xử lý 
rác. 
Key words - compost; Takakura; organic waste; biological pads; 
waste treament. 
1. Đặt vấn đề 
Hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương 
mại và vấn đề gia tăng dân số đang là thách thức cho công 
tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải. Các phương pháp xử 
lý rác thải được áp dụng hiện nay bao gồm: (a) thiêu đốt để 
xử lý rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại, (b) 
chôn lấp. Với chi phí đầu tư thấp và kỹ thuật vận hành đơn 
giản, phương pháp chôn lấp thường được sử dụng rộng rãi. 
Tuy nhiên, phần lớn rác thải được chôn lấp sơ sài, chỉ một 
số bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành được xem 
là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Nước rỉ rác là nguyên nhân làm 
ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất. Quá trình rác 
phân hủy gây mùi hôi, phát triển vi sinh vật gây bệnh làm 
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe 
của cộng đồng dân cư xung quanh bãi chôn lấp. Đặc biệt, 
rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp chứa phần lớn 
thành phần hữu cơ - nguồn nguyên liệu quan trọng để làm 
phân compost, nhưng chưa được phân loại và tái chế. 
Trước những vấn đề về môi trường chưa được giải 
quyết và tác động của biến đối khí hậu ngày càng nghiêm 
trọng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 
1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng 
trưởng xanh vào ngày 25/09/2012. Đây được xem là nỗ lực 
của Chính phủ trong quá trình thực hiện cam kết với cộng 
đồng quốc tế cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. 
Một trong những giải pháp đã được nêu ra tại Ðiều 1, Phần 
III, Mục 5 của Quyết định này là “Phổ biến rộng rãi công 
nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản 
xuất nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm 
nguyên liệu công nghiệp, biogas và phân bón hữu cơ và 
giảm phát thải khí nhà kính”. 
Trong các công nghệ xử lý rác thải, công nghệ ủ phân 
sinh học được đánh giá là một giải pháp bền vững, tái chế 
chất thải hữu cơ hiệu quả thông qua sự hoạt động của vi sinh 
vật. Đặc biệt, khi xét về tính kinh tế giữa chi phí đầu tư và 
lợi ích thu được, công nghệ này có nhiều ưu điểm vượt trội 
hơn so với các công nghệ đốt và công nghệ chôn lấp [1-3]. 
Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình ủ phân vi sinh thường có 
nhiều mùi hôi và thời gian phân hủy lâu, các nhược điểm này 
đã được nhiều nghiên cứu kiểm chứng và ghi nhận. Để khắc 
phục những hạn chế trên, phương pháp xử lý rác thải hữu cơ 
thành phân compost bằng đệm lót sinh học theo phương thức 
Takakura - một phương pháp hoàn toàn thân thiện với môi 
trường được nghiên cứu bởi nhà khoa học Takakura Kouji, 
Nhật Bản có khả năng rút ngắn thời gian ủ phân và hạn chế 
sinh mùi hôi trong quá trình xử lý. 
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng 
- Rác hữu cơ bao gồm các loại rác như rau, củ, quả, thức 
ăn thừa được thu gom từ các hộ gia đình và chợ Hòa Khánh. 
- Phương pháp xử lý rác hữu cơ bằng phương thức 
Takakura Compost. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý rác 
hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức Takakura 
Compost như: nhiệt độ, độ ẩm, tỷ lệ phối trộn giữa đệm lót 
sinh học và rác hữu cơ. Các yếu tố về nhiệt độ và độ ẩm 
được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình xử lý rác. 
- Khảo sát, đánh giá và so sánh hiệu quả của quá trình 
ủ rác hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức 
Takakura Compost với các phương pháp khác như: xử lý 
với chế phẩm sinh học và xử lý thông thường. Thí nghiệm 
được tiến hành trên cùng một khối lượng rác hữu cơ, theo 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 75 
dõi diễn biến nhiệt độ, lượng nước rỉ rác, và mùi phát sinh 
trong quá trình xử lý. 
- Đánh giá chất lượng phân tạo thành thông qua việc 
phân tích mẫu: hàm lượng hữu cơ, tổng nitơ, tổng phốt pho, 
hàm lượng lân, hàm lượng kali, hàm lượng các kim loại 
nặng (như Pb, Cd, Cr) và chỉ tiêu vi sinh salamonellla. Tất 
cả mẫu được phân tích tại Đài Khí tượng Thủy văn Khu 
vực Trung Trung Bộ. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Phương thức Takakura Compost 
Phương thức Takakura Compost là quá trình xử lý rác 
hữu cơ dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật để chuyển 
giai đoạn thối rửa của chất thải sang giai đoạn lên men, 
giúp cho quá trình phân hủy rác hữu cơ thành chất mùn 
được diễn ra nhanh hơn so với phương pháp ủ phân 
compost thông thường. Phương thức Takakura Compost 
được thực hiện theo các bước sau: 
Chuẩn bị dung dịch lên men 
- Trộn đều nước và các vật liệu (sữa chua, sữa yakult, 
men khô bánh mỳ, đường) lại với nhau, tạo thành dung dịch. 
- Ðậy kín miệng của thùng chứa dung dịch lên men 
bằng túi/tấm nhựa để tránh côn trùng xâm nhập. 
- Ðể dung dịch khoảng 3-5 ngày cho vi sinh vật lên men 
phát triển. 
 Chuẩn bị đệm lót sinh học 
- Đệm lót bao gồm trấu, cám gạo, nước, thực phẩm lên 
men hoặc đất mùn, trong đó trấu và cám gạo được trộn theo 
tỉ lệ khối lượng là 1:1. 
- Tưới dung dịch lên men vào đệm lót và trộn đều. 
- Xếp hỗn hợp theo kiểu hình thang và phủ vải lên bề 
mặt để tạo sự thông thoáng cho VSV phát triển. 
- Sự lên men diễn ra trong 3-5 ngày. Khi toàn bộ bề mặt 
hỗn hợp được bao phủ bằng một lớp mốc màu trắng, điều 
đó chứng tỏ rằng quá trình lên men đã thành công. 
Tạo phân compost từ rác hữu cơ theo phương thức 
Takakura Compost 
Bảng 1. Dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị để làm 
1 thùng phân Compost 
 Dụng cụ, nguyên liệu Đơn vị Số lượng 
Dung 
dịch lên 
men 
Bình nước 5 L cái 1 
Đường g 75 
Nước L 4.5 
Sữa chua Vinamilk g 200 
Men khô để làm bánh mỳ g 25 
Sữa Yakult mL 130 
Đệm lót 
lên men 
Cám gạo kg 5 
Trấu kg 5 
Thực phẩm lên men (dưa cải) g 500 
Thùng ủ 
lên men 
Thùng xốp để ủ (giỏ) cái 1 
- Chuẩn bị thùng cách ẩm có kích thước 60x50x40cm, 
đục lỗ xung quanh (cách miệng thùng 10 cm) để tạo sự 
thông thoáng, cung cấp oxy cho VSV hoạt động. 
- Đổ đệm lót sinh học vào thùng sao cho đạt 60% dung 
tích của thùng và đậy nắp (hoặc dùng vải đậy kín). 
- Cho rác hữu cơ vào thùng và trộn đều với đệm lót sinh 
học. Rác hữu cơ càng được cắt nhỏ thì quá trình lên men 
càng diễn ra nhanh chóng. Thức ăn thừa cần loại bỏ nước, 
cơm thừa cần làm tơi trước khi cho vào thùng. 
2.3.2. Phương pháp phân tích hóa học 
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế có giới hạn đo là 300°C. 
Độ ẩm của phân tạo thành được đo theo trình tự như sau: 
- Cốc thủy tinh rửa sạch, sấy ở nhiệt độ 100°C trong 1 
giờ, tiếp tục tiến hành cách ẩm 24 giờ, xác định được khối 
lượng m0. 
- Cho phân compost vào cốc, xác định khối lượng m1. 
- Tiếp tục sấy khô ở nhiệt độ 100°C trong thời gian 2 - 
3 giờ, cách ẩm trong 24 giờ, xác định khối lượng m2. 
Độ ẩm (%)100
01
21 
−
−
=
mm
mm
2.3.3. Mô hình thực nghiệm 
Mô hình thực nghiệm có dạng hình hộp chữ nhật (thùng 
xốp) có kích thước 60x50x40cm, dày 2 cm, thùng có đục 
lỗ xung quanh (cách miệng thùng 10 cm) để thoát khí. 
Hình 1. Mô hình thực nghiệm 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Khảo sát và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá 
trình xử lý rác hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương 
thức Takakura Compost 
3.1.1. Nhiệt độ 
Thí nghiệm được thực hiện bằng cách xác định lượng 
rác hữu cơ được thêm vào thùng theo từng ngày, với tổng 
lượng đệm lót sử dụng là 10 kg. Diễn biến về nhiệt độ trong 
suốt quá trình ủ phân bằng đệm lót sinh học kéo dài 69 ngày 
được thể hiện qua Hình 2. 
Nhiệt độ từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 35 dao động từ 
40°C đến 53°C, cao hơn so với nhiệt độ ngoài môi trường 
(9°C - 26°C), rác phân hủy và mất đi hình dạng trong vòng 
1 - 2 ngày. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ gia tăng 
nhanh do hoạt động của vi sinh vật có mặt trong đệm lót, 
thúc đẩy quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn và tiêu diệt 
vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, khi tiếp tục thêm rác, tốc 
độ phân hủy chậm dần. Cụ thể, từ ngày thứ 31 đến ngày 
thứ 35, nhiệt độ trong thùng rác không cao như những ngày 
đầu, thời gian phân hủy rác kéo dài hơn 4 ngày. Sau ngày 
76 Lê Thị Xuân Thùy, Phạm Đình Long, Lê Thị Sương 
thứ 35, việc thêm rác được ngưng lại, nhiệt độ từ ngày thứ 
36 đến ngày thứ 69 dao động trong khoảng 25°C đến 38°C, 
đây là giai đoạn suy thoái trong quá trình xử lý rác. 
Hình 2. Diễn biến nhiệt độ trong quá trình xử lý rác bằng đệm 
lót sinh học 
3.1.2. Độ ẩm 
Độ ẩm trong quá trình xử lý rác được theo dõi trong 
suốt 69 ngày và cách 4 ngày tiến hành kiểm tra độ ẩm một 
lần. Kết quả khảo sát sự thay đổi độ ẩm trong quá trình xử 
lý rác được thể hiện ở Hình 3. 
Độ ẩm trong quá trình xử lý rác không đồng đều, dao 
động trong khoảng 36,60 % – 65,70 %, độ ẩm trung bình 
là 49,24 %. 
Hình 3. Diễn biến độ ẩm trong quá trình xử lý rác 
 bằng đệm lót sinh học 
3.1.3. Tỉ lệ phối trộn giữa đệm lót sinh học và rác hữu cơ 
Thí nghiệm được thực hiện với 5 tỷ lệ khác nhau. Cụ 
thể, với cùng một lượng đệm lót sinh học không đổi là trấu 
(0,5 kg), lần lượt thay đổi khối lượng rác hữu cơ, sao cho 
tỉ lệ giữa lượng đệm lót sinh học và lượng rác hữu cơ tương 
ứng là 2:1 (M1); 1:1 (M2); 1:2 (M3); 1:3 (M4); 1:4 (M5). 
Diễn biến nhiệt độ và độ ẩm sau 7 ngày của các mô hình 
thực nghiệm được trình bày tại Hình 4 và Hình 5. 
Hình 4. Diễn biến nhiệt độ tại các tỉ lệ phối trộn khác nhau 
Kết quả tại Hình 4 cho thấy, nhiệt độ trong các thùng 
rác có xu hướng tăng từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 và giảm 
dần vào các ngày sau. Theo kết quả thu được từ quá trình 
thực nghiệm, rác ở các thùng M1, M2, M3 phân hủy và mất 
đi hình dạng trong 1 - 2 ngày đầu, sang ngày thứ 3 rác hoàn 
toàn biến đổi hình dạng và thay đổi màu sắc. Tốc độ phân 
hủy rác ở các thùng M4, M5 chậm, nhiệt độ thấp hơn so với 
các thùng M1, M2, M3. 
Hình 5. Diễn biến độ ẩm tại các tỉ lệ phối trộn khác nhau 
Sự thay đổi độ ẩm diễn ra theo chiều ngược lại so với 
sự thay đổi nhiệt độ. Độ ẩm của các thùng đều có xu hướng 
tăng và diễn ra rất rõ tại các thùng M3, M4, M5. Cụ thể là: 
độ ẩm thùng M3 dao động từ 40,41 % - 68,34 %; độ ẩm 
thùng M4 tăng từ 55,57 % - 91,3 %; độ ẩm thùng M5 tăng 
từ 56,72 % - 93,20 %. 
Lượng nước rỉ rác xuất hiện nhiều ở các thùng M3, M4, 
M5. Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình phân hủy rác đã thấm 
vào đệm lót, làm cho đệm lót rơi vào trạng thái ẩm ướt và 
phát sinh mùi hôi. Lượng nước rỉ rác lần lượt xuất hiện ở 
các thùng như sau: 
- Thùng M1, M2 không xuất hiện nước rỉ rác, trong đó 
thùng M1 khô hơn so với M2. 
- Thùng M3 nước rỉ rác bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 4. 
- Thùng M4, M5 nước rỉ rác bắt đầu xuất hiện từ ngày 
thứ 2. 
Do vậy, tỉ lệ phối trộn đệm lót sinh học và rác hữu cơ 
1:1 được đánh giá là phù hợp để quá trình xử lý rác diễn ra 
hiệu quả, đảm bảo các yếu tố về mùi và nước rỉ rác. 
0
0,5
1
1,5
2
2,5
0
10
20
30
40
50
60
1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 43 46 49 52 55 58 61 64 67 70
L
ư
ợ
n
g
 r
á
c 
th
êm
 v
à
o
 (
k
g
)
N
h
iệ
t 
đ
ộ
 (
o
C
)
Thời gian (ngày)
Lượng rác thêm vào mỗi ngày (kg)
Nhiệt độ trong thùng rác (°C)
Nhiệt độ ngoài môi trường (°C)
0
20
40
60
80
100
1 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64 69
Đ
ộ
 ẩ
m
 (
%
)
Thời gian (ngày)
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 7
N
h
iệ
t 
đ
ộ
 (
0
C
)
Thời gian (ngày)
M1 M2 M3 M4 M5
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7
Đ
ộ
 ẩ
m
 (
%
)
Thời gian (ngày)
M1 M2 M3 M4 M5
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 77 
3.2. So sánh hiệu quả của phương thức Takakura Compost 
với các phương thức khác trên thị trường hiện nay 
Vì tỉ lệ 1:1 được đánh giá là hiệu quả và không sinh ra 
nước rỉ rác nên ở thí nghiệm này, lượng rác đã bổ sung đến 
tỉ lệ 1:2 để xác định thời gian xuất hiện nước rỉ rác giữa các 
mô hình. Thí nghiệm được thực hiện trên 5 kg đệm lót sinh 
học, cứ hai ngày bổ sung 2 kg rác vào các mô hình và dừng 
lại ở ngày thứ 10. 
+ Mô hình 1 (MH1): Sử dụng đệm lót sinh học theo 
phương thức Takakura Compost. 
+ Mô hình 2 (MH2): Sử dụng trấu và chế phẩm sinh học 
Enchoice Solution. Bổ sung 300 ml chế phẩm sinh học 
tương ứng với 5 lần bỏ rác trong tuần. 
+ Mô hình 3 (MH3): Sử dụng trấu và chế phẩm sinh học 
Emunich. Bổ sung 300 ml chế phẩm sinh học tương ứng 
với 5 lần bỏ rác trong tuần. 
+ Mô hình 4 (MH4): Ủ phân thông thường, chỉ sử dụng 
trấu, không sử dụng bất kỳ chế phẩm vi sinh nào. 
- Kết quả thí nghiệm cho thấy: 
+ MH1: rác phân hủy nhanh trong 2 ngày, sang ngày 
thứ 6 thời gian phân hủy rác kéo dài từ 3 - 4 ngày. 
+ MH2, MH3: rác phân hủy nhanh trong 3 ngày, sang 
ngày thứ 6 thời gian phân hủy rác kéo dài từ 3 - 4 ngày. 
+ MH4: rác phân hủy chậm hơn, thời gian phân hủy kéo 
dài từ 3 - 4 ngày trong suốt quá trình thí nghiệm. 
+ Tại MH1, nước rỉ rác xuất hiện trễ hơn và lượng nước 
rỉ rác ít hơn. Bên cạnh đó, mùi hôi phát sinh tại MH1 nhẹ 
hơn so với MH2, MH3, MH4 (Bảng 2.) 
Bảng 2. Kết quả so sánh giữa các mô hình 
Mô 
hình 
Đặc điểm 
Nhiệt độ 
Nước rỉ rác 
Mùi 
Ngày 
xuất hiện 
Lượng phát sinh 
(mL) 
MH1 32°C – 45°C 10 1.400 
Nhẹ, mùi của 
cám trấu 
MH2 30°C – 40°C 8 3.200 Khá nặng mùi 
MH3 31°C – 48°C 8 3.350 Khá nặng mùi 
MH4 30°C – 42°C 8 2.600 Khá nặng mùi 
 MH1 (V= 1.400 mL) MH2 (V= 3.200 mL) 
 MH3 (V= 3.350 mL) MH4 (V= 2.600 mL) 
Hình 6. Lượng nước rỉ rác sau 2 tuần thí nghiệm 
3.3. Hiệu quả ứng dụng phân Takakura Compost 
3.3.1. Chất lượng phân Takakura Compost 
Tiến hành lấy mẫu phân Takakura Compost sau thời 
gian ủ hoai là 2,5 tháng. Kết quả được thể hiện tại Bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả phân tích mẫu phân Takakura Compost 
STT Chỉ tiêu 
Đơn vị 
tính 
Kết quả 
Nghị định số 
108/2017/NĐ
-CP (*) 
1 Độ ẩm % 67,1 ≤ 105 
2 
Hàm lượng 
hữu cơ 
% 15,62 ≥ 15,0 
3 pH - 6,38 ≥ 5,0 
4 Cd mg/kg 1,425 < 5,0 
5 Pb mg/kg 31,46 < 200,0 
6 Cr mg/kg 11,63 - 
7 K2O % 0,704 ≥ 3,0 
8 P2O5 % 0,372 ≥ 3,0 
9 Tổng N % 0,786 ≥ 3,0 
10 VSV cố định 
nitơ 
CFU/g 6,2 x 108 ≥ 1,0 x 106 
11 VSV phân 
giải phốt pho 
khó tan 
CFU/g 1,2 x 108 ≥ 1,0 x 106 
12 VSV phân 
giải xenlulozơ 
CFU/g 1,6 x 108 ≥ 1,0 x 106 
13 Salmonella - 
Âm 
tính/25g 
KPH 
14 E. coli MPN/g 440 1,1 x 103 
Ghi chú: (*) Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 
năm 2017 về quản lý phân bón 
Kết quả tại Bảng 3 cho thấy: 
- Các chỉ tiêu về độ ẩm; pH; hàm lượng hữu cơ, các 
VSV có ích (như VSV cố định nitơ, VSV phân giải phốt 
pho khó tan, VSV phân giải xenlulozơ ) đạt yêu cầu theo 
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP. 
- Các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng như Cadimi 
(Cd), Crom (Cr); Chì (Pb) đều nằm trong giới hạn cho 
phép. 
- Các chỉ tiêu về hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng 
P2O5 tổng số, hàm lượng K2O hữu hiệu, hàm lượng nitơ 
tổng số đều thấp hơn so với quy định của Nghị định số 
108/2017/NĐ-CP. 
- Salmonella không được phát hiện trong mẫu phân, E. 
Coli nằm trong giới hạn cho phép. 
Tất cả những kết quả này cho thấy phân Takakura 
Compost là an toàn, có thể sử dụng bón lót cho cây trồng. 
3.3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng phân Takakura 
Compost. 
a. Thí nghiệm 1 
(H1) (H2) (H3) 
Hình 7. Hình ảnh rau thu hoạch sau một tháng 
78 Lê Thị Xuân Thùy, Phạm Đình Long, Lê Thị Sương 
Thử nghiệm cùng một cây giống (rau mồng tơi) trên ba 
thùng đất đã được bổ sung các loại phân khác nhau, bao 
gồm: 0,2 kg phân bón hóa học (H1); 1,5 kg phân Takakura 
Compost (H2); 1,5 kg phân vi sinh (H3). Tổng lượng đất và 
phân của các mô hình là 10k g. 
Sau 1 tháng, rau vẫn sinh trưởng và phát triển đều giữa 
các thùng. Chiều cao cây rau tại thùng rau H1 dao động từ 
17 - 30 cm, tại thùng H2 và thùng H3 lần lượt là 13 - 24 cm, 
15 - 26 cm. Cây rau ở thùng H1 và thùng H3 có tốc độ phát 
triển nhanh hơn, lá xanh hơn so với thùng H2. Tại thùng H2, 
lá có màu xanh nhưng hơi vàng. 
b. Thí nghiệm 2 
Thử nghiệm cùng một cây giống (rau mồng tơi) trên ba 
thùng đất đã được phối trộn phân Takakura Compost với 
các loại phân khác nhau: 0,75 kg phân Takakura Compost 
và 0,1 kg phân hóa học (T1); 0,75 kg phân Takakura 
Compost và 0,75 kg phân trùn quế (T2); 0,75 kg phân 
Takakura Compost và 0,75 kg phân vi sinh (T3). Tổng 
lượng đất và phân của các mô hình là 10 kg. 
(T1) (T2) (T3) 
Hình 8. Hình ảnh rau thu hoạch sau một tháng 
Phân Takakura Compost có thể kết hợp được với các 
loại phân: phân hóa học, phân trùn quế, phân vi sinh. Phân 
Takakura Compost tỏ ra tương thích với phân hóa học (T1) 
và phân trùn quế (T2) hơn so với phân vi sinh (T3). Lá của 
rau mồng tơi xanh, mượt, cây phát triển nhanh hơn, ngọn 
cây dài hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng lá có gân 
vàng xuất hiện so với khi chỉ sử dụng phân Takakura 
Compost (Hình 7 – H2). Điều đó cho thấy sự kết hợp này 
không những khắc phục hạn chế về sự thiếu hụt thành phần 
vi lượng cần thiết ở phân Takakura Compost, mà còn bổ 
sung được lượng vi sinh vật hữu ích cho đất, giúp cây trồng 
phát triển mạnh khỏe và tốt hơn. 
4. Kết luận 
Kết quả thí nghiệm chứng minh phương pháp phân huỷ 
rác hữu cơ bằng đệm lót sinh học theo phương thức 
Takakura Compost có thể ứng dụng trong điều kiện khí hậu 
tại thành phố Đà Nẵng. Khi các yếu tố nhiệt độ và độ ẩm 
được kiểm soát sẽ giúp cho quá trình lên men, phân hủy rác 
hữu cơ hiệu quả hơn, hạn chế đáng kể các yếu tố về mùi 
cũng như nước rỉ rác. 
Bên cạnh đó, khi tiến hành xử lý rác theo phương thức 
Takakura Compost thì tốc độ phân hủy rác diễn ra nhanh hơn. 
Mùi hôi phát sinh từ quá trình xử lý rác theo phương thức này 
được khắc phục đáng kể so với các phương pháp khác như xử 
lý rác bằng chế phẩm sinh học và xử lý thông thường. 
Sản phẩm phân Takakura Compost tạo thành có thể 
dùng làm phân bón lót cho cây trồng. Hiệu quả sử dụng của 
chúng được tăng lên đáng kể khi được sử dụng kết hợp với 
các loại phân khác như phân hóa học, phân vi sinh, phân 
trùn quế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cabanillas C., Stobbia D., Ledesma A., “Production and income of 
basil in and out of season with vermicomposts from rabbit manure 
and bovine ruminal contents alternatives to urea”, J. Clean. Prod., 
47, 2013, pp. 77–84. 
[2] Saer A., Lansing S., Davitt N.H., Graves R.E., “Life cycle 
assessment of a food waste composting system: Environmental 
impact hotspots”, J. Clean. Prod., 52, 2013, pp. 234–244. 
[3] Samolada M.C., Zabaniotou A.A., Comparative assessment of 
municipal sewage sludge incineration, gasification and pyrolysis for 
a sustainable sludgeto-energy management in Greece, Waste 
Manag., 34, 2014, pp. 411–420. 
Ghi chú: 
Chỉ tiêu độ ẩm được so sánh, đối chiếu theo Nghị định số 
108/2017/NĐ-CP tại trang 17 – Phụ lục 5, Mục 8, số thứ tự thứ 1. 
Các chỉ tiêu về hàm lượng hữu cơ, pH, các VSV có ích (như 
VSV cố đinh nitơ, VSV phân giải phốt pho khó tan, VSV phân 
giải xenlulozơ) được so sánh, đối chiếu theo Nghị định số 
108/2017/NĐ-CP tại trang 14 – Phụ lục 5, Mục 3, số thứ tự thứ 2. 
Chỉ tiêu về hàm lượng Cd được so sánh, đối chiếu theo Nghị 
định số 108/2017/NĐ-CP tại trang 16 – Phụ lục 5, Mục 6, số thứ 
tự thứ 2. 
Chỉ tiêu về hàm lượng Pb được so sánh, đối chiếu theo Nghị 
định số 108/2017/NĐ-CP tại trang 16 – Phụ lục 5, Mục 6, số thứ 
tự thứ 3. 
Chỉ tiêu về Salmonella được so sánh, đối chiếu theo Nghị định số 
108/2017/NĐ-CP tại trang 16 – Phụ lục 5, Mục 6, số thứ tự thứ 5. 
Chỉ tiêu về E.coli được so sánh, đối chiếu theo Nghị định số 
108/2017/NĐ-CP tại trang 16 – Phụ lục 5, Mục 6, số thứ tự thứ 6. 
Các chỉ tiêu về hàm lượng K2O, P2O5, tổng nitơ được so sánh, 
đối chiếu theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP tại trang 11- Phụ lục 
5, Mục 2, số thứ tự thứ 3, phần III, Phân bón khoáng hữu cơ. 
(BBT nhận bài: 23/01/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 07/3/2018) 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_xu_ly_rac_huu_co_bang_dem_lot_sinh_hoc_t.pdf