Nghiên cứu kết quả can thiệp động mạch vành dưới hướng dẫn của FFR

Tổn thương mạch vành trung gian là thách thức trong chỉ định điều trị bệnh mạch vành. Các

nghiên cứu trong nước và trên thế giới chỉ ra vai trò của FFR đối với quyết định điều trị ở những tổn thương

này. Mục tiêu: Nghiên cứu kết quả can thiệp động mạch vành dưới hướng dẫn của FFR. Phương pháp nghiên

cứu: Theo dõi dọc có phân tích giữa 2 nhóm: nhóm can thiệp mạch vành với FFR ≤ 0,8; nhóm điều trị nội khoa

với FFR > 0,8. Kết quả: 40 vị trí hẹp có FFR ≤ 0,80 (57,14%) được chỉ định điều trị can thiệp; 30 vị trí hẹp ó FFR

> 0,80. Với điểm cắt hẹp ĐMV > 55,62% thì chẩn đoán FFR dương tính sẽ có độ nhạy 75% và độ đặc hiệu là

60%. Không có sự khác biệt về các biến cố tim mạch lớn giữa 2 nhóm sau theo dõi 12 tháng. Kết luận: FFR có

vai trò quan trọng trọng hướng dẫn điều trị các tổn thương hẹp trung gian của động mạch vành

pdf 5 trang kimcuc 2840
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu kết quả can thiệp động mạch vành dưới hướng dẫn của FFR", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu kết quả can thiệp động mạch vành dưới hướng dẫn của FFR

Nghiên cứu kết quả can thiệp động mạch vành dưới hướng dẫn của FFR
77
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- địa chỉ liên hệ: Nguyễn Cửu Lợi, email: nguyencuuloi@gmail.com
- Ngày nhận bài: 03/6/2018; Ngày đồng ý đăng: 28/6/2018, Ngày xuất bản: 05/7/2018
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH 
DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA FFR
Nguyễn Đặng Duy Quang, Cao Thị Thủy Phương, Ngô Lê Xuân, 
Nguyễn Ngọc Sơn, Hồ Anh Bình, Nguyễn Cửu Lợi 
Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tổn thương mạch vành trung gian là thách thức trong chỉ định điều trị bệnh mạch vành. Các 
nghiên cứu trong nước và trên thế giới chỉ ra vai trò của FFR đối với quyết định điều trị ở những tổn thương 
này. Mục tiêu: Nghiên cứu kết quả can thiệp động mạch vành dưới hướng dẫn của FFR. Phương pháp nghiên 
cứu: Theo dõi dọc có phân tích giữa 2 nhóm: nhóm can thiệp mạch vành với FFR ≤ 0,8; nhóm điều trị nội khoa 
với FFR > 0,8. Kết quả: 40 vị trí hẹp có FFR ≤ 0,80 (57,14%) được chỉ định điều trị can thiệp; 30 vị trí hẹp ó FFR 
> 0,80. Với điểm cắt hẹp ĐMV > 55,62% thì chẩn đoán FFR dương tính sẽ có độ nhạy 75% và độ đặc hiệu là 
60%. Không có sự khác biệt về các biến cố tim mạch lớn giữa 2 nhóm sau theo dõi 12 tháng. Kết luận: FFR có 
vai trò quan trọng trọng hướng dẫn điều trị các tổn thương hẹp trung gian của động mạch vành
Từ khóa: động mạch vành, ffR
Abstracts
OUTCOMES OF FFR-GUIDED PCI 
IN INTERMEDIATE CORONARY ARTERY LESIONS
Nguyen Dang Duy Quang, Cao Thi Thuy Phuong, Ngo Le Xuan, Nguyen Ngoc Son, Ho Anh Binh, Nguyen Cuu Loi
Hue Central Hospital
Background: Indication for treatment of intermediate coronary artery lesions is wavering. Worldwide 
studies showed the role of FFR in guiding the treatment for these cases. Objective: To study the outcomes 
of FFR-guided PCI in intermediate coronary artery lesions. Method: Cohort study with comparative analysis 
of 12-month MACE between two groups: Medical treatment with FFR > 0.8 and PCI with FFR ≤ 0.8. Results: 
40 stenosis lesions with FFR ≤ 0.8 (57.14%) was treated by PCI and 30 stenosis lesions with FFR > 0.8 treated 
by medical therapy. The percentage stenotic diameter cut-off was >55.62% on QCA with Sp 60% and Se 75%. 
There was no significant difference in MACE between two groups after 12-month follow-up. Conclusions: FFR 
has important role in guiding treatment for intermediate coronary artery lesions. 
Key words: ffR-guided, coronary arery
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý động mạch vành đang ngày càng gia tăng 
trên toàn thế giới gây nên gánh nặng bệnh tật rất 
lớn. Tại Hoa Kỳ mỗi năm theo thống kê thủ thuật 
này được thực hiện ở hơn 1 triệu trường hợp [1]. 
Tuy nhiên, những tổn thương trung gian với khẩu 
kính lòng mạch hẹp trong khoảng 50-70% là một trở 
ngại lớn cho các nhà can thiệp tim mạch. Hiện nay 
đã có nhiều kỹ thuật được phát triển, từ mức độ 
đơn giản đến phức tạp, từ xâm nhập đến không xâm 
nhập để hỗ trợ cho quyết định can thiệp tổn thương 
trung gian. Đo phân suất dự trữ lưu lượng vành là 
một trong những kỹ thuật đó. Phương pháp này 
do Pijls và cộng sự nghiên cứu phát triển từ những 
năm 1990, giúp đánh giá chức năng của động mạch 
vành trên cơ sở áp lực trước và sau chỗ hẹp. Tác giả 
Bernard D. Bruyne qua nghiên cứu vào năm 2012 
kết luận rằng can thiệp động mạch vành qua da dưới 
hướng dẫn của FFR kèm điều trị nội khoa tối ưu sẽ giúp 
giảm thiểu các biến cố tim mạch lớn đặc biệt là nhu 
cầu tái thông mạch vành cấp cứu [4]. Tác giả Phạm 
Mạnh Hùng nghiên cứu cho thấy ứng dụng kỹ thuật 
đo FFR vào điều trị làm giảm triệu chứng cơ năng và 
các biến cố tim mạch xảy ra là thấp trong thời gian 
theo dõi 6 tháng [14]. Từ khi ra đời, phân suất dự trữ 
lưu lượng vành FFR đã được kiểm chứng qua nhiều 
nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng như DEFER, 
FAME I, II,[2], [4], [11].
Với mục đích tìm hiểu giá trị của FFR, chúng 
tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu kết quả can 
thiệp động mạch vành dưới hướng dẫn của FFR” 
nhằm mục tiêu so sánh kết cục lâm sàng giữa hai 
nhóm điều trị các tổn thương hẹp động mạch vành 
mức độ trung gian được hướng dẫn bởi FFR.
78
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc có 
theo dõi và phân tích.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành tại 
khoa Cấp Cứu Tim Mạch Can Thiệp, Bệnh viện Trung 
ương Huế từ tháng 05/2016 đến tháng 05/2018, 
trên các đối tượng có hẹp ĐMV mức độ trung gian 
từ 50-70% đánh giá theo chụp ĐMV cản quang định 
lượng QCA.
- Sau khi đo FFR, các đối tượng nghiên cứu được 
chia thành 2 nhóm điều trị và theo dõi sau 12 tháng 
các biến cố tim mạch lớn (MACE): 
+ Nhóm điều trị nội khoa: Gồm những bệnh 
nhân có kết quả đo FFR > 0,80 tại vị trí hẹp ĐMV 
trung gian và được điều trị nội khoa
+ Nhóm điều trị can thiệp ĐMV qua da: Gồm 
những bệnh nhân, có kết quả đo FFR ≤ 0,8, được 
can thiệp ĐMV qua da và điều trị nội khoa tích cực.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & BÀN LUẬN
Có tổng cộng 69 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu với thời gian theo dõi 12 tháng
Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm N=69
Giới nam, n (%)
Tuổi (Min – Max)
44 (63,8%)
64,5 ± 13,0 (36 – 94)
Yếu tố nguy cơ tim mạch, n (%)
 Tăng huyết áp
 Đái tháo đường
 Rối loạn lipid máu
 Hút thuốc lá
 Tiền sử stent ĐMV
 BMI > 23
42 (60,9%)
12 (17,4%)
29 (42%)
16 (23,2%)
15 (21,7%)
28 (40,6%)
Đau thắt ngực ổn định
 CCS I
 CCS II
 CCS III
52 (75,4%)
23 (44,2%)
24 (46,2%)
5 (9,6%)
Điện tim
 Không biến đổi ST-T và không có QS 59 (85,5%)
Siêu âm tim
 Không rối loạn vận động vùng
 EF ≥ 50%
61 (88,4%)
65 (94,2%)
Phân bố tổn thương hẹp trung gian
 LAD
 LCx
 RCA
54,3%
22,9%
22,9%
Kiểu tổn thương hẹp trung gian
 Kiểu A
 Kiểu B
 Kiểu C
72,9%
24,3%
2,9%
QCA tổn thương hẹp trung gian
 % hẹp đường kính
 ĐK hẹp nhỏ nhất, mm
 ĐK tham chiếu, mm
 Chiều dài hẹp, mm
 Độ cân đối
Trung bình + SD
58,37 ± 7,82
1,19 ± 0,37
2,85 ± 0,62
10,43 ± 4,87
0,59 ± 0,28
Kết quả đo FFR trung bình (n=70)
 FFR ≤ 0,8
 FFR > 0,8
0,79 ± 0,12
40 (57,14%)
30 (42,86%)
79
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam giới 
chiếm đa số so với nữ. Độ tuổi trung bình của mẫu 
nghiên cứu là 65,4 ± 13,0. Tuổi, giới là 2 yếu tố nguy 
cơ không thay đổi được, làm dễ xuất hiện bệnh lý 
động mạch. Và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tăng thuận 
theo tuổi [8]. Kết quả của chúng tôi tương tự như 
các nghiên cứu của Huỳnh Trung Cang [5], Ngô 
Minh Hùng [7], Smits PC [9] và, tỷ lệ nam/nữ ghi 
nhận lần lượt là 2, 3,5.
Đánh giá các thông số đo đạc bằng phần mềm 
QCA, nhóm hẹp trung gian có kích thước trung bình 
là 58,37 ± 7,82 %, đường kính hẹp nhỏ nhất là 1,19 ± 
0,37 mm, với đường kính tham chiếu là 2,85 ± 0,62 
mm. Chiều dài đoạn thương tổn ghi nhận được là 
10,43 ± 4,87mm. Như vậy, kết quả này là phù hợp 
với hẹp ĐMV mức độ trung gian. Có tất cả 70 vị trí 
hẹp trung gian được đo FFR: 40 vị trí có FFR ≤ 0,80 
(57,14%) được chỉ định điều trị can thiệp; 30 vị trí có 
FFR > 0,80 (42,86%) được chỉ định điều trị nội khoa. 
Tỷ lệ FFR (+)/FFR (-) trong nghiên cứu của Huỳnh 
Trung Cang [5], Ben-Dor với cộng sự [3] và Sun LR 
(2015) [10] tỷ lệ này là 2,13 so với 0,58, 0,29.
Biểu đồ 1. Biểu đồ đường cong ROC kết quả FFR theo % độ hẹp đường kính
Điểm cắt AUC Độ nhạy Độ đặc hiệu p
> 55,62% (0,52 - 0,76) 0,65 75,0 60,0 <0,05
Nhìn chung, có sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác. Kết quả đều cho thấy 
hẹp theo giải phẫu không phản ảnh nhiều chức năng của đoạn hẹp đó, thậm chí nhiều nghiên cứu không thấy 
sự liên quan nào. Thế nên, chúng tôi tiếp tục phân tích khả năng chẩn đoán và dự báo giá trị FFR dựa trên 
điểm cắt của % hẹp ĐK. Kết quả cho thấy với điểm cắt hẹp ĐMV > 55,62% thì chẩn đoán FFR dương tính sẽ 
có độ nhạy 75% và độ đặc hiệu là 60%. Độ chính xác của phép chẩn đoán này nằm ở mức trung bình. Và với 
các trường hợp có độ hẹp > 55,62% thì khả năng dự báo FFR dương tính là gấp 7,5 (2,82 - 19,98) so với đối 
tượng ≤ 55,62%. Iguchi T và cộng sự đưa ra điểm cắt dự báo kết quả FFR dương tính là 48,99%, với AUC bằng 
0,54, độ nhạy là 51,4% và độ đặc hiệu là 69,% [6]. Nghiên cứu của Toth G và cộng sự (2014), kết quả điểm cắt 
dự báo FFR là 51,2% với độ nhạy là 57,9% và độ đặc hiệu là 70,8% [12].
Biểu đồ 2. Mối tương quan giữa kết quả FFR với % đường kính hẹp ĐK hẹp nhỏ nhất
80
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Phân tích cụ thể theo từng thông số của đoạn hẹp, chúng tôi nhận thấy ở nhóm FFR dương tính (FFR ≤ 
0,8) thì có độ hẹp nặng hơn so với nhóm FFR âm tính (FFR > 0,8). Sự khác biệt về % ĐK hẹp và ĐK hẹp nhỏ 
nhất giữa 2 nhóm FFR có ý nghĩa thống kê. Phân tích tương quan giữa độ hẹp giải phẫu và mức ảnh hưởng 
chức năng FFR: % hẹp đường kính có mối tương quan nghịch có ý nghĩa với r
s
= - 0,297 (p< 0,05) và ĐK hẹp 
nhỏ nhất có tương quan thuận với r
s
 = 0,360 (p< 0,05). Mặc dù vậy, mức độ tương quan này hoàn toàn không 
mạnh. Mối liên quan kém mạnh giữa hình thái và chức năng cũng được chứng minh trong nhiều nghiên cứu 
khác. Ben –Dor và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 185 đối tượng ở 205 vị trí có hẹp ĐMV từ 40 – 70%, thấy 
có sự tương quan có ý nghĩa và không mạnh của các thông số chiều dài (r= 0,43), đường kính hẹp (r= 0,25) và 
diện tích hẹp (r= -0,33) với kết quả FFR [3]. 
Biến cố tim mạch lớn trong quá trình theo dõi các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. Biến chứng trong quá trình đo FFR
Biến chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Không có 65 94,2
Chậm xoang 1 1,5
Block nhĩ thất thoáng qua 2 2,8
Hạ HA 1 1,5
Thủng thành tim 0 0
Bóc tách ĐMV 0 0
Về các biến chứng trong quá trình thủ thuật, chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp có nhịp chậm xoang 
chiếm 1,5% và 2 trường hợp có bloc nhĩ thất thoáng qua chiếm 2,8% và 1 trường hợp chiếm 1,5% là có hạ HA 
thoáng qua Hoàn toàn không có các biến cố như thủng cơ tim, bóc tác ĐMV. Những trường hợp BAV và hạ 
HA thoáng qua nhanh chóng phục hồi mà hoàn toàn không xảy ra biến cố. Cho đến hiện nay, chưa ghi nhận 
những biến chứng nặng nề liên quan đến việc đo FFR cũng như sử dụng Adenosine. 
Bảng 4. Các biến cố trong 12 tháng theo dõi
Biến cố
Nhóm
Nội khoa
(FFR > 0,8)
Can thiệp 
(FFR ≤ 0,8)
Liên quan đến 
điều trị
Tai biến mạch máu não 0 (0) 0 (0)
Xuất huyết tiêu hóa 1 (2,5) 0 (0)
Liên quan đến 
tiến triển bệnh
Đau ngực tái phát 1 (2,5) (CCS 2) 1 (3,3)
RL nhịp thất
1 (2,5)
(NTT thất lẻ tẻ)
0 (0)
MACE 0 (0) 0 (0)
Trong quá trình theo dõi 12 tháng, chúng tôi ghi 
nhận 2 ca đau ngực tái phát chia đều cho cả 2 nhóm 
với các tỷ lệ lần lượt là 2,5% và 3,3%. Có 1 trường 
hợp, tương ứng 2,5% trong nhóm điều trị nội khoa 
có NTT thất độ I theo Lown. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, không có bệnh nhân nào tử vong, NMCT 
tái phát hay tái can thiệp ĐMV. Sự khác biệt giữa hai 
nhóm là hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê. Như 
vậy, các biến cố trong quá trình theo dõi sau điều trị 
là rất thấp. Và tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi 
còn thấp nhiều so với các đồng nghiệp khác. Trên 
thế giới, thử nghiệm lâm sàng FAME-2 cho thấy sau 
khoảng thời gian theo dõi là 3 và 5 năm thì PCI dưới 
hướng dẫn của FFR có tỷ lệ MACE thấp hơn so với 
điều trị nội khoa đơn thuần, đặc biệt ở biến cố tái 
can thiệp mạch vành cấp cứu [15]. Như vậy rõ ràng 
kỹ thuật đo FFR cho đến bây giờ vẫn là an toàn cho 
áp dụng lâm sàng. Việc sử dụng Adenosine là an 
toàn cho đến liều tối đa.
4. KẾT LUẬN
- FFR là phương pháp hỗ trợ trong chỉ định can 
thiệp động mạch vành qua da, giúp giúp làm giảm 
chỉ định can thiệp qua đó giảm chi phí y tế và là thủ 
thuật an toàn cho bệnh nhân. 
- Can thiệp động mạch vành qua da ở những tổn 
thương hẹp trung gian dưới hướng dẫn của FFR giúp 
cải thiện các biến cố tim mạch cần được nghiên cứu 
sâu hơn và thực hiện thường quy ở các trung tâm 
can thiệp tim mạch.
81
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. Aijaz B, Bittner V (2012), „Coronary Heart Diseas: 
Risk, cardiology illustration“, Cardiology An illustrated 
Textbook, volume 1, pp.829 – 836
2. Bech GJ, De Bruyne B, Pijls NH, et al.(2001), “Frac-
tional flow reserve to determine the appropriateness of 
angioplasty in moderate coronary stenosis: a randomized 
trial”, Circulation, 103, pp.2928-34.
3. Ben-Dor I et al.(2012), “Intravascular ultrasound 
lumen area parameters for assessment of physiological 
ischemia by fractional flow reserve in intermediate cor-
onary artery stenosis”, Cardiovascular Revascularization 
Medicine, 13 (3), pp. 177-182
4. De Bruyne B, Pijls NHJ, et al.(2012), “Fractional flow 
reserve-guided PCI versus medical therapy in stable coro-
nary disease”, N Engl J Med , 367, pp:991-1001.
5. Huỳnh Trung Cang (2014), “ Nghiên cứu ứng dụng 
phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành trong can 
thiệp động mạch vành qua da”, Luận án Tiến sĩ Y học, ĐH Y 
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
6. Iguchi T et al. (2013), “Impact of lesion length on 
functional significance in intermediate coronary lesions”, 
Clin Cardiol, 36(3), pp.172-177
7. Ngô Minh Hùng (2016), “Nghiên cứu hẹp động 
mạch vành mức độ trung gian bằng siêu âm nội mạch và 
phân suất dự trữ lưu lượng vành ở bệnh nhân bệnh mạch 
vành mạn tính”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược Huế
8. Report From the American Heart Association”, Cir-
culation, 136 (9), pp.1459-1461
9. Smits PC et al. (2017), “Fractional Flow Reserve–
Guided Multivessel Angioplasty in Myocardial Infarction”, 
N Engl J Med, 376, pp.234-1244
10. Sun LR el al. (2015), “Factors influencing the func-
tional significance in intermediate coronary stenosis”, J 
Geriatr Cardiol, 12(2), pp.107–112
11. Tonino PA, De Bruyne B, Pijls NH, et al. (2009), “Frac-
tional flow reserve versus angiography for guiding percuta-
neous coronary intervention”, N Engl J Med, 360, pp.213–24.
12. Toth G et al. (2014), “Evolving concepts of angio-
gram: fractional flow reserve discordances in 4000 coro-
nary stenoses”, Eur Heart J, 35(40), pp. 2831-2838
13. WHO (2000), “The Asia Pacific perspective: Rede-
fining obesity and its treatment”, WHO edition
14. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang. (2014 ). 
“Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo áp lực trong lòng động 
mạch vành và dự trữ dòng chảy mạch vành bằng dây dẫn 
áp lực (Pressure Wire)”. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, Số 
68, 2014. 
15. Panagiotis X et al (2018). “Five-year outcome 
with PCI guided by fractional flow reserve”, NEJM. 
Online published.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ket_qua_can_thiep_dong_mach_vanh_duoi_huong_dan_c.pdf