Nghiên cứu hiệu quả điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung bằng chèn bóng lòng tử cung

Băng huyết sau sinh (BHSS) là nhân tố góp phần vào bệnh tật và tử vong mẹ, chiếm 31% tử

vong mẹ ở Việt Nam. Nguyên nhân thường gặp nhất của BHSS là đờ tử cung. Gần đây, chèn lòng tử cung bằng

bao cao su dường như là một công cụ hiệu quả trong xử trí BHSS không đáp ứng với điều trị nội khoa. Mục

tiêu: Đánh giá sự thành công của bóng chèn bao cao su làm ngừng chảy máu trong BHSS do đờ tử cung kháng

trị ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một

ống thông Nelaton số 16 có bao cao su được luồn vào lòng tử cung và được làm đầy với 200 đến 400 ml nước

muối sinh lý cho đến khi cầm máu. Bao cao su được lưu từ 6 đến 48 giờ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân

tích trên 32 bệnh nhân được thực hiện tại khoa phụ sản bệnh viện tỉnh Kon Tum từ tháng 1/2012 đến tháng

8/2016. Kết quả: 32 sản phụ, tuổi trung bình là 25,71 ± 6,45 tuổi. Có 29 bệnh nhân (90,62%) đáp ứng thành

công với điều trị chèn với bóng bao cao su. Ba bệnh nhân (9,37%) cần phải cắt tử cung để cầm máu. Kết luận:

Bóng chèn lòng tử cung bằng bao cao su là một phương pháp hiệu quả, an toàn và ít tốn kém trong việc kiểm

soát BHSS do đờ tử cung không đáp ứng với điều trị nội khoa.

pdf 6 trang kimcuc 6320
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiệu quả điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung bằng chèn bóng lòng tử cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiệu quả điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung bằng chèn bóng lòng tử cung

Nghiên cứu hiệu quả điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung bằng chèn bóng lòng tử cung
178
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BĂNG HUYẾT SAU SINH DO ĐỜ 
TỬ CUNG BẰNG CHÈN BÓNG LÒNG TỬ CUNG
 Nguyễn Gia Định1, Cao Ngọc Thành2
(1) Nghiên cứu sinh Chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế 
(2) Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Băng huyết sau sinh (BHSS) là nhân tố góp phần vào bệnh tật và tử vong mẹ, chiếm 31% tử 
vong mẹ ở Việt Nam. Nguyên nhân thường gặp nhất của BHSS là đờ tử cung. Gần đây, chèn lòng tử cung bằng 
bao cao su dường như là một công cụ hiệu quả trong xử trí BHSS không đáp ứng với điều trị nội khoa. Mục 
tiêu: Đánh giá sự thành công của bóng chèn bao cao su làm ngừng chảy máu trong BHSS do đờ tử cung kháng 
trị ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một 
ống thông Nelaton số 16 có bao cao su được luồn vào lòng tử cung và được làm đầy với 200 đến 400 ml nước 
muối sinh lý cho đến khi cầm máu. Bao cao su được lưu từ 6 đến 48 giờ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân 
tích trên 32 bệnh nhân được thực hiện tại khoa phụ sản bệnh viện tỉnh Kon Tum từ tháng 1/2012 đến tháng 
8/2016. Kết quả: 32 sản phụ, tuổi trung bình là 25,71 ± 6,45 tuổi. Có 29 bệnh nhân (90,62%) đáp ứng thành 
công với điều trị chèn với bóng bao cao su. Ba bệnh nhân (9,37%) cần phải cắt tử cung để cầm máu. Kết luận: 
Bóng chèn lòng tử cung bằng bao cao su là một phương pháp hiệu quả, an toàn và ít tốn kém trong việc kiểm 
soát BHSS do đờ tử cung không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Từ khóa: Băng huyết sau sinh
Abstract
TO EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF CONDOM BALLOON 
CATHETER IN TREATING INTRACTABLE POSTPARTUM 
HEMORRHAGE AT KONTUM PROVINCIAL HOSPITAL
 Nguyen Gia Dinh1, Cao Ngoc Thanh2
(1) PhD Students of Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(2) Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Postpartum hemorrhage (PPH) remains a significant contributor to maternal morbility and 
mortality and accounts for 31% of maternal death in Vietnam. The most common cause of PPH is uterine 
atony. Recently, uterine tamponade using intrauterine condom appears to be an effective tool in the 
management of intractable PPH. Objectives: To evaluate the success of condom as a tamponade to arrest 
intractable PPH due to uterine atony in patients not responding to medical management. Materials and 
Methods: The study was designed as a cross-sectional and descriptive, included 32 patients who underwent 
condom balloon tamponade at Kontum Provincial Hospital from 1/2012 to 8/2016. Results: 32 women (mean 
age 25.71 ± 6.45 years range, 16 - 39) underwent condom balloon tamponade for PPH controls. 29 patients 
(90.62%) successfully responded the tamponade therapy by the use of condom catheter. Three patients 
(9.37%) required hysterectomy. Conclusions: Condom catheter balloon effectively controls the intractable 
PPH due to uterine atony.
Key words: PPH (Pospartum hemorrhage), Tamponade, Condom catheter balloon, Uterine atony. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Băng huyết sau sinh (BHSS) là nguyên nhân hàng 
đầu dẫn đến tử vong mẹ và bệnh suất mẹ ở các nước 
đang phát triển và các nước đã phát triển [20]. Tại 
Việt Nam, theo nghiên cứu của Bộ Y Tế năm 2002 tại 
các tỉnh đại diện cho 7 vùng kinh tế nước ta, tử vong 
mẹ chung cho cả toàn quốc là 165/100.000 trường 
hợp sinh sống, trong đó BHSS chiếm tỷ lệ 31% các 
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Gia Định, email: bsdinhbvkt@gmail.com
- Ngày nhận bài: 18/10/2018; Ngày đồng ý đăng: 8/11/2018, Ngày xuất bản: 17/11/2018 
179
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
trường hợp tử vong [8].
Nhìn chung, có thể tóm tắt tất cả các can thiệp 
bảo tồn trong băng huyết sau sinh thành 4 loại thủ 
thuật: chèn bóng, các mũi khâu ép, làm thuyên tắc 
động mạch và cột thứ tự các mạch máu vùng chậu. 
Trong số các thủ thuật này, chèn bóng lòng tử cung 
có ưu điểm là đơn giản và an toàn, có thể thực 
hiện dễ dàng bởi cả các bác sỹ được huấn luyện tối 
thiểu và/hoặc ít kinh nghiệm. Hội Sản Phụ khoa Mỹ 
(ACOG) gợi ý rằng, chèn lòng tử cung có thể hiệu 
quả trong việc làm giảm chảy máu do đờ tử cung 
[2]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên đoàn Sản 
Phụ khoa Thế giới (FIGO), 2012, gợi ý nghiên cứu 
hiệu quả của chèn bóng lòng tử cung trong BHSS từ 
2012-2017 [3], [20].
Trần Thị Lợi, Nguyễn Thị Minh Tuyết đã nghiên 
cứu hiệu quả của chèn lòng tử cung điều trị BHSS 
bằng bóng Foley tại Bệnh viện Từ Dũ [8]; Hồ Xuân 
Tam, Trịnh Thị Hoài Xuân, Nguyễn Ngọc Hoàng Mai 
cũng đã nghiên cứu hiệu quả bóng chèn Foley tại 
bệnh viện Phú Yên [16]. Bệnh viện Hùng Vương và 
bệnh viện Từ Dũ đã đưa bóng chèn vào phác đồ điều 
trị BHSS [8]. 
Có nhiều loại bóng chèn, loại chuyên dụng 
cho tử cung như Bakri balloon, EbbTM balloon, BT-
Cath... [5], loại không chuyên dụng cho tử cung như 
sonde Senstaken-Blakemore, Rüsch balloon, Foley 
catheter, bóng tự tạo bọc đầu sonde bằng bao cao 
su (condom catheter balloon) hoặc sonde tự tạo 
bằng găng tay [1], [3], [4], [19]. Chúng tôi chọn bao 
cao su làm bóng chèn vì dễ tìm, giá thành thấp.
Có nhiều nghiên cứu về chèn bóng lòng tử cung 
trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu 
về vấn đề này, đặc biệt là về bóng chèn bao cao su. 
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu 
quả điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung 
bằng chèn bóng lòng tử cung” nhằm đánh giá tính 
hiệu quả và an toàn của phương pháp này. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng BHSS do nguyên nhân đờ tử cung, 
không đáp ứng với điều trị nội khoa tích cực và xoa 
đáy tử cung, được xử trí bằng chèn bóng bao cao su 
lòng tử cung tại Khoa Phụ sản Bệnh viện tỉnh Kon 
Tum từ tháng 01/2012 đến tháng 8/2016.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tuổi thai 28 đến 41 tuần tính theo ngày đầu kỳ 
kinh cuối hoặc theo siêu âm 3 tháng đầu.
- Đơn thai, song thai.
- Sinh đường âm đạo.
- Đã được điều trị nội khoa tích cực với các thuốc 
co hồi tử cung (Oxytocin, Ergometrine, Misoprostol) 
± Tranexamic acid.
- Đã thất bại với điều trị nội khoa tích cực và xoa 
đáy tử cung.
Tiêu chuẩn loại trừ
- BHSS sau mổ lấy thai.
- BHSS không do đờ tử cung như:
+ Tổn thương sinh dục: các vết rách âm hộ, âm 
đạo, cổ tử cung, khối máu tụ, vỡ tử cung.
+ Tổ chức nhau: nhau không bong, nhau cài răng 
lược.
+ Tử cung lộn lòng.
+ Thrombin: (rối loạn đông máu): dựa vào bệnh 
sử và các xét nghiệm khảo sát tình trạng đông 
máu gồm: công thức máu, PT, aPTT, đếm tiểu cầu, 
fibrinogen.
Quy trình chèn bóng (test chèn ép = tamponade 
test): 
- Điều kiện thực hiện: Sản phụ bị BHSS vẫn tiếp 
tục chảy máu mặc dù đã xoa ép tử cung và điều trị 
các thuốc co hồi tử cung theo phác đồ.
- Mô tả kỹ thuật: 
+ Bệnh nhân nằm tư thế sản phụ khoa.
+ Làm rỗng bàng quang bằng đặt thông tiểu 
Foley giữ lại và dẫn lưu liên tục.
+ Ống thông Nelaton số 16 vô khuẩn được luồn 
vào bên trong 2 bao cao su (dùng cả 2 bao lồng vào 
nhau để phòng rách thủng), cột lại cách đầu ống 
thông Nelaton 3 - 4 cm, gần với miệng bao cao su, 
với 1 sợi chỉ silk 2.0.
+ Đặt van âm đạo, bộc lộ cổ tử cung bằng kẹp 
hình tim.
+ Dùng kẹp hình tim, kẹp ống thông, đưa ống 
thông có bao cao su vào buồng tử cung, đầu ống 
thông đụng đáy tử cung. Bảo đảm rằng, toàn bộ 
bóng được luồn qua ống cổ tử cung và lỗ trong cổ 
tử cung. Lưu ý: chỗ cột chỉ ở gần miệng bao cao su 
phải nằm hoàn toàn trong lỗ trong cổ tử cung (tránh 
tụt bóng).
+ Gắn đuôi ống thông Nelaton vào bộ dây truyền 
dịch gắn với chai 500 ml NaCl 0,9% (chai NaCl 0,9% 
làm bằng nhựa dẻo).
+ Cho chảy nước muối sinh lý vào ống thông, đầu 
tiên bóp cho chảy nhanh 200 ml, sau đó điều chỉnh 
mỗi 50 ml, lượng nước từ 200 - 400 ml, tối đa 500 
ml.
+ Kiểm tra ống thông bằng cách quan sát thấy 
bóng căng trong đoạn dưới tử cung, hoặc kiểm tra 
bằng tay thấy bóng căng trong đoạn dưới tử cung.
+ Bóng được làm đầy dần dần và khi máu ngừng 
chảy qua cổ tử cung thấy được trong tầm nhìn, thì 
ngừng lại.
+ Gập lại ống thông và cột lại bằng chỉ silk 2.0 
nhằm làm cho dịch nước nuối không thể thoát ra và 
180
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
quan sát lượng máu ra từ lòng tử cung.
+ Chèn gạc âm đạo tránh tụt bóng.
+ Bóng chèn bao cao su được lưu 6 đến 48 giờ 
tùy thuộc mức độ nặng của mất máu.
+ Tiếp tục truyền Oxytocin trong 8 - 48 giờ để hỗ 
trợ tăng go.
+ Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
+ Sau khi hoàn thành thủ thuật, có thể đặt một 
túi đo máu dưới mông bệnh nhân để theo dõi tại 
phòng mổ.
Tiêu chuẩn đáp ứng điều trị:
Thành công: sau khi chèn bóng máu ngừng chảy 
từ buồng tử cung, các dấu hiệu sinh tồn ổn định cho 
đến khi tháo bóng chèn và bệnh nhân xuất viện.
Thất bại: được định nghĩa là phải chuyển sang can 
thiệp ngoại khoa khác như mở bụng (thực hiện mũi 
khâu chèn ép, cột động mạch tử cung), hoặc cắt tử cung.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng 
không nhóm chứng.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Tổng số trường hợp nghiên cứu (BHSS kháng trị) là 32 bệnh nhân.
Độ tuổi của thai phụ
Bảng 1. Độ tuổi của thai phụ
Tuổi Số lượng bệnh nhân %
Dưới 20 6 18,75
20-35 22 68,75
Trên 35 4 12,50
Tổng 32 100,0
Tuổi trung bình là 25,71 ± 6,45 tuổi, tuổi lớn nhất là 39 tuổi và tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi. Số bệnh nhân > 35 
tuổi là 4 trường hợp chiếm 12,50%, và số bệnh ≤ 35 tuổi là 28 trường hợp chiếm 87,50%.
Số lần sinh con
Bảng 2. Số lần sinh con
Số lần sinh Số lượng bệnh nhân %
Sinh lần thứ nhất 15 46,87
Sinh lần thứ hai 9 28,12
Sinh lần thứ ba 6 18,75
Sinh lần thứ tư 1 3,12
Sinh lần thứ năm 1 3,12
Số bệnh nhân sinh lần thứ nhất chiếm type lệ 46,87%, trường hợp sinh con thứ tư, thứ năm chiếm lỷ lệ 
3,12%.
Cân nặng trẻ sơ sinh: Dưới hoặc bằng 3.500g: 23 trường hợp, trên 3.500g: 9 trường hợp.
Số lượng thai: Đơn thai 30 trường hợp, song thai 2 trường hợp.
3.2. Hiệu quả của phương pháp bóng chèn bao cao su trong xử trí BHSS do đờ tử cung kháng trị
Thời gian làm thủ thuật: Trung bình là 13,4 ± 2,28 phút (từ 10 - 15 phút).
Thể tích dịch bơm vào bóng chèn lòng tử cung: Thể tích dịch bơm vào bóng chèn lòng tử cung trung bình 
là: 256,25 ± 48,77 ml. Thể tích ít nhất là 200 ml và thể tích lớn nhất là 400ml.
Thời gian lưu bóng chèn lòng tử cung: Thời gian lưu bòng chèn trong bình là 14 ± 6,83 giờ, ngắn nhất 1 
giờ, dài nhất 27 giờ.
Bảng 3. Phân bố thời gian lưu bóng chèn lòng tử cung
Thời gian Trường hợp %
< 6giờ 3 9,37
6 - 8 giờ 5 15,62
> 8 giờ 24 75,00
Có 75% trường hợp lưu bóng chèn trên 8 giờ.
Tỷ lệ thành công với bóng chèn lòng tử cung:
181
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Tỷ lệ thành công là 29/32 trường hợp (90,62%). 
Tỷ lệ thất bại: 3/32 trường hợp (9,37%). Cả 3 trường 
hợp thất bại đều chuyển mổ cắt tử cung. Không có 
biến chứng và tử vong.
4. BÀN LUẬN
- Nghiên cứu của chúng tôi gồm 32 trường hợp 
với độ tuổi trung bình là 25,71 ± 6,45 tuổi (16 - 39 
tuổi), so với Ferrazzani và cs. là 34,6 tuổi (26 - 46 
tuổi) [2]; so với Lohano và cộng sự là 26,4 ± 4,2 tuổi 
(18 - 35 tuổi) [7].
- Thời gian làm thủ thuật: Trung bình là 13,4 ± 
2,28 phút (từ 10 - 15 phút). Trong đó có một trường 
hợp làm trong thời gian 5 phút. So với Trần Thị Lợi 
và cộng sự (bóng Foley) là 14,5 ± 2,06 phút (10 - 17 
phút) [8]. Thời gian này phụ thuộc vào kỹ năng của 
người thực hiện và việc chuẩn bị dụng cụ. Matsubara 
cho rằng, thời gian này khoảng dưới 5 phút (bóng 
bao cao su) ở những bác sĩ có kinh nghiệm [9]. Tất 
nhiên, trong quá trình thực hiện chèn bóng vẫn tiếp 
tục điều trị nội khoa.
- Thể tích dịch bơm vào bóng chèn lòng tử cung 
trong nghiên cứu của chúng tôi là 256,25 ± 48,77 
ml. So với Trần Thị Lợi và cộng sự (sử dụng bóng 
Foley) là 130 - 200 ml [8]; Hồ Xuân Tam và cộng sự 
(bóng Foley) là 80 - 250 ml (trung bình 100 ml) [16]; 
Shagufta và cộng sự (bóng bao cao su) là 342,8 ml 
[15]; Ferrazzani và cộng sự (bóng Rüsch) là 318 ± 
163 ml [2]. Lưu ý rằng, Ferrazzani chèn bóng Rüsch 
thành công ở 31/39 bệnh nhân có tuổi thai từ 21- 42 
tuần, trong đó 9/10 (90%) trường hợp sinh đường 
âm đạo và 22/29 (75%) trường hợp mổ lấy thai; 
trong khi nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh nhân 
có tuổi thai từ trên 28 tuần cho đến đủ tháng (do 
nhiều bệnh nhân không nhớ ngày kinh cuối và/hoặc 
không siêu âm trong 3 tháng đầu). Theo Matsubara, 
bóng chèn bao cao su được bơm khoảng 200 – 400 
ml dịch nước muối sinh lý bằng cách dùng trọng lực 
sau khi ống thông được nối với dây truyền dịch, bơm 
cho đến khi sự chảy máu giảm đi hoặc ngừng lại [9]. 
Thể tích dịch bơm thay đổi có thể do đáp ứng của 
từng trường hợp cá biệt (tamponade test), đó là thể 
tích độc lập và đạt được điểm cuối là việc ngừng 
chảy máu về lâm sàng [4].
- Thời gian lưu bóng chèn lòng tử cung trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 14 ± 6,83 giờ, so với 
Trần Thị Lợi và cộng sự (bóng Foley) là 6 - 8 giờ [8]; 
Hồ Xuân Tam và cộng sự (bóng Foley) là 6 - 7 giờ 
[16]; Nahar và cộng sự (bóng bao cao su) là 24 - 48 
giờ [11]; Rathor và cộng sự (bóng bao cao su) là 8 - 
48 giờ [12] ; Ferrazzani và cộng sự (bóng Rüsch) là 
21,3 ± 10 giờ [2]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
những trường hợp lưu bóng < 6 giờ là những trường 
hợp thất bại. Thời gian lưu bóng chèn dài hay ngắn 
liên quan đến mức độ trầm trọng của sự mất máu 
lúc đầu, việc lo ngại về khả năng nhiễm khuẩn và 
khuyên rút bóng chèn trong giờ hành chính, tránh 
ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
- Không có trường hợp nào gặp tai biến hoặc 
nhiễm khuẩn trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp song 
thai, có tổng cân nặng thai lần lượt là 5.400g và 
5.700g và đều thất bại với việc đặt bóng chèn, có thể 
do thể tích lòng tử cung quá lớn. Điều này gợi ý chèn 
bóng ở song thai có tổng cân nặng ≥ 4.000g cần phải 
được cân nhắc. 
- Tỷ lệ thành công với bóng chèn lòng tử cung 
trong nghiên cứu của chúng tôi là 29/32 trường 
hợp (90,62%), phù hợp với các nghiên cứu khác. 
So với Trần Thị Lợi và cộng sự (bóng Foley) là 54/56 
(96,43%) [8]; so với Sayeba và cộng sự (bóng bao 
cao su) là 23/23 (100%) [14]; so với Shagufta và cộng 
sự (bóng bao cao su) là 96,2% [15]; so với Rathore 
và cộng sự (bóng bao cao su) là 94% [12]; so với 
Lohano và cộng sự (bóng bao cao su) là 126/139 
(90,4%) [7]; so với Maya và cộng sự (bóng bao cao 
su) là 3/3 trường hợp [10]; so với Kandeel và cộng 
sự (bóng bao cao su) là 28/28 (100%) trường hợp đờ 
tử cung sau sinh đường âm đạo và mổ lấy thai [6]; 
so với Nahar và cộng sự (bóng bao cao su) là 52/53 
(98,11%) [11]. Lưu ý rằng, nghiên cứu của Nahar và 
cộng sự có 53 trường hợp BHSS sớm trong đó có 51 
trường hợp BHSS do đờ tử cung và 2 trường hợp 
BHSS do nhau tiền đạo và cài răng lược [11].
- Tỷ lệ thất bại trong nghiên cứu của chúng tôi là 
3/32 trường hợp (9,37%). 
Đặc điểm của 3 trường hợp thất bại:
Trường hợp 1: Sản phụ 18 tuổi, con lần 1, song 
thai, tăng huyết áp. BHSS xảy ra ngay sau khi sổ bánh 
nhau chung do đờ tử cung, xoa đáy tử cung và điều 
trị nội tích cực không hiệu quả. Thể tích dịch bơm 
vào bóng chèn lòng tử cung là 350ml, chèn bóng 4 
giờ, lúc đầu cầm máu sau đó chảy lại nhiều, được 
hội chẩn chuyển mổ cắt tử cung. Tổng cân nặng 
của 2 thai là 5.400g (thai 1: 2.900g, thai 2: 2.500g). 
Nguyên nhân băng huyết được nghĩ là do chảy máu 
từ vị trí nhau bám và do tử cung go kém. Có thể do 
bóng chèn không chèn được hết các vị trí chảy máu 
trong lòng tử cung. 
Trường hợp 2: Sản phụ 26 tuổi, con lần 2, song 
thai. BHSS xảy ra ngay sau khi sổ bánh nhau chung 
do đờ tử cung, xoa đáy tử cung và điều trị nội tích 
cực không hiệu quả. Thể tích dịch bơm vào bóng 
chèn lòng tử cung là 300ml, chèn bóng 1 giờ, lúc 
đầu cầm máu sau đó chảy lại nhiều, được hội chẩn 
chuyển mổ cắt tử cung. Tổng cân nặng của 2 thai là 
182
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Kiểm tra 
lượng máu mất 
ở cổ tử cung 
và kênh dẫn lưu 
(nếu có kênh dẫn lưu) 
Thêm 50 ml 
Chảy máu 
đang tiếp 
diễn? 
Tamponade test 
DƯƠNG TÍNH 
Tamponade test 
ÂM TÍNH 
Thể tích bóng 
khuyến cáo có 
đạt được 
không? 
Bơm lần đầu 
200 ml nước muối 
đẳng trương (NaCl 0,9%) 
5.700g (thai 1: 2.900g, thai 2: 2.800g). Nguyên nhân 
băng huyết được nghĩ là do chảy máu từ vị trí nhau 
bám và do tử cung go kém. Có thể do bóng chèn 
không chèn được hết các vị trí chảy máu trong lòng 
tử cung. 
Trường hợp 3: Sản phụ 36 tuổi, con lần 2 (PARA 
1031), có 2 lần hút điều hòa kinh nguyệt, 1 lần sẩy, 
tiền sử BHSS; cân nặng thai < 3.500g. Các xét nghiệm 
đông máu trong giới hạn bình thường. BHSS giờ thứ 
3. Thể tích dịch bơm vào bóng chèn lòng tử cung là 
400ml, chèn bóng 3 giờ, lúc đầu ngừng chảy máu, 
sau đó chảy lại nhiều, được hội chẩn chuyển mổ cắt 
tử cung. Nguyên nhân băng huyết được nghĩ là do 
có các yếu tố nguy cơ như tiền sử BHSS và những 
lần hút nạo. Ngoài ra, có thể do thời gian từ khi có 
chẩn đoán và điều trị cho đến khi chèn bóng khá lâu 
(sau 3 giờ).
Thời gian từ khi chẩn đoán BHSS và xoa ép tử 
cung và điều trị nội khoa tích cực cho đến khi thực 
hiện can thiệp là quan trọng [17]. Theo Trần Thị Lợi, 
sau khi chẩn đoán BHSS, xoa ép đáy tử cung bằng 
hai tay kết hợp các thuốc điều trị nội khoa. Nếu sau 
các bước trên, máu vẫn tiếp tục chảy ra âm đạo, sẽ 
thực hiện bóng chèn lòng tử cung [8]. 
Do bóng chèn bao cao su không có kênh dẫn lưu 
từ buồng tử cung như các bóng chuyên dụng như 
bóng Bakri [4], cho phép đánh giá thời gian thật của 
việc chảy máu đang tiếp tục phía trên mức của đầu 
bóng (buld) và có thể phòng ngừa việc điều trị chậm 
trễ [13]. Do đó, sau khi chèn bóng bao cao su cần 
theo dõi sát bệnh nhân về tổng trạng, các dấu hiệu 
sinh tồn, kể cả chỉ số sốc (shock index - SI = nhịp tim/
huyết áp tâm thu, bình thường SI = 0,5 - 0,7; nếu ≥ 
1 cần can thiệp nhanh) [18], có thể theo dõi thêm 
bằng siêu âm để phát hiện kịp thời các trường hợp 
chảy máu ẩn trong buồng tử cung. 
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 32 trường hợp bóng chèn lòng 
tử cung bằng bao cao su điều trị băng huyết sau sinh 
đường âm đạo do đờ tử cung kháng trị với điều trị 
nội khoa, chúng tôi rút ra các kết luận sau.
Tỷ lệ thành công của phương pháp bóng chèn 
lòng tử cung là 90,62% (29/32 trường hợp). Thời 
gian thực hiện là 13,4 ± 2,28 phút (từ 10 - 15 phút). 
Thể tích dịch bơm vào bóng chèn lòng tử cung là 
256,25 ± 48,77 ml. Thời gian lưu bóng chèn lòng tử 
cung là 14 ± 6,83 giờ. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi không có trường hợp nào gặp tai biến trong quá 
trình nghiên cứu. 
PHỤ LỤC
Không
Không Có
Có
Hình 1. Phương pháp chèn liên quan với test chèn ép trong xử trí BHSS. Nguồn: A Comprehensive 
Textbook of Postpartum Hemorrhage, 2nd Edition.
183
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danso D and Reginald P. W. (2012), “Internal Uterine 
Tamponade”. A Comprehensive Textbook of Postpartum 
Hemorrhage, 2nd Edition, eds. Arulkumaran Sabaratnam, 
Mahantest Karoshi, L.G. Keith, A.B. Lalonde & C.B-Lynch, 
Sapiens Publishing, United Kingdom, pp.377-380.
2. Ferrazzani S., Percelli A., Piscicelli C., De Carolis 
S., (2012), “Balloon Internal Uterine Tamponade: 
Experience with 39 Patients from a Single Institution”. A 
Comprehensive Textbook of Postpartum Hemorrhage, 
2nd Edition, eds. Arulkumaran Sabaratnam, Mahantest 
Karoshi, L.G. Keith, A.B. Lalonde & C.B-Lynch, Sapiens 
Publishing, United Kingdom, pp.381-386.
3. FIGO (2012). “FIGO GUIDELINES Prevention and 
treatmen of postpartum hemorrhage in low-resource 
settings”. International Journal of Gynecology and 
Obstetrics 117 (2012) 108-118.
4. Georgiou C. Balloon tamponade in the 
management of postpartum haemorrhage: a review. 
BJOG, 2009 May;116(6):748-57. doi: 10.1111/J.1471-
0528.2009.02113.x.
5. Georgiou C., (2012). “Intraluminal Pressure 
Readings whilst Achieving a Positive “Tamponade Test” 
in the Management of Postpartum Hemorrhage”. A 
Comprehensive Textbook of Postpartum Hemorrhage, 
2nd Edition, eds. Arulkumaran Sabaratnam, Mahantest 
Karoshi, L.G. Keith, A.B. Lalonde & C.B-Lynch, Sapiens 
Publishing, United Kingdom, pp.369-376.
6. Kandeel M, Sanad Z, Ellakwa H, El Halaby A, Rezk 
M, Saif L, “Management of postpartum hemorrhage with 
intrauterine balloon tamponade using a condom catheter 
in an Egyptian setting”, Int J Gynaecol Obstet. 2016 
Dec;135(3):272-275. doi: 10.1016/j.ijgo.2016.06.018. 
Epub 2016 Aug 21.
7. Lohano R, Haq G, Kazi S, Sheikh S, “Intrauterine 
balloon tamponade for the control of postpartum 
haemorrhage”, J Pak Med Assoc. 2016 Jan;66(1):22-6.
8. Trần Thị Lợi, Nguyễn Thị Minh Tuyết (2009), “Hiệu 
quả của bóng chèn lòng tử cung điều trị BHSS”, Hội nghị 
Sản Phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á- Thái bình dương lần thứ 
IX, tr.35 - 42.
9. Matsubara S. “Available hemostatic measures for 
postpartum hemorrhage in rural settings”. Rural and 
Remote Health 12: 2248. (Online) 2012. Available: http://
www.rrh.org.au.
10. Maya ET, Buntugu KA, Aki L, Srofenyoh EK, 
“Condom tamponade in the Management of Primary 
Postpartum Haemorrhage: A Report of three cases in 
Ghana”, Afr J Reprod Health. 2015 Sep;19(3):151-7.
11. Nahar N, Yusuf N, Ashraf F, “Roll of intra uterine 
balloon catheter in controlling massive PPH: Experience 
in Rajshahi Medical College Hospital”. The ORION Medical 
Journal 2009 Sep;32 (3):682-683.
12. Rathore, A. M., Gupta, S., Manaktala, U., Gupta, 
S., Dubey, C. and Khan, M. (2012), “Uterine tamponade 
using condom catheter balloon in the management of 
non-traumatic postpartum hemorrhage”. Journal of 
Obstetrics and Gynaecology Research, 38: 1162-1167. doi: 
10.1111/j.1447-0756.2011.01843.x
13. Rishard MR, Galgomuwa GV, Gunawardane K. 
(2013). “Improvised condom catheter with a draining 
channel for management of atonic postpartum 
haemorrhage”, Ceylon Med J. 2013 Sep;58(3):124-5. doi: 
10.4048/cmj.v58i.4651.
14. Sayeba A, M Rashida Begum, Zakia K, et al. “Use 
of condom to control massive postpartum hemorrhage”. 
MedGenMed Ob/Gyn & Women’s Health 2003;13:23-27.
15. Shagufta Yasmeen Rather, Afshan Qadir, Shagufta 
Parveen, Farhat Jabeen, “Use of Condom to Control 
Intractable PPH”. JK SCIENCE, Vol. 12 No.3- September 2010.
16. Hồ Xuân Tam, Trịnh Thị Hoài Xuân, Nguyễn Ngọc 
Hoàng Mai (2014), “Nghiên cứu áp dụng bóng chèn lòng 
tử cung trong dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh tại 
bệnh viện Sản Nhi Phú Yên năm 2013”, Tạp chí Phụ Sản -12 
(1), 50-53, 2014.
17. Lê Quang Thanh (2011), “Kinh nghiệm điều trị 
BHSS tại Bệnh viện Từ Dũ”. Trong: Chia sẻ kinh nghiệm xử 
trí băng huyết sau sinh tại các bệnh viện sản TP. HCM, Hội 
nghị 25/9/2011.
18. Lê Minh Toàn (2014), “Xử trí băng huyết sau sinh”, 
Tài liệu khoa học Hội nghị Phụ Sản Miền Trung mở rộng- 
lần thứ V ngày 24/7/2014, tr.28 - 35.
19. Trương Quang Vinh, Văn Thị Kim Huệ, Trần Thế 
Bình, Võ Xuân Phúc (2010), “Điều trị băng huyết sau sinh”, 
Tạp chí Phụ Sản- 08 (1),17-25, 2010.
20. WHO (2012). “WHO recommendations for the 
prevention and treatment of postpartum haemorrhage”.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_dieu_tri_bang_huyet_sau_sinh_do_do_tu_cu.pdf