Nghiên cứu giá trị của phối hợp thang điểm hap và Bisap trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp (VTC) là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, thường xảy ra đột ngột với

những triệu chứng lâm sàng đa dạng, biến chứng suy đa tạng nặng nề và tỉ lệ tử vong cao. Mục tiêu: Khảo sát

giá trị của phối hợp thang điểm HAP và BISAP trong đánh giá mức độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn

Atlanta hiệu chỉnh 2012. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 75 bệnh nhân viêm tụy cấp nhập viện điều

trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3/2017 đến tháng 7/2018; thang điểm HAP và BISAP được đánh giá

trong vòng 24 giờ đầu. Phân độ nặng của VTC theo tiêu chuẩn Atlanta hiệu chỉnh năm 2012. Kết quả: Trong 75

bệnh nhân khi phối hợp thang điểm HAP và BISAP trong dự đoán mức độ nặng của viêm tụy cấp có diện

tích dưới đường cong ROC là 0,923 với độ nhạy là 66,7%; độ đặc hiệu là 97,1%; giá trị tiên đoán dương

là 66,7%; giá trị tiên đoán âm là 97,1%. Kết luận: Phối hợp hai thang điểm HAP và BISAP giúp làm tăng độ

nhạy, giá trị tiên đoán âm và giá trị tiên lượng mức độ nặng viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta 2012 cao

hơn nhiều so với từng thang điểm riêng lẻ.

pdf 5 trang kimcuc 3300
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giá trị của phối hợp thang điểm hap và Bisap trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giá trị của phối hợp thang điểm hap và Bisap trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp

Nghiên cứu giá trị của phối hợp thang điểm hap và Bisap trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp
96
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA PHỐI HỢP THANG ĐIỂM HAP VÀ BISAP 
TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỘ NẶNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP
 Lê Thị Ngọc Sương1, Trần Phạm Chí1, Trần Văn Huy2 
(1) Bệnh Viện Trung ương Huế; (2) Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp (VTC) là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, thường xảy ra đột ngột với 
những triệu chứng lâm sàng đa dạng, biến chứng suy đa tạng nặng nề và tỉ lệ tử vong cao. Mục tiêu: Khảo sát 
giá trị của phối hợp thang điểm HAP và BISAP trong đánh giá mức độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn 
Atlanta hiệu chỉnh 2012. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 75 bệnh nhân viêm tụy cấp nhập viện điều 
trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3/2017 đến tháng 7/2018; thang điểm HAP và BISAP được đánh giá 
trong vòng 24 giờ đầu. Phân độ nặng của VTC theo tiêu chuẩn Atlanta hiệu chỉnh năm 2012. Kết quả: Trong 75 
bệnh nhân khi phối hợp thang điểm HAP và BISAP trong dự đoán mức độ nặng của viêm tụy cấp có diện 
tích dưới đường cong ROC là 0,923 với độ nhạy là 66,7%; độ đặc hiệu là 97,1%; giá trị tiên đoán dương 
là 66,7%; giá trị tiên đoán âm là 97,1%. Kết luận: Phối hợp hai thang điểm HAP và BISAP giúp làm tăng độ 
nhạy, giá trị tiên đoán âm và giá trị tiên lượng mức độ nặng viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta 2012 cao 
hơn nhiều so với từng thang điểm riêng lẻ.
Từ khóa: HAP, BISAP, viêm tụy cấp, dự báo độ nặng
Abstract
VALUE OF COMBINATION OF HAP SCORE AND BISAP SCORE IN 
PREDICTING SEVERITY IN PATIENTS OF ACUTE PANCREATITIS
Le Thi Ngoc Suong1, Tran Pham Chi1, Tran Van Huy2 
 (1) Hue Central Hospital; 
(2) Dept. Internal Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital, Hue University
Acute pancreatitis (AP) is an acute inflammation of the pancreas, usually occurs suddenly with a variety of 
clinical symptoms, complications of multiple organ failure and high mortality rates. Objectives: To determine 
the value of combination of HAP score and BISAP score in predicting the severity of acute pancreatitis of the 
Atlanta 2012 Classification. Patients and Methods: 75 patients of acute pancreatitis hospitalized at Hue 
Central Hospital between March 2017 and July 2018; HAP and BISHAP score is calculated within the first 
24 hours. The severity of AP was classified by the revised Atlanta criteria 2012. Results: When combining the 
HAP and BISAP scores in predicting the severity of acute pancreatitis, the area under the ROC curve was 0,923 
with sensitivity value was 66.7%, specificity value was 97.1%; positive predictive value was 66.7%, negative 
predictive value was 97.1%. Conclusion: The combination of HAP and BISAP scores increased the sensitivity, 
predictive value, and prognostic value in predicting the severity of acute pancreatitis of the revised Atlanta 2012 
classification in compare to each single scores. 
Key words: HAPscore, BISAP score, acute pancreatitis, predicting severity.
Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Huy, email: bstranvanhuy@gmail.com DOI: 10.34071/jmp.2019.1.15
Ngày nhận bài: 5/12/2018, Ngày đồng ý đăng: 14/2/2019; Ngày xuất bản: 25/2/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tụy cấp là một quá trình tổn thương cấp 
tính của tụy, thường xảy ra đột ngột với các biến 
chứng suy đa tạng nặng nề, tỉ lệ tử vong cao [11]. 
Việc sớm nhận biết được khả năng diễn tiến của 
viêm tụy cấp nặng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 
Nhu cầu cấp thiết hiện nay cần có một hệ thống 
phân loại có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng rộng 
rãi trên lâm sàng và đạt sự thống nhất. Việc phối 
hợp hai thang điểm HAP và BISAP hứa hẹn sẽ cho độ 
chính xác và hiệu quả tiên lượng tốt hơn, dự đoán 
độ nặng nguy cơ tử vong trên bệnh nhân viêm tụy 
cấp. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên 
cứu giá trị của phối hợp thang điểm HAP và BISAP 
trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp” 
với mục tiêu: 
(1) Xác định trị số của thang điểm HAP và BISAP 
ở bệnh nhân viêm tụy cấp; (2) Khảo sát giá trị của 
phối hợp thang điểm HAP và BISAP trong tiên lượng 
mức độ nặng của viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn 
Atlanta 2012.
97
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên 75 bệnh nhân viêm tụy cấp điều 
trị tại Khoa hồi sức cấp cứu, khoa Nội, Ngoại Tiêu 
hóa Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3/2017 đến 
7/2018.
2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Chẩn đoán xác định viêm tụy cấp khi có ít nhất 
2/3 dấu hiệu sau:
- Đau bụng gợi ý viêm tụy cấp.
- Amylase huyết thanh hoặc lipase máu tăng ≥ 3 
lần giới hạn bình thường, với ngưỡng bình thường 
trên của Amylase là 100 U/L và Lipase là 90 U/L.
- Chụp CLVT bụng, MRI hoặc siêu âm bụng có 
hình ảnh đặc trưng của viêm tụy cấp [13].
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Tiền căn bệnh lý nội khoa nặng trước đó.
- Đợt cấp của viêm tụy mạn.
- Các trường hợp tăng Amylase huyết thanh, 
nước tiểu nhưng không phải VTC.
- Các BN nhập viện quá 72 giờ và bệnh nhân 
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả có phân tích, theo dõi lâm 
sàng.
- Tiến hành các xét nghiệm: công thức máu, 
amylase máu, lipase máu, urê, creatinine máu, 
Triglycerid máu, khí máu động mạch, XQuang phổi, 
siêu âm bụng, CLVT bụng.
- Đánh giá độ nặng của viêm tụy cấp theo thang 
điểm HAP và BISAP.
Bảng 2.1. Thang điểm BISAP [14]
Các thông số Điểm
BUN > 25 mg/dl 1
Rối loạn tri giác (Điểm Glasgow < 15) 1
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) 1
Tuổi > 60 1
Tràn dịch màng phổi phát hiện bằng hình ảnh (X Quang phổi, siêu âm bụng, CLVT) 1
Tổng 5
Thang điểm được đánh giá trong vòng 24 giờ từ 
khi khởi phát bệnh. 
Tổng số điểm BISAP 0-5 điểm. 
 ≥ 3 điểm: Viêm tụy cấp nặng
* Thang điểm HAP
Thang điểm HAP được đánh giá trong 30 phút 
đầu khi thăm khám [8], [10].
Điểm HAP (+) khi có đủ cả 3 tiêu chuẩn sau: 
- Không có đề kháng thành bụng và
- Hematocrit < 43% (nam) và < 39,6% (nữ) và
- Creatinine ≤ 2 mg% (hoặc 176,8 µmol/L) lúc 
nhập viện.
Điểm HAP (-) khi không có đủ 3 tiêu chuẩn trên.
* Phân loại Atlanta hiệu chỉnh 2012
VTC nhẹ:
- Không suy tạng và
- Không biến chứng tại chỗ và
- Không biến chứng toàn thân
VTC tương đối nặng:
- Suy tạng thoáng qua (hồi phục trong vòng 48 
giờ), hoặc
- Biến chứng tại chỗ không có suy tạng kéo dài, hoặc
- Biến chứng toàn thân không có suy tạng kéo dài
VTC nặng:
- Suy tạng kéo dài (> 48 giờ), suy một tạng, suy 
đa tạng [7], [9].
Bảng 2.2. Thang điểm Marshall hiệu chỉnh về suy tạng [6]
Cơ quan
Điểm
0 1 2 3 4
Hô hấp (PaO
2
/FiO
2
) > 400 301 - 400 201-300 101 - 200 < 101
Thận:
Creatinin máu (µmol/l)
Creatinin máu (mg/dl)
< 134
< 1,4
134 - 169
1,4 - 1,8
170 - 310
1,9 - 3,6
311 - 439
3,6 - 4,9
> 439
> 4,9
Tim mạch (HATT, 
mmHg), không vận mạch
> 90
< 90, đáp 
ứng dịch
< 90, không 
đáp ứng dịch
< 90,
pH < 7,3
< 90,
pH < 7,2
98
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0, Microsoft office Excel 2013 và Medcalc 15.8.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm chung n=75
Tuổi trung bình 50,32 ± 18,619
Giới (nam/nữ) 64%/36%
Nguyên nhân (sỏi mật/rượu/rượu + sỏi mật/Tăng 
trigkycerid/rượu + tăng triglycerid)
14,7%/29,3%/2,7%/4%/1,3%
Biến chứng tại chỗ (tụ dịch quanh tụy/hoại tử cấp/nang 
giả tụy)
26,7%/5,3%/2,7%
Tiến triển lâm sàng (khỏi hoàn toàn/có biến chứng/tử 
vong)
82,7%/12%/5,3%
Nhận xét:
- Tỉ lệ bệnh nhân nam giới bị VTC cao gần gấp đôi nữ (64 % so với 36%).
- VTC do rượu là nguyên nhân chủ yếu (29,3%), tiếp theo là VTC do sỏi chiếm 14,7% và tăng Triglyceride 
máu (4%).
- Biến chứng tụ dịch quanh tụy là biến chứng thường gặp nhất chiếm 26,7%; biến chứng nang giả tụy và 
hoại tử cấp chiếm tỉ lệ thấp hơn (2,7% và 5,3%).
- Tỷ lệ bệnh nhân khỏi hoàn toàn có tỉ lệ cao nhất với 62 trường hợp (82,7%), 4 trường hợp tử vong chiếm 
tỉ lệ thấp nhất với 5,3%
Bảng 3.2. Giá trị thang điểm HAP trong đánh giá VTC không nặng
Đặc 
điểm
Điểm 
cắt
AUC
Khoảng tin 
cậy 95%
Độ nhạy
(KTC 95%)
Độ đặc hiệu
(KTC 95%)
PPV NPV p
Giá trị 3 0,890 0,797 - 0,951
62,32
(49,8 -73,7)
100
(54,1 - 100)
100,0 18,7 < 0,001
Nhận xét: Giá trị điểm cắt thang điểm HAP trong tiên lượng VTC không nặng là 3 (có HAP) với diện tích 
dưới đường cong ROC (AUC) là 0,890, có giá trị tiên lượng tốt với độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương (PPV) 
rất cao đều 100%, trong khi độ nhạy và giá trị tiên đoán âm (NPV) khá thấp.
Bảng 3.3. Giá trị thang điểm BISAP trong đánh giá độ nặng VTC
Đặc 
điểm
Điểm 
cắt
AUC
Khoảng tin 
cậy 95%
Độ nhạy
(KTC 95%)
Độ đặc hiệu
(KTC 95%)
PPV NPV p
Giá trị 3 0,877 0,781 - 0,941
66,67
(22,3 - 95,7)
97,1
(89,9 - 99,6)
66,67 97,1 < 0,001
Nhận xét: Giá trị điểm cắt để tiên lượng VTC nặng là 3, giá trị tiên lượng rất tốt vì diện tích dưới đường 
cong ROC là 0,877 với độ nhạy là 66,67%, độ đặc hiệu là 97,1%, giá trị tiên đoán dương là 66,67%, giá trị tiên 
đoán âm là 97,1%.
Bảng 3.4. Giá trị của thang điểm HAP phối hợp thang điểm BISAP trong tiên lượng mức độ nặng VTC
Đặc 
điểm
AUC
Khoảng tin 
cậy 95%
Độ nhạy
(KTC 95%)
Độ đặc hiệu
(KTC 95%)
PPV NPV P
Giá trị 0,923 0,837 - 0,972
66,67
(22,3 - 95,7)
97,10
(89,9 - 99,6)
66,7 97,1 < 0,001
Nhận xét: Giá trị điểm cắt là HAP (-) và BISAP ≥ 3 trong tiên lượng độ nặng VTC có giá trị tiên lượng rất tốt 
vì diện tích dưới đường cong ROC là 0,923 với độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 66,67% và 97,1%, có ý nghĩa 
thống kê
99
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
4. BÀN LUẬN
Theo kết quả ở bảng 3.1 tuổi trung bình trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 50,32 ± 18,619 tuổi. Kết 
quả này tương tự Hà Mạnh Hùng (2010) tại Hà Nội 
ghi nhận tuổi trung bình là 50,9 ± 13,8 [2]; nghiên 
cứu Trương Xuân Long (2017) thực hiện tại BV 
trường Đại học Y Dược Huế với tuổi trung bình là 
50,1 ± 14,9 [4].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, VTC xảy ra ở nam 
giới là 64% cao gần gấp đôi so với nữ giới 36%. Kết 
quả nghiên cứu này tương đồng với nhiều nghiên 
cứu ở Việt Nam và trên thế giới: Trương Xuân Long 
(2017) cho kết quả 74,4% nam cao gấp 3 lần so với 
nữ là 25,6% [4]. Kết quả nghiên cứu của Sharma V, 
Rana S và CS (2015) ghi nhận tỉ lệ nam chiếm 61,9% 
cao hơn nhiều so với nữ là 38,1% [12].
Nguyên nhân gây viêm tụy cấp chủ yếu là do 
rượu chiếm 29,3%, tiếp theo là nguyên nhân do sỏi 
mật với 14,7%, và tăng triglyceride máu (4%). Ở Việt 
Nam, nghiên cứu của Vũ Quốc Bảo tại BV Nhân dân 
Gia Định thì VTC do rượu là nguyên nhân chiếm đa 
số với 37,8%; tiếp theo là do sỏi mật với 36,59% [1]. 
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trong 75 BN 
viêm tụy cấp thì có 25 bệnh nhân có biến chứng tại 
chỗ, trong đó có 20 bệnh nhân có biến chứng tụ 
dịch quanh tụy chiếm 26,7%, biến chứng hoại tử 
tụy và nang giả tụy chiếm tỉ lệ thấp lần lượt là 5,3% 
và 2,7%. 
Một số nghiên cứu trong nước ghi nhận tỉ lệ 
biến chứng tại chỗ của bệnh nhân VTC cao hơn 
so với nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của 
Nguyễn Việt Hùng (2008) cho thấy tỉ lệ biến chứng 
tại chỗ chiếm tới 62,6%, trong đó hoại tử tụy là 
41,3%, nang giả tụy là 16%, biến chứng chảy máu ổ 
bụng và áp xe tụy chiếm tỉ lệ thấp [3]. Nghiên cứu 
của Lê Thị Bảo Ngọc (2015) cho kết quả có 13,21% 
BN có biến chứng tụ dịch quanh tụy cấp, 11,32% BN 
có biến chứng nang giả tụy, biến chứng hoại tử tụy 
5,66% [5].
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 94,7% bệnh 
nhân có tiến triển lâm sàng tốt và có 5,3% bệnh nhân 
tử vong. Tỉ lệ tử vong trong nhóm bệnh nhân VTC nặng 
theo phân loại Atlanta 2012 khá cao chiếm tới 66,7%. 
Nghiên cứu của Lê Thị Bảo Ngọc ghi nhận 3,77% 
bệnh nhân tử vong do VTC, riêng nhóm bệnh nhân 
VTC nặng có tỉ lệ tử vong là 50% [13]. Tương tự, 
nghiên cứu của Vũ Quốc Bảo năm 2013 tại BV Nhân 
Dân Gia Định có tỉ lệ tử vong do VTC là 3,7% [1]. Kết 
quả ở bảng 3.2 cho thấy giá trị điểm cắt của thang 
điểm HAP trong tiên lượng VTC không nặng theo 
tiêu chuẩn Atlanta 2012 là 3, có giá trị tiên lượng tốt 
vì diện tích dưới đường cong ROC trong tiên lượng 
VTC không nặng là 0,890 (KTC 95%, 0,797 - 0,951) 
với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, 
giá trị tiên đoán âm lần lượt là 62,32%; 100%; 100%; 
18,75%, có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết quả này 
tương tự với nghiên cứu của tác giả Sharma M và 
CS tại Ấn độ với diện tích dưới đường cong ROC của 
thang điểm HAP trong tiên lượng VTC không nặng là 
0,848 (KTC 95%,76,9 - 92,7) có giá trị tiên lượng tốt 
với độ nhạy là 76% (KTC 95%: 66 - 86); độ đặc hiệu 
85% (KTC 95%: 78-96), giá trị tiên đoán dương 93% 
(KTC 95%: 88 - 98), giá trị tiên đoán âm 56,6% (KTC: 
95%: 45 - 73) [12]. 
Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy giá trị điểm cắt của 
thang điểm BISAP trong tiên lượng mức độ nặng của 
VTC là 3, diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là 
0,877 (KTC 95%, 0,781 - 0,941) có giá trị tiên lượng 
tốt đối với bệnh nhân VTC nặng theo tiêu chuẩn 
Atlanta 2012 với độ nhạy 66,7%, độ đặc hiệu là 
97,1%, giá trị tiên đoán dương là 66,7% và giá trị tiên 
đoán âm là 97,1%, có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá giống với kết 
quả nghiên cứu của Vũ Quốc Bảo tại thành phố Hồ 
Chí Minh. Theo đó với giá trị điểm cắt là 3 thì diện tích 
dưới đường cong ROC của thang điểm BISAP trong 
tiên lượng mức độ nặng VTC là 0,83 (KTC 95%, 0,62 
- 1,00) với độ nhạy là 66,7%, độ đặc hiệu là 98,68%, 
giá trị tiên đoán dương là 80% và giá trị tiên đoán âm 
là 97,4% [1]. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, diện tích dưới 
đường cong ROC của phối hợp thang điểm HAP và 
BISAP trong tiên lượng mức độ nặng VTC là 0,923. 
Chúng tôi chọn đồng thời bệnh nhân VTC có điểm 
HAP (-) và BISAP ≥ 3 để tiên lượng VTC nặng theo 
tiêu chuẩn Atlanta hiệu chỉnh năm 2012, theo đó độ 
nhạy của thang điểm là 66,7%, độ đặc hiệu là 97,1%, 
giá trị tiên đoán dương là 66,7%, giá trị tiên đoán âm 
là 97,1%. Như vậy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm 
khi phối hợp hai thang điểm này rất cao. Thang điểm 
HAP và BISAP đều là hai thang điểm tiên lượng, một 
thang điểm tiên lượng VTC không nặng và một là 
VTC nặng và đều sử dụng những chỉ số đơn giản, 
ít tốn thời gian để đánh giá mức độ. Như vậy việc 
phối hợp cả hai thang điểm trên làm tăng hiệu quả 
và độ chính xác trong tiên lượng mức độ nặng của 
viêm tụy cấp, tránh các trường hợp bỏ sót, từ đó có 
phương thức điều trị phù hợp với mức độ VTC của 
bệnh nhân
5. KẾT LUẬN
Việc phối hợp 2 thang điểm khá đơn giản là HAP 
với thang điểm BISAP sẽ giúp làm tăng độ nhạy, độ đặc 
hiệu và giá trị tiên lượng mức độ nặng ở bệnh nhân 
viêm tụy cấp hơn là khi sử dụng từng thang điểm riêng 
lẻ, để từ đó có thái độ xử trí cấp cứu hợp lý và kịp thời. 
100
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
TÀI LIỆU THAM THẢO
1. Vũ Quốc Bảo (2013), Giá trị thang điểm BISAP trong 
tiên lượng viêm tụy cấp, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, 
Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2. Hà Mạnh Hùng (2010), Đánh giá hiệu quả của lọc 
máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng, Luận văn tốt 
nghiệp Thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Việt Hùng (2008), Nghiên cứu nồng độ 
protein phản ứng C, Lactatedehydrogenase và hematocrit 
của bệnh nhân viêm tụy cấp, Luận văn thạc sỹ y học, 
Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
4. Trương Xuân Long (2017), Nghiên cứu hình ảnh siêu 
âm nội soi và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng 
và sinh học ở bệnh nhân viêm tụy cấp, Luận văn thạc sỹ y 
học, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Lê Thị Bảo Ngọc (2015), Nghiên cứu giá trị tiên 
lượng của phối hợp Thang điểm BISAP và CTSI ở bệnh 
nhân viêm tụy cấp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học 
Y Dược Huế.
6. Banks P.A, Bollen T.L, Dervenis C, et al (2012), 
“Classification of acute pancreatitis - 2012: revision of 
the Atlanta classification and definitions by international 
consensus”, Gut, 0, pp.102–111.
7. Foster R.B, Gene Bakis, Jensen K.K, et al 
(2016), “Revised Atlanta Classifcation for Acute 
Pancreatitis: A Pictorial Essay”, RadioGraphics, 36(3), 
pp. 675-687.
8. Lankisch PG, Weber-Dany B, et al (2009), “The 
harmless acute pancreatitis score: a clinical algorithm 
for rapid initial stratification of nonsevere disease”, Clin 
Gastroenterol Hepatol, 7(6), pp. 702-705.
9. Manrai M, Kockhar R, et al (2015), “The Revised 
Atlanta Classification of Acute Pancreatitis: A work Still in 
Progress?”, JOP. J Pancreas (Online), 16(4), pp. 356-364.
10. Oskarsson V, Mehrabi M và et al (2011), “Validation 
of the Harmless acute pancreatitis score in predicting 
nonsevere course of acute pancreatitis”, Pancreatology, 
11(5), pp. 464-468.
11. Peery AF et al (2012), “Burden of gastrointestinal 
disease in the United States: 2012 update”, 
Gastroenterology, 143(5), pp. 1179-1187
12. Sharma V, Rana S, et al (2015), “A study of 
radiological scoring system evaluating extrapancreatic 
inflammation with conventional radiological and clinical 
scores in predicting outcomes in acute pancreatitis”, 
Annals of Gastroenterology, 28, pp. 399-404.
13. Tenner S, Baillie J, Witt J (2013), “American College 
of Gastroenterology Guideline: management of acute 
pancreatitis”, The American Journal of Gastroenterology, 
pp. 1-14.
14. Wu BU, Johannes RS, Sun X et al (2008), “The 
early prediction of mortality in acute pancreatitis: a large 
population-based study”, Gut, (57), pp.703-1698.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_gia_tri_cua_phoi_hop_thang_diem_hap_va_bisap_tron.pdf