Nghiên cứu đề xuất tiêu chí lựa chọn dữ liệu truyện thần thoại phục vụ xây dựng kho dữ liệu văn học thiếu nhi bằng Tiếng Anh

Sự ra đời của máy tính và kết nối mạng Internet toàn cầu đã và đang mang lại

một nguồn thông tin khổng lồ cần được xử lý. Đặc biệt, với sự xuất hiện của Công nghệ

kho dữ liệu (Data Warehouse Technology), việc quản lý và sử dụng thông tin trở nên dễ

dàng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu dạy và học song ngữ ngày càng tăng. Việc

ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và dạy học đang được quan tâm, khai thác

và sử dụng dưới nhiều cách thức khác nhau mà một ví dụ điển hình là kho dữ liệu văn

học. Hiện nay có nhiều kho dữ liệu ra đời với mục đích, nội dung, cách thức sử dụng

khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều kho dữ liệu chuyên về truyện thần thoại hay chưa

đặt ra tiêu chí lựa chọn dữ liệu truyện thần thoại chính thống. Những kho dữ liệu thông

thường đều chỉ đề cập đến thần thoại Hy Lạp mà bỏ sót nhiều thần thoại giá trị khác. Vì

vậy, bài báo quan tâm đến những tiêu chí lựa chọn dữ liệu với mục đích góp phần xây

dựng kho dữ liệu truyện thần thoại thiếu nhi bằng tiếng Anh với đối tượng hưởng lợi là

học sinh Tiểu học, giáo viên Tiểu học và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.

pdf 11 trang kimcuc 4020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đề xuất tiêu chí lựa chọn dữ liệu truyện thần thoại phục vụ xây dựng kho dữ liệu văn học thiếu nhi bằng Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí lựa chọn dữ liệu truyện thần thoại phục vụ xây dựng kho dữ liệu văn học thiếu nhi bằng Tiếng Anh

Nghiên cứu đề xuất tiêu chí lựa chọn dữ liệu truyện thần thoại phục vụ xây dựng kho dữ liệu văn học thiếu nhi bằng Tiếng Anh
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
133 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DỮ LIỆU 
TRUYỆN THẦN THOẠI PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHO DỮ LIỆU 
VĂN HỌC THIẾU NHI BẰNG TIẾNG ANH 
Ngô Thị Kim Hoàn1, Trần Thị Mai Loan2 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Sự ra đời của máy tính và kết nối mạng Internet toàn cầu đã và đang mang lại 
một nguồn thông tin khổng lồ cần được xử lý. Đặc biệt, với sự xuất hiện của Công nghệ 
kho dữ liệu (Data Warehouse Technology), việc quản lý và sử dụng thông tin trở nên dễ 
dàng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu dạy và học song ngữ ngày càng tăng. Việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và dạy học đang được quan tâm, khai thác 
và sử dụng dưới nhiều cách thức khác nhau mà một ví dụ điển hình là kho dữ liệu văn 
học. Hiện nay có nhiều kho dữ liệu ra đời với mục đích, nội dung, cách thức sử dụng 
khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều kho dữ liệu chuyên về truyện thần thoại hay chưa 
đặt ra tiêu chí lựa chọn dữ liệu truyện thần thoại chính thống. Những kho dữ liệu thông 
thường đều chỉ đề cập đến thần thoại Hy Lạp mà bỏ sót nhiều thần thoại giá trị khác. Vì 
vậy, bài báo quan tâm đến những tiêu chí lựa chọn dữ liệu với mục đích góp phần xây 
dựng kho dữ liệu truyện thần thoại thiếu nhi bằng tiếng Anh với đối tượng hưởng lợi là 
học sinh Tiểu học, giáo viên Tiểu học và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. 
Từ khóa: Dữ liệu, Công nghệ kho dữ liệu, Văn học thiếu nhi, Truyện thần thoại, Giáo dục 
Tiểu học 
Nhận bài ngày19.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.10.2019 
Liên hệ tác giả: Ngô Thị Kim Hoàn; Email: nkhoan@hnmu.edu.vn 
1. MỞ ĐẦU 
Ngày nay, Công nghệ kho dữ liệu (Data Wirehouse Technology) được sử dụng phổ 
biến và rộng rãi tại mọi quốc gia; cung cấp những cơ sở dự liệu cần thiết phục vụ trong đời 
sống. Trên thế giới, một số kho dữ liệu phổ biến như Amazon Redshift, Teradata, Oracle 
12c... Tại Việt Nam, một số kho dữ liệu như voer.edu.vn, thivien.net hay tramdoc.vn cũng 
có vai trò lưu trữ và cho phép truy cập để tra cứu, nhưng chưa có kho dữ liệu văn học thiếu 
nhi hay hệ thống tiêu chí lựa chọn dữ liệu truyện thần thoại bằng tiếng Anh chính thống 
nào được đưa vào sử dụng. Trong khi đó, các lực lượng giáo dục đặt ra nhu cầu ngày càng 
cao về việc giáo dục qua các tác phẩm văn học thiếu nhi bằng tiếng Anh và việc phát triển 
134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
năng lực tự học. Vì vậy, cần có kho dữ liệu riêng, tổng hợp và hệ thống hóa truyện thần 
thoại cho thiếu nhi bằng tiếng Anh. Bài báo hướng đến đối tượng là học sinh và giáo viên 
Tiểu học với mong muốn góp phần hệ thống hóa các tiêu chí lựa chọn dữ liệu truyện thần 
thoại; từ đó tạo nền tảng xây dựng kho dữ liệu truyện thần thoại nước ngoài bằng tiếng 
Anh có thể ứng dụng trong dạy và học sau này. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Kho dữ liệu 
2.1.1. Khái niệm “Kho dữ liệu” 
Theo điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29/ 11/ 2005, Dữ liệu (Data) là 
“thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự”. 
Tập hợp liên kết các dữ liệu được gọi là kho dữ liệu (Data Wirehouse). Ngày nay, phổ 
biến hơn cả là Công nghệ kho dữ liệu. Theo John Hadley (Data Governance, 2012), Công 
nghệ kho dữ liệu (Data Warehouse Technology) được biết đến là “tập các phương pháp, kĩ 
thuật và các công cụ có thể kết hợp, hỗ trợ nhau để cung cấp thông tin cho người sử dụng 
trên cơ sở tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, nhiều môi trường khác nhau”. 
Trong bài báo này, chúng tôi hiểu kho dữ liệu là tập hợp thông tin về các tác phẩm 
truyện thần thoại được đưa vào máy tính dưới dạng văn bản, hình ảnh, video clip... Kho dữ 
liệu có dung lượng rất lớn, có thể tới hàng trăm GigaByte và hàng Terabyte. Kho dữ liệu 
được xây dựng với mục đích giúp người dùng có sự tiện lợi trong khi truy cập theo nhiều 
nguồn, nhiều kiểu dữ liệu khác nhau mà vẫn kết hợp giữa ứng dụng của công nghệ hiện đại 
và những hệ thống đã có sẵn từ trước. 
Một số vai trò phổ biến của kho dữ liệu: Hỗ trợ các thành viên của tổ chức thực hiện 
tốt, hiệu quả công việc; giúp cho tổ chức dễ dàng quản lý và điều hành các dữ liệu, dự 
án; tích hợp dữ liệu và các siêu dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau; tạo ra nguồn phong 
phú cho người sử dụng. 
2.1.2. Đặc tính của kho dữ liệu 
Tính tích hợp (integration): Chính dữ liệu ta có là kết quả của việc tổng hợp dữ liệu từ 
nhiều nguồn theo các hướng ứng dụng khác nhau với các định dạng khác nhau. Dữ liệu từ 
các nơi khác khi được tích hợp về kho dữ liệu luôn phải được chuyển đổi về dạng tiêu 
chuẩn, tạo nên sự đồng bộ trong khi thể hiện các nội dung cho người sử dụng. 
Tính thời gian và tính lịch sử: Dữ liệu cần luôn được cập nhật nên dữ liệu chỉ đúng và 
chính xác tại một thời điểm cụ thể và khoảng thời gian nào đó. Kho dữ liệu sẽ luôn cập 
nhật để phát triển hơn nên khi nhìn lại cả kho dữ liệu, ta có thể hình dung những dữ liệu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
135 
được lưu trữ bên trong được thể hiện theo sự tiến triển của thời gian. Những dữ liệu cũ 
nhất sẽ là tiền đề, là những bước đầu tiên để ra được các dữ liệu sau 
Tính ổn định (non- volatility): Do khi cập nhật các dữ liệu mới theo thời gian thực thì 
dữ liệu này được coi là dữ liệu bổ sung thêm, chứ không tạo ra thay đổi cho dữ liệu đã có. 
Vì vậy nên trong kho dữ liệu không có các thao các nghiệp vụ theo kiểu tác nghiệp hay yêu 
cầu xử lí giao tác; ngoài ra kho cũng không cần cơ chế phục hồi và điều khiển trùng nhau. 
Tính định hướng chủ đề (subject-oriented): Chính là tập trung vào việc mô hình hóa và 
phân tích dữ liệu có ích theo chủ đề; vì vậy, nó không hướng theo các ứng dụng ngoài lề. 
Do đó, kho dữ liệu cần cung cấp dưới mức độ đơn giản và cô đọng với một chủ đề nhất 
định; những dữ liệu không cần thiết cho việc đưa ra quyết định sẽ không có mặt ở đây. Ví 
dụ kho dữ liệu truyện ngụ ngôn song ngữ là tập các văn bản song ngữ theo thể loại truyện 
ngụ ngôn, những thể loại khác không được đề cập trong kho dữ liệu này. 
Bốn tính chất này đặc trưng cho kho dữ liệu, đồng thời định hướng việc lựa chọn dữ 
liệu cũng như xây dựng kho dữ liệu truyện thần thoại, đặc biệt là tính tích hợp và tính định 
hướng chủ đề. 
 2.1.3. Yêu cầu xây dựng kho dữ liệu 
Mọi kho dữ liệu cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau: 
Khả năng cân bằng (scalable): Qua thời gian, kho dữ liệu phải tiếp nhận, lưu trữ và 
quản lí một lượng khổng lồ các dữ liệu. Kho dữ liệu vì đó vừa phải cân bằng giữa việc có 
thêm dữ liệu mới và giữ lại dữ liệu cũ mà vẫn đảm bảo không bị quá tải và ổn định trong 
hoạt động. 
Khả năng quản trị (manageable): Kho dữ liệu cần có khả năng quản lí cơ sở dữ liệu 
mình có; đồng thời kiểm duyệt những dữ liệu mới được thêm vào. Kĩ năng quản trị đóng 
vai trò quan trọng giúp kho dữ liệu luôn thể hiện tính định hướng chủ đề và tính tích hợp. 
Khả năng sẵn sàng (available): Yêu cầu này thể hiện ở việc dữ liệu luôn trong chế độ 
sẵn sàng được sử dụng ở bất cứ địa điểm, ở bất cứ thời điểm nào. Vì vậy, phạm vi sử dụng 
sẽ được mở rộng và trở nên rộng rãi hơn; đồng thời tăng lượt truy cập sử dụng. 
Khả năng tin cậy (reliable): Dữ liệu được tải từ nhiều nguồn khác nhau luôn cần hợp 
nhất, đồng bộ và chuẩn tiêu chuẩn của tính toàn vẹn dữ liệu và hợp lệ; giúp xây dựng niềm 
tin của người sử dụng. 
 2.2. Truyện thần thoại 
2.2.1. Khái niệm “Truyện thần thoại” 
Nói về thuật ngữ “thần thoại”, Karl Marx cho rằng đây là hình thức văn hóa đầu tiên 
của loài người. E.M. Mêlêtinxki [7] định nghĩa: “Thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, 
136 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
nghĩa đen là truyền thuyết, huyền thoại. Thường người ta hiểu đó là những truyện về các vị 
thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ 
xuất hiện trong thời gian ban đầu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế 
giới cũng như vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hoá”. Tác 
giả Đỗ Bình Trị [8] cho rằng truyện thần thoại là những truyện do con người tưởng tượng 
về những vị thần, từ đó đưa ra giải thích về những hiện tượng tự nhiên và xã hội có liên 
quan đến cuộc sống con người. 
Truyện thần thoại trong bài viết này được hiểu như một hệ thống các câu chuyện có 
yếu tố hoang đường kể về các vị thần, anh hùng, dũng sĩ thời cổ đại... Thần thoại nảy sinh 
khi có nhu cầu giải thích về nguồn gốc loài người và các hiện tượng tự nhiên - xã hội của 
người tiền sử. Qua những yếu tố thần thánh hóa và mĩ hóa, con người có nơi để gửi gắm 
khát vọng giải thích và chinh phục tự nhiên, xã hội đó. 
2.2.2. Đặc trưng truyện thần thoại 
Truyện thần thoại Việt Nam hay nước ngoài đều có những đặc trưng nhất định sau: 
Về kết cấu và cốt truyện: Do thần thoại ra đời từ thời khởi thủy của xã hội loài người 
nên kết cấu và cốt truyện đơn giản hơn, ít tình tiết, ít nhánh rẽ. Điều này thể hiện cách nhìn 
nhận và lí giải thế giới đơn giản, không màu mè. Nó chủ yếu tập trung tả đặc điểm khái 
quát của diện mạo và tính cách của các vị thần. Đa số kết cấu của các cốt truyện như sau: 
một thần - một chức năng - một hành động. Ví dụ, thần Trụ Trời, thần Mưa, thần Sấm... 
Về nhân vật: Nhân vật trung tâm của thần thoại là các vị thần có hình dạng khổng lồ, 
có sức mạnh to lớn, mang trong mình tính cách đơn giản, phóng khoáng. Các nhân vật này 
đều thực hiện một sứ mệnh, mang một chức năng, lập một chiến công nhất định nào đó. 
Hình ảnh các vị thần trong thần thoại là sản phẩm của trí tưởng tượng, phản ánh tư duy đa 
thần của con người cổ đại, đồng thời tạo thành nét đặc trưng của thần thoại. 
Về thi pháp hiện thực và hư cấu trong thần thoại: Thần thoại là bức tranh toàn cảnh về 
thế giới cổ đại; thể hiện trí tuệ, nhận thức và quan niệm thẩm mĩ của nhân loại thuở hồng 
hoang. Sự hư cấu của thần thoại chủ yếu được thể hiện ở nghệ thuật phóng đại. Nghệ thuật 
này giúp cho thần thoại thêm hấp dẫn vì khả năng xây dựng các nhân vật có tầm cỡ và sức 
mạnh siêu nhiên mà con người ao ước. Bên cạnh đó, yếu tố hiện thực được thể hiện ở đây 
chính là hiện thực của các hiện tượng trong tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp... được đưa 
vào thần thoại để hư cấu và tưởng tượng. Nhờ sự kết hợp hiện thực và hư cấu mà các nhân 
vật có sức sống lâu bền và còn giá trị tới ngày nay, đặc biệt với trí tưởng tượng trẻ nhỏ. 
2.3. Một số truyện thần thoại tiêu biểu trong và ngoài chương trình Tiểu học 
Trong chương trình Tiểu học, truyện thần thoại nước ngoài xuất hiện không nhiều, chủ 
yếu ở lớp 3 và lớp 4; có thể thống kê một số tác phẩm sau: “Điều ước của vua Mi- đát” 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
137 
(Thần thoại Hy Lạp - Lớp 4) giáo dục về hạnh phúc đích thực; “Truyền thuyết về xứ Ba-un-
lê” (Truyện cổ Châu Phi - Lớp 3), “Truyện kể về những bông hồng” (Thần thoại Hy Lạp - 
Lớp 3) có nội dung giáo dục lòng nhân ái, tình thương yêu của những con người với nhau 
cảm hóa được thần linh. 
Ngoài những thần thoại trên, còn có nhiều thần thoại khác mang lại giá trị tới người 
đọc cần được đưa vào kho dữ liệu văn học thiếu nhi bằng tiếng Anh như: 
Thần thoại Hy Lạp: Có thể nói, Hy Lạp là đất nước của thần thoại. Trong số các thần 
thoại của các quốc gia, nổi tiếng nhất vẫn là thần thoại Hy Lạp. Thần thoại đất nước này có 
ảnh hưởng rõ ràng nhất tới nền văn hóa phương Tây với sự sáng tạo ra 12 vị thần trên đỉnh 
Olympus. Cụ thể hơn, thần thoại Hy Lạp mở đầu với sự hình thành vũ trụ từ hỗn độn 
(Chaos), tạo ra những vị thần nguyên thủy, những người khổng lồ Titan, quỷ một mắt 
Cyclop; dẫn đến các cuộc chiến tranh giữa các vị thần cho tới khi Thần Zeus (thường gọi là 
Thần Dớt) - cầm đầu phe thần trẻ đã giành chiến thắng và cai trị các vị thần trên đỉnh 
Olympus. Ngoài ra, nhiều câu chuyện và biểu tượng rút ra từ Thần thoại Hy Lạp cũng nổi 
tiếng và được xuất bản thành sách trên khắp thế giới như “Gót chân Achiles”, “12 chiến 
công của Hercules”, “Chiến tranh thành Trois”... 
Thần thoại Ai Cập: Bên cạnh Tượng nhân sư, Kim tự tháp...; thần thoại Ai Cập là một 
phần không thể thiếu trong nền văn minh cổ đại Ai Cập. Các vị thần trong thần thoại Ai 
Cập đều tượng trưng cho tự nhiên, mang đến sự che chở, bảo hộ tới con người như các 
thần Amun - Vua của các vị thần), thần Ra - thần Mặt Trời, Isis - nữ thần mẹ, thần Seth - 
thần bão tố... Dù không phổ biến bằng thần thoại Hy Lạp nhưng thần thoại Ai Cập cũng 
xứng danh là thần thoại lâu đời bậc nhất trong lịch sử con người. 
Thần thoại Bắc Âu: Bên cạnh Thần thoại Hy lạp, ở châu Âu cũng có một thần thoại 
khác nổi tiếng không kém nhưng đến từ phương Bắc, đó là thần thoại Bắc Âu. Thần thoại 
này chỉ được kể truyền miệng nhưng người Bắc Âu luôn có niềm tin mãnh liệt vào các vị 
thần nổi tiếng như Odin (Thần chiến tranh), Njord (Thần gió, biển cả và lửa), Thor (Thần 
sấm), Frey (Thần thời tiết, sự sinh sôi), Loki (Thần gian xảo, lừa lọc), Hod (Thần mùa 
đông và bóng tối)... Thần thoại Bắc Âu phát triển mạnh ở thời Viking; khi những chiến 
binh Viking đi từ phương Bắc xâm lược Anh, Đức, Scotland... Ở giai đoạn này, thần thoại 
Bắc Âu đã từng được coi là tà đạo và đã có cuộc chiến tôn giáo và đất đai vì sự việc này. 
Thần thoại Trung Hoa: Ở phương Đông, ngoài Ấn Độ thì phổ biến nhất là thần thoại 
Trung Hoa. Trong thần thoại này, các vị thần sống ở trên trời. Người đứng đầu là Ngọc 
Hoàng thượng đế cai quản toàn cõi. Dưới Ngọc Hoàng thượng đế là các thần theo cấp bậc 
khác nhau. Ban đầu, thần thoại Trung Hoa bắt đầu bằng việc giải thích sự hình thành của 
trời đất, sự vật như Nữ Oa vá trời, Nàng Tinh Vệ lấp biển... Sau đó, chúng kết hợp với 
nhau và Nữ Oa là người đứng đầu, đại diện cho mẫu hệ và Ngọc Hoàng đại diện cho phụ 
138 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
hệ. Thần thoại Trung Hoa phức tạp hơn khi có nhiều tuyến nhân vật như nhân vật từ truyền 
thuyết phong thần (Na Tra, Lý Thiên Vương...) hay nhân vật từ truyện dân gian (ông Tơ, 
bà Nguyệt, Ngưu Lang Chức Nữ) và không thể thiếu các loại yêu tinh như Bạch Cốt tinh, 
Hồ ly tinh... Tóm lại, thần thoại Trung Hoa không chỉ thịnh hành, nổi tiếng ở Trung 
Quốc mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các nước trong khu vực như Nhật Bản, Việt Nam, 
Triều Tiên... 
Dễ thấy số lượng truyện thần thoại nước ngoài trong chương trình ở cấp Tiểu học quá 
ít; trong khi kho tàng tác phẩm thần thoại nước ngoài khổng lồ kèm với nhu cầu cần được 
giáo dục qua những văn bản này cao hơn. Với một vài tác phẩm trong sách giáo khoa đã kể 
trên, học sinh mới làm quen với thể loại thần thoại, chưa đủ đi sâu tìm hiểu thêm các câu 
chuyện khác cũng giá trị không kém. Vì vậy, rất cần thiết có kho dữ liệu tập hợp các nguồn 
tài liệu truyện thần thoại nước ngoài. 
2.4. Sự cần thiết của việc xây dựng kho dữ liệu truyện thần thoại tiếng Anh 
Có thể nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng kho dữ liệu truyện 
thần thoại bằng tiếng Anh với những lý do sau: 
Là công cụ tra cứu hỗ trợ cần thiết; khắc phục những vấn đề còn hạn chế trong dạy và 
học tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài: Trong chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu 
học, học sinh được tiếp xúc với nhiều thể loại, trong đó có thể loại thần thoại. Những câu 
chuyện này đã được chuyển ngữ, biên dịch sang tiếng Việt và chọn lọc những nội dung 
tiêu biểu được đưa vào sách giáo khoa với ngôn từ phù hợp trình độ của học sinh. Tuy 
nhiên, đây cũng có thể là những hạn chế khi học những tác phẩm này, vì những câu chuyện 
thần thoại thường đi theo hệ thống các nhân vật và diễn biến nên phần chú thích trong sách 
giáo khoa chưa thể thể hiện hết tinh thần và thông điệp muốn truyền tải. Chính vì vậy, kho 
dữ liệu cần xuất hiện như một công cụ hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu tra cứu về tác phẩm đó 
cũng như mở rộng hiểu biết về tác phẩm và những tác phẩm liên quan. Việc hệ thống lại 
các truyện thần thoại sẽ giúp các nhà giáo dục tiết kiệm thời gian, công sức; tạo điều kiện 
học sinh chủ động tra cứu tìm hiểu về bài học; là nguồn tài liệu tra cứu học sinh có thể dễ 
dàng tham khảo và sử dụng. 
Đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực tự học, nâng cao tính chủ động của học sinh cấp 
Tiểu học theo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới: Chương trình Giáo dục phổ 
thông tổng thể được đổi mới theo hướng chuyển từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng 
phẩm chất, năng lực người học, cụ thể là hướng tới 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi, 
trong đó có năng lực tự chủ và tự học. Tự học là khi không có sự hỗ trợ từ những lực lượng 
giáo dục, học sinh vẫn có thể tự chiếm lĩnh tri thức, củng cố và mở rộng hiểu biết; có ý 
thức tổng kết và trình bày được những điều đã học. Thế hệ trẻ cần được rèn luyện năng lực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
139 
tự học để tự mình thấy việc học có ý nghĩa, tự mình lĩnh hội kiến thức. Tính chủ động của 
học sinh còn được thể hiện ở sự tự khám phá những thứ mới qua nhiều con đường khác 
nhau, sự ham muốn được tìm hiểu và có ý thức trong việc trau dồi bản thân. Trong trường 
hợp này, tự học và tính chủ động được hiểu là học sinh chủ động hay mở rộng hiểu biết 
bằng việc tra cứu trên kho dữ liệu các tác phẩm truyện thần thoại được đề cập và ở ngoài 
sách giáo khoa. Ngoài ra, vì kho dữ liệu không giới hạn về các truyện khi gặp những từ, 
những khái niệm mới, học sinh có thể tự tìm hiểu qua hệ thống truyện cùng thể loại đã 
được chọn lựa kĩ càng. Như vậy, học sinh có thể tự lĩnh hội tri thức mà không cần quá 
nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ giáo viên hay cha mẹ các em. 
Phù hợp với nhiều đối tượng, đáp ứng đa dạng mô hình trường Tiểu học; đồng thời 
tạo cơ hội học từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh và đặc trưng thần thoại mỗi châu lục thông 
qua tiếp cận dưới dạng văn học: Kho dữ liệu truyện thần thoại hướng tới đa dạng người sử 
dụng; có thể kể đến những đối tượng chủ yếu sau: học sinh Tiểu học trong và ngoài nước, 
giáo viên Tiểu học, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học... Trong bối cảnh đa dạng các loại 
hình trường học, với nền tảng là kho dữ liệu truyện thiếu nhi bằng tiếng Anh, các đối tượng 
hưởng lợi sẽ được mở rộng; đó có thể là học sinh trong nước hoặc nước ngoài đang sinh 
sống và học tập tại Việt Nam; từ đó, kho dữ liệu càng được khuyến khích sử dụng trong 
nhiều môi trường giáo dục khác nhau, đặc biệt là môi trường song ngữ. Hơn nữa, việc tiếp 
cận qua văn bản văn học sẽ gián tiếp giúp học sinh củng cố, nâng cao kĩ năng đọc hiểu 
tiếng Anh, tích lũy từ vựng tiếng Anh; đặc biệt, thông qua nghệ thuật của từng tác phẩm 
mà nêu được những nét đặc sắc về các vùng miền trên trái đất, tạo được niềm tin và sự 
ham mê tìm tòi về văn hóa bản sắc dân tộc năm châu. 
2.5. Các yêu cầu khi lựa chọn dữ liệu trong xây dựng kho dữ liệu văn học thiếu 
nhi bằng tiếng Anh 
2.5.1. Các dạng của dữ liệu 
Dữ liệu được đưa vào trong kho được xử lí và xuất ra dưới những dạng chủ yếu: 
Dạng văn bản: Là việc đưa ra những đoạn/tác phẩm văn chương trong hoặc ngoài sách 
giáo khoa đã được chọn lọc dưới dạng chữ cái/ chữ số để giới thiệu cho học sinh tham 
khảo và có thể trích dẫn khi cần thiết nhằm minh họa cho bài giảng. Ngoài ra, tài liệu tham 
khảo cũng được thu thập vào thư viện này. Đó là những ý kiến đánh giá, bình luận, phân 
tích về tác phẩm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học hay những bài cảm thụ của học 
sinh để học sinh tham khảo. 
Dạng tranh/ ảnh: Là tập hợp các tranh ảnh được chụp, scan từ sách giáo khoa, tài liệu 
tham khảo để phục vụ cho việc phân tích tác phẩm văn chương. Đây được coi là “hình 
ảnh tĩnh” nhưng có tác dụng minh họa sinh động truyện thần thoại. 
140 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Dạng video clip/ phim: Gồm những đoạn phim tư liệu hay phim video giáo khoa được 
chuyển thể từ các tác phẩm văn học tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham khảo. 
Đây là những “hình ảnh động” với âm thanh sinh động tăng thêm sự thích thú của học 
sinh. Có thể kết hợp “hình ảnh tĩnh”, “hình ảnh động” và các yếu tố khác giúp dạy học có 
hiệu quả hơn. 
2.5.2. Tiêu chí lựa chọn dữ liệu 
Dữ liệu được đưa vào kho dữ liệu cần đảm bảo các tiêu chí: 
Tính chính xác: Tức là khi tìm kiếm, thu thập, lưu trữ dữ liệu trong kho phải đúng 
nguyên bản của truyện thần thoại đó; có thể trích đoạn phù hợp nhưng không được thay đổi 
nhân vật cũng như cốt truyện vốn có; đồng thời khi trích dẫn cần chú thích nguồn, tác giả 
hay hoàn cảnh lịch sử của đoạn tác phẩm. Tuy nhiên, đảm bảo điều này trong xây dựng 
kho truyện thần thoại bằng tiếng Anh đồng nghĩa với việc ta gặp hạn chế, đó là nguyên gốc 
của các truyện thần thoại có những từ tiếng Anh khó, mới với đối tượng sử dụng là học 
sinh. Chính vì vậy, người xây dựng kho cần lưu ý để thiết kế và lựa chọn dữ liệu với lượng 
từ mới phù hợp, hoặc có thể chêm nghĩa tiếng Việt của từ vào văn bản trích dẫn. Ví dụ, với 
đoạn văn giới thiệu về thần Zeus, ta có thể đưa nguyên bản đoạn văn của tác giả; ở dưới là 
bản dịch tiếng Việt hoặc chêm từ như sau: “Zeus (Thần Dớt) is the “Father of Gods and 
men” who rules the Olympians of Mount Olympus as a father rules a family according to 
ancient Greek religion (Tín ngưỡng Hy Lạp cổ).” 
Tính phù hợp với đối tượng: Người tạo kho dữ liệu cần xác định rõ đối tượng hưởng 
lợi và mục đích tạo kho; từ đó, lựa chọn dữ liệu dựa trên đặc điểm tâm sinh lí đối tượng và 
trình độ nhận thức và năng lực hiện có. Với đối tượng sử dụng là học sinh Tiểu học, kho 
dữ liệu được khuyến khích sử dụng cho học sinh cuối cấp (lớp 4-5) khi các em đã có nền 
tảng nhất định về tự học và khả năng tiếp thu cao hơn học sinh đầu cấp Tiểu học. Dữ liệu 
được chọn cần có độ dài vừa phải, từ ngữ dễ hiểu và có ý nghĩa phù hợp trong giáo dục trẻ. 
Với giáo viên và trong đào tạo sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, kho dữ liệu có thể là 
nguồn tham khảo giúp minh họa cho bài giảng nên ngoài việc cung cấp dữ liệu về truyện 
thần thoại, kho dữ liệu cần cung cấp thêm những kiến thức mở rộng có liên quan đến tác 
phẩm để giáo viên đào sâu hiểu biết, vận dụng trong giảng dạy cho học sinh. Ví dụ, khi 
trích đoạn giới thiệu về Hạ Vũ, khi đối tượng là học sinh Tiểu học, ta chỉ cần giới thiệu 
một số thông tin cơ bản về vua Hạ Vũ - nhân vật nổi tiếng về trị thủy trong thần thoại 
Trung Hoa; còn với các giáo viên và sinh viên sư phạm thì cần nâng cao sự hiểu biết bằng 
việc thêm nhiều thông tin hơn về xuất thân, cuộc đời và sự nghiệp của ông. 
Tính giáo dục: Truyện thần thoại nói riêng cũng như văn học dân gian nói chung có 
giá trị lớn trong việc truyền tải những thông điệp, mong muốn của người xưa về một xã hội 
tốt đẹp và về quyền làm chủ của con người trong xã hội đó. Mỗi truyện thần thoại được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
141 
đưa ra cần đảm bảo tính giáo dục, tức là mỗi câu chuyện đều phải có ý nghĩa nhất định đối 
với học sinh; từ đó giáo dục các em về một phẩm chất đạo đức nào đó, hướng các em đến 
với nhận thức và hành vi tốt đẹp hơn. Ngoài ra, truyện thần thoại bắt nguồn từ nhiều nơi 
trên thế giới; vì vậy, đây chính là cơ hội tốt để các em trau dồi vốn hiểu biết về các vị thần, 
các đất nước, và phong cách truyện thần thoại đặc trưng ở quốc gia hoặc châu lục đó. Khi 
khai thác truyện thần thoại trong kho dữ liệu, giáo viên (hay người hướng dẫn) cần giúp 
người học tìm hiểu sâu về tác phẩm và đưa ra cảm nhận của riêng bản thân cũng như rút ra 
ý nghĩa của câu chuyện. Có như vậy, truyện thần thoại mới thực sự có tác dụng giáo dục 
tới người đọc. Có thể lấy hệ thống các nhân vật trong thần thoại Trung Hoa đều mang đến 
những giá trị sư phạm nhất định trong việc giáo dục về tình yêu thương giữa người với 
người (Ông Tơ và bà Nguyệt), khát khao chinh phục thế giới (nhân vật Hạ Vũ, Hậu Nghệ) 
Tính hệ thống: Mỗi truyện thần thoại đều nằm trong một hệ thống nhất định và hệ 
thống đó phải có quy luật, logic chặt chẽ, vậy nên lựa chọn dữ liệu phải đảm bảo tính hệ 
thống. Không lạ khi các truyện thần thoại khi được xuất bản đều thành những tuyển tập; 
điều đó thể hiện tính hệ thống xuyên suốt của truyện. Trước tiên phải đảm bảo tính hệ 
thống về mặt nội dung trong toàn bộ dữ liệu truyện thần thoại. Mỗi dữ liệu được đưa vào 
kho phải mang giá trị riêng biệt nhưng vẫn cần có quan hệ chặt chẽ, logic về ý nghĩa với 
các truyện khác trong cùng một nhóm để biểu thị chủ đề của thần thoại nhóm đó. Điều này 
có thể biểu hiện ở sự thống nhất về hệ thống nhân vật và đặc trưng thi pháp thần thoại. 
Tiếp đến là đảm bảo về mặt hình thức dữ liệu, dữ liệu có thể ở nhiều định dạng khác nhau 
nhưng cần phải có sự thống nhất và sắp xếp khoa học; tránh gây rối mắt, khó sử dụng. Tóm 
lại, tính hệ thống của kho dữ liệu được thể hiện trong nội dung và hình thức của dữ liệu; từ 
đó, giúp các đối tượng hưởng lợi thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình truy cập kho. 
2.5.3. Cách phân nhóm dữ liệu 
Phân nhóm theo định dạng của dữ liệu: Dữ liệu được xuất ra với những kiểu định 
dạng chủ yếu đã được nêu ở mục 2.5.1. Phân nhóm dữ liệu theo định dạng chính là lựa 
chọn và sắp xếp thành các nhóm định dạng riêng; cuối cùng trình bày theo nhóm khác 
nhau như: dữ liệu video, dữ liệu hình ảnh, dữ liệu văn bản Cách phân nhóm này thể hiện 
sự phong phú của dữ liệu trong kho; tuy nhiên, có thể gây khó khăn trong việc theo dõi. Vì 
vậy, khi có dữ liệu văn bản, cần đính kèm những dữ liệu như hình ảnh, video clip có liên 
quan để bổ sung thêm kiến thức và tiện theo dõi hơn. Ví dụ thư viện tranh minh họa cho 12 
vị thần trong thần thoại Hy Lạp là một dạng phân nhóm theo định dạng. 
Phân nhóm theo không gian mà tác phẩm bắt nguồn: Không gian bắt nguồn ở đây có 
thể hiểu nghĩa hẹp là những vùng miền, đất nước và hiểu theo nghĩa rộng hơn là các châu 
lục mà thần thoại ra đời. Cách phân nhóm này tập hợp những tác phẩm thần thoại có xuất 
phát từ cùng một vị trí địa lí thành một nhóm làm nổi bật tính hệ thống giữa các tác phẩm 
142 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
về mặt nhân vật, cốt truyện và thi pháp Ví dụ như tuyển tập thần thoại Hy Lạp gồm 
nhiều truyện theo hệ thống nhất định xuất phát từ đất nước Hy Lạp cổ; giới thiệu từ nguồn 
gốc của thế gian và con người; rồi đến sự xuất hiện các vị thần và cuộc chiến giữa các vị 
thần đó; từ đó nhấn mạnh tư tưởng, quan niệm, đặc trưng triết học, mỹ học của đất 
nước/khu vực văn hóa này. 
Phân nhóm theo ý nghĩa giáo dục: Mỗi truyện thần thoại đều có giá trị nhất định trong 
việc giáo dục người đọc. Cách phân nhóm theo ý nghĩa giáo dục là tập hợp những tác 
phẩm thần thoại có ít nhất một ý nghĩa giáo dục chung đưa vào một nhóm. Ví dụ như cùng 
giáo dục về sắc đẹp, tình yêu, tình thương giữa con người với con người, có thể lựa chọn 
giới thiệu nhóm truyện về nữ thần Venus (Thần thoại La Mã) và nữ thần Aphrodite (Thần 
thoại Hy Lạp). Về điều này, thần thoại Trung Hoa cũng có nhân vật Ông Tơ, bà Nguyệt - 2 
vị thần cai quản chuyện tình yêu đôi lứa. Những câu chuyện xoay quanh thông điệp về tình 
yêu, sự gắn kết tơ duyên sẽ được gộp chung vào một nhóm. Cách phân nhóm dựa trên sự 
tương đồng (đôi khi cùng bản chất, cùng sứ mệnh, chức năng, chỉ là ở đất nước này, nền 
văn hóa văn học kia thì mang tên này hay tên kia) đem đến sự đa dạng trong việc tham 
khảo; đặc biệt phù hợp cho đối tượng giáo viên muốn chọn lựa nhiều câu chuyện để giới 
thiệu, nhấn mạnh với các em một khía cạnh, phẩm chất nào đó của con người đã được nhân 
loại nhắc tới từ cổ xưa trong các truyện thần thoại. 
3. KẾT LUẬN 
Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy được tầm quan trọng của kho dữ liệu truyện 
thần thoại bằng tiếng Anh. Chúng tôi đã đưa ra những tiêu chí cụ thể khi lựa chọn dữ liệu 
gồm: Đảm bảo tính chính xác, tính phù hợp với lứa tuổi, tính giáo dục, tính hệ thống. 
Những tiêu chí này rất cần thiết vì đó là cơ sở để đánh giá nội dung của kho dữ liệu có thực 
sự đạt mục tiêu hỗ trợ đối tượng hướng đến hay chưa. Ngoài ra, bài viết đề cập đến các 
dạng của dữ liệu và cách phân nhóm dữ liệu với mục đích nhấn mạnh người xây dựng kho 
dữ liệu cần luôn chú ý vào sự đa dạng dữ liệu, lựa chọn dữ liệu sao cho hợp lí và phân bố, 
sắp xếp bố cục kho dữ liệu khoa học hơn. Có như vậy, kho dữ liệu truyện thần thoại bằng 
tiếng Anh mới thực sự là công cụ phù hợp và cần thiết để hỗ trợ những đối tượng hưởng 
lợi như học sinh Tiểu học, giáo viên Tiểu học, sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, 
đặc biệt là học sinh nước ngoài trong các trường song ngữ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lã Thị Bắc Lý (2006), Giáo trình Văn học trẻ em, - Nxb Đại học Sư phạm. 
2. E.M. Berens (2009), The Myths & Legends of Acient Greece & Rome. 
3. V. Guxép (1999), Mĩ học folklor, - Nxb Đà Nẵng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
143 
4. John Hadley (2010), Making EIM Work for Business: A Guide to Understanding Information 
as an Asset and Data Governance: How to Design, Deploy and Sustain an Effective Data 
Governance Program, - Morgan Kaufmann. 
5. W. H. Inmon (1995), Tech Topic: What is a Data Warehouse. 
6. W. H. Inmon (2005), Building the Data warehouse 4th Edition, - Wiley computer publishing, 54. 
7. E.M. Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
8. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam (tập 1), - Nxb Giáo dục. 
9. Https://voer.edu.vn/m/quan-ly-du-lieu/a3adfd1b 
RESEARCH ABOUT CRITERIA OF CHOOSING MYTHS IN 
CREATING DATA WAREHOUSE SITE OF CHILDREN’S 
LITERATURE IN ENGLISH 
Abstract: The development of the computer and the global network has been bringing a 
huge source of information that should be processed. In particular, with the appearance 
of Data Warehouse Technology, managing and using information become easier and 
more convenient than before. Besides, the demand for bilingual teaching and learning is 
increasing. The application of information technology in education is being concerned, 
exploited and used in many different ways; from which a typical example is Literature 
Data Warehouse. Currently, many data warehouses are built with different purposes, 
contents and users. However, there are not many data warehouses that specialize in the 
myth or have the official criteria of choosing the mythology data. Common data 
warehouses often refer to Greek mythology, which miss other value myths. Therefore, the 
article concerns with the criteria in selecting data for contributing to building myth data 
warehouses in English with beneficiaries such as primary students, primary teachers and 
students of primary education. 
Keywords: Data, Data Warehouse Technology, Children’s Literature, Myths, Primary 
Education 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_tieu_chi_lua_chon_du_lieu_truyen_than_tho.pdf