Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo hoạt động của hệ thống kích từ cho máy phát điện tại nhà máy thủy điện Hoà Bình

Hiện nay, hệ thống điện (HTĐ) ngày càng

phát triển, mở rộng và phức tạp nên càng

đòi hỏi tính ổn định và linh hoạt cao hơn,

trong đó vai trò của tự động hóa trong

HTĐ càng được đặc biệt chú ý phát triển

để đảm bảo vận hành ổn định HTĐ, nâng

cao chất lượng điện năng, trong đó ổn

định điện áp là một trong những vấn đề

chính mà ngành điện Việt Nam cũng như

các nước phát triển trên thế giới quan tâm.

Một sự cố tan rã HTĐ, trong đó việc mất

ổn định hay sụp đổ điện áp là một trong

những nguyên nhân chính và hậu quả của

nó là vô cùng lớn khi xem xét dưới góc độ

kinh tế và an ninh năng lượng. Vì vậy, để

hạn chế thiệt hại do sự dao động điện áp

thì cần phải trang bị hệ thống tự động ổn

định điện áp cho các máy phát đồng bộ ba

pha

Trong HTĐ của Việt Nam, Nhà máy

Thủy điện Hòa Bình (NMTĐHB) là một

công trình điện lực có quy mô lớn, có tính

năng kỹ thuật phức tạp và hiện đại, bao

gồm 8 tổ máy với tổng công suất đặt 1920

MW và giữ vai trò rất quan trọng trong

việc điều chỉnh tần số cũng như cung cấp

một lượng công suất rất lớn cho HTĐ. Bài

báo này sẽ nghiên cứu và đề xuất giải

pháp nhằm nâng cao ổn định điện áp cho

máy phát điện tại Nhà máy Thuỷ điện

Hoà Bình.

pdf 9 trang kimcuc 5340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo hoạt động của hệ thống kích từ cho máy phát điện tại nhà máy thủy điện Hoà Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo hoạt động của hệ thống kích từ cho máy phát điện tại nhà máy thủy điện Hoà Bình

Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo hoạt động của hệ thống kích từ cho máy phát điện tại nhà máy thủy điện Hoà Bình
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 15 tháng 2-2018 15 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TẠO HOẠT ĐỘNG 
CỦA HỆ THỐNG KÍCH TỪ CHO MÁY PHÁT ĐIỆN 
TẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HOÀ BÌNH 
PROPOSED SOLUTION TO IMPROVE PERFORMANCE OF EXCITATION SYSTEM 
OF GENERATOR AT HOA BINH HYDRO-POWER PLANT 
Nguyễn Ngọc Trung 
Trường Đại học Điện lực 
1
Ngày nhận bài: 25/11/2017 Ngày chấp nhận đăng: 26/2/2018 Phản biện: TS. Phạm Việt Phương 
Tóm tắt: 
Bài báo giới thiệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động c a hệ thống kích từ cho máy phát điện tại 
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình bằng bộ ổn định hệ thống điện. Giải pháp đề xuất đư c mô phỏng 
bằng Matlab-Simulink. K t quả mô phỏng chứng tỏ tính hiệu quả c a giải pháp đề xuất. 
Từ khóa: 
Ổn định hệ thống điện, hệ thống kích từ, bộ ổn định hệ thống điện (PSS), bộ tự động điều chỉnh 
điện áp, mô hình hệ thống kích từ. 
Abstract: 
This paper presents a propsed solution to improve performace the excitation system of generators at 
Hoa Binh Power Plant using PSS4B. The proposed solution is examined in Matlab-Simulink 
environment. The results clearly proved the effectiveness of the proposed solution. 
Key words: 
Power system stability, excitation system, Power System Stabilizer (PSS), Automatic Voltage 
Regulator (AVR), Excitation system model. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, hệ thống điện (HTĐ) ngày càng 
phát triển, mở rộng và phức tạp nên càng 
đòi hỏi tính ổn định và linh hoạt cao hơn, 
trong đó vai trò của tự động hóa trong 
HTĐ càng được đặc biệt chú ý phát triển 
để đảm bảo vận hành ổn định HTĐ, nâng 
cao chất lượng điện năng, trong đó ổn 
định điện áp là một trong những vấn đề 
chính mà ngành điện Việt Nam cũng như 
các nước phát triển trên thế giới quan tâm. 
Một sự cố tan rã HTĐ, trong đó việc mất 
ổn định hay sụp đổ điện áp là một trong 
những nguyên nhân chính và hậu quả của 
nó là vô cùng lớn khi xem xét dưới góc độ 
kinh tế và an ninh năng lượng. Vì vậy, để 
hạn chế thiệt hại do sự dao động điện áp 
thì cần phải trang bị hệ thống tự động ổn 
định điện áp cho các máy phát đồng bộ ba 
pha [1], [2]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
16 Số 15 tháng 2-2018 
Trong HTĐ của Việt Nam, Nhà máy 
Thủy điện Hòa Bình (NMTĐHB) là một 
công trình điện lực có quy mô lớn, có tính 
năng kỹ thuật phức tạp và hiện đại, bao 
gồm 8 tổ máy với tổng công suất đặt 1920 
MW và giữ vai trò rất quan trọng trong 
việc điều chỉnh tần số cũng như cung cấp 
một lượng công suất rất lớn cho HTĐ. Bài 
báo này sẽ nghiên cứu và đề xuất giải 
pháp nhằm nâng cao ổn định điện áp cho 
máy phát điện tại Nhà máy Thuỷ điện 
Hoà Bình. 
2. VẤN ĐỀ ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CHO MÁY 
PHÁT ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN 
HÒA BÌNH 
Vấn đề ổn định điện áp phát ra của máy 
phát là vô cùng quan trọng. Dòng điện 
kích từ ngoài việc tạo từ trường cho rotor, 
còn có thể dùng để điều chỉnh điện áp 
(AVR) máy phát [3], [4]. Đặc tính của hệ 
thống (HT) kích từ và cấu trúc tự động 
điều khiển kích từ có ý nghĩa quyết định 
đối với chất lượng điện năng và tính ổn 
định của hệ thống [5]. 
Để có thể thay đổi trị số của dòng điện 
kích từ nhằm đáp ứng được các yêu cầu 
trên, cần phải có một bộ phận điều khiển 
bao gồm một vòng lặp điều khiển kín kết 
hợp với một bộ tự động điều chỉnh điện 
áp (AVR) [6], [7], [8] như hình 1. 
Hình 1. Sơ đồ khối vòng lặp KT MPĐ đồng bộ 
Bài báo này tập trung nghiên cứu về HT 
kích từ xoay chiều có HT điều khiển. 
2.1. Hệ thống kích từ 
Các máy phát điện (MPĐ) của Nhà máy 
Thủy điện Hòa Bình (NMTĐHB) được 
trang bị hệ thống kích từ độc lập bằng 
cầu chỉnh lưu thyristor kiểu CTH-500-
2000-3-5T4. HT kích từ của máy phát 
xoay chiều là tự kích, chỉnh lưu có điều 
khiển và sử dụng bộ điều chỉnh điện áp 
tĩnh độc lập để duy trì điện áp ở ngõ ra. 
Hình 2. HT kích từ cho MPĐ của NMTĐHB 
Hình 2 biểu diễn sơ đồ hệ thống chỉnh lưu 
có điều khiển được cung cấp bởi MPĐ 
xoay chiều. 
Ưu điểm nổi bật của HT kích từ này đó là 
sử dụng là HT kích từ độc lập, đảm bảo 
cung cấp nguồn kích từ ổn định, liên tục, 
vận hành và sửa chữa linh hoạt. 
Tuy nhiên, HT kích từ của MPĐ chính đã 
có thời gian vận hành lâu năm, đã lạc hậu 
về mặt công nghệ, cấp độ điều khiển chỉ 
là dạng analog, không còn phù hợp với 
công nghệ số hóa hiện nay. Một số phần 
tử đã được thay thế bằng thiết bị kỹ thuật 
số nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, cục 
bộ và không bảo đảm chức năng đồng bộ 
hệ thống. Hiện tại mô hình HT kích từ 
máy phát TĐHB chưa được trang bị bộ ổn 
định hệ thống điện (PSS). 
Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định và nâng 
AC/DC 
Kích từ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 15 tháng 2-2018 17 
cao độ tin cậy vận hành, việc nâng cấp và 
hiện đại hóa bộ AVR kích từ bằng 
thyristor theo công nghệ số tự động điều 
chỉnh theo quy luật điều khiển PID và 
trang bị PSS [9], [10] thực sự rất cần thiết. 
2.2. Nghiên cứu lựa chọn thông số của 
PSS cho máy phát điện 
Hiện nay, trên thế giới, các nhà sản xuất 
đã đưa ra các mô hình PSS tiên tiến, trong 
đó có thế hệ mới nhất là PSS4B. Vượt qua 
cấu trúc bộ lọc song song để tối ưu hóa 
điều chỉnh, PSS4B được thiết kế bao gồm 
3 dải tần mạnh mẽ, nó sử dụng độ lệch tốc 
độ trục tính toán và công suất hoạt động 
thu được từ các đầu dò qua các các bộ bọc 
để điều chỉnh. Các bộ lọc được điều chỉnh 
cho tần số thấp, tần số trung gian và tần 
số cao. Tín hiệu đi qua mỗi băng tần có 
một đầu ra độc lập và được tổng hợp lại 
để đưa ra tín hiệu ổn định [10], [11], [12]. 
Như vậy bộ PSS4B thể hiện sự tối ưu 
vượt trội so với các bộ ổn định công suất 
thế hệ trước đó. 
Hình 3. Sơ đồ khối bộ ổn định công suất PSS4B 
Hình 4. Sơ đồ khối HT tự động điều chỉnh điện áp và ổn định công suất máy phát điện 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
18 Số 15 tháng 2-2018 
Đối với bộ ổn định công suất PSS4B, 
trong đó: 
 Đầu vào VSI1 = P (công suất điện) và 
VSI2 = Δω (sai lệch tốc độ góc). 
 T1, T3: là hằng số thời gian đặc trưng 
cho bộ chuyển đổi. 
 T2 và T4: là hằng số thời gian bộ lọc 
thông cao tần. 
 KS1 và KS2: là hai khâu khuếch đại. 
 T0: là hằng số thời gian khởi động của 
máy phát đồng bộ. 
Lựa chọn hệ thống kích từ có PSS cho 
máy phát Thủy điện Hòa Bình 
Căn cứ vào tình hình vận hành MPĐ của 
NMTĐHB, đề xuất việc sử dụng thiết bị 
ổn định công suất PSS4B [16]. Từ đó, 
nhóm tác giả lựa chọn mô hình khối 
PSS4B để nghiên cứu, phân tích, đánh 
giá, mô phỏng cho máy phát điện của 
NMTĐHB, đưa ra sơ đồ hệ thống tự động 
điều chỉnh kích từ máy phát có trang bị 
PSS như hình 4. 
3. MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ 
3.1. Ứng dụng Matlab Simulink mô 
phỏng hệ thống điều khiển kích từ máy 
phát Thủy điện Hòa Bình 
Tiến hành mô hình hóa MPĐ đồng bộ và 
hệ thống điều khiển kích từ [13] để khảo 
sát từ dữ liệu thực tế của máy phát điện 
NMTĐHB, làm cơ sở căn cứ cho việc áp 
dụng trên đối tượng thực tế. 
Các thành phần chính của HT kích từ và 
điều khiển điện áp của MPĐ thuộc 
NMTĐ HB và tham số của hệ thống điện 
mô phỏng được lựa chọn [14], [15], [16] 
như sau: 
 Công suất cơ bản được chọn chung cho 
toàn hệ thống là Scb = 1000 MVA. 
 Tham số MPĐ đồng bộ: 
 Pn = 266,67 MVA; Vn = 15,75 kV; 
fn = 50 Hz; Xd = 1,24 pu; X’d = 0,36 pu; 
X”d = 0,24 pu; Xq= 0,8 pu; X”q = 0,24 pu; 
Td’ = 1,01s; Td’’ = 0,053s; Tqo’’ = 0,1s; 
Rs = 0,00285 pu; Hs = 3,2 s; F = 0 pu; 
p = 24. 
 Hệ thống điều khiển kích từ 
Ta dùng mô hình ST1A do hệ thống điều 
khiển kích từ NMTĐHB là hệ thống điều 
khiển kích từ kiểu tĩnh với các tham số: 
Tr = 0,02s; Ka = 300; Ta = 0,001s; 
Kf = 0,001; Tf = 0,3s; Vrmin = -4 pu; 
Vrmax = 4,3 pu 
 Tham số hệ thống điều tốc governor: 
Ka = 10/3; Ta = 0,07s; gmin = 0,0pu; 
gmax = 0,975pu; Vgmin = 0,1pu/s; 
Vgmax = 0,1pu/s; Rp = 0,05; Kp = 1,163; 
Ki = 0,105; Kd = 0; Td = 0,01s; Tw = 2,67s. 
 Tham số bộ ổn định PSS: 
- Dải tần số thấp: FL=0,2Hz; K =30. 
- Dải tần số trung bình: FI = 1,25Hz; 
KI =40. 
- Dải tần số cao: FH = 12 Hz; KH = 30. 
- Giới hạn tín hiệu: VLmax = 0,075; 
VImax = 0,15; VHmax = 0,15; VSmax = 0,15. 
 Tham số của máy biến áp: 
Pn = 315 MVA; fn = 50 Hz; 
V1 = 15,75 kV; V2 = 220 kV. 
Ta có sơ đồ mô phỏng HT điều khiển kích 
từ MPĐ của NMTĐHB như hình 5. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 15 tháng 2-2018 19 
Hình 5. Mô hình mô phỏng hệ thống điều khiển kích từ máy phát khi xảy ra ngắn mạch 
3.2. Phân tích và đánh giá kết quả 
3.2.1. Mô phỏng khảo sát ổn định máy 
phát khi xảy ra ngắn mạch 
Từ mô hình trên, giả sử tại t=5s, xảy ra 
ngắn mạch 1 pha và duy trì trong 0,3s. 
Kết quả mô phỏng khi không có PSS 
(màu xanh) và khi có PSS (màu đỏ) như 
sau: 
(a) Công suất đầu ra máy phát 
Hình 6a. Mô phỏng công suất đầu ra máy phát 
khi xảy ra ngắn mạch 
(b) Sai lệch góc delta 
Hình 6b. Mô phỏng sai lệch góc delta 
khi xảy ra ngắn mạch 
(c) Tốc độ rotor máy phát 
Hình 6c. Mô phỏng tốc độ rotor máy phát khi 
xảy ra ngắn mạch 
(d) Điện áp đầu ra hệ thống kích từ 
Hình 6d. Mô phỏng điện áp đầu ra HT kích từ 
khi xảy ra ngắn mạch 
(e) Điện áp đầu cực máy phát 
Hình 6e. Mô phỏng điện áp đầu cực máy phát 
khi xảy ra ngắn mạch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
20 Số 15 tháng 2-2018 
Nhận xét: Từ kết quả mô phỏng trên ta có 
thể thấy rằng: 
 Công suất đầu ra máy phát, sai lệnh 
góc delta và tốc độ rotor máy phát khi có 
bộ điều khiển công suất PSS ổn định hơn 
nhiều so với khi không có bộ PSS. Khi 
khởi động tổ máy và sau khi xảy ra sự cố 
ngắn mạch thoáng qua biên độ cũng như 
thời gian dao động khi có PSS đã giảm đi 
rất nhiều. Khi không có PSS, quá trình 
khởi động tổ máy tới thời điểm t ~ 5s 
công suất đầu ra máy phát, sai lệch góc 
delta và tốc độ rotor máy phát mới bắt đầu 
ổn định và sau khi xảy ra sự cố ngắn 
mạch tới thời điểm t = 10s công suất đầu 
ra máy phát, sai lệch góc delta và tốc độ 
rotor máy phát mới ổn định trở lại. Nhưng 
khi có PSS, tổ máy khởi động sau t = 1s 
công suất đầu ra máy phát, sai lệch góc 
delta và tốc độ rotor máy phát đã ổn định 
về đường thẳng và sau khi xảy ra ngắn 
mạch tại thời điểm t = 7s đã ổn định 
trở lại. 
 Điện áp đầu ra của HT kích từ và điện 
áp đầu cực máy phát: 
- Khi khởi động máy phát, biên độ dao 
động điện áp khi có PSS lớn hơn so với 
không có PSS nhưng thời gian ổn định lại 
nhanh hơn. Khi không có PSS biên độ 
điện áp dao động nhỏ xong đến thời điểm 
t = 4s điện áp đầu ra HT kích từ mới ổn 
định và t = 1,4s điện áp đầu cực máy phát 
mới ổn định về đường thẳng. Nhưng khi 
có PSS biên độ dao động điện lớn hơn 
xong chỉ sau t = 2,2s (đối với điện áp đầu 
ra hệ thống kích từ) và t = 0,8s (đối với 
điện áp đầu cực máy phát) thì điện áp đã 
ổn định về đường thẳng. 
- Khi xảy ra ngắn mạch thoáng qua, bộ 
PSS cũng tác động tăng điện áp kích từ để 
nhanh đưa điện áp máy phát về ổn định, 
nhưng khó có thể thấy được hiệu quả của 
bộ PSS trong trường hợp này, đối với điện 
áp đầu ra HT kích từ khi có PSS đến thời 
điểm t = 8,1s đã ổn định về đường thẳng 
so với khi không có PSS là t = 8,9s. Còn 
đối với điện áp đầu ra máy phát khi có 
PSS và không có PSS điện áp đều ổn định 
tại thời điểm t = 7s, sự khác biệt là dải 
biên độ dao động điện áp khi không có 
PSS dài hơn so với khi có PSS dải này 
ngắn hơn và tần suất nhiều hơn. 
Như vậy ta có thể thấy khi khảo sát ổn 
định MPĐ lúc mới khởi động tổ máy, bộ 
PSS đều thể hiện rõ hiệu quả tác động đưa 
máy phát về vận hành ổn định nhanh 
chóng hơn. Bởi vì ngắn mạch là một dạng 
kích động lớn, trong khi bộ PSS tác động 
thể hiện rõ nét nhất với các loại kích động 
nhỏ. 
Vì vậy để thấy rõ được ưu điểm của bộ 
PSS trong ổn định điện áp đầu cực máy 
phát, ta xét trường hợp thứ 2. 
3.2.2. Mô phỏng khảo sát ổn định máy 
phát khi tăng tải 
Sau 7 giây ta đóng tải thứ nhất có công 
suất 400 MW vào hệ thống; tiếp tục 0,2 
giây sau ta đóng tiếp tải thứ hai có công 
suất 300 MW vào hệ thống; tiếp tục 0,2 
giây sau ta đóng tiếp tải thứ ba có công 
suất 400 MW vào hệ thống. Từ mô hình 
trên ta có kết quả mô phỏng khi không có 
PSS (màu xanh) và khi có PSS (màu đỏ) 
như sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 15 tháng 2-2018 21 
(a) Công suất đầu ra máy phát 
Hình 7a. Mô phỏng công suất đầu ra máy phát 
khi tăng tải 
(b) Sai lệch góc delta 
Hình 7b. Mô phỏng sai lệch góc delta 
khi tăng tải 
(c) Tốc độ rotor máy phát 
Hình 7c. Mô phỏng tốc độ rotor máy phát 
khi tăng tải 
(d) Điện áp đầu ra hệ thống kích từ 
Hình 7d. Mô phỏng điện áp đầu ra HT kích từ 
khi tăng tải 
(e) Điện áp đầu cực máy phát 
Hình 7e. Mô phỏng điện áp đầu cực máy phát 
khi tăng tải 
Nhận xét: Khi tăng tải liên tục (khoảng 
thời gian từ 7s đến 7,4s) khảo sát công 
suất đầu ra máy phát, sai lệnh góc delta và 
tốc độ rotor máy, khi có bộ điều khiển 
công suất PSS ổn định hơn cả về biên độ 
và thời gian dao động so với khi không có 
bộ PSS. Cụ thể: Khi có PSS chỉ sau thời 
gian t = 3s công suất đầu ra máy phát, sai 
lệch góc delta và tốc độ rotor máy phát đã 
ổn định về đường thẳng so với khi không 
có PSS phải mất t = 6,8s. 
Đối với điện áp đầu ra máy phát, khi mới 
khởi động tổ máy chỉ cấp nguồn cho tải tự 
dùng nhỏ (5MW) nên việc bộ PSS tác 
động tăng điện áp kích từ làm cho biên độ 
dao động điện áp đầu cực máy phát cao 
hơn so với khi không có PSS nhưng mức 
độ ổn định nhanh chóng ở thời điểm 
t = 4s. Nếu phóng to kết quả mô phỏng 
điện áp máy phát khi không có PSS ta có 
thể thấy biên độ dao động tuy nhỏ hơn 
nhưng tần suất dao động nhiều hơn và 
cũng ổn định ở thời điểm t = 4s. Hiệu quả 
của bộ PSS lúc này thể hiện rõ ở kết quả 
khảo sát điện áp đầu ra hệ thống kích từ, 
sau t = 4s điện áp đầu ra HT kích từ đã ổn 
định về đường thẳng so với khi không có 
PSS phải mất t ~ 7s. 
Khi ta đóng tải liên tiếp trong 0,4s ta thấy 
rõ hiệu quả của bộ PSS tác động đến điện 
áp đầu ra HT kích từ và đầu cực máy 
phát, lúc này biên độ và tần suất dao động 
điện áp giảm hẳn về gần như đường thẳng 
so với không có PSS. 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả mô phỏng thí điểm cho thấy với 
phương pháp đề xuất khi sử dụng các bộ 
ổn định công suất PSS thì khả năng tác 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
22 Số 15 tháng 2-2018 
động sẽ cho đặc tính công suất, tốc độ tổ 
máy, điện áp máy phát ổn định nhanh hơn 
khi không có PSS. Như vậy với kết quả 
lựa chọn sử dụng bộ điều khiển PSS4B 
trong nghiên cứu này cho phép khuyến 
cáo sử dụng PSS nhằm ổn định tín hiệu 
dao động nhỏ trong hệ thống điện. Nó giải 
quyết bài toán khi trên lưới bị kích động 
nhỏ tác động trong lúc vận hành thao tác 
đóng - ngắt tải đối với hệ thống hoặc đóng 
ngắt nguồn cấp từ các nhà máy điện vào 
lưới điện, đồng thời qua đó nó cũng thể 
hiện được tính ưu việt của hệ thống điều 
khiển kích từ kiểu tĩnh cho MPĐ đồng bộ 
trong hệ thống điện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Pr bh Kundur “Power System St bility nd Control” Publisher McGr w-Hill Education 
(India) Pvt Ltd, 1994. 
[2] R. L wson D. . Sw nn ng G.F Wright “Minimiz tion of Power System St bilizer Torsional 
Interaction on Large Turbine-Gener tors IEEE Tr ns”. P S Vol.97 Feb.1978 pp 183-190. 
[3] PGS.TS Trần Bách “Ổn định hệ thống điện” NXB Kho học và Kỹ thuật Hà Nội 2001. 
[4] GS.TS L Văn Út “Ph n t ch và điều khiển ổn định hệ thống điện” NXB Kho học và Kỹ thuật Hà 
Nội 2001. 
[5] IEEE Standard Definitions for Excitation Systems for Synchronous Machines - 2007. 
[6] S ndro Corsi “Volt ge control nd Protection in Electric l Power System from system compenent 
to Wide- re Control”, 2015. 
[7] Ferrari E, Floris R S ccom nno F (1969) “St bility limits of turbo-alternators and static exciter 
with different control structures. P rt 1: st bility n lysis t sm ll v ri tions”. LXX EI nnu l 
meeting, Rimini. 
[8] Kimbark EW (1956) Power system stability, vol 3. Wiley, New York. 
[9] Corsi S Pozzi M Sforn M Dell’Olio G “The coordin ted utom tic volt ge control of the It li n 
transmission grid, part II: control apparatus and field performance of the consolidated 
hier rchic l system”. IEEE T Power Syst 19(4):1733–1741, 2004. 
[10] IEEE Std.421.5-1992, IEEE Recommended Practice for Excitation System Models for Power 
System Stability Studies. 
[11] IEEE Tutori l course “Power System St biliz tion Vi Excit tion Control” 81 EHO 175-PWR. 
[12] Nguyễn Hiền Trung Nguyễn Như Hiển “Nghiên cứu hiệu quả c các bộ ổn định công suất cho 
máy phát điện đồng bộ k t nối lưới điện” Tạp ch Kho học và Công nghệ 64(02): 63-69, 2010. 
[13] Nguyễn Ph ng Qu ng (2004) M tl b & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động NXB Kho 
học và Kỹ thuật Hà Nội. 
[14] KS. Nguyễn Xu n Thắng Nguyễn Văn Minh Phạm Văn Vương (2004) Sổ t y hệ thống thi t bị 
Công ty Th y điện Hò Bình Hò Bình. 
[15] KS. Phạm Văn Vương Nguyễn Ngọc Thăng (2004) Quy trình vận hành hệ thống k ch th ch máy 
phát điện Hò Bình. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
(ISSN: 1859 - 4557) 
Số 15 tháng 2-2018 23 
[16] Lê Xu n Quy t “Nghiên cứu n ng cấp hệ thống điều khiển k ch từ c Nhà máy Th y điện Hò 
Bình” Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Điện lực 2017. 
[17] BB Industrie G “Imp ct of excit tion system on power system st bility”. 
[18] Trần Qu ng Khánh (2004) “Vận hành hệ thống điện” NXB Kho học và Kỹ thuật Hà Nội. 
Giới thiệu tác giả: 
Tác giả Nguyễn Ngọc Trung tốt nghiệp đại học năm 2003, nhận bằng Thạc sĩ 
năm 2006 chuyên ngành hệ thống điện tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; 
nhận bằng Ti n sĩ kỹ thuật điện năm 2014 tại Đại học P lermo - Cộng hòa Italia. 
Lĩnh vực nghiên cứu: lưới điện thông minh - SmartGrid, bảo vệ rơ le và giám sát 
điều khiển, tự động hóa trong hệ thống điện, ổn định hệ thống điện. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_giai_phap_cai_tao_hoat_dong_cua_he_thong.pdf