Nghiên cứu, đề xuất bộ chỉ số về mức độ thân thiện môi trường của các ngành kinh tế Việt Nam

Cùng với những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), tài nguyên môi trường (TNMT)

nước ta đang tiếp tục bị suy thoái, một phần là do mô hình tăng trưởng chưa bền vững. Một trong những giải

pháp đã được đề ra là thúc đẩy phát triển các nhóm ngành thân thiện môi trường, hạn chế các ngành có nguy

cơ cao gây suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này có mục đích đề xuất bộ chỉ số đánh giá

mức độ thân thiện môi trường (TTMT) của các ngành kinh tế. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong

nước, nhóm nghiên cứu đã đề xuất nội hàm của ngành kinh tế TTMT với 4 tiêu chí chính: (i) Sử dụng tiết kiệm

và hiệu quả tài nguyên; (ii) Giảm tác động đến môi trường; (iii) Ứng phó tốt với BĐKH; (iv) Ứng xử TTMT.

Nghiên cứu đã đề xuất được bộ chỉ số gồm 24 chỉ thị, phân bổ theo 4 nhóm tiêu chí chính và 14 tiêu chí cụ

thể với phương pháp tính chỉ số tổng hợp. Trong thời gian tới, bộ chỉ số cần được thử nghiệm đối với một số

ngành/phân ngành để tiếp tục được hoàn thiện.

pdf 5 trang kimcuc 5860
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, đề xuất bộ chỉ số về mức độ thân thiện môi trường của các ngành kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, đề xuất bộ chỉ số về mức độ thân thiện môi trường của các ngành kinh tế Việt Nam

Nghiên cứu, đề xuất bộ chỉ số về mức độ thân thiện môi trường của các ngành kinh tế Việt Nam
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016 77
NĐ-CP ngày 9/8/2006 đã quy định chi tiết về cơ sở 
sản xuất, dịch vụ và sản phẩm TTMT[1]. Tuy nhiên, 
cho đến nay, khái niệm, nội hàm cụ thể về ngành kinh 
tế TTMT chưa rõ ràng.
Về bộ chỉ số đánh giá mức độ TTMT, các nghiên 
cứu trên thế giới phần lớn tập trung đánh giá hiệu 
quả sinh thái (eco-efficiency), hiệu quả tài nguyên 
(resource efficiency) [3, 5, 6], hoặc gần đây hơn là các 
chỉ số/chỉ thị đo lường TTX, nền kinh tế xanh. Các 
chỉ thị này thường đề cập đến khối lượng tài nguyên 
sử dụng, lượng chất thải tạo ra, hoặc lượng khí nhà 
kính phát sinh trên một đơn vị giá trị sản xuất (hoặc 
tính theo đầu người), cũng như các chính sách quản 
lý, đầu tư cho đổi mới, sáng tạo, R&D,... [3, 7, 10, 18].
Về mặt phương pháp luận, các nghiên cứu của 
Đại học Yale (Mỹ), Canada về đánh giá hoạt động 
BVMT (EPI) của các quốc gia, địa phương[2, 4, 8]có 
thể được coi là những bài học để xây dựng các chỉ số 
TTMT.
Ở nước ta, từ năm 2009, nghiên cứu về các chỉ số 
để đánh giá hiệu quả sinh thái của một số ngành cũng 
đã được thực hiện [16] song nghiên cứu này là chưa 
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển 
KT-XH, ô nhiễm, suy thoái môi trường và tài nguyên 
ở nước ta đang gia tăng nhanh. Một trong những 
nguyên nhân chính là do mô hình tăng trưởng kinh 
tế còn dựa trên khai thác tài nguyên; dựa trên các 
ngành với trình độ công nghệ thấp; gây lãng phí tài 
nguyên, phát sinh nhiều chất thải. Để hướng tới phát 
triển bền vững, một giải pháp quan trọng đã được đề 
ra trong các Chiến lược BVMT và tăng trưởng xanh 
(TTX) của quốc gia là hạn chế các ngành có nguy 
cơ cao gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, đồng thời 
thúc đẩy phát triển các ngành TTMT[11, 12].
Nghiên cứu này có mục đích xây dựng bộ chỉ số về 
TTMT của các ngành/phân ngành làm cơ sở cho việc 
đánh giá và hoạch định chính sách phát triển hướng 
tới phát triển bền vững (PTBV) trong thời gian tới.
Khái niệm “TTMT”, qua các tài liệu trên thế giới 
cũng như ở nước ta, thường được gắn liền với các sản 
phẩm, dịch vụ mà trong quá trình sản xuất, tiêu dùng 
và thải bỏ có tác dụng tốt cho môi trường, không gây 
tổn hại đến môi trường [9,19]. Nghị định số 80/2006/
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ SỐ VỀ MỨC ĐỘ 
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NGÀNH 
KINH TẾ VIỆT NAM
Nguyễn Trung THắng, Vũ THị THanh Nga 
Dương THị Phương Anh 
1Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường
TÓM TẮT
Cùng với những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), tài nguyên môi trường (TNMT) 
nước ta đang tiếp tục bị suy thoái, một phần là do mô hình tăng trưởng chưa bền vững. Một trong những giải 
pháp đã được đề ra là thúc đẩy phát triển các nhóm ngành thân thiện môi trường, hạn chế các ngành có nguy 
cơ cao gây suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này có mục đích đề xuất bộ chỉ số đánh giá 
mức độ thân thiện môi trường (TTMT) của các ngành kinh tế. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong 
nước, nhóm nghiên cứu đã đề xuất nội hàm của ngành kinh tế TTMT với 4 tiêu chí chính: (i) Sử dụng tiết kiệm 
và hiệu quả tài nguyên; (ii) Giảm tác động đến môi trường; (iii) Ứng phó tốt với BĐKH; (iv) Ứng xử TTMT. 
Nghiên cứu đã đề xuất được bộ chỉ số gồm 24 chỉ thị, phân bổ theo 4 nhóm tiêu chí chính và 14 tiêu chí cụ 
thể với phương pháp tính chỉ số tổng hợp. Trong thời gian tới, bộ chỉ số cần được thử nghiệm đối với một số 
ngành/phân ngành để tiếp tục được hoàn thiện.
Từ khóa: Bộ chỉ số, BĐKH, ngành kinh tế, tác động đến môi trường, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả 
tài nguyên.
(1)
Chuyên đề số III, tháng 11 năm 201678
nghiên cứu cho rằng, “ngành kinh tế TTMT là ngành 
kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, không gây 
các tác động xấu đến môi trường, phát thải cácbon thấp 
và thích ứng với BĐKH”.
Mục tiêu của bộ chỉ số đánh giá TTMT của các 
ngành kinh tế là: (i) Là công cụ để đánh giá, so sánh 
mức độ TTMT của các ngành/phân ngành kinh tế, 
từ đó giúp cho việc hoạch định chính sách hướng tới 
PTBV; (ii) Giúp cho việc nhận dạng, xác định mức độ 
tác động đến TNMT và BĐKH của các ngành/phân 
ngành kinh tế để từ đó có các giải pháp phù hợp để 
giảm nhẹ, loại bỏ các tác động xấu. Ngoài ra, bộ chỉ 
số này cũng sẽ làm phong phú thêm các nghiên cứu 
về xây dựng bộ chỉ số/chỉ thị đánh giá về môi trường, 
PTBV đã và đang thực hiện ở nước ta; góp phần nâng 
cao nhận thức, hiểu biết về PTBV trong bối cảnh mới.
b. Xây dựng khung lý thuyết của bộ chỉ số TTMT
Bộ chỉ số được phát triển từ nội hàm ngành kinh 
tế TTMT, như đã phân tích ở trên, bao gồm 3 vấn đề 
cơ bản là: (i) Sử dụng hiệu quả tài nguyên; (ii) Giảm 
tác động đến môi trường tự nhiên; (iii) Ứng phó tốt 
với BĐKH. Bên cạnh đó, ngành kinh tế thường gắn với 
các hoạt động quản lý của các Bộ/cơ quan ngang Bộ, 
do đó cũng cần phải đánh giá, xem xét những nỗ lực 
trong công tác quản lý môi trường của ngành. Vì vậy, 
nhóm nghiên cứu đề xuất khung lý thuyết của bộ chỉ 
số TTMT dựa trên 4 nhóm tiêu chí chính như ở hình 1.
Trong từng nhóm tiêu chí chính, có các tiêu chí cụ 
thể được đo lường bởi các chỉ thị đánh giá. Có tổng số 
20 tiêu chí cụ thể bao gồm:
- Về sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gồm 
các tiêu chí cụ thể về: (i) sử dụng hiệu quả tài nguyên 
đất;(ii) nước;(iii) nguyên vật liệu và;(iv) năng lượng.
- Về tác động đến môi trường tự nhiên, các tiêu chí 
cụ thể gồm: (i) Tác động đến môi trường đất; (ii) Tác 
động đến môi trường nước; (iii) Tác động đến môi 
toàn diện về các khía cạnh sử dụng tài nguyên và ứng 
phó với BĐKH.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là nội hàm, phương 
pháp luận để xây dựng bộ chỉ số về đánh giá mức độ 
TTMT của ngành kinh tế. 
Về cách tiếp cận, nhóm nghiên cứu đã đi sâu, tìm 
hiểu về cơ sở lý luận của phạm trù “TTMT”; xem xét, 
phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam; 
từ đó đề xuất bộ chỉ số đánh giá mức độ TTMT của các 
ngành kinh tế. Các phương pháp đã sử dụng là: (i) Rà 
soát, tổng quan tài liệu; (ii) Điều tra, khảo sát về thực 
trạng thực hiện các chỉ tiêu thống kê môi trường; (iii) 
Tổ chức hội thảo tham vấn; (iv) Lấy ý kiến các chuyên 
gia.
Về phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức 
độ TTMT của các ngành kinh tế, nghiên cứu đã áp 
dụng quy trình 4 bước được sử dụng trong các tài liệu 
quốc tế [2, 4, 8], gồm: (i) Xác định nội hàm và mục tiêu 
của bộ chỉ số TTMT; (ii) Xây dựng khung lý thuyết 
cho bộ chỉ số; (iii) Rà soát, lựa chọn các chỉ thị đánh 
giá mức độ TTMT; (iv) Xác định cách tính chỉ số tổng 
hợp.
3. Kết quả và bàn luận
a. Xác định nội hàm ngành kinh tế TTMT và mục 
tiêu của bộ chỉ số
Nhìn nhận lại quá trình phát triển trong thời gian 
qua, có thể nhận thấy tư duy của nhân loại đang có 
những thay đổi rõ rệt. Trước năm 1972, con người đẩy 
mạnh phát triển kinh tế bằng mọi giá nhằm đạt được 
sự phồn vinh về vật chất với phương châm “phát triển 
trước, BVMT sau”. Từ sau năm 1972- 2012, khái niệm 
PTBV ra đời, nhân loại đã cố gắng để lồng ghép BVMT 
vào quá trình phát triển; các công cụ như sản xuất và 
tiêu dùng bền vững (SCP), sản xuất sạch hơn được 
triển khai [15]. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái 
môi trường và đặc biệt là BĐKH đang diễn biến nhanh, 
từ năm 2012, Hội nghị thượng đỉnh về PTBV của Liên 
hợp quốc Rio+20 đã kêu gọi các nước đẩy mạnh đầu 
tư cho các hoạt động kinh tế xanh, phát triển hài hòa 
với tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên [13]. Chương 
trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững 
[14] cũng như Thỏa thuận Pari về BĐKH[17] năm 
2015 là những định hướng quan trọng, đã và đang làm 
thay đổi tư duy của nhân loại về phát triển trong thời 
gian tới.
Trong bối cảnh đó, nội hàm “TTMT” cũng cần phải 
thay đổi; theo đó TTMT cần được hiểu là “xanh” với 
hàm ý rộng hơn, không chỉ là “không gây hại đến môi 
trường” mà cần phải bao gồm cả “sử dụng hiệu quả 
tài nguyên” và “ứng phó tốt với BĐKH”. Vì vậy, nhóm ▲Hình 1. Khung lý thuyết về bộ chỉ số đánh giá TTMT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016 79
trung bình; (iii) 1 điểm – thấp; sau đó tính tổng điểm 
của chỉ thị từ cả 5 tiêu chí. Các chỉ thị được lựa chọn 
với tổng số điểm cao nhất từ trên xuống. Sau đó, các 
chỉ thị này cũng đã được tham vấn ý kiến các chuyên 
gia.
Kết quả, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 24 
chỉ thị đánh giá mức độ TTMT của các ngành kinh 
tế như ở bảng 1.
d. Đề xuất cách tính điểm chỉ số tổng hợp
Dựa trên khung chỉ số đã được xây dựng như 
trên, chỉ số tổng hợp về TTMT của các ngành kinh 
tế (Sector Environmentally Friendly Index - SEFI) sẽ 
được tính thông qua 4 chỉ số thành phần: 
SEFI = a EFI re + b EFIei + c EFI cc + d EFI eb
Trong đó:- EFIre:chỉ số thành phần về sử dụng 
hiệu quả tài nguyên; EFI ei: chỉ số thành phần về tác 
động lên môi trường tự nhiên; EFI cc: chỉ số thành 
phần về ứng phó với BĐKH và; EFI eb: chỉ số thành 
phần về ứng xử thân thiện môi trường.
- a, b, c, d, e: là trọng số của các chỉ số thành phần 
và (a + b + c+ d+ e) =1
Ngoài ra, chỉ số tổng hợp SEFI cũng có thể được 
tính trực tiếp từ các chỉ thị theo công thức sau:
Trong đó: Ii là các chỉ thị, mỗi chỉ thị có điểm tối 
đa là 100 điểm; wi là các trọng số của từng chỉ thị. Chỉ 
số chung SEFI, các chỉ số thành phần và các chỉ thị 
đều được chuẩn hóa về thang điểm 0-100.
Nhìn chung, bộ chỉ số được xây dựng dựa trên nội 
hàm của ngành kinh tế TTMT theo hướng tiếp cận 
TTX trong bối cảnh hiện nay là phù hợp. Từ ban đầu, 
4 tiêu chí để xác định ngành kinh tế TTMT/xanh đã 
được tiếp cận toàn diện và tổng thể với 20 tiêu chí cụ 
thể, được đo lường bởi 57 chỉ thị. Sau quá trình rà 
soát, nhiều chỉ thị đã không đáp ứng được 5 tiêu chí 
lựa chọn, chủ yếu là những hạn chế về sự sẵn có của 
số liệu và khả năng thu thập số liệu Vì vậy, một số 
tiêu chí ban đầu như: Tác động lên môi trường đất; 
tác động đến đa dạng sinh học; bảo đảm sức khỏe, 
an toàn môi trường; quản lý rủi ro, phòng ngừa sự cố 
môi trường đã bị loại bỏ và không được thể hiện 
trong chỉ số tổng hợp SEFI. Trong số 24 chỉ thị đề 
xuất, các chỉ thị về tác động lên môi trường vẫn chiếm 
số lượng lớn nhất, với 10 chỉ thị. Tuy nhiên, kết quả 
nghiên cứu cũng mới dừng lại ở góc độ lý thuyết và 
cần được thử nghiệm áp dụng tính toán với một số 
ngành/phân ngành (ví dụ như các ngành công nghiệp 
chế biến, chế tạo) để tiếp tục được hoàn thiện.
trường không khí; (iv) Phát sinh chất thải rắn trong 
sản xuất và tiêu dùng; (v) Phát sinh chất thải nguy hại 
(CTNH) trong sản xuất và tiêu dùng; (vi) Tác động 
đến đa dạng sinh học; (vii) Nguy cơ gây các sự cố môi 
trường.
- Về ứng phó với BĐKH, có các tiêu chí cụ thể (i) 
Gây phát thải khí nhà kính và; (ii) Tác động đến năng 
lực thích ứng với BĐKH.
- Về ứng xử thân thiện với môi trường, có các tiêu 
chí: (i) Tuân thủ pháp luật về BVMT; (ii) Áp dụng các 
công cụ quản lý TTMT (ISO 14000, kiểm toán môi 
trường, sản xuất sạch hơn); (iii) Thúc đẩy nghiên 
cứu, đổi mới, sáng tạo hướng tới TTMT; (iv) Thúc 
đẩy phát triển các sản phẩm TTMT; (v) Bảo đảm sức 
khỏe, an toàn môi trường; (vi) Quản lý rủi ro, phòng 
ngừa sự cố môi trường; (vii) Tham gia các hoạt động 
BVMT.
c. Đề xuất bộ chỉ thị đánh giá mức độ TTMT
- Rà soát, liệt kê tất cả các chỉ thị có liên quan
Từ các nhóm tiêu chí và tiêu chí cụ thể đã nêu 
ở trên, nhóm nghiên cứu đã xem xét, rà soát và đề 
xuất các chỉ thị có liên quan đến mức độ TTMT của 
ngành kinh tế. Việc đề xuất bộ chỉ thị này được dựa 
trên các kinh nghiệm quốc tế cũng như các chỉ thị đã 
có ở nước ta. Kết quả rà soát và xây dựng chỉ thị theo 
các nguyên tắc như đã nêu trên, đã liệt kê được 57 chỉ 
thịđược phân loại theo 4 nhóm tiêu chí chính và 20 
tiêu chí cụ thể. 
- Xây dựng các tiêu chí để lựa chọn chỉ thị phù hợp
Từ 57 chỉ thị có liên quan cần lựa chọn được bộ 
chỉ thị về TTMT. Việc lựa chọn các chỉ thị phù hợp 
được thực hiện qua 5 tiêu chí, gồm:(i) Tính phù hợp: 
Chỉ thị phải phù hợp với mục tiêu chung, các nhóm 
tiêu chí đánh giá cũng như tiêu chí cụ thể; (ii) Tính 
đại diện: Chỉ thị phải có tính khái quát cao, thể hiện 
được tiêu chí cụ thể; (iii) Bảo đảm khả năng so sánh 
được giữa các ngành/phân ngành: Chỉ thị phải đảm 
bảo tính thống nhất về cách tính, đơn vị đo, cách 
đo để có thể so sánh được giữa các ngành/phân 
ngành; (iv) Tính sẵn có của số liệu: Số liệu để tính toán 
chỉ thị phải sẵn có để thu thập hoặc dễ dàng thu thập 
với mức chi phí thấp; (v) Tính mạch lạc rõ ràng: Chỉ 
thị cần phải dựa vào những dữ liệu được xác định rõ 
ràng, có thể kiểm chứng và được chấp nhận về mặt 
khoa học.
- Lựa chọn các chỉ thị đánh giá mực độ TTMT
Từ 57 chỉ thị đề xuất, nhóm nghiên cứu đã lựa 
chọn các chỉ thị đánh giá TTMT dựa trên 5 tiêu chí ở 
trên, cụ thể, mỗi chỉ thị đã được cho điểm theo từng 
tiêu chí với các mức: (i) 3 điểm – cao; (ii) 2 điểm – 
Chuyên đề số III, tháng 11 năm 201680
Nhóm tiêu chí Chỉ thị đề xuất
I. Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất 1. Giá trị tăng thêm (GTTT) của ngành trên một đơn vị diện tích đất sử dụng (triệu Đồng/ha)
Sử dụng hiệu quả tài nguyên 
nước 2. GTTT của ngành trên một đơn vị thể tích nước sử dụng (triệu Đồng/m
3)
Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm 
năng lượng 3. GTTT của ngành trên một đơn vị năng lượng sử dụng (triệu Đồng/tấn TOE)
Sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu 4. GTTT của ngành trên một đơn vị nguyên vật liệu sử dụng (Đồng/tấn nguyên vật liệu sử dụng) 
II. Giảm tác động lên môi trường tự nhiên
Tác động đến tài nguyên và môi 
trường nước
5. Lưu lượng nước thải thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên một 
đơn vị GTTT (m3/triệu Đồng)
6. Tổng lượng thải các chất gây ô nhiễm BOD, COD, TSS, kim loại nặng thải ra từ 
các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên một đơn vị GTTT (kg/triệu Đồng)
7. Tỷ lệ nước thải của ngành được xử lý đạt yêu cầu về môi trường (%)
Tác động đến môi trường không 
khí
8. Lưu lượng khí thảithải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên một đơn 
vị GTTT (m3/triệu Đồng)
9. Tổng lượng thải các khí SO2, NOX, bụi (TSP, PM10),thải ra từ các hoạt động 
sản xuất, kinh doanh trên một đơn vị GTTT (kg/triệu Đồng)
Phát sinh chất thải rắn thông 
thường trong quá trình sản xuất, 
kinh doanh, dịch vụ và tiêu thụ 
sản phẩm
10. Tổng lượng chất thải rắn (CTR) thông thường phát sinh từ các hoạt động sản 
xuất, kinh doanh trên một đơn vị GTTT của ngành (tấn/triệu Đồng)
11. Tỷ lệ CTR thông thường được thu gom, xử lý trong toàn ngành (%)
12. Tỷ lệ chất thải rắn của ngành được tái chế/thu hồi năng lượng (%)
Phát sinh chất thải nguy hại 
(CTNH) trong hoạt động sản 
xuất 
13. Tổng lượng chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh trong quá trình sản xuất, 
kinh doanh trên một đơn vị GTTT của ngành (tấn/triệu Đồng)
Nguy cơ gây sự cố 
môi trường 
14. Số vụ sự cố môi trường trên tổng số doanh nghiệp của ngành trung bình trong 
5 năm (%).
III. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phát thải/hấp thụ khí nhà kính 
(KNK)
15. Lượng CO2 tương đươngphát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanhtrên 
một đơn vị GTTT của ngành (tấn CO2 tđ/triệu Đồng)
16. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sử dụng của ngành (%)
17. Tỷ lệ năng lượng được tiết kiệm trong toàn ngành trong 5 năm gần nhất (%)
IV. Ứng xử thân thiện môi trường
Tuân thủ pháp luật về BVMT
18. Tỷ lệ doanh nghiệp của ngành có đơn vị chuyên trách về BVMT (%)
19. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh của ngành vi phạm pháp luật về BVMT (%)
Áp dụng các công cụ quản lý 
TTMT
20. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh của ngành áp dụng hệ thống quản lý chất 
lượng môi trường ISO 14001 (%)
21. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh của ngành áp dụng các biện pháp SXSH, kiểm 
toán môi trường (%)
22. Tỷ lệ chi cho BVMT trên tổng doanh thu của ngành (%)
Thúc đẩy phát triển các sản phẩm 
TTMT
23. Tỷ lệ các sản phẩm, dịch vụ trong toàn ngành được chứng nhận xanh (được 
cấp nhãn xanh Việt Nam, được chứng nhận là công trình xanh)
Sức khỏe, an toàn 
môi trường 24. Tỷ lệ trung bình về người lao động bị mắc các bệnh nghề nghiệp của ngành (%)
Bảng 1. Các chỉ thị đề xuất đánh giá mức độ TTMT của ngành kinh tế
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề số III, tháng 11 năm 2016 81
4. Kết luận
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở nước ta, 
nhóm nghiên cứu đã đề xuất: (i) nội hàm về “TTMT” 
trong bối cảnh phát triển mới: (ii) bộ chỉ số đánh giá 
mức độ TTMT của các ngành/phân ngành kinh tế gồm 
24 chỉ thị được phân bố trong 5 nhóm tiêu chí chính 
và 14 tiêu chí cụ thể và; (iii) cách tính chỉ số tổng hợp 
SEFI về TTMT. Đây mới chỉ là những kết quả bước đầu 
và bộ chỉ số cần tiếp tục được nghiên cứu thử nghiệm 
và hoàn thiện■
Về trọng số của các chỉ số thành phần nhóm 
nghiên cứu cho rằng để định hướng cho sự phát triển 
của một ngành/phân ngành thì quan trọng nhất vẫn 
là các tác động của những hoạt động kinh tế đó lên 
TNMT và BĐKH. Do đó, các trọng số a, b, ccần có 
giá trị cao hơn so với d (ví dụ a = 0,3; b = 0,3; c = 0,3 
và d=0,1). Về mặt ý nghĩa, sẽ là chính xác hơn nếu sử 
dụng thuật ngữ “bộ chỉ số đánh giá mức độ TTMT 
của các hoạt động kinh tế”, khi đó việc ứng xử với 
môi trường của Bộ/ngành sẽ không quá quan trọng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V. T. Anh và cộng sự, 2015, Tiến tới nền kinh tế xanh tại 
Việt Nam- Xanh hóa sản xuất, trang 27. NXB Khoa học 
xã hội 2015.
2. European Environment Agency (EEA), 2012, 
Environmental indicator report 2012: Ecosystem 
resilience and resource efficiency in a green economy in 
Europe. Copenhagen, Denmark.
3. Environment Canada, 2003, Environmental Signals: 
Canada’s National Environmental Indicator Series, 2003. 
4. ESCAP, Eco-Efficiency Indicators: Measuring Resource-
use Efficiency and the Impact of Economic Activities on 
the Environment, 2009.
5. European Comission, Assessment of resource efficiency 
indicators and targets, 2012. 
6. Hsu, A. et al, Measuring Progress: A practical guide from 
the developers of the Environmental Performance Index 
(EPI), New Haven: Yale Center for Environmental Law 
&Policy, 2013.
7. OECD, 2011, Towards Green Growth: Monitoring 
Progress - OECD Indicators, 
greengrowth/48224574.pdf
8. UN, 2012, The Future We Want, có tại 
un.org/disabilities/documents/rio20_outcome_
document_complete.pdf
9. United Nations (UN), 2015, Sustainable Development 
Goals-17 Goals to transform our World, 
un.org/sustainabledevelopment/development-agenda/
10. UNESCAP, CIEM, Eco-eficiency indicators of Viet Nam: 
An Analysis of Trends and Policy Implications, 2009.
STUDYING AND PROPOSING A SET OF ENVIRONMENTALLY 
FRIENDLY INDICATORS FOR ECONOMIC SECTORS IN VIỆT NAM
Nguyễn Trung THắng, Vũ THị THanh Nga 
Dương THị Phương Anh
Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment (ISPONRE)
ABSTRACT
Together with the socio-economic development achievements, Viet Nam’s natural resources and environ-
ment continue to deteriorate, partly as a result of the unsustainable development model. One of the suggested 
solutions is to promote environmentally friendly economic sectors, and limit sectors with high risks of natu-
ral resource degradation and environmental pollution. This research attempts to propose a set of indicators 
to assess environmentally friendly levels of economic sectors. From international experience and Viet Nam’s 
current conditions, the research group proposed environmentally friendly economic sectors based on four 
main criteria: (i) Resource efficiency and savings; (ii) Reduction in environmental impacts; (iii) Appropriate 
response to climate change; (iv) Environmentally friendly behaviors. The research has developed a set of indi-
cators including 24 indicators, organized into four main criteria and 14 specific criteria using comprehensive 
index calculation method. In the near future, the set of indicators needs to be tested on various sectors/sub-
sectors for improvement.
Key words: Set of indicators, climate change, economic sector, environmental impacts, environmentally friend-
ly, resource efficiency.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_bo_chi_so_ve_muc_do_than_thien_moi_truong.pdf