Nghiên cứu đặc điểm xạ hình chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Nghiên cứu mức lọc cầu thận trên 61 bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 bằng

xạ hình thận với 99mTc-DTPA tại bệnh viện 175. Mục tiêu: (1) Nghiên cứu đặc điểm

xạ hình chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. (2) Tìm hiểu mối liên quan

giữa mức lọc cầu thận với đường máu, HbA1c, tăng huyết áp và albumin niệu ở bệnh

nhân đái tháo đường týp 2. Phương pháp: Mô tả, tiến cứu, cắt ngang. Khám lâm sàng,

xét nghiệm cận lâm sàng và làm xạ hình chức năng thận cho các bệnh nhân. Kết quả:

Mức lọc cầu thận của nhóm nghiên cứu là 75,4 ± 22,3 ml/phút/1,73m2, của thận trái là

35,0 ± 13,0 thấp hơn của thận phải là và 39,8 ± 11,9 với p<0,01. không="" có="" mối="">

quan giữa mức lọc cầu thận với glucose máu và HbA1c; nguy cơ giảm mức lọc cầu thận

ở nhóm có tăng huyết áp đi kèm OR=6,5 với p<0,01; với="" albumin="" niệu="" (+)="" là="" or="">

với p<0,01 và="" thời="" gian="" mắc="" bệnh=""> 10 năm OR=3,5 với p<0,01. kết="" luận:="" mức="" lọc="">

thận của nhóm nghiên cứu là 75,4 ± 22,3 ml/phút/1,73m2, của thận trái thấp hơn của

thận phải, với p<0,01. không="" có="" mối="" tương="" quan="" giữa="" mức="" lọc="" cầu="" thận="" với="">

máu và HbA

1c; tăng nguy cơ giảm mức lọc cầu thận ở nhóm có tăng huyết áp đi kèm.

pdf 8 trang kimcuc 5060
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm xạ hình chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm xạ hình chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Nghiên cứu đặc điểm xạ hình chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
101
1 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Kiên Lương
Người phản hồi (Corresponding): Võ Duy Ân (bsanpnt@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 20/5/2018, ngày phản biện: 05/6/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/6/2018
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM XẠ HÌNH CHỨC NĂNG THẬN Ở 
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Võ Duy Ân1, Huỳnh Kim Liễu2
TÓM TẮT
Nghiên cứu mức lọc cầu thận trên 61 bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 bằng 
xạ hình thận với 99mTc-DTPA tại bệnh viện 175. Mục tiêu: (1) Nghiên cứu đặc điểm 
xạ hình chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. (2) Tìm hiểu mối liên quan 
giữa mức lọc cầu thận với đường máu, HbA1c, tăng huyết áp và albumin niệu ở bệnh 
nhân đái tháo đường týp 2. Phương pháp: Mô tả, tiến cứu, cắt ngang. Khám lâm sàng, 
xét nghiệm cận lâm sàng và làm xạ hình chức năng thận cho các bệnh nhân. Kết quả: 
Mức lọc cầu thận của nhóm nghiên cứu là 75,4 ± 22,3 ml/phút/1,73m2, của thận trái là 
35,0 ± 13,0 thấp hơn của thận phải là và 39,8 ± 11,9 với p<0,01. Không có mối tương 
quan giữa mức lọc cầu thận với glucose máu và HbA1c; nguy cơ giảm mức lọc cầu thận 
ở nhóm có tăng huyết áp đi kèm OR=6,5 với p<0,01; với albumin niệu (+) là OR=4,2 
với p 10 năm OR=3,5 với p<0,01. Kết luận: Mức lọc cầu 
thận của nhóm nghiên cứu là 75,4 ± 22,3 ml/phút/1,73m2, của thận trái thấp hơn của 
thận phải, với p<0,01. Không có mối tương quan giữa mức lọc cầu thận với glucose 
máu và HbA1c; tăng nguy cơ giảm mức lọc cầu thận ở nhóm có tăng huyết áp đi kèm.
Từ khoá: Mức lọc cầu thận, Đái tháo đường, albumin niệu.
STUDY OF RADIATION CHARACTERISTICS THE KIDNEY 
FUNCTION IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018 
102
ABSTRACT
A Research glomerular filtration rate (GFR) of 61 patients with type 2 diabetes 
mellitus with renal scanning 99mTc-DTPA glomerular filtration rate at the hospital 175. 
Objective: (1) To study characteristics of imaging of renal function. (2) Understanding 
the relationship between GFR with blood sugar, HbA1c, blood pressure and albumin-
uria in patients with type 2 diabetes. Methods: Descriptive, prospective, cross-sectional 
study. Clinical examination, Clinical tests and 99mTc-DTPA GFR gamma - camera re-
nography for patients. Result: GFR of the study group was 75,4 ± 22,3 ml/phut/1,73m2, 
the left kidney was 35,0 ± 13,0 is lower than the right kidney and 39,8 ± 11,9; p <0,01. 
There is no correlation between GFR with blood glucose and HbA1c, the risk of reduced 
GFR in hypertensive group associated is OR = 6,5 with p<0,01; albuminuria (+) is OR 
= 4,2 with p 10 years is OR = 3,5 with p <0.01. Conclu-
sion: GFR of the left kidneys is lower than the right kidney; correlation decreased GFR 
associated with hypertension, albuminuria and disease duration.
Keywords: GFR, diabetes, albuminuria
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ), đặc biệt 
ĐTĐ týp 2 một bệnh khá phổ biến, gặp 
hầu hết ở mọi lứa tuổi với những mức độ 
khác nhau. Việt Nam không phải là quốc 
gia có tỉ lệ ĐTĐ cao nhất thế giới nhưng 
có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Biến chứng thận là một trong 
những biến chứng nặng nề nhất đối với 
bệnh nhân ĐTĐ, nguy cơ dẫn đến tàn phế 
và tử vong do suy thận. Không những thế, 
biến chứng thận còn ảnh hưởng tới chất 
lượng sống của người bệnh, nó cũng tác 
động rất xấu đến sự xuất hiện, tiến triển 
và gia tăng của các biến chứng mạn tính 
khác như tăng huyết áp, bệnh lý mạch 
máu lớn, bệnh lý võng mạc mắt, nhiễm 
toan.
Việc nghiên cứu xạ hình chức 
năng thận ở bệnh nhân ĐTĐ, góp phần 
phát hiện sớm tổn thương thận, đánh giá 
tác động của ĐTĐ đối với chức năng thận. 
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu đề tài này với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm xạ hình 
chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo 
đường týp 2
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa 
mức lọc cầu thận với đường máu, HbA1c, 
tăng huyết áp và albumin niệu ở bệnh 
nhân đái tháo đường týp 2. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại 
Bệnh viện 175/ Bộ Quốc Phòng với 61 
bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 2 nằm điều trị 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
103
nội trú tại khoa A1 và A 21. Thỏa các điều 
kiện:
+ Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu 
chuẩn ADA 2010 hoặc BN đang kiểm 
soát đường huyết bằng thuốc.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ: 
+ Không thực hiện được kỹ thuật 
xạ hình (bị các bệnh lý cấp tính, phụ nữ có 
thai và cho con bú, ).
+ Có bệnh lý ác tính kèm theo
+ Bệnh nhân không hợp tác 
nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Đây là 
nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Ghi nhận các chỉ số nhân trắc và 
huyết áp: Tuổi; Giới; Cân nặng; Thời gian 
bị bệnh; Huyết áp;
- Tất cả các xét nghiệm BUN, 
creatinin huyết thanh, đường máu, HbA1C, 
định lượng albumin niệu và microalbumin 
niệu được thực hiện tại phòng xét nghiệm 
bệnh viện 175/ Bộ Quốc Phòng theo quy 
trình đã được chuẩn hóa theo quy định 
của Bộ Y tế. Các đối tượng được dặn 
nhịn ăn 12 giờ, không ăn sáng vào hôm 
xét nghiệm. 6 giờ 30 phút lấy 2 ml máu, 
sử dụng mẫu nước tiểu sáng sớm để xét 
nghiệm.
- Đánh giá tổn thương thận theo 
KDOQI-2007:
Đạm niệu Giá trị (mg/g creatinine)
Normoalbuminuria < 30
Microalbuminuria 30 - 300
Macroalbuminuria > 300
- Chụp xạ hình đánh giá chức 
năng thận với DCPX Tc99m-DTPA bằng 
máy gamma SPECT Millennium MG 
(USA) theo một qui trình thống nhất cho 
tất cả đối tượng nghiên cứu. Thời gian ghi 
hình 21 phút, liều DCPX từ 8-15 mCi với 
thể tích từ 0,3-0,7 ml. Xử lý số liệu bán tự 
động theo phương pháp Gates.
3. Phân tích số liệu
Số liệu thu được xử lý theo các thuật 
toán thường dùng trong thống kê y sinh học 
sử dụng phần mềm SPSS 22.0 (2013)
Xác định giá trị trung bình các 
chỉ số ( X ± SD): tuổi, thời gian bị bệnh, 
đường máu, HbA1C, creatinin huyết 
thanh; tỷ số albumin niệu/creatinin niệu 
(mg/g); mức lọc cầu thận (ml/phút/1,73 
m2).
- Tim hệ số tương quan mức lọc 
cầu thận với giữa đường máu và HbA1C
- Tìm mối liên quan giữa mức lọc 
cầu thận với tăng huyết áp đi kèm và mức 
độ albumin niệu.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018 
104
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 - Tuổi trung bình 58,1 ± 11,2 
(năm). Nhóm ≥ 60 tuổi chiếm 47,5%; nam 
46/61;nữ 15/61. Thời gian bị bệnh 8,4 ± 
6,2; < 10 năm 57,4%; ≥ 10 năm 42,6%
Bảng 3.1. Đặc điểm albumin niệu
Albumin niệu 
(mg/g creatinin)
Chung (n=61) Nam (n=46) Nữ (n=15)
n % n % n %
Âm tính (< 30) 13 21,3 11 23,9 2 13,3
Microalbumin 
(30 – 299)
23 37,3 16 34,8 7 46,7
Macroalbumin (≥ 300) 25 41,4 19 41,3 6 40
Cộng 61 100 45 100 15 100
Bảng 3.2. Các thông số xạ hình chức năng thận
Chỉ số xạ hình thận Thận trái Thận phải p
Số đếm cao nhất (count) 502,6 ± 156,5 549,5 ± 156,5 <0,01
Diện tích thận (cm 2) 54,9 ± 9,1 54,3 ± 9,0 >0,05
Độ sâu thận (cm) 5,6 ± 0,7 5,7 ± 0,7 >0,05
Tỉ lệ tưới máu thận (%) 51,4 ± 8,9 48,8 ± 8,5 >0,05
Tỉ lệ hấp thu PX tại thận (%) 46,8 ± 8,9 53,2 ± 8,6 <0,01
Time to peak (phút) 4,4 ± 3,2 3,9 ± 1,8 >0,05
20 min/peak ratio 1,3 ± 0,2 0,4 ± 0,1 >0,05
Time to 1/2 peak (phút) 0,4 ± 0,9 0,3 ± 0,3 >0,05
MLCT (ml/phút/1,73m2) 35,0 ± 13,0 39,8 ± 11,9 <0,01
Bảng 3.3. Liên quan MLCT với tăng HA đi kèm
Tăng huyết áp
≤ 90 ml/
phút (n =)
≥ 90 ml/
phút (n =) OR p
n % n %
Có 30 63,8 3 21,4
6,471 <0,01
Không 17 36,2 11 78,6
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
105
Bảng 3.4. Liên quan MLCT với tình trạng albumin niệu ở nhóm nghiên cứu
Albumin niệu MLCT T.bình
< 90 ml/phút 
(n=47)
≥ 90 ml/phút 
(n=17)
n % n %
Âm tính 85,3 ± 22,2(1) 14 60,9 9 39,1
Microalbumin 78,2 ± 20,6(2) 10 76,9 3 23,1
Macroalbumin 62,0 ± 18,0(3) 23 92,0 2 8,0
Nguy cơ giảm MLCT: + p(1)-(2), (1)- (3), (2)- (3)<0,01
 + Tính chung Albumin niệu (+): OR=4,2; p<0,01
Microalbumin niệu: OR=2,1; p<0,01
Macroalbumin niệu: OR=7,4; p<0,01
Bảng 3.5. Liên quan MLCT với thời gian phát hiện bệnh ở nhóm nghiên cứu
Thời gian phát 
hiện bệnh (năm)
MLCT Chung 
(n = 61)
≥ 90 ml/
phút (n =)
≤ 90 ml/
phút (n =)
n % n %
< 10 81,8 ± 23,1 11 31,4 24 68,6
≥ 10 66,7 ± 18,3 3 11,5 23 88,5
p < 0,001
OR=3,5; p < 0,01
MLCT trung bình 75,4 ± 22,3
Bảng 3.6. Hệ số tương quan MLCT với glucose máu, và HbA1C
Chỉ số
MLCT Tc99m-DTPA
r p
Glucose máu 0,126 0,333
HbA1c 0,260 0,059
BÀN LUẬN
Trong nhiều nghiên cứu về bệnh 
ĐTĐ, các tác giả đều nhận thấy tỉ lệ bệnh 
ĐTĐ gia tăng theo quá trình tích tuổi, 
chiếm tỉ lệ cao nhất từ khoảng 50 – 69 
tuổi. Nhưng gần đây xu hướng phát hiện 
bệnh ở độ tuổi nhỏ hơn tăng lên. Sở dĩ tỉ 
lệ người trẻ mắc bệnh ĐTĐ típ 2 tăng lên 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018 
106
là do sự thay đổi lối sống, thói quen ăn 
uống, thói quen ít vận động. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi cho kết quả: Tuổi trung 
bình 58,1 ± 11,2 (năm); Nhóm ≥ 60 tuổi 
chiếm 47,5%; nam 46/61;nữ 15/61; Thời 
gian bị bệnh 8,4 ± 6,2; < 10 năm 57,4%; 
≥ 10 năm 42,6%.
Tình trạng tổn thương vi mạch và 
tổn thương các mạch máu nhỏ tại các cơ 
quan và đặc biệt tại thận là một cơ chế 
bệnh sinh luôn hiện diện. Ở các bệnh 
nhân bị ĐTĐ, tình trạng tổn thương thận 
xuất hiện khá sớm (tiểu đạm vi thể, thay 
đổi độ lọc cầu thận). Nếu kết hợp thêm 
với tình trạng THA càng làm phức tạp và 
thúc đẩy nhanh tổn thương thận. Ngày 
nay người ta xem microalbumin niệu là 
yếu tố nguy cơ cần cảnh báo cho nhiều 
bệnh khác nhau. Trong đó có bệnh ĐTĐ 
và bệnh tim mạch. Chúng tôi ghi nhận tỉ 
lệ tiểu albumin vi thể trong nghiên cứu 
là 37,3% và tiểu albumin đại thể là 41% 
(Bảng 3.7), sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê về giới. Tỉ lệ này thấp hơn so với 
tác giả Đỗ Hoàng Oanh (2009) là 50% và 
52.2% của tác giả NTT Thảo.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 cho 
thấy các thông số xạ hình chức năng thận 
bằng DCPX Tc99m-DTPA. ở bệnh nhân 
ĐTĐ cho thấy ngoài chỉ số MLCT và số 
đếm phóng xạ tối đa tại thận (maximum 
count) giảm so với chỉ số bình thường, 
các thông số về thời gian giữa các pha 
chức năng của thận không thay đổi đáng 
kể. Theo đó số số đếm phóng xạ tối đa tại 
thận phải là 549,5 ± 156,5 so với thận trái 
là 502,6 ± 156,5; tỉ lệ hấp thu phóng xạ 
tại thận phải cũng cao hơn thận trái lần 
lượt là 53,2 ± 8,6 và 46,8 ± 8,9; MLCT 
trung bình của nhóm nghiên cứu là 75,4 
± 22,3 (ml/phút/1,73m2) và của thận phải 
là 39,8 ± 11,9 ml/phút/1,73m2cao hơn so 
có ý nghĩa thống kê với MLCT của thận 
trái là 35,0 ± 13,0 ml/phút/1,73m2, với 
p<0,01. Các thông số còn lại chúng tôi 
không ghi nhận sự khác biệt. Theo cách 
hiểu của chúng tôi sở dĩ có sự khác biệt 
về các thông số chức năng của hai thận 
trên xạ hình thận Tc99m-DTPA ở nhóm 
ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu của chúng 
tôi là có thể do tác động của ĐTĐ lên hai 
thận không giống nhau, (có thể do cấu 
trúc hai thận không đồng nhất hoàn toàn 
làm cho áp lực lọc ở mỗi thận khác nhau, 
đáp ứng của hai thận cũng khác nhau) và 
quá trình tổn thương mạch tại thận cũng 
diễn ra không tương đồng giữa thận phải 
và thận trái.
Nghiên cứu MAP (Micro Albumin 
Prevalene) trên 6081 bệnh nhân ĐTĐ týp 
2 có tăng huyết áp ở 103 trung tâm của 10 
quốc gia thuộc châu Á, công bố vào cuối 
năm 2004 cho thấy. Tỉ lệ microalbumin 
niệu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp 
chiếm 39,8% (Châu Âu 17-21%). Tần 
suất tiểu đạm khoảng 18,8%, cộng chung 
tiểu đạm đại thể và microalbumin niệu là 
58,6% chiếm trên một nửa nhóm nghiên 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
107
cứu. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng 
của chiến lược kiểm soát albumin niệu vi 
thể ở bệnh nhân ĐTĐ và có tăng huyết áp.
Về liên quan giữa MLCT ở BN 
ĐTĐ với THA đi kèm, trong nghiên cứu 
của chúng tôi có 54% BN có biến chứng 
THA (33/61) thì có tới 90,1% bị giảm 
MLCT ≤ 90 ml/phút (30 BN) và nguy cơ 
bị giảm MLCT ở BN ĐTĐ có THA đi kèm 
là hơn 6 lần so với phân nhóm không có 
THA đi kèm với OR=6,5; p<0,01 (bảng 
3.3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi 
tại bảng 3.3 cho thấy MLCT giảm dần 
theo mức độ albumin niệu. Nếu như ở 
phân nhóm có albumin niệu âm tính có 
MLCT là 85,3 ± 22,2 ml/phút thì tương 
ứng với nhóm có microalbumin niệu và 
macroalbumin niệu lần lượt là 78,2 ± 20,6 
ml/phút và 62,0 ± 18,0 ml/phút, sự khác 
biệt này có ý nghĩa thống kê, với p<0,01. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 
62,3% có tiểu đạm ở các mức độ khác 
nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cũng 
cho thấy có mối liên quan giữa giảm mức 
lọc cầu thận ở BN ĐTĐ týp 2 với tình 
trạng albumin niệu. Tính chung protein 
niệu (+): OR=4,2; p<0,01; Microalbumin 
niệu: OR=2,1; p<0,01; Macroalbumin 
niệu: OR=7,4; p<0,01.
Bình thường MLCT giảm dần 
theo quá trình tích tuổi, cũng như vậy 
MLCT tỉ lệ nghịch với thời gian bị bệnh. 
Phải mất tới 10 – 15 năm bị bệnh thì ĐTĐ 
mới tác động và gây ra bệnh thận mạn 
rõ rệt trên lâm sàng. Nguyễn Thị Kim 
Hoa bệnh viện Trung ương Huế nghiên 
cứu MLCT trên 60 BN ĐTĐ vào khám 
và điều trị tại khoa nội tác giả cho thấy: 
MLCT trung bình là 56,60 ±21, 54 ml/
phút; ở nam giới là 69, 08 ± 19,31 ml/
phút; ở nữ giới là 44,12 ± 25, 11 ml/phút. 
Ở BN có huyết áp bình thường là 70,32 ± 
17,38 ml/phút, thời gian phát hiện bệnh 
trên 10 năm giảm nhiều so với thời gian 
dưới 10 năm.
Liên quan giữa thời gian phát hiện 
bệnh với giảm mức lọc cầu thận, chúng tôi 
cũng ghi nhận MLCT giảm dần theo thời 
gian bị bệnh. Ở phân nhóm có thời gian 
phát hiện dưới 10 năm thì MLCT là 81,8 
± 23,1 ml/phút/1,73m2 trong khi đó phân 
nhóm ≥ 10 năm thì MLCT tương ứng 
chỉ còn là 66,7 ± 18,31 ml/phút/1,73m2. 
Nguy cơ giảm MLCT ở nhóm ≥ 10 năm 
là: OR=3,5; p < 0,01.
Trong nghiên cứu của chúng tôi 
cho thấy không có mối tương quan giữa 
MLCT với đường máu và HbA1C (bảng 
3.6) glucose máu r=0,126; p>0,5; HbA1C 
r=0,260; p>0,05.
KẾT LUẬN
Mức lọc cầu thận của nhóm 
nghiên cứu là 75,4 ± 22,3 ml/phút/1,73m2, 
của thận trái là 35,0 ± 13,0 thấp hơn của 
thận phải là và 39,8 ± 11,9 với p<0,01. 
Không có mối tương quan giữa mức lọc 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018 
108
cầu thận với glucose máu và HbA1c; nguy 
cơ giảm mức lọc cầu thận ở nhóm có tăng 
huyết áp đi kèm OR=6,5 với p<0,01; với 
albumin niệu (+) là OR=4,2 với p<0,01 
và thời gian mắc bệnh > 10 năm OR=3,5 
với p<0,01.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Sỹ An và cộng sự (2005), 
“Y học hạt nhân”, Trường Đại học Y Hà 
Nội, NXBYH. Tr 49-58.
2. Nguyễn Thị Kim Hoa (2010), 
“Nghiên cứu mức lọc cầu thận ở bệnh 
nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Trung 
ương Huế”, Y học thực hành 1(696)/2010, 
tr 16-18.
3. Đỗ Hoàng Oanh (2009), “Mối 
tương quan giữa mức độ kiểm soát ĐH và 
HA đối với tốc độ giảm độ lọc cầu thận 
trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2”, Luận văn tốt 
nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành nội 
tiết.
4. Nguyễn Thị Thu Thảo (2004), 
“Biến chứng mạn trên bệnh nhân ĐTĐ típ 
2 lúc mới chẩn đoán”, Luận văn chuyên 
khoa cấp 2 chuyên nghành nội tiết. Đại 
học y dược TP Hồ Chí Minh
5. Nguyễn Văn Trí (2005), “Vi 
Đạm Niệu: Yếu Tố Nguy Cơ Cần Cảnh 
Báo”, Thời sự tim mạch học TP HCM, số 
90, tr. 6-8.
6. Dyck PJ (2002), “Diabetic 
neuropathies. The nerve damage of 
diabetes (Fact sheet)”, Internet document. 
NIH publication, No 02-3185.
7. James F. Winchester, Donald 
A. Feinfeld, Nikolas B. Harbord, and Alan 
Dubrow (2010), “The Impact of Diabetic 
Renal Disease, chapter 22 – Diabetic 
Nephropathy”, Principles of Diabetes 
MellitusPrinciples of Diabetes Mellitus, 
Second edition, p.347-355
8. Me Farlane SI, Shin JJ, 
Rundek T, Bigger JT (2003), “Prevention 
of týp 2 diabetes ”, Curr Diab Rep, 3(3), 
pp.235-41
9. National Kidney Foundation. 
KDOQI
TM
 (2007), “Clinical Practice 
Guidelines and Clinical Practice 
Recommendations for Diabetes and 
Chronic Kidney Disease”, Am J Kidney 
Dis 49:S1-S180, 2007 (suppl 2).
10. United States Renal Data 
System (2007), “The 2007 Annual Data 
Report presents data on end-stage renal 
disease in the United States.”, http://
www.usrds.org/atlas07.aspx

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_xa_hinh_chuc_nang_than_o_benh_nhan_dai_t.pdf