Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở phụ nữ Việt Nam trên phần mềm 3D-VStitcher

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu

ứng dụng, phân loại trong thiết kế rập áo cơ sở

nữ trên phần mềm 3 D - V- Stitcher. Nghiên cứu

được thực hiện trên cơ sở khảo sát nhân trắc

171 nữ trong độ tuổi 18-24. Kết quả nghiên cứu

đã phân ra được 6 nhóm vóc dáng cơ thể từ mẫu

đo qua phân tích thành phần chính, phân tích

cụm theo nhân tố, phân tích biệt số và kiểm định

ANOVA trên phần mềm SPSS. Trên cơ sở thông

số đo của 6 của nhóm tác giả đã tính toán ra số

đo chung cho mẫu đo và thông số kích thước

nhóm chung sẽ được dùng để thiết kế rập cơ sở.

Rập cơ sở này được mô phỏng cho 6 nhóm vóc

dáng nghiên cứu để phân tích các lỗi sai hỏng

trên trang phục nhằm tìm ra hướng điều chỉnh

để đạt được độ vừa vặn. Kết quả nghiên cứu đã

xác định được hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở cho

các vóc dáng khác nhau so với mẫu trung bình;

đánh giá kết quả khảo sát của sinh viên sau khi

dạy thực nghiệm và được kiểm tra độ tin cậy

bằng số hạng Cronbach’s Alpha. Nghiên cứu

đáp ứng được nhu cầu cấp thiết công tác giảng

dạy các môn học thuộc lĩnh vực thiết kế trang

phục nữ.

pdf 11 trang kimcuc 15720
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở phụ nữ Việt Nam trên phần mềm 3D-VStitcher", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở phụ nữ Việt Nam trên phần mềm 3D-VStitcher

Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở phụ nữ Việt Nam trên phần mềm 3D-VStitcher
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ K7- 2016 
Trang 65 
Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng 
đến thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở 
phụ nữ Việt Nam trên phần mềm 3D-V-
Stitcher 
 Nguyễn Thị Mộng Hiền 
Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM 
(Bản nhận ngày 30 tháng 9 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 16 tháng 11 năm 2016) 
TÓM TẮT 
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu 
ứng dụng, phân loại trong thiết kế rập áo cơ sở 
nữ trên phần mềm 3 D - V- Stitcher. Nghiên cứu 
được thực hiện trên cơ sở khảo sát nhân trắc 
171 nữ trong độ tuổi 18-24. Kết quả nghiên cứu 
đã phân ra được 6 nhóm vóc dáng cơ thể từ mẫu 
đo qua phân tích thành phần chính, phân tích 
cụm theo nhân tố, phân tích biệt số và kiểm định 
ANOVA trên phần mềm SPSS. Trên cơ sở thông 
số đo của 6 của nhóm tác giả đã tính toán ra số 
đo chung cho mẫu đo và thông số kích thước 
nhóm chung sẽ được dùng để thiết kế rập cơ sở. 
Rập cơ sở này được mô phỏng cho 6 nhóm vóc 
dáng nghiên cứu để phân tích các lỗi sai hỏng 
trên trang phục nhằm tìm ra hướng điều chỉnh 
để đạt được độ vừa vặn. Kết quả nghiên cứu đã 
xác định được hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở cho 
các vóc dáng khác nhau so với mẫu trung bình; 
đánh giá kết quả khảo sát của sinh viên sau khi 
dạy thực nghiệm và được kiểm tra độ tin cậy 
bằng số hạng Cronbach’s Alpha. Nghiên cứu 
đáp ứng được nhu cầu cấp thiết công tác giảng 
dạy các môn học thuộc lĩnh vực thiết kế trang 
phục nữ. 
Từ khoá: Rập cơ sở, số hạng điều chỉnh, V- Stitcher, vóc dáng, mô phỏng. 
1. GIỚI THIỆU 
Trong thiết kế trang phục thường thì các 
vóc dáng khác nhau sẽ có các bộ rập cơ sở 
tương ứng với từng vóc dáng và các bộ mẫu này 
sẽ được thiết kế mới từ đầu. Điều này làm mất 
khá nhiều thời gian, công sức và chi phí nguyên 
vật liệu. 
 Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ 
thông tin đã có nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc 
thử mẫu sau khi thiết kế như là phần mềm V-
Stitcher, 3D Fit, ClO 3D, Opitex. Trong đó V- 
Stitcher là một trong những phần mềm mô 
phỏng được sử dụng nhiều và phổ biến tại các 
doanh nghiệp may trong và ngoài nước, nó cho 
phép điều chỉnh nhiều thông số như: số đo cơ 
thể, tư thế, màu da, kiểu tóc cũng như các giai 
đoạn thai kỳ. Tính năng của phần mềm cho phép 
người sử dụng nhập chỉ số cơ lý của vải và thể 
hiện thực tế những tính chất đó trong quá trình 
mô phỏng. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.K7- 2016 
Trang 66 
Trong đề tài [8] , tác giả C.Carere đã 
nghiên cứu phủ mẫu cho những đối tượng có 
cùng số đo vòng ngực nhưng vòng eo khác nhau 
trên mẫu áo váy ôm, mẫu áo váy liền thân đó 
được mô phỏng trên phần mềm, sau đó điều 
chỉnh lưới tạo độ vừa vặn. Hạn chế đề tài là chỉ 
dừng ở mức độ điều chỉnh lưới, chưa đưa ra một 
con số cụ thể về số hạng điều chỉnh và đối tượng 
nghiên cứu không là người Việt Nam. Liên quan 
đến mô phỏng 3D trên V-Stitcher có đề tài “Mô 
phỏng điều chỉnh sai hỏng thiết kế của quần áo 
bằng phần mềm V- Stitcher ứng dụng trong đào 
tạo về thiết kế mẫu” [5], tác giả đã giới thiệu 
chung phương pháp điều chỉnh sai hỏng thiết kế 
của quần áo bằng phần mềm V- Stitcher trên 
avatar, thông số điều chỉnh chưa được định 
lượng và cũng không đề cập đến sự đa dạng vóc 
dáng. Đề tài “Thiết lập công thức thiết kế rập cơ 
sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh viên Việt 
Nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên 
người mẫu” [1] phân tích hai hình dáng phần 
thân dưới cơ thể, từ đó xây dựng công thức thiết 
kế rập cơ sở có các số hạng điều chỉnh tương 
ứng tại các vị trí thiết kế theo đa dạng vóc dáng 
trong công thức thiết kế chân váy. Cùng một 
phương pháp nêu trên, một nghiên cứu khác đã 
xây dựng công thức thiết kế rập cơ sở quần dáng 
thẳng có kèm các số hạng điều chỉnh tương ứng 
tại các vị trí thiết kế theo đa dạng vóc dáng [3]. 
Tuy nhiên, việc điều chỉnh và may mẫu bằng 
phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu 
mất nhiều thời gian và không đáp ứng được 
trong trường hợp có nhiều vóc dáng xuất hiện. 
Một nghiên cứu gần đây của chính tác giả [2] đã 
nghiên cứu về đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng 
đến thiết kế mẫu áo cơ sở, đề tài này nghiên cứu 
về số hạng điều chỉnh cho đa dạng vóc dáng có 
cùng số đo vòng ngực trong khoảng 80cm, chưa 
đề cập đến nghiên cứu cho đa dạng vóc dáng với 
nhiều số đo vòng ngực khác nhau.Vì thế, việc 
Nghiên cứu đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến 
thiết kế hệ số điều chỉnh rập áo cơ sở phụ nữ 
Việt Nam và mô phỏng trên phần mềm 3D-V-
Stitcher là cần thiết để kiểm tra độ vừa vặn trong 
thiết kế rập nhanh chóng cho đa dạng vóc dáng, 
tiết kiệm chi phí do may thử mẫu nhiều lần. 
Nghiên cứu này có 5 nội dung: Phân tích vóc 
dáng; Thiết kế rập áo cơ sở; Mô phỏng mẫu, 
thiết lập cơ sở dữ liệu sai hỏng mẫu; Đề xuất ra 
các số hạng điều chỉnh để đảm bảo độ vừa vặn 
của rập theo đa dạng vóc dáng; Đánh giá mẫu 
sau điều chỉnh. Hướng nghiên cứu này là một 
phương pháp thử mẫu giảm thiểu thời gian may 
mẫu và chi phí nguyên phụ liệu, mở ra một 
hướng giảng dạy tích cực, chủ động khi có sử 
dụng phần mềm mô phỏng trực quan đáp ứng 
nhu cầu cấp thiết của giáo dục hiện nay. 
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
 2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Con người: nữ Việt Nam, sống tại 
Tp.HCM, trong độ tuổi từ 18- 24. Xác định cỡ 
mẫu theo công thức: 
1714,170
5,0
33,396,1
2
22
2
22
m
t
n

Trong đó : n là số mẫu; t là xác suất (t = 1,96); 
m là sai số (m = 0,5); σ là độ lệch chuẩn (σ = 
3,33cm ). Như vậy cỡ mẫu chọn cho nghiên cứu 
này đạt độ chính xác 95% cần 171 người mẫu. 
Phần mềm: thiết kế mẫu 2D Gerber Accumark 
và mô phỏng 3D - V-Stitcher. 
Vải sử dụng trong mô phỏng được chọn từ 
dữ liệu phần mềm V- Stitcher – vải Poplin 
Cotton 133gr. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ K7- 2016 
Trang 67 
phương pháp thống kê cắt ngang. Đo trực tiếp 
19 số đo nhân trắc ở tư thế đứng chuẩn [4], [10], 
bao gồm cân nặng, 6 số đo chiều dài, 1 số đo 
chiều cao, 11 số đo vòng thân trên. 
 Phương pháp phân dạng vóc dáng: Sử 
dụng phần mềm SPSS 21.0 [6],[7] để tiến hành: 
- Phân tích thành phần chính là phương 
pháp phân tích đa chiều để xác định thành phần 
số đo kích thước chính trong tập hợp 19 số đo, 
nhằm rút gọn số lượng lớn dữ liệu thành một số 
ít nhóm nhỏ có đặc trưng chung. 
- Phân tích phân nhóm bằng K-mean và 
phân tích biệt số nhằm tìm thấy sự khác biệt 
giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu với nhau. 
- Kiểm định ANOVA trị trung bình của các 
nhóm trường hợp mẫu độc lập. Căn cứ vào kết 
quả kiểm định này để phân dạng vóc dáng. 
Phương pháp thiết kế rập cơ sở 2D: 
- Nhóm chung sẽ được chọn làm nhóm cơ 
sở để thiết kế rập phẳng 2D và mô phỏng rập 
cho các nhóm khác vì là nhóm có số đo đại diện 
cho tất cả các nhóm. 
- Rập thiết kế 2D được thiết kế trên phần 
mềm Gerber Accumark dựa theo công thức thiết 
kế của tác giả Hellen Armstrong [9]. 
- Thông số kích thước của đối tượng được 
dùng làm cơ sở dữ liệu tạo avatar dùng để mô 
phỏng thiết kế và mặc thử đánh giá mẫu trong 
phần mềm 3D V-Stitcher. 
Phương pháp mô phỏng 3D áo cơ sở cho 
đa dạng vóc dáng và đánh giá mẫu thiết kế: 
- Sử dụng rập cơ sở 2D đã được thiết kế áp 
để mô phỏng trên 3D trên các avatar của các 
dạng vóc dáng còn lại. Vì vóc dáng khác nhau 
nên cần có điều chỉnh và mô phỏng lại mẫu cho 
đến khi đạt được độ vừa vặn rập thiết kế 2D 
theo từng vóc dáng. 
- Nhập thông số kích thước tạo các avatar. 
- Phân tích các lỗi làm cho rập không vừa 
vặn theo từng nhóm vóc dáng. 
- Đánh giá độ vừa vặn của sản phẩm theo 
các tiêu chí của Erwrin [11]. Hai phương pháp 
đánh giá là: Sử dụng phần mềm V- Stitcher có 
hình mô phỏng dạng lưới và màu sắc thể hiện 
được mức độ vừa vặn của mẫu thông qua biểu 
đồ độ căng, kết hợp với biểu đồ áp lực; Đánh giá 
qua giảng dạy thực nghiệm. 
Phương pháp phân tích các lỗi sai hỏng 
- Rập thiết kế 2D sau khi mô phỏng lần đầu 
tiên cho cá các nhóm vóc dáng sẽ xuất hiện 
nhiều vị trí không vừa vặn trên trang phục, tại 
đây các vị trí đó sẽ được khoanh tròn và đánh số 
thứ tự theo từng đặc điểm lỗi. 
- Đối chiếu và so sánh thông số kích thước 
của từng nhóm vóc dáng so với nhóm chung tại 
các vị trí xuất hiện lỗi để phân tích nguyên nhân, 
từ đó đưa ra hướng sửa chữa mẫu mô phỏng cho 
vóc dáng đó đạt được độ vừa vặn. 
Phương pháp tính số hạng điều chỉnh 
- Rập thiết kế sau khi đã được điều chỉnh và 
đánh giá độ vừa vặn đạt yêu cầu của các tiêu chí 
đánh giá sẽ được đo và lập bảng thông số kích 
thước tại những vị trí cần điều chỉnh. 
- So sánh thông số kích thước sau điều 
chỉnh của từng nhóm vóc dáng với công thức đã 
được sử dụng khi thiết kế dựng hình rập cơ sở. 
- Tính toán số hạng điều chỉnh thiết kế ∆ 
của các nhóm vóc dáng khác nhau tại các vị trí 
cần điều chỉnh. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đánh giá kết quả phân tích vóc dáng dựa 
trên số liệu thực tế 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.K7- 2016 
Trang 68 
Kết quả phân tích cho thấy sau khi xoay có 
5 thành phần có giá trị riêng lớn hơn 1 và giá trị 
tích lũy là 67,328%. Đây chính là 5 thành phần 
chính của các số đo và cũng là cơ sở để chọn số 
đo chủ đạo khi phân tích nhân trắc. Kết quả 
phân tích cũng cho thấy được chiều cao là kích 
thước chủ đạo cho các kích thước tính theo độ 
dài; cân nặng là kích thước chủ đạo cho các kích 
thước tính theo bề ngang. Thành phần chính thứ 
tự từ 1 đến 5 lần lượt là: thông số liên quan đến 
kích thước chủ đạo ngang; thông số liên quan 
đến dài vai, thông số liên quan đến hạ mông, 
thông số liên quan đến chéo ngực, thông số liên 
quan đến dang ngực. Năm thành phần chính đó 
góp phần tích cực vào quá trình phân biệt vóc 
dáng của nhóm đối tượng nghiên cứu. 
Phân tích K-mean Cluster cho phép người 
phân tích chủ động áp đặt số lượng nhóm được 
phân loại. Tác giả đã đưa ra 7 giải pháp, phân 
thành 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 nhóm, để lựa chọn được 
nhóm nào là phù hợp nhất. Căn cứ vào kết quả 
phân tích K- mean cluster kết hợp với kiểm định 
ANOVA cho kết quả là phân nhóm chia thành 6 
nhóm vóc dáng sẽ được chọn vì có độ tản mạn 
thấp, các các phần tử trong cùng nhóm sẽ không 
khác biệt nhiều (Hình 1). Trong các đề tài đã 
nghiên cứu của nhiều tác giả trước thì sự khác 
biệt giữa vai/eo/mông là một trong những 
phương pháp phân loại vóc dáng cơ thể, như đề 
tài [8], tác giả đã phân loại ra 8 nhóm vóc dáng 
cơ thể. Vì thế, kết luận rằng việc phân loại vóc 
dáng phần thân trên cơ thể của 171 đối tượng 
nghiên cứu của đề tài này chia thành 6 nhóm 
vóc dáng là hợp lý. 6 nhóm bao gồm: dáng hình 
Oval, dáng hình chữ nhật 1, dáng dạng hình 
muỗng, dáng đồng hồ cát dưới, dáng dạng hình 
chữ nhật 2 và dáng hình chữ nhật 3. 
Hình 1. Các giải pháp chia nhóm 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ K7- 2016 
Trang 69 
3.2. Kết quả thiết kế mẫu áo cơ sở 2D 
Số đo kích thước của nhóm chung được 
thiết kế dựng hình theo phương pháp thiết kế 
của Hellen Armtrong để có rập cơ sở 2D. Rập 
cơ sở này được sử dụng mô phỏng cho 6 nhóm 
vóc dáng (Hình 2). 
Hình 2. Rập cơ sở 2D của nhóm chung 
Rập cơ sở nhóm chung sau khi mô phỏng lên 
các nhóm vóc dáng sẽ cho thấy được các lỗi về 
độ vừa vặn trang phục ở các vị trí khác nhau. 
3.3. Đánh giá kết quả mẫu mô phỏng 
Nhóm 1 có vóc dáng hình Oval, người cao. 
Hình ảnh sau khi phân nhóm đã cho thấy ngực 
và hông tương đương nhau, vòng eo lớn, vòng 
bụng lớn, vòng ngang ngực trước lớn, lưng 
thẳng. So với rập cơ sở của nghiên cứu này thì 
nhóm 1 có ngang bắp tay, vòng ngực, vòng eo, 
chiều dài tâm áo ngắn. Sự khác biệt này dẫn đến 
việc mẫu mô phỏng nhóm trước khi điều chỉnh 
bị lỗi ở bắp tay, thân áo chật, dài thân áo ngắn. 
Để chỉnh sửa những lỗi này cần tăng kích thước 
ngang cửa tay áo, đánh cong sườn tay, đánh 
cong vòng nách tay trước, tăng kích thước 
ngang ngực, ngang eo ở mỗi thân trước, thân 
sau, vẽ lại vòng nách thân, chỉnh lại chiều dài 
sườn áo, tăng kích thước dài áo. (Hình 3) 
Hình 3. Rập cơ sở (a); Mẫu mô phỏng trước khi điều chỉnh (b); 
Mẫu mô phỏng sau khi điều chỉnh của nhóm 1 (c) 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.K7- 2016 
Trang 70 
Nhóm 2 có vóc dáng hình chữ nhật 1, so 
với rập cơ sở của nghiên cứu này thì nhóm 2 có 
các kích thước vòng ngực nhỏ hơn, dài tâm áo 
ngắn hơn. Sự khác biệt này dẫn đến vải dư dưới 
gầm nách áo, chân ngực, thân áo dài. Để chỉnh 
sửa những lỗi này cần giảm kích thước ngang 
ngực, ngang eo, vẽ lại vòng nách thân, điều 
chỉnh lại chiều dài sườn áo, đánh cong đường 
sườn thân trước, thân sau áo, sườn tay áo, đánh 
cong đường sườn tay, vẽ lại vòng nách tay 
trước, giảm kích thước ngang bắp tay. (Hình 4) 
Nhóm 3 có dáng hình muỗng, so với rập cơ 
sở của nghiên cứu này thì nhóm 3 có vòng ngực 
và vòng mông chênh lệch nhiều, eo thắt lại, 
ngực đầy, lưng tròn, mông hơi cao. Sự khác biệt 
này làm cho vải căng xung quanh ngực, gầm 
nách thân sau áo bị lõm, tay áo hơi chật. Để 
chỉnh sửa những lỗi này cần tăng kích thước 
ngang ngực, ngang eo, điều chỉnh lại vòng nách, 
tăng kích thước rộng cửa tay, đánh cong sườn 
tay. (Hình 5). 
Hình 4. Rập cơ sở (a); Mẫu mô phỏng trước khi điều chỉnh (b); 
Mẫu mô phỏng sau khi điều chỉnh của nhóm 2 
Hình 5. Rập cơ sở (a); Mẫu mô phỏng trước khi điều chỉnh (b); 
Mẫu mô phỏng sau khi điều chỉnh của nhóm 3 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ K7- 2016 
Trang 71 
Nhóm 4 có dáng hình đồng hồ cát dưới, 
dáng người cao. So với rập cơ sở của nghiên cứu 
này thì nhóm 4 có vùng ngang ngực thân sau, 
phía dưới gầm nách bị lõm; ngang ngực trước 
lõm, phía trên nách bị lõm, vải dư dưới chân 
ngực, xung quanh ngực bị xếp nếp, pen vai dư 
vải. Để chỉnh sửa những lỗi này cần đánh cong 
vòng nách sau, chỉnh lại vòng nách thân trước, 
đánh cong pen eo, tăng kích thước ngang ngực, di 
chuyển đầu pen vai về phía tâm sau áo. (Hình 6) 
Nhóm 5 có vóc dáng hình chữ nhật 2, dáng 
người thấp so với rập cơ sở của nghiên cứu này 
thì nhóm 5 có ngực và mông nhỏ, tương đương 
nhau, eo không nhỏ, vai hơi gập, lưng thẳng . Sự 
khác biệt này dẫn đến vải dư dưới gầm nách tay 
áo, thân áo, vòng eo rộng, chân ngực rộng, dài 
tâm áo trước bị sa xuống, tay áo rộng. Sự khác 
biệt này dẫn đến việc mẫu mô phỏng nhóm 
trước khi điều chỉnh xảy ra các lỗi ở vai, sườn 
áo, chân ngực rộng, tâm áo thân sau bị xách lên, 
tay áo sau bị lõm. Để chỉnh sửa những lỗi này 
cần giảm kích thước ngang ngực, ngang eo ở hai 
thân, đánh cong đường sườn áo hai thân, giảm 
kích thước dài thân trước, vẽ vòng nách tay 
trước cong hơn, giảm ngang nách tay, ngang cửa 
tay, đánh cong sườn tay. (Hình 7) 
Hình 6. Rập cơ sở (a); Mẫu mô phỏng trước khi điều chỉnh (b); 
Mẫu mô phỏng sau khi điều chỉnh của nhóm 4 
Hình 7. Rập cơ sở (a); Mẫu mô phỏng trước khi điều chỉnh (b); 
Mẫu mô phỏng sau khi điều chỉnh của nhóm 5 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.K7- 2016 
Trang 72 
Hình 8. Rập cơ sở (a); Mẫu mô phỏng trước khi điều chỉnh (b); 
Mẫu mô phỏng sau khi điều chỉnh của nhóm 6 
Nhóm 6 có dáng hình chữ nhật 3, dáng 
người cao, so với rập cơ sở của nghiên cứu này 
thì nhóm 6 có ngực và mông lớn, tương đương 
nhau, eo lớn, bụng lớn, mình dẹt. Sự khác biệt 
này dẫn đến việc mẫu mô phỏng nhóm trước khi 
điều chỉnh bị lỗi gầm nách thân áo, tay áo bị 
lõm, ngang ngực dưới nách chật. Để chỉnh sửa 
những lỗi này cần giảm chiều dài vai con, hạ 
nách thấp xuống, điều chỉnh chiết eo, đánh cong 
đường sườn áo, đầu tay. (Hình 8) 
3.4. Đánh giá kết quả điều chỉnh của từng 
nhóm 
Thông qua bảng kết quả phân tích vóc dáng 
đã cho thấy nhóm 6 là nhóm có kích thước gần 
với nhóm trung bình nhất nên khi sử dụng rập 
cơ sở nhóm chung để mô phỏng thì nhóm 6 ít bị 
điều chỉnh kích thước nhất so với các nhóm còn 
lại. 
Bảng số hạng điều chỉnh kích thước (Bảng 
1) của các nhóm so với nhóm chung cho thấy 
thông số điều chỉnh kích thước giữa các nhóm là 
khác nhau, không đồng bộ, có nhóm điều chỉnh 
ở vị trí kích thước này nhưng nhóm khác thì 
không, đường cong vòng nách tay trước được 
điều chỉnh ở nhiều mức độ khác nhau giữa các 
nhóm để đạt được độ vừa vặn tay áo. Kích thước 
vòng ngực, vòng eo, ngang bắp tay, vòng cong 
nách tay trước, dài áo giữa các nhóm có nhiều 
sự khác biệt. Qua đó cho thấy các vị trí kích 
thước ngang của các nhóm vóc dáng được điều 
chỉnh nhiều nhất, điều này càng khẳng định việc 
phân chia vóc dáng theo tiêu chuẩn FFIT là 
hoàn toàn đúng. 
3.5. Đánh giá mẫu sau điều chỉnh 
Các mẫu sau khi điều chỉnh được tiến hành 
kiểm tra đánh giá độ vừa vặn thông qua phần 
mềm mô phỏng V- Stitcher; kết quả dạy thực 
nghiệm. 
Đánh giá trên phần mềm mô phỏng: Mẫu 
mô phỏng của 6 nhóm đều có độ lệch trục, độ 
cân bằng ngang (lưới mô phỏng) vừa vặn và 
ngay ngắn. Màu sắc của các mẫu mô phỏng đều 
có màu xanh ở vùng vai, vùng ngực, vùng eo, 
bắp tay, đó là những vị trí cần độ vừa vặn. Tại 
xung quanh gò ngực có thêm màu vàng cam thể 
hiện vị trí này có độ ôm. Các vị trí khác có màu 
trắng, đó là những nơi trang phục chỉ cần tựa 
vào cơ thể. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ K7- 2016 
Trang 73 
Bảng 1. Bảng số hạng điều chỉnh của từng nhóm 
STT Vị trí thiết kế 
Số hạng điều chỉnh (∆) 
STT Vị trí thiết kế 
Số hạng điều chỉnh (∆) 
1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 
1 
Ngang ngực 
trước 1,3 0 0,5 0,3 1 0,6 7 Dài đủ trước 1,8 -0,7 -0,2 0 -4 0 
2 
Ngang ngực 
sau 0,8 -1,5 0 0,3 1 0,6 8 Dài đủ sau 0,5 -0,7 -0,2 0 -2 0 
3 
 Ngang eo 
trước 1,5 0 0,8 -0,3 -2 0 9 Dài tâm trước 1,8 -0,7 -0,2 0 -4 0,5 
4 Ngang eo sau 1 -1 0,7 0 -2 0 10 Dài tâm sau 0,5 -0,7 -0,2 0 -2 0,5 
5 
Ngang nách 
tay 0 -0,5 0 0 -0,3 0 11 
Dài sườn 
trước 1,8 -0,7 -0,2 0 -2 0,5 
6 Ngang bắp tay 0,5 -0,7 0,8 -0,4 -1 0 12 Dài sườn sau 0,5 -0,7 -0,2 0 -2 0,5 
Đánh giá qua kết quả khảo sát dạy thử 
được căn cứ trên các tiêu chí về độ lệch trục, độ 
cân bằng, độ êm, độ cử động cổ áo , tay áo đều 
có Cronbach’s Alpha trong khoảng (0.76 – 
0.88), điều này chứng tỏ những kết quả nghiên 
cứu có độ tin cậy [7]. 
4. KẾT LUẬN 
Quá trình thu thập dữ liệu đo của 171 đối 
tượng trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã phân 
loại được 6 nhóm vóc dáng cơ thể nữ thông qua 
phân tích xử lý số liệu các số liệu đo từ phần 
mềm SPSS, đó là dáng hình Oval, dáng hình 
chữ nhật 1, dáng dạng hình muỗng, dáng đồng 
hồ cát dưới, dáng dạng hình chữ nhật 2 và dáng 
hình chữ nhật 3. Hình dáng các nhóm này được 
mô phỏng qua các avatar trên phần mềm 3D – 
V. Stitcher nhằm phục vụ cho việc mô phỏng 
mẫu, phân tích các nguyên nhân gây lỗi, tìm ra 
các số hạng điều chỉnh cho mẫu đảm bảo tính 
vừa vặn. 
Rập cơ sở nhóm chung được chọn làm 
nhóm cơ sở để thiết kế rập phẳng 2D và thiết kế 
mô phỏng cho 6 nhóm trên phần mềm V- 
Stitcher. Sau lần mô phỏng đầu tiên, mẫu mô 
phỏng ở tất cả các nhóm đều xảy ra lỗi ở các vị 
trí khác nhau với các số hạng khác nhau. 
Trên kết quả mô phỏng mẫu sau khi điều 
chỉnh lần cuối, tác giả tính toán trên cơ sở công 
thức thiết kế rập 2D đã đưa ra được bảng số hạng 
cần điều chỉnh ở những vị trí xảy ra lỗi. Qua 
bảng này cho thấy chỉ cần thay đổi kích thước 
của rập cơ sở chung theo số hạng cần điều chỉnh 
của nhóm vóc dáng nào đó thì sẽ có được rập cơ 
sở của nhóm đó. 
Kết quả nghiên cứu được đánh giá qua phần 
mềm mô phỏng theo các tiêu chí Erwrin và đánh 
giá qua dạy thực nghiệm. 
Đề tài nghiên cứu này có tính khoa học, 
thực tiễn trong lĩnh vực giảng dạy thiết kế trang 
phục khi cần phân tích đặc điểm vóc dáng ảnh 
hưởng đến độ vừa vặn trang phục, hướng chỉnh 
sửa, khắc phục những lỗi xảy ra; ứng dụng trong 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.K7- 2016 
Trang 74 
việc tạo bộ rập cơ sở mới từ bộ rập chung. Việc 
thiết kế mẫu 2D sau đó mô phỏng trên các 
avatar sẽ làm cho quá trình giảng dạy được chủ 
động hơn, trực quan hơn như là khi thay đổi 
kích thước các avatar thì người học sẽ quan sát 
được sự thay đổi của vóc dáng, còn khi thay đổi 
thông số thiết kế của mẫu 2D sẽ cho thấy được 
các lỗi xảy ra trên mẫu mô phỏng. 
Đề tài mở ra các hướng nghiên cứu sâu 
hơn, rộng hơn về độ vừa vặn cho đa dạng loại 
trang phục; nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc 
học trong thiết kế trang phục. 
Lời cám ơn: Nghiên cứu này được tài trợ 
bởi trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG 
Tp.HCM trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu 
đặc điểm vóc dáng ảnh hưởng đến thiết kế rập 
áo cơ sở nữ Việt Nam và mô phỏng trên phần 
mềm 3D – V- Stitcher”, mã số đề tài: T-CK-
2016-06. 
A study on somatotype characteristics 
affect to design correlation coefficient for 
Vietnam women’s basic block by 3D V- 
Stitcher 
 Nguyen Thi Mong Hien 
Ho Chi Minh city University of Technology, VNU–HCM 
ABSTRACT 
This paper presents the results of applied 
research and classification to design Vietnam 
women’s basic block by 3 D- V- Stitcher 
software. The study was conducted on 171 
women aged 18-24. The study results were 
divided into 6 groups of the body from the 
analysis of data body’s measurement for factor 
analysis, discriminant analysis and ANOVA test 
on SPSS software. On the table measurement, 
author calculated common group for 6 groups 
that will be used to design basis block. This 
block simulated for 6 different groups to analyze 
errors which appear on the costumes. Through 
that find ways adjusting to fit. The results of 
study basic block to fit for various somatotypes 
were evaluated through simulation software by 
the display of different colors on the tension 
chart, pressure chart. Beside that the results 
were evaluated through sample teaching. The 
results of this evaluation were tested reliability 
by Cronbach's Alpha terms. These results 
service teaching costume design. 
Keywords: Basic block, correlation factor, V- Stitcher, somatotype, simulation. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ K7- 2016 
Trang 75 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Thị Minh 
Kiều, Thiết lập công thức thiết kế mẫu cơ 
sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh viên 
Việt Nam sử dụng phương pháp phủ vải 
trực tiếp lên người mẫu. Tạp chí Cơ khí 
Việt Nam số 10, 2015, trang 27-3 (2015). 
[2]. Nguyễn Thị Mộng Hiền, Nghiên cứu số 
hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ Việt 
Nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần 
mềm thiết kế trang phục 3 chiều V- 
Stitcher, Luận văn cao học, Đại học Bách 
Khoa Hà Nội (2016). 
[3]. Đỗ Thị Tuyết Lan, Thiết lập công thức 
thiết kế mẫu cơ sở quần dáng thẳng cho nữ 
sinh viên Việt Nam sử dụng phương pháp 
phủ vải trực tiếp lên người mẫu, Luận văn 
cao học, Đại học Bách Khoa Hà Nội 
(2015). 
[4]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5781-2009, 
Phương pháp đo cơ thể (2009). 
[5]. Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Thuý 
Ngọc, Mô phỏng điều chỉnh sai hỏng thiết 
kế của quần áo bằng phần mềm V- Stitcher 
ứng dụng trong đào tạo về thiết kế mẫu, 
Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số tháng 
12/2013(2013). 
[6]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- tập 
1. Nhà xuất bản Hồng Đức (2008). 
[7]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- tập 
2. Nhà xuất bản Hồng Đức (2008). 
[8]. C.carrere,c.Istook, T.Little, T.Hong, 
T.Plumlee, Automated Garment 
Development from Body Scan Data. pp. 
1-9 (2009). 
[9]. Helen Armstrong, Patternmaking 
forFashion Design (Fith Edition). Pearson 
(2014). 
[10]. ISO 8559, Garment construction and 
anthropometric surveys-Body dimensions 
(1989).

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_voc_dang_anh_huong_den_thiet_ke_he_so_di.pdf