Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang ngực, và sự biến đổi ADA trong dịch màng phổi ở bệnh nhân lao màng phổi thể tràn dịch tự do

Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-Quang ngực và sự biến đổi hoạt độ của

Adenosine deaminase Activity (ADA) trên bệnh nhân lao màng phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên

cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện ở 46 bệnh nhân lao màng phổi đơn thuần và lao phổi - lao màng

phổi điều trị tại khoa Lao bệnh viện Trung ương Huế từ 09/2016 - 09/2017. Kết quả: 65,2% bệnh nhân mắc

lao màng phổi đơn thuần. Nam giới chiếm 76,1%. Hút thuốc, uống rượu là hai yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao

(54,3%, 47,8%). Triệu chứng của lao màng phổi: đau ngực (100%), ho khan (73,9%). Mức độ tràn dịch màng

phổi lượng vừa gặp 73,9%. Hoạt độ trung bình ADA dịch màng phổi: 101 ± 74 UI/L, bệnh nhân với ADA dịch

màng phổi ≥ 40U/L là 95,7%. ADA trong dịch màng phổi do lao liên quan đến mức độ tràn dịch trên XQuang

ngực. Kết luận: Chẩn đoán Lao màng phổi thường muộn và gặp khó khăn. Định lượng ADA trong dịch màng

phổi góp phần chẩn đoán sớm, hạn chế di chứng trên bệnh nhân lao màng phổi.

pdf 6 trang kimcuc 5060
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang ngực, và sự biến đổi ADA trong dịch màng phổi ở bệnh nhân lao màng phổi thể tràn dịch tự do", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang ngực, và sự biến đổi ADA trong dịch màng phổi ở bệnh nhân lao màng phổi thể tràn dịch tự do

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang ngực, và sự biến đổi ADA trong dịch màng phổi ở bệnh nhân lao màng phổi thể tràn dịch tự do
45
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
Địa chỉ liên hệ:Nguyễn Thị Bình Nguyên, email: ntbnguyen@huemed-univ.edu.vn
Ngày nhận bài: 15/10/2019; Ngày đồng ý đăng: 8/2/2020..; Ngày xuất bản: 26/2/2020;
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang ngực, và sự biến đổi ADA 
trong dịch màng phổi ở bệnh nhân lao màng phổi thể tràn dịch 
tự do
Nguyễn Thị Bình Nguyên
Bộ môn Lao, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-Quang ngực và sự biến đổi hoạt độ của 
Adenosine deaminase Activity (ADA) trên bệnh nhân lao màng phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện ở 46 bệnh nhân lao màng phổi đơn thuần và lao phổi - lao màng 
phổi điều trị tại khoa Lao bệnh viện Trung ương Huế từ 09/2016 - 09/2017. Kết quả: 65,2% bệnh nhân mắc 
lao màng phổi đơn thuần. Nam giới chiếm 76,1%. Hút thuốc, uống rượu là hai yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao 
(54,3%, 47,8%). Triệu chứng của lao màng phổi: đau ngực (100%), ho khan (73,9%). Mức độ tràn dịch màng 
phổi lượng vừa gặp 73,9%. Hoạt độ trung bình ADA dịch màng phổi: 101 ± 74 UI/L, bệnh nhân với ADA dịch 
màng phổi ≥ 40U/L là 95,7%. ADA trong dịch màng phổi do lao liên quan đến mức độ tràn dịch trên XQuang 
ngực. Kết luận: Chẩn đoán Lao màng phổi thường muộn và gặp khó khăn. Định lượng ADA trong dịch màng 
phổi góp phần chẩn đoán sớm, hạn chế di chứng trên bệnh nhân lao màng phổi. 
Từ khóa: ADA Dịch màng phổi; Lao màng phổi; X-Quang ngực; đặc điểm lâm sàng; tràn dịch màng phổi.
Abstract 
Clinical manifestations, chest-Xray characteristics and pleural 
fluid ada changing in patient with free-flowing tuberculous 
pleural effusion
Nguyen Thị Binh Nguyen
Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Objectives: To describe clinical manifestations, chest-Xray characteristics and ADA (adenosine deaminase 
activity) in pleural fluid in patient with tuberculous pleural effusion. Subjects and methods: We conducted a 
cross-sectional study on 46 patients diagnosed as pleural tuberculosis or and pleural-pulmonary tuberculosis 
in Lung department of Hue central hospital from 9/2016-9/2017. Results: Prevalence of pleural tuberculosis 
alone was 65.2%. The percentage of pleural tuberculosis patients was higher in men than in women (76,1%). 
Smoking and drinking were two high risk factors (54.3% and 47.8%). Symptoms of pleural tuberculosis were 
chest pain (100%) and dry cough (73.9%). Moderate pleural effusion took 73.9%. Average pleural fluid ADA 
activity was 101 ± 74 UI/L. 95.7% of patients had pleural fluid ADA ≥40U/L. Tuberculosis pleural fluid ADA 
level was associated with the degree of pleural effusion in standard chest X-ray. Conclusions: The regular 
diagnosis of pleural tuberculosis is too late and difficult. Quantifying pleural fluid ADA contributes to early 
diagnosis of pleural tuberculosis, and limiting sequalae in pleural tuberculosis patients.
Key words: pleural fluid ADA, pleural tuberculosis, chest X-ray, clinical characteristic, pleural effusion.
DOI: 10.34071/jmp.2020.1.7
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là bệnh lây nhiễm qua đường không 
khí và có khả năng lây lan cao, một trong 10 nguyên 
nhân gây tử vong cao trên thế giới,và cũng là nguyên 
nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân có HIV phối 
hợp. Theo Tổ chức Y tế thế giới. Trong năm 2017, 
thế giới có 10 triệu ca mắc lao, với 6.3 triệu trường 
hợp mới mỗi năm[11]. Bệnh lao ở người có thể gặp 
ở ngoài phổi và ở phổi. Trong thời đại HIVthì bệnh 
lao ngoài phổi ngày càng gia tăng. Lao màng phổi là 
thể lao hay gặp trong các thể lao ngoài phổi[6]. Ở 
Việt Nam, tỷ lệ bệnh lao màng phổi chiếm 25-27% 
các trường hợp mắc lao ngoài phổi chỉ đứng sau lao 
hạch[6]. Lao màng phổi gây ra tràn dịch màng phổi 
thể thanh tơ huyết, loại tràn dịch này dễ dẫn đến 
dày dính màng phổi do nồng độ fibrin cao [6]. Dày 
dính màng phổi để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, 
ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp và cuối cùng 
46
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
dẫn đến tâm phế mạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến 
sinh hoạt, công tác của bệnh nhân. Triệu chứng lâm 
sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao 
rất đa dạng. Yếu tố quyết định chẩn đoán nguyên 
nhân do lao như BK trong dịch màng phổi hay nang 
lao trên tiêu bản sinh thiết thường thiếu. Các xét 
nghiệm khác như sinh học phân tử, miễn dịch học 
hay di truyền học đã và đang được nghiên cứu 
nhưng chưa được đưa vào áp dụng rộng rãi. ADA 
(Adenosine deaminase activity) là một enzym xúc 
tác phân hủy chuyển adenosine thành inosine, được 
tìm thấy trong hầu hết các tế bào, nhưng vai trò của 
nó liên quan đến sự tăng trưởng và phân bào của 
tế bào lympho (đặc biệt là tế bào lympho T), vì vậy 
men ADA được coi như là một chất chỉ điểm miễn 
dịch tế bào (bao gồm phản ứng quá mẫn muộn). 
Theo nghiên cứu của Hội Hô hấp châu Âu năm 
2012: ADA trong dịch màng phổi có giá trị hướng 
đến nguyên nhân lao 35-85 UI/l, có ý nghĩa là 40UI/l. 
ADA trong dịch màng phổi bình thường (0–24UI/L) 
ít nghĩ đến Lao[6,11]. Để góp phần vào chẩn đoán, 
đặc biệt chẩn đoán sớm lao màng phổi và điều trị có 
hiệu quả, giảm thiểu di chứng dày dính màng phổi 
chúng tôi tiến hành tìm hiểu: Một số đặc điểm lâm 
sàng, hình ảnh X quang ngực và sự biến đổi hoạt độ 
của ADA trên bệnh nhân lao màng phổi.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng: Gồm 46 bệnh nhân lao màng 
phổi đơn thuần và lao phổi kết hợp lao màng phổi 
được điều trị tại khoa Lao Bệnh viện Trung ương 
Huế từ tháng 09/2016 đến tháng 09/2017.
2.2. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Các đối tượng nghiên cứu 
của chúng tôi được chọn từ các bệnh nhân nhập viện 
điều trị tại khoa Lao Bệnh viện Trung ương Huế từ 
tháng 9/2016 đến tháng 9/2017 thỏa mãn các tiêu 
chuẩn chẩn đoán bệnh Lao màng phổi đơn thuần và 
Lao màng phổi phối hợp lao phổi của Chương trình 
chống lao quốc gia.
2.4. Xử lí và phân tích số liệu: Số liệu được nhập 
vào phần mềm Epidata 3.1, xử lý số liệu bằng phần 
mềm SPSS 18.0 và Excel.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được 
sự chấp thuận của Hội Đồng Đạo Đức trong nghiên 
cứu y sinh Trường Đại Học Y Dược Huế. 
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân lao màng phổi phối hợp lao phổi và lao màng phổi đơn thuần
Phân loại N Tỷ lệ %
Lao màng phổi phối phợp lao phổi 20 34,8
Lao màng phổi đơn thuần 26 65,2
Tổng 46 100
Nhận xét: Trong 46 bệnh nhân có 65,2% bệnh nhân mắc lao màng phổi đơn thuần.
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo giới 
Nhận xét: Nam giới mắc lao màng phổi nhiều hơn nữ giới với 76,1%.
Bảng 3.2. Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ N Tỷ lệ %
Nguồn lây 4 8,7
Hút thuốc 25 54,3
Uống rượu 22 47,8
Bệnh mạn tính kèm theo 4 8,7
Suy dinh dưỡng 13 28,3
Nhận xét: Hầu hết đối tượng đều có các yếu tố nguy cơ hút thuốc (54,3%), và uống rượu 47,8%.
47
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.1. Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng N Tỷ lệ %
Ho khan 34 73,9
Ho có đàm 10 21,7
Khó thở 20 43,5
Đau ngực 46 100
Nhận xét: Triệu chứng cơ năng của lao màng phổi hay gặp nhất là đau ngực (100%).
3.2.3. Triệu chứng thực thể
Bảng 3.4. Triệu chứng thực thể
Triệu chứng N Tỷ lệ %
Biến dạng lồng ngực 10 21,7
Hội chứng 3 giảm 46 100
Ran ẩm 10 21,7
Ran nổ 7 15,2
Tiếng cọ màng phổi 1 2,2
Nhận xét: Hội chứng 3 giảm gặp ở lao màng phổi với tỉ lệ 100%.
3.3. Cận lâm sàng
3.3.1. Mức độ tràn dịch trên X quang
Bảng 3.5. Mức độ tràn dịch trên X quang
Mức độ tràn dịch N Tỷ lệ %
Ít 6 13,1
Vừa 34 73,9
Nhiều 6 13,0
Tổng 46 100
Nhận xét: Tràn dịch màng phổi lượng vừa chiếm đa số trường hợp (73,9%)
3.3.2. Đặc điểm sinh hóa của dịch màng phổi
Bảng 3.6. ADA, nồng độ protein và glucose dịch màng phổi
 Kết quả
Protein 
Glucose
n Tỷ lệ %
ADA < 40 U/L 2 4,3 101 ± 74 UI/L
≥ 40 U/L 44 95,7
Protein
30 - 50 g/l 9 19,6 62 ± 45g/l
> 50 g/l 37 80,4
Glucose
< 6,4 mmol/l 38 82,6 5,1 ± 1,2mmol/l
≥ 6,4 mmol/l 8 17,4
Nhận xét: ADA dịch màng phổi ≥40U/L chiếm đa số (95,7%), hoạt độ trung bình ADA dịch màng phổi: 
101±74 UI/L.
48
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
3.4. Liên quan giữa ADA với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 3.7. Liên quan giữa ADA với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng
Yếu tố (đơn vị tính)
ADA(UI/L)
Hệ số r P
Hút thuốc -0,144 >0,05
Uống rượu -0,291 <0,05
Sốt chiều tối 0,222 >0,05
Sụt cân -0,02 >0,05
Mệt mỏi, chán ăn -0,105 >0,05
Ho khan 0,293 <0,05
Thời gian khởi bệnh 0,072 >0,05
Vị trí tổn thương trên X quang 0,084 >0,05
Mức độ tràn dịch trên X quang -0,331 <0,05
Protein (g/l) 0,129 >0,05
Glucose (mmol/l) 0,067 >0,05
Số lượng tế bào (con/mm³) 0,143 >0,05
Lympho 0,055 >0,05
Nhận xét: Có sự liên quan giữa ADA với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng trong tràn dịch màng phổi do 
lao (uống rượu, ho khan, mức độ tràn dịch trên X quang).
Biểu đồ 3.2. Liên quan giữa ADA và mức độ tràn dịch trên phim X quang 
Nhận xét: Có sự liên quan giữa hoạt độ ADA và mức độ tràn dịch trên phim X quang.
4. BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của lao màng phổi
Ở bảng 3.1 có 65,2% bệnh nhân mắc lao màng 
phổi phối hợp lao phổi, cho thấy bệnh nhân lao 
thường được phát hiện muộn, và nặng, tổn thương 
lao ở nhiều cơ quan.
Đối với bệnh lao nói chung và lao màng phổi nói 
riêng, tỷ lệ mắc bệnh của nam giới luôn cao hơn nữ 
giới [2]. Sự khác biệt này là do nam giới thường lao 
động nặng hơn, tham gia nhiều hơn và có nhiều yếu 
tố nguy cơ hơn như hút thuốc lá, uống rượu ảnh 
hưởng nhiều tới sức đề kháng cơ thể. Nghiên cứu 
của chúng tôi cũng không ngoại lệ với tỷ lệ nam giới 
là 76,1% nhiều hơn so với nữ giới (biểu đồ 3.1).
Hút thuốc và uống rượu là hai yếu tố nguy cơ 
chiếm tỉ lệ cao (54,3% và 47,8%) trong nghiên cứu 
của tôi (bảng 3.2). Kết quả này phù hợp với nghiên 
cứu của Hoàng Thị Tú Anh (2011) với tỷ lệ hút thuốc 
và uống rượu là 55,77% và 50%. 
49
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
Trịnh Thị Hương (2004) nhận thấy rằng 92,26% 
bệnh nhân lao màng phổi có tiền sử hút thuốc lá [3]. 
Hai yếu tố này thường gây suy giảm miễn dịch do 
tình trạng kém chuyển hóa và làm cho người bệnh 
dễ nhiễm và biểu hiện triệu chứng của lao màng 
phổi sau khi tiếp xúc với nguồn lây[6].
Đặc điểm lâm sàng
Trong các triệu chứng cơ năng đau ngực và ho 
thường gặp nhất ở bệnh nhan lao màng phổi thể tràn 
dịch. Theo Nguyễn Huy Điện và Lê Huy Chính (2009) 
tỷ lệ bệnh nhân đau ngực chiếm 97,54% [3], Nguyễn 
Thị Bích Ngọc (2010) là 81,2% [5] Tỷ lệ này cũng phù 
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Nam Giang (2008) 
với ho chiếm 94,5% và ho khan là 81,8%. Theo Zay 
Zoe (2010) ho chiếm 81,5% và ho khan là 42,6% [10]. 
hội chứng 3 giảm gặp ở 100% các trường hợp. Như 
vậy sự có mặt của dịch trong khoang màng phổi với 
mức độ > 500 ml rất dễ phát hiện trên lâm sàng.
Hình ảnh X quang ngực
Mức độ tràn dịch trên phim X quang
Trong kết quả nghiên cứu của tôi, tràn dịch màng 
phổi mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất với 73,9%, 
trong khi mức độ ít và nhiều chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt 
là 13,1% và 13% (Bảng 3.14). Kết quả của Nguyễn 
Huy Điện (2009) thì mức độ ít chiếm tỷ lệ cao hơn 
nhiều với 30,33% và vừa 43,44% [4]
Hoạt độ ADA
Hoạt độ trung bình của ADA dịch màng phổi: 101 
± 74 UI/L. Theo Light RW(1995) đã đề xuất khả năng 
chẩn đoán tràn dịch màng phổi do lao khi bệnh nhân 
có lâm sàng nghi ngờ lao và nồng độ ADA dịch màng 
phổi trên 70 UI/L [9]. Theo nghiên cứu của nhóm tác 
giả Ấn Độ (2016) nghiên cứu trên 120 bệnh nhân có 
tràn dịch thanh mạc (50 bệnh nhân tràn dịch màng 
phổi, 50 bệnh nhân tràn dịch màng bụng, 20 bệnh 
nhân tràn dịch màng tim) đã đưa ra kết luận: mức 
ADA trong bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao 
giới hạn trong khoảng 45-160 UI/L với mức trung 
bình 100UI/L có độ nhạy, độ đặc hiệu 100% [8]. Như 
vậy, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác 
giả này. Hiện nay việc tìm tiêu chuẩn vàng cho chẩn 
đoán Lao màng phổi còn thực sự khó khăn thì tìm 
hoạt độ của ADA trong dịch màng phổi giúp ích cho 
các nhà lâm sàng hướng đến chẩn đoán lao, điều trị 
sớm cho bệnh nhân Lao màng phổi.
Trong quá trình nguyên cứu chúng tôi không thấy 
có sự liên quan giữa số lượng tế bào lympho trong 
dịch màng phổi và hoạt độ ADA, có thể do nghiên 
cứu của chúng tôi có cỡ mẫu tương đối nhỏ. Nhưng 
lại có sự tương quan giữa hoạt độ ADA với mức độ 
tràn dịch trên Xquang ngực.
5. KẾT LUẬN
- 65,2% bệnh nhân mắc lao màng phổi phối hợp 
lao phổi
- Nam giới 76,1%, nữ giới 35,6%.
- Yếu tố nguy cơ: nguồn lây 8,7%, hút thuốc 
54,3%, uống rượu 47,8%, bệnh mạn tính kèm theo 
8,7%, suy dinh dưỡng 28,3%.
- Triệu chứng lâm sàng: Ho khan 73,9%, đau ngực 
100%, khó thở 43,5%, hội chứng ba giảm 100%, biến 
dạng lồng ngực 21,7%.
- Tràn dịch màng phổi mức độ vừa 73,9%, mức 
độ ít 13,1%, mức độ nhiều 13%.
- Protein >50g/l chiếm 80,4%, glucose dịch thấp 
hơn glucose máu chiếm 82,6%,
- Nồng độ ADA ≥40UI/L chiếm 95,7%, hoạt độ 
trung bình của ADA là 101±74UI/L.
- ADA có liên quan với các yếu tố: uống rượu, ho 
khan, mức độ tràn dịch trên phim X quang phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Tú Anh (2011) “Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do 
Lao” Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa khóa 2005-2011, 
Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Ngô Thanh Bình (2009), “Phân tích đặc tính dịch 
màng phổi trong chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch 
màng phổi”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13 
(số 1), tr 1 – 4.
3. Ngô Quý Châu và Trịnh Thị Hương (2004), “Đặc 
điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch 
màng phổi điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai 
năm 2001”, Nội san tháng 1/2004, tr 31 – 37.
4. Nguyễn Huy Điện, Lê Huy Chính, Trần Quang Thục 
và Vũ Thị Hạnh (2009), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng ở bệnh nhân TDMP do lao tại Hải Phòng từ 
2005-2008”, Tạp chí Thông tin Y Dược, số 7, tr 323 – 340.
5. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Thị Dung và Nguyễn 
Xuân Triều (2010), “Đặc điểm lâm sàng tràn dịch màng 
phổi do Lao”, Tạp chí Thông tin Y Dược”, Số 3, tr 78 – 80.
6. Đỗ Quyết (2013), Bệnh màng phổi, NXB Y học Hà 
Nội, tr 109-112.
7. Bota A, Gell FJ, Canalias F. Optimization of a denosine 
deaminase assay by response surface methodology, Clin 
Chim Acta 2000, pp.145-15.
50
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
8. 27 Indian Journal Tuberculosis (2016), “Tuberculosis 
control in India-a viewpoint”, Indian Journal of 
Tuberculosis, 54(2), pp. 63-65.
9. Richard W. Light (2010), “Update on tuberculous 
pleural effusion”, Asian Pacific Society of Respirology, 
Respiratory 15, pp 451-458.
10. Zay Soe, Wunna Hla Shwe at al (2010),“A Study 
on Tuberculous Pleural Effusion”, International Journal of 
Collaborative Research Internal Medicine & Public Health, 
2(3), pp. 32-48.
11. World Health Organization(2017), Global tuberculosis 
report 2017 Geneva, 20th ed. World Health Organization;

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_xquang_nguc_va_su_bien_doi_ada.pdf