Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

 Mày đay mạn tính là bệnh da dị ứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Xét nghiệm

lẩy da xác định dị ứng nguyên nhằm dự phòng bệnh mày đay tái phát. Đối tượng và phương pháp: 43 bệnh

nhân mày đay mạn đến phòng khám Da liễu từ 09/2017 đến 09/2018 được làm xét nghiệm lẩy da 16 dị

nguyên tại Bộ môn Miễn Dịch - Sinh lý bệnh, Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: 30 bệnh nhân nữ và 13

bệnh nhân nam tham gia nghiên cứu (nữ/nam là 2,3/1). Trung bình số lần mắc bệnh là 3,1 ± 1,4 lần; có bệnh

dị ứng kèm theo là 41,9% bệnh nhân; điểm độ nặng trung bình là 10,0 ± 2,0 với mức độ bệnh nặng chiếm

60,5%. 86,0% bệnh nhân có kết quả lẩy da dương tính, trong đó tỉ lệ dương tính với dị nguyên hô hấp (mạt

nhà có tỷ lệ cao nhất 34,9%) cao hơn dị nguyên thực phẩm (cua 30,2%). Có mối liên quan giữa kết quả lẩy da

dương tính với cơ địa dị ứng. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân mày đay mạn tính có mức độ nặng và có kết quả

xét lẩy da dương tính, trong đó mạt nhà có tỉ lệ dị ứng cao nhất.

pdf 7 trang kimcuc 2420
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
41
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019
Địa chỉ liên hệ: Trương Văn Trí, email: drtruongtri@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5/10/2018, Ngày đồng ý đăng: 22/10/2018; Ngày xuất bản: 8/11/2018
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm lẩy da trên bệnh 
nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
Nguyễn Thị Trà My1, Trần Ngọc Khánh Nam2, Nguyễn Thị Thanh Phương1,
 Lê Thị Cao Nguyên1, Lê Thị Thuý Nga3, Mai Bá Hoàng Anh1
(1) Bộ môn Da Liễu, Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Khoa Da liễu – Thẫm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(3) Phòng khám Da Liễu, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt 
Đặt vấn đề: Mày đay mạn tính là bệnh da dị ứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Xét nghiệm 
lẩy da xác định dị ứng nguyên nhằm dự phòng bệnh mày đay tái phát. Đối tượng và phương pháp: 43 bệnh 
nhân mày đay mạn đến phòng khám Da liễu từ 09/2017 đến 09/2018 được làm xét nghiệm lẩy da 16 dị 
nguyên tại Bộ môn Miễn Dịch - Sinh lý bệnh, Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: 30 bệnh nhân nữ và 13 
bệnh nhân nam tham gia nghiên cứu (nữ/nam là 2,3/1). Trung bình số lần mắc bệnh là 3,1 ± 1,4 lần; có bệnh 
dị ứng kèm theo là 41,9% bệnh nhân; điểm độ nặng trung bình là 10,0 ± 2,0 với mức độ bệnh nặng chiếm 
60,5%. 86,0% bệnh nhân có kết quả lẩy da dương tính, trong đó tỉ lệ dương tính với dị nguyên hô hấp (mạt 
nhà có tỷ lệ cao nhất 34,9%) cao hơn dị nguyên thực phẩm (cua 30,2%). Có mối liên quan giữa kết quả lẩy da 
dương tính với cơ địa dị ứng. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân mày đay mạn tính có mức độ nặng và có kết quả 
xét lẩy da dương tính, trong đó mạt nhà có tỉ lệ dị ứng cao nhất.
Từ khoá: mày đay, mày đay mạn, lẩy da, dị nguyên, dị ứng
Abstract
Clinical features and skin prick test in chronic urticarial patients at Hue 
University of Medicine and Pharmacy Hospital
 Nguyen Thi Tra My1, Tran Ngoc Khanh Nam2, Nguyen Thi Thanh Phuong1, 
Le Thi Cao Nguyen1, Le Thi Thuy Nga3, Mai Ba Hoang Anh1
(1) Dermatology Department, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(2) Dermatology - Aesthetics, Hospital of Ho Chi Minh City Medicine and Pharmacy University
(3) Dermatology Clinic, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital
Background: Chronic urticaria is an allergic skin condition that significantly affects the quality 
of life. Skin prick test determines allergens in order to prevent recurrent urticaria. Materials and 
methods: 43 chronic urticaria patients visiting the Dermatology Clinic from 09/2017 to 09/2018 
were tested for 16 allergens on the skin at the Immunology Department, Hue University of Medicine 
and Pharmacy. Results: 30 females and 13 males participated in the study (female/male 2.3/1). 
The average number of disease episodes was 3.1 ± 1.4 times; with the other allergic diseases 
accompanied by 41.9% of patients; the average severity score was 10.0 ± 2.0 with the serious 
condition accounting for 60.5%. 86.0% of patients had a positive skin prick test, of which the 
positive rate for respiratory allergens (mites with the highest rate was 34.9%) was higher than the food 
allergens (crab 30.2%). There is a correlation between positive skin prick results and atopic allergies. 
Conclusion: The majority of chronic urticaria patients were severe and had positive skin prick results, in 
which mites had the highest incidence of allergy.
Keywords: urticaria, chronic urticaria, skin prick test, allergen, allergic
Nguyễn Thị Trà My, email: nttmy@huemed-univ.edu.vn DOI: 10.34071/jmp.2019.5.6
9 3/2019, Ngày đồng ý đăng: 29/7/2019; Ngày xuất bản: 26/8/2019 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Mày đay là bệnh da dị ứng thường gặp với biểu 
hiện sưng phù da niêm mạc khu trú thoáng qua kèm 
ngứa và tái phát. Ước tính khoảng 15 – 20% dân số 
từng mắc bệnh ít nhất một lần trong đời [1]. Mày 
đay mạn tính được định nghĩa khi bệnh diễn ra hằng 
ngày hoặc hầu hết các ngày liên tục từ 6 tuần trở lên 
[10], [11]. Mặc dù mày đay mạn chỉ chiếm khoảng 
2 - 3% cá nhân nhưng bệnh ảnh hưởng quan trọng 
lên chất lượng cuộc sống [11]. Theo nghiên cứu của 
tác giả Huỳnh Thị Thanh Thùy, có 40,21% bệnh nhân 
mày đay mạn tính bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 
sống [5]. Do đó có nhiều bệnh nhân mặc dù đã được 
chẩn đoán và điều trị bệnh mày đay mạn tính trước 
42
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019
đó nhưng vẫn tiếp tục tìm đến bệnh viện với mong 
muốn xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị.
 Nguyên nhân mày đay mạn tính rất đa dạng: 
vật lý 35%, tự miễn 25%, viêm mạch 5%, giả dị ứng 
3%, nhiễm trùng 2% và không rõ căn nguyên 30% 
[10], [11]. Do đó, có rất nhiều xét nghiệm khác nhau 
được đưa ra nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh 
như: lẩy da, IgE, kháng thể kháng giáp, bổ thể, tét 
da bằng huyết thanh tự thân, ký sinh trùng nhưng 
thực tế phần lớn vẫn không tìm được nguyên nhân. 
Bệnh nhân đến khám tại bệnh viện thường tin rằng 
thức ăn là nguyên nhân gây mày đay mạn tính của 
họ. Xét nghiệm lẩy da là một xét nghiệm đơn giản và 
hữu ích giúp xác định tình trạng quá mẫn týp 1 bởi 
dị nguyên thực phẩm và dị nguyên đường hô hấp 
giúp xác định chính xác khả năng dị ứng của bệnh 
nhân với từng loại dị nguyên cụ thể để có hướng 
dự phòng trong tương lai. Nhằm tìm hiểu biểu hiện 
lâm sàng của bệnh nhân mày đay mạn tính và bước 
đầu xác định loại dị nguyên thường dương tính trên 
những bệnh nhân này tại vùng địa lý miền Trung 
Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu 
đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm lẩy da trên 
bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Đại học Y 
Dược Huế” với mục tiêu nghiên cứu: 
- Xác định đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mày đay 
mạn tính đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.
- Phân tích kết quả xét nghiệm lẩy da và xác định 
mối liên quan giữa xét nghiệm lẩy da với các đặc 
điểm dịch tễ và lâm sàng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 43 bệnh nhân đến khám tại 
phòng khám Da Liễu được chẩn đoán mày đay mạn 
tính và làm xét nghiệm lẩy da tại Bộ môn Miễn dịch, 
Trường Đại học Y Dược Huế từ 09/2017 đến 09/2018
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Bệnh nhân được chẩn đoán mày đay mạn tính 
dựa vào lâm sàng.
+ Sẩn phù hoặc mảng phù, màu hồng, giới hạn 
rõ, thường kèm ngứa.
+ Xảy ra bất kỳ vị trí nào trên da.
+ Xuất hiện đột ngột, tồn tại dưới 24 giờ, và có 
thể tiếp tục nổi lên lại không theo chu kỳ xác định
+ Các triệu chứng của bệnh nhân xảy ra liên tục 
từ 6 tuần trở lên [10], [11]:
- Bệnh nhân được làm xét nghiệm lẩy da.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu và mỗi bệnh nhân 
chỉ được chọn vào mẫu một lần
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu hoặc có các 
bệnh nặng phối hợp (như suy tim, suy hô hấp)
- Bệnh nhân mang thai; Bệnh nhân đang dùng 
thuốc kháng histamin uống trong 3 ngày trước hoặc 
corticoid uống trong 1 tuần trước.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
- Các bước tiến hành: 
+ Thu thập thông tin các bệnh nhân được chẩn 
đoán mày đay mạn tính.
+ Làm xét nghiệm lẩy da với 16 dị nguyên.
	Bộ dị nguyên của hãng HOLLISTER – STIER 
(Mỹ), gồm:
	Dị nguyên hô hấp (7 loại): mạt nhà, bụi nhà, 
lông mèo, lông chó, lông vũ, gián, nấm mốc.
	Dị nguyên tiêu hóa (9 loại): cá ngừ, tôm, sữa 
bò, thịt bò, trứng gà, đậu phụng, đậu nành, cua, gạo.
	Chứng dương: Histamine 0,1%
	Chứng âm: NaCl 0,9%
+ Phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 20.0
Bảng 1. Thang điểm Breneman về đánh giá độ nặng của bệnh mày đay
Đặc điểm Điểm
Số lượng thương tổn
0 0
1 – 10 1
11 – 20 2
> 20 3
Số lần bùng phát riêng lẻ trong ngày
0 0
1 1
2 – 3 2
> 3 3
Kích thước trung bình của
 thương tổn (inch)
0 0
< 0,5 1
0,5 – 1 2
> 1 3
43
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019
Thời gian tồn tại trung bình của 
thương tổn (giờ)
0 0
< 4 1
4 – 12 2
> 12 3
Mức độ ngứa
Không ngứa 0
Nhẹ 1
Vừa 2
Nặng 3
Đánh giá: 0 điểm: mày đay không triệu chứng 5 – 9 điểm: mày đay mức độ trung bình
 1– 4 điểm: mày đay nhẹ ≥ 10 điểm: mày đay nặng.
3. KẾT QUẢ
43 Bệnh nhân mày đay mạn tính tham gia vào nghiên cứu có độ tuổi trung bình 25,3 ± 13,9 (2 – 60 tuổi), 
gồm 30 nữ và 13 nam (nữ/nam là 2,3/1). 
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mày đay mạn tính
Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Phù mạch kèm theo
Có 19 44,2
Không 24 55,8
Triệu chứng khác kèm 
theo
Không có 26 60,5
Khó thở 9 20,9
Đau bụng 11 25,6
Khác (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) 2 4,7
Số lượng tổn thương
1 – 10 tổn thương 7 16,3
11 – 20 tổn thương 9 20,9
≥ 20 tổn thương 27 62,8
Số đợt bùng phát trong 
ngày
1 lần 19 44,2
2 – 3 lần 18 41,9
> 3 lần 6 14,0
Kích thước trung bình của 
tổn thương (inch)
< 0,5 23 53,5
0,5 – 1 9 20,9
> 1 11 25,6
Thời gian tồn tại trung 
bình của tổn thương
< 4 giờ 23 53,5
4 – 12 giờ 14 32,6
> 12 giờ 6 14,0
Mức độ ngứa
Ngứa ít 6 14,0
Ngứa vừa 11 25,6
Ngứa nhiều 26 60,5
Mức độ nặng của bệnh 
mày đay theo thang điểm 
Breneman
Nhẹ 0 0
Trung bình 17 30,5
Nặng 26 60,5
Điểm độ nặng trung bình 10,0 ± 2,0 (6 – 14 điểm)
44
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019
55,8% bệnh nhân mày đay mạn tính có phù mạch kèm theo, 39,5% bệnh nhân có biểu hiện khác kèm theo 
chủ yếu là đau bụng với mức độ ngứa nhiều chiếm 60,5% và đa số có trên 20 tổn thương (62,8%), phần 
lớn nổi 1 lần trong ngày (44,2%), với đa phần tổn thương có kích thước nhỏ (53,5%) và thường tồn tại 
trên da dưới 4 giờ (53,5%). Điểm độ nặng trung bình của mày đay mạn tính là 10,0 ± 2,0 điểm với mức độ 
bệnh nặng chiếm đa số 60,5%.
Bảng 2. Các yếu tố liên quan của bệnh nhân mày đay mạn tính
Đặc điểm n Tỷ lệ (%)
Số lần mắc bệnh mày đay 
mạn
Trung bình số lần mắc bệnh 3,1 ± 1,4 (1 – 8 lần)
1 lần 7 16,3
≥ 2 lần 36 83,7
Bệnh dị ứng khác kèm 
theo
Viêm mũi xoang dị ứng
Viêm da cơ địa dị ứng
Hen phế quản
Khác (viêm kết mạc mắt mùa xuân)
10
6
5
1
23,3
14,0
11,6
2,3
Tiền sử gia đình
Có 17 39,5
Không 26 60,5
Số lần mắc bệnh mày đay mạn từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ 83,7%, trung bình số lần mắc bệnh là 3,1 
± 1,4 lần. Nên sửa có 51,2% bệnh nhân có cơ địa dị ứng và 39,5% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị mày đay.
Bảng 3. Phân bố kết quả tét lẩy da dương tính theo nhóm dị nguyên
n (%)
Dị nguyên thực phẩm
TổngDương tính
n (%)
Âm tính
n (%)
Dị nguyên hô hấp
Dương tính 22 (51,2%) 12 (27,9%) 34 (79,1%)
Âm tính 3 (7,0%) 6 (14,0%) 9 (20,9%)
Tổng 25 (58,2%) 18 (41,9%) 43 (100%)
86,0% bệnh nhân có tét lẩy da dương tính, trong đó có 51,2% bệnh nhân dương tính với cả 2 nhóm dị 
nguyên. Tỉ lệ bệnh nhân dương tính với dị nguyên hô hấp cao hơn dị nguyên thực phẩm (79,1% so với 58,2%).
Bảng 4. Tỉ lệ dương tính của từng loại dị nguyên
Loại dị nguyên Số lượng Tỉ lệ (%)
Dị nguyên hô hấp
Mạt nhà 15 34,9
Gián 13 30,2
Nấm mốc 13 30,2
Lông chó 13 30,2
Lông mèo 12 27,9
Lông vũ 9 20,9
Bụi nhà 7 16,2
Dị nguyên thực phẩm
Cua 13 30,2
Tôm 11 25,6
Thịt bò 7 16,2
Trứng gà 7 16,2
Cá ngừ 6 14,0
Sữa bò 5 11,6
45
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019
Đậu nành 4 9,3
Đậu phụng 4 9,3
Gạo 3 7,0
Nhận xét: Mạt nhà có tỉ lệ dương tính cao nhất trong tất cả các loại dị nguyên (34,9%), kế đến là gián, nấm 
mốc, lông chó có tỉ lệ bằng nhau 30,2%. Trong nhóm dị nguyên thực phẩm, cua có tỉ lệ dương tính cao nhất 
30,2%, tiếp đến là tôm 25,6%, thịt bò 16,2%.
Bảng 5. Liên quan giữa kết quả tét lẩy da với một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
 Xét nghiệm lẩy da
Đặc điểm lâm sàng
Dương tính Âm tính
p
Số lượng (%) Số lượng (%)
Giới tính
Nam 12 (92,3%) 1 (7,7%)
0,649
Nữ 25 (83,3%) 5 (16,7%)
Số lần mắc bệnh
1 lần 2 (50,0%) 2 (50,0%)
0,087
2 lần trở lên 35 (89,7%) 4 (10,3%)
Cơ địa dị ứng
Có 18 (100,0%) 0 (0,0%)
0,032
Không 19 (76,0%) 6 (24,0%)
Tiền sử gia đình
Có 17 (100,0%) 0 (0,0%)
0,066
Không 20 (76,9%) 6 (23,1%)
Phù mạch
Có 16 (84,2%) 3 (15,8%)
1,000
Không 21 (87,5%) 3 (12,5%)
Mức độ ngứa
Ngứa ít 6 (100%) 0 (0,0%)
0,697Ngứa vừa 9 (81,8%) 2 (18,2%)
Ngứa nhiều 22 (84,6%) 4 (15,4%)
Số lượng tổn thương
1 – 10 6 (85,7%) 1 (14,3%)
1,00011 – 20 8 (88,9%) 1 (11,1%)
> 20 23 (85,2%) 4 (14,8%)
Số đợt bùng phát trong 
ngày
1 15 (78,9%) 4 (21,1%)
0,587
2 – 3 16 (88,9%) 2 (11,1%)
> 3 6 (100%) 0 (0,0%)
Kích thước trung bình tổn 
thương
< 1,27 cm 22 (95,7%) 1 (4,3%)
0,078
1,27 – 5,24 cm 6 (66,7%) 3 (33,3%)
> 2,54 cm 9 (81,8%) 2 (18,2%)
Thời gian tồn tại của tổn 
thương
< 4 giờ 20 (87,0%) 3 (13,0%)
0,314
4 – 12 giờ 13 (92,9%) 1 (7,1%)
> 12 giờ 4 (66,7%) 2 (33,3%)
Độ nặng của bệnh mày đay
Trung bình 15 (88,2%) 2 (11,8%)
1,000
Nặng 22 (84,6%) 4 (15,4%)
46
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
giữa kết quả xét nghiệm lẩy da với cơ địa dị ứng (p 
= 0,032), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
giữa kết quả xét nghiệm lẩy da với các đặc điểm dịch 
tễ và lâm sàng khác.
4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân bị 
mày đay mạn tính có độ tuổi trung bình 25,3 ± 13,9 
(2 – 60 tuổi) và tỉ lệ nữ nhiều hơn nam 2,3/1. Kết 
quả này có tỉ lệ nam nữ và độ tuổi tương đồng với 
y văn và các nghiên cứu trong nước (20-40 tuổi) [1], 
[3], [4], [10]. 
Số lần tái phát mày đay mạn từ 2 lần trở lên 
chiếm tỷ lệ 83,7%, mắc lần đầu chiếm 16,3%. 
Trung bình số lần tái phát mày đay mạn là 3,1 ± 1,4 
lần. Kết quả của chúng tôi tương tự tác giả Phạm 
Đình Lâm có 17,9% bệnh nhân mắc lần đầu [2]. 
Số lượng bệnh nhân mày đay mạn tính tái phát 
từ 2 lần trở lên chiếm tỉ lệ cao là vì khi bệnh tái 
phát nhiều lần gây khó chịu cho bệnh nhân và họ 
mong muốn đến bệnh viện để xác định nguyên 
nhân bệnh. Mức độ ngứa nhiều chiếm 60,5% và đa 
số có trên 20 thương tổn (62,8%). Phần lớn nổi 1 
lần trong ngày (44,2%), với chủ yếu là các thương 
tổn có kích thước nhỏ hơn 1,27 cm (53,5%) và các 
thương tổn này thưòng tồn tại trên da dưới 4 giờ 
(53,5%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp 
với tác giả Đặng Trần Huyền Thương, trong ngày 
triệu chứng mày đay xuất hiện 1 lần chiếm tỷ lệ cao 
nhất 49,1% [6]. Tác giả Huỳnh Thị Thanh Thùy, đa 
số bệnh nhân có thời gian tồn tại của thương tổn 
ngắn dưới 4 giờ chiếm 54,2% [5]. Kết quả của chúng 
tôi cho thấy điểm độ nặng trung bình của mày đay 
là 10,0 ± 2,0 điểm (6 – 14 điểm). Mức độ bệnh mày 
đay mạn tính nặng chiếm đa số 60,5%, trung bình 
39,5%, không có mức độ nhẹ. Kết quả của chúng tôi 
cao hơn tác giả Phạm Đình Lâm, điểm độ nặng trung 
bình là 8,52 ± 2,58 điểm [2]. Sự khác biệt này có thể 
do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là ở thành phố 
nhỏ, đời sống khó khăn hơn nên bệnh nhân chỉ thực 
sự quan tâm đi khám khi bệnh nặng hay ảnh hưởng 
lên cuộc sống nhiều.
Kết quả của chúng tôi cho thấy có 44,2% bệnh 
nhân mày đay mạn tính có biểu hiện phù mạch kèm 
theo. Kết quả này cao hơn các tác giả Lê Thị Minh 
Ngọc, tỷ lệ phù mạch là 28% [4] nhưng tương tự 
với các tác giả Michihiro Hide và cộng sự phù mạch 
xảy ra khoảng 40% bệnh nhân [10]. Có 39,5% bệnh 
nhân mày đay mạn tính có biểu hiện khác kèm theo 
trong đó đau bụng chiếm 25,6%, khó thở 20,9% và 
tiêu chảy, buồn nôn, nôn chiếm 4,7%. So với nghiên 
cứu của tác giả Đặng Trần Huyền Thương, đau bụng 
chiếm 8,3%, khó thở 8,3% [4] thấp hơn so với nghiên 
cứu của chúng tôi. Có 41,9% bệnh nhân có các bệnh 
dị ứng khác, tương tự với kết quả của tác giả Lee 
và cộng sự tại Đài Loan là bệnh nhân có cơ địa dị 
ứng chiếm 50% [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
bệnh nhân có tiền căn gia đình bị bệnh mày đay khá 
cao 40%, gần tương đồng kết quả nghiên cứu của 
các tác giả Huỳnh Thị Thanh Thùy là 31% [6], tác giả 
Lê Thị Minh Ngọc là 33% [9]. 
Kết quả của chúng tôi cho thấy bệnh nhân có kết 
quả xét nghiệm lẩy da dương tính chiếm 86,0%, âm 
tính chiếm 14%. So sánh với kết quả nghiên cứu của 
tác giả Phạm Đình Lâm, chỉ có một trường hợp xét 
nghiệm lẩy da dương tính với dị nguyên thực phẩm 
là tôm trong 67 bệnh nhân [2]. Sở dĩ có sự khác nhau 
đó là trong nghiên cứu của tác giả Phạm Đình Lâm, 
xét nghiệm lẩy da chỉ làm với 3 loại dị nguyên là gà, 
tôm, cua. Kết quả của chúng tôi tương tự với tác giả 
Ga YL có 78,3% bệnh nhân mày đay mạn tính có kết 
quả dương tính [8].
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có ít nhất 
79,1% dương tính với ít nhất 1 loại dị nguyên hô hấp, 
58,2% dương tính với ít nhất 1 loại dị nguyên thực 
phẩm, 51,2% dương tính với cả 2 loại dị nguyên. Các 
dị nguyên hô hấp dương tính với tỷ lệ cao, phù hợp 
với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước [2], [12]. 
Trong đó cao nhất là mạt nhà 34,9%, kết quả này 
phù hợp với nghiên cứu của tác giả Caliskaner Z., 
dương tính với mạt chiếm 24,7%, tác giả Ga, mạt 
farinae 52,0%, mạt pteronyssinus 47,7%, gián 
27,3% [7], [8]. Kết quả này khác với nghiên cứu ở 
Ấn Độ là bụi lúa mì chiếm cao nhất, sự khác biệt 
này có thể do các vùng địa lý khác nhau tạo nên. 
Kết quả của chúng tôi, trong nhóm dị nguyên thực 
phẩm có kết quả xét nghiệm lẩy da dương tính, cua 
chiếm tỷ lệ cao nhất 30,2%, tiếp đến là tôm 25,6,3%, 
thịt bò 16,2%.
Bệnh nhân có cơ địa dị ứng có kết quả xét nghiệm 
lẩy da dương tính cao hơn không có cơ địa dị ứng, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,032), điều này 
phù hợp với nguyên nhân của bệnh mày đay là phần 
lớn liên quan đến dị ứng.
5. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mày đay 
mạn tính
- Bệnh nhân mày đay mạn có mức độ ngứa 
nhiều chiếm 60,5% và đa số có trên 20 tổn thương 
(62,8%), phần lớn nổi 1 lần trong ngày (44,2%), với 
đa phần tổn thương có kích thước nhỏ (53,5%) và 
thường tồn tại trên da dưới 4 giờ (53,5%). Điểm 
độ nặng trung bình của mày đay là 10,0 ± 2,0 điểm 
với mức độ bệnh mày đay nặng chiếm đa số 60,5%. 
47
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 5 - tháng 8/2019
Trung bình số lần mắc mày đay là 3,1 ± 1,4 lần. Có 
44,2% bệnh nhân mày đay mạn tính có phù mạch và 
có 39,5% bệnh nhân có biểu hiện khác kèm theo chủ 
yếu là đau bụng và khó thở.
 5.2. Kết quả xét nghiệm lẩy da và mối liên quan 
giữa kết quả xét nghiệm lẩy da với các đặc điểm 
dịch tể và lâm sàng 
- Đa phần bệnh nhân có kết quả xét nghiệm lẩy 
da dương tính (86,0%) trong đó tỷ lệ bệnh nhân 
dương tính với dị nguyên hô hấp (mạt nhà có tỷ lệ 
cao nhất 34,9%) cao hơn dị nguyên thực phẩm (cua 
có tỷ lệ cao nhất 30,2%)
- Có mối liên quan giữa kết quả tét lẩy da với cơ 
địa dị ứng (p = 0,032).
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Mai Bá Hoàng Anh (2016), “Mày đay”, Giáo trình 
Bệnh Da liễu, Nhà Xuất bản Đại Học Huế, tr.104-107.
2. Phạm Đình Lâm, Văn Thế Trung (2017), “Kháng thể 
IgE đặc hiệu và xét nghiệm lẩy da trên bệnh nhân mày 
đay”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), tr.36-43.
3. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Văn Thế Trung (2017), 
“Nồng độ vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân mề đay 
mạn tính đến khám tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ 
Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), 
tr.30-35
4. Lê Thị Minh Ngọc, Lê Ngọc Diệp (2013), Đặc điểm 
lâm sàng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân mày đay 
đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh, 
Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược 
thành phố Hồ Chí Minh.
5. Huỳnh Thị Thanh Thùy (2014), Chất lượng cuộc 
sống của bệnh nhân mề đay mạn tính đến khám tại Bệnh 
viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Y 
học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đặng Trần Huyền Thương, Phạm Hoàng Khâm 
(2011), “Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh mày đay 
mạn tính”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 380, tr.1-4.
7. Caliskaner Z., Ozturk S., Tuarn M, et al (2004), “Skin 
test positivity to aeroallergens in the patients with chron-
ic urticaria without allergic respiratory disease”, J Investig 
Allergol Clin Immunol, 14(1), pp.50-54
8. Ga YL., Hae YC., Ki BM., et al (2010), “Analysis of the 
resuls in recent 10 years allergens test about patients with 
urticaria”, Ewha Med J Vol, No.2, pp.71-80.
9. Lee H.C., et al (2011), “Chronic Idiopathic Urticaria 
in Taiwan: A Clinical Study of Demographics, Aggravating 
Factors, Laboratory Findings, Serum Autoreactivity and 
Treatment Response”, Journal of the Formosa Medical As-
sociation, 110(3), pp.175-182. 
10. Michihiro Hide, Shunsuke Takahagi, Takaaki Hira-
gun (2019), “Urticaria and Angioedema”, Fitzpatrick’s Der-
matology in General Medecin, Mc Graw Hill,ninth edition, 
vollum 1, chapter 42, pp 684-709
11. Powell RJ., Leech C., Till S., et al (2015), “BSACI 
Guideline for the management of chronic urticaria and an-
gioedema”, Clinical Et Experimental Allergy, 45, pp. 547-65
12. Pooja Bains, Alka Dogra (2015), “Skin prick test in 
patients with chronic allergic skin disorders”, Indian J Der-
matol, 60(2): 159-164

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_ket_qua_xet_nghiem_lay_da_tr.pdf