Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư thanh quản tại Huế

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị ung thư thanh quản. Đối tượng và

phương pháp: 36 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng và Trung

tâm Ung Bướu của Bệnh viện Trung ương Huế từ 03/2018 đến 05/2019 bằng phương pháp tiến cứu, quan

sát, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi gặp nhiều nhất 51-70 tuổi chiếm 66,6%,

tuổi trung bình là 61,08 ± 9,84, tuổi nhỏ nhất là 39, lớn nhất là 83. Nam giới chiếm 94,4% (34/36), nữ chiếm

5,6% (2/36). Triệu chứng cơ năng hay gặp là khàn tiếng chiếm 80,6%. Khối u ở giai đoạn T3 N0 M0 chiếm tỷ

lệ 33,3%. Điều trị phẫu thuật và hóa xạ trị là chủ yếu (69,4%). Bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật chiếm

43,8% (7/16). Bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị chiếm 95,5%. Kết luận: Ung thư thanh quản là một

trong những ung thư chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam, phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả tốt.

Phẫu thuật và hóa xạ trị vẫn là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư thanh quản.

pdf 7 trang kimcuc 5180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư thanh quản tại Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư thanh quản tại Huế

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư thanh quản tại Huế
114
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
Địa chỉ liên hệ: Đặng Thanh, email: dthanh@huemed-univ.edu.vn
Ngày nhận bài: 23/10/2019; Ngày đồng ý đăng: 25/11/2019; Ngày xuất bản: 28/12/2019
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung thư thanh 
quản tại Huế
 Lê Xuân Nhân1,3, Đặng Thanh2, Trần Phương Nam3
(1) Học viên Sau đại học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(2) Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(3) Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị ung thư thanh quản. Đối tượng và 
phương pháp: 36 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng và Trung 
tâm Ung Bướu của Bệnh viện Trung ương Huế từ 03/2018 đến 05/2019 bằng phương pháp tiến cứu, quan 
sát, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi gặp nhiều nhất 51-70 tuổi chiếm 66,6%, 
tuổi trung bình là 61,08 ± 9,84, tuổi nhỏ nhất là 39, lớn nhất là 83. Nam giới chiếm 94,4% (34/36), nữ chiếm 
5,6% (2/36). Triệu chứng cơ năng hay gặp là khàn tiếng chiếm 80,6%. Khối u ở giai đoạn T3 N0 M0 chiếm tỷ 
lệ 33,3%. Điều trị phẫu thuật và hóa xạ trị là chủ yếu (69,4%). Bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật chiếm 
43,8% (7/16). Bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị chiếm 95,5%. Kết luận: Ung thư thanh quản là một 
trong những ung thư chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam, phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả tốt. 
Phẫu thuật và hóa xạ trị vẫn là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư thanh quản.
Từ khóa: ung thư thanh quản, phẫu thuật cắt thanh quản, hóa xạ trị.
Abstract
Clinical characteristics and treatment outcome of laryngeal cancer 
in Hue
 Le Xuan Nhan1,3, Dang Thanh2, Tran Phuong Nam3
(1) Post-graduate Student of Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University 
(2) Department of ENT, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University 
(3) Department of ENT, Center of Hue Central Hospital 
Objectives: Study of clinical characteristics, evaluation of treatment results of laryngeal cancer. Patients 
and methods: 36 patients were diagnosed and treated laryngeal cancer in ENT Department and Oncology 
Center of Hue Central Hospital from 03/2018 to 05/2019 by prospective, obsertive, descriptive method with 
clinical intervention. Results: Patients having the most common age range was 51-70 occupied 66.6%, the 
mean age was 61.1 ± 9.8, ranging from 39 to 83. Male occupied 94.4% (34/36), females 5.6% (2/36). The 
most common functional symptom was hoarseness with 80.6%. Tumors in stage T3 N0 M0 took 33.3%. 
Laryngectomy combined chemoradiation therapy was the treatment solution mostly used with 69.4%. 
Patients having postoperative complications occupied 43.8% (7/16). Patients had complete response 
to the treatment occupied 95.5%. Conclusions: Laryngeal cancer is one of the most common cancers in 
Vietnam, good treatment results will be achieved with examination and treatment in early stage. Surgery and 
chemoradiation therapy is still the best treatment solution for laryngeal cancer patients .
Keywords: laryngeal cancer, laryngectomy, chemoradiation therapy.
DOI: 10.34071/jmp.2019.6_7.17
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thanh quản là những u nằm trong lòng 
thanh quản bao gồm thanh thiệt, băng thanh thất, 
thanh thất Morgagni, dây thanh và hạ thanh môn, 
trong đó ung thư dây thanh gặp nhiều hơn cả rồi 
đến ung thư vùng thượng thanh môn và hiếm hơn là 
ung thư ở vùng hạ thanh môn. Ung thư thanh quản 
là một trong những khối u phổ biến của đường hô 
hấp. Điều trị ung thư thanh quản đã có những bước 
tiến đáng kể trong thập kỷ qua trong đó phẫu thuật, 
xạ trị và liệu pháp toàn thân là những phương pháp 
đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. 
Cấu trúc và vị trí giải phẫu của vùng hạ họng - thanh 
quản phức tạp, cơ quan ở sâu khó thăm khám, các 
triệu chứng cơ năng giai đoạn sớm rất nghèo nàn, 
thăm khám ban đầu bằng soi gián tiếp khó phát hiện 
các tổn thương nhỏ, nhất là các tổn thương tiền ung 
thư. Do đó, bệnh dễ bị bỏ qua ở giai đoạn đầu, khi 
115
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
phát hiện được thì đã muộn, khối u đã lớn. Vấn đề 
điều trị gặp nhiều khó khăn hơn với chỉ định cắt bỏ 
thanh quản toàn bộ, di chứng sau điều trị nặng nề, 
bệnh nhân mất khả năng giao tiếp bằng giọng nói 
và tiên lượng trở nên trầm trọng hơn. Trong khi nếu 
bệnh được phát hiện sớm, cho phép thực hiện điều 
trị bảo tồn, cải thiện được chất lượng cuộc sống cho 
người bệnh và tiên lượng được coi là tốt nhất trong 
các ung thư của đường tiêu hóa và hô hấp trên. Đa 
số bệnh nhân được phát hiện bệnh khi không còn 
khả năng điều trị bảo tồn, thường phải tiến hành cắt 
thanh quản toàn bộ, kèm theo nạo vét hạch cổ. Để 
tìm hiểu kỹ hơn về ung thư thanh quản, chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
ung thư thanh quản.
2. Đánh giá kết quả điều trị ung thư thanh quản.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 36 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị 
ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng và Trung 
tâm Ung bướu của Bệnh viện Trung ương Huế từ 
tháng 03 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019. Loại trừ 
những bệnh nhân có tiền sử điều trị ung thư thanh 
quản hoặc do tái phát.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả, 
tiến cứu, có can thiệp lâm sàng và theo dõi dọc.
- Các bước tiến hành nghiên cứu:
+ Lập bệnh án nghiên cứu và thăm khám lâm sàng
+ Nội soi mềm dải ánh sáng hẹp và chụp cắt lớp 
vi tính
+ Sinh thiết khối u chấn đoán dưới gây mê nội 
khí quản
+ Thực hiện các phương pháp điều trị thích hợp
+ Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân sau điều trị
+ Tái khám và đánh giá kết quả điều trị sau 3 
tháng, 6 tháng.
- Các chỉ tiêu nghiên cứu: tuổi và giới, yếu tố 
nguy cơ, triệu chứng cơ năng, vị trí u thanh quản, 
kết quả mô bệnh học, giai đoạn bệnh, phương pháp 
điều trị, biến chứng sau phẫu thuật, đáp ứng khối u 
trên lâm sàng.
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2013 
và SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư thanh quản
3.1.1. Tuổi
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n=36)
Nhóm tuổi ≤ 40 41 - 50 51 - 60 61 - 70 > 70 Tổng
p<0,01
Số BN 1 6 8 16 5 36
Tỷ lệ % 2,8 16,7 22,2 44,4 13,9 100,0
66,6%
Tuối TB 61,08 ± 9,84 tuổi (39-83 tuổi)
Độ tuổi 51-70 chiếm đa số 66,6%. Tuối trung bình 61,08 ± 9,84 tuổi 9 (39 - 83 tuổi).
3.1.2. Giới
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo giới (n=36)
Có 34 bệnh nhân nam (94,4%) cao hơn rất nhiều so với nữ (5,6%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê 
với p<0,01.
116
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
3.1.3. Yếu tố nguy cơ 
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ (n=36)
Yếu tố nguy cơ Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Hút thuốc lá, uống rượu 15 41,7
Hút thuốc lá 13 36,1
VTQ mạn tính, GERD 8 22,2
Tiếp xúc môi trường độc 7 19,4
Thức ăn nướng, lên men 6 16,7
Uống rượu 3 8,3
Gia đình có người UTTQ 2 5,6
Số bệnh nhân bị UTTQ vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu chiếm tỷ lệ cao nhất 41,7%, tiếp đến là hút thuốc 
lá 36,1%.
3.1.4. Triệu chứng cơ năng
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng cơ năng (n=36)
Triệu chứng cơ năng Số BN Tỷ lệ %
Khàn tiếng 29 80,6
Đau họng 15 41,7
Nuốt khó 11 30,6
Ho 10 27,8
Khó thở 9 25,0
Hơi thở hôi 4 11,1
Khàn tiếng là triệu chứng thường gặp nhất trên bệnh nhân chiếm 80,6%, đau họng có tỷ lệ 41,7%, tiếp 
đến là nuốt khó chiếm 30,6%.
3.1.5. Vị trí khối u thanh quản
Bảng 4. Vị trí khối u thanh quản (n=36)
Vị trí khối u Số BN Tỷ lệ %
Thanh môn - thượng thanh môn 15 41,7
Thanh môn 11 30,6
Thượng thanh môn 8 22,2
Thanh môn - hạ thanh môn 2 5,6
Hạ thanh môn 0 0,0
Tổng 36 100,0
Đa số u ở vị trí thanh môn - thượng thanh môn có 15 bệnh nhân chiếm 41,7%, không có bệnh nhân nào 
u nằm ở hạ thanh môn. Sự khác biệt vị trí không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.1.6. Kết quả mô bệnh học
Bảng 5. Phân loại mô bệnh học (n=36)
Tính chất Số BN Tỷ lệ %
Biểu mô vảy 36 100,0
Biểu mô tuyến 0 0,0
Loại khác 0 0,0
Tổng 36 100,0
100% bệnh nhân có kết quả biểu mô vảy. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
117
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
3.1.7. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Bảng 6. Chẩn đoán giai đoạn bệnh (n=36)
Giai đoạn Số BN Tỷ lệ %
Giai đoạn 0 0 0,0
Giai đoạn 1 9 25,0
Giai đoạn 2 8 22,2
55,5
Giai đoạn 3 12 33,3
Giai đoạn 4 7 19,4
Tổng 36 100,0
Các bệnh nhân được chẩn đoán UTTQ trong nghiên cứu của chúng tôi ở vào giai đoạn 2, giai đoạn 3 với 
tỷ lệ 55,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2. Kết quả điều trị ung thư thanh quản
3.2.1. Phương pháp điều trị
Bảng 7. Phương pháp điều trị (n=36)
Phương pháp điều trị Số BN Tỷ lệ %
Phẫu thuật và xạ trị 9 25,0
Xạ trị và hóa trị 9 25,0
Phẫu thuật đơn thuần 7 19,4
Điều trị triệu chứng 6 16,7
Xạ trị đơn thuần 5 13,9
Tổng 36 100,0
Trong số các phương pháp thì xạ phẫu và hóa xạ trị có tỷ lệ cao nhất 25,0%, phẫu thuật đơn thuần 19,4%, 
điều trị triệu chứng chỉ chiếm 16,7%, xạ trị đơn thuần có tỷ lệ 13,9%.
3.2.2. Biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 8. Biến chứng sau phẫu thuật (n=16)
Biến chứng sau phẫu thuật Số BN Tỷ lệ %
Không có biến chứng 9 56,2
Dò họng 2 12,5
Chảy máu 1 6,3
Tụ dịch, tràn khí hố mổ 4 25,0
Nhiễm trùng hố mổ 0 0,0
Trong số 16 bệnh nhân được phẫu thuật, biến chứng sau phẫu thuật chiếm 43,8%, phân bố như sau: 4 
bệnh nhân bị tụ dịch, tràn khí hố mổ chiếm tỷ lệ 25,0%, 2 bệnh nhân dò vùng họng chiếm tỷ lệ 12,5%, 1 bệnh 
nhân chảy máu sau phẫu thuật chiếm 6,3%. Không có bệnh nhân nào nhiễm trùng hố mổ.
3.2.3. Đáp ứng lâm sàng về khối u
Bảng 9. Kết quả đáp ứng lâm sàng sau điều trị về khối u 
Kết quả đáp ứng lâm sàng
sau điều trị về khối u
3 tháng (n=23) 6 tháng (n=22)
Số BN % Số BN %
Đáp ứng hoàn toàn 15 65,2 21 95,5
Đáp ứng một phần 8 34,8 1 4,5
Không đáp ứng 0 0,0 0 0,0
Bệnh tiến triển 0 0,0 0 0,0
Sau 3 tháng điều trị có 15 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn tỷ lệ 65,2%, 8 trường hợp đáp ứng một phần tỷ 
lệ 34,8%. Sau 6 tháng điều trị có 95,5% bệnh nhân đáp ứng điều trị trên lâm sàng, đáp ứng một phần 4,5%. 
Sự đáp ứng lâm sàng sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
118
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
3.2.4. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh với phương pháp điều trị
Bảng 10. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị (n=36)
GIAI ĐOẠN 
BỆNH
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
PT đơn 
thuần
Phẫu thuật 
và xạ trị
Xạ trị đơn 
thuần
Xạ trị và hóa 
trị
Điều trị triệu 
chứng
Tổng
Số 
BN
%
Số 
BN
%
Số 
BN
%
Số 
BN
%
Số 
BN
%
Số 
BN
%
Giai đoạn 1 4 44,4 0 0,0 0 0,0 0 0,0 5 55,6 9 100,0
Giai đoạn 2 1 12,5 2 25,0 5 62,5 0 0,0 0 0,0 8 100,0
Giai đoạn 3 1 8,3 7 58,3 0 0,0 3 25,0 1 8,3 12 100,0
Giai đoạn 4 1 14,3 0 0,0 0 0,0 6 85,7 0 0,0 7 100,0
Tổng 7 19,4 9 25,0 5 13,9 9 25,0 6 16,7 36 100,0
Ở giai đoạn 1 số bệnh nhân điều trị triệu chứng 
chiếm 55,6%. Ở giai đoạn 2 bệnh nhân được xạ trị 
đơn thuần chiếm 62,5%. Ở giai đoạn 3 đa số bệnh 
nhân đều được phẫu thuật và xạ trị tỷ lệ 58,3%. Ở giai 
đoạn 4 bệnh nhân chủ yếu hóa xạ trị với tỷ lệ 85,7%.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư 
thanh quản
Bảng 1 cho thấy độ tuổi 51 - 70 chiếm đa số 
66,6%. Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu của 
chúng tôi là 61,08 tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 
39 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 83 tuổi. Nam giới 
có tỷ lệ 94,4% lớn hơn nhiều so với nữ giới là 5,6% 
với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tuổi 
và giới trong nghiên cứu này phù hợp với nghiên 
cứu trước đó của Võ Nguyễn Hoàng Khôi với độ tuổi 
trung bình là 60,5 và Lê Chí Thông độ tuổi từ 50 - 59 
hay gặp với tỷ lệ 71,8%.
Số bệnh nhân bị ung thư thanh quản vừa hút 
thuốc lá, vừa uống rượu chiếm tỷ lệ cao nhất 41,7%, 
tiếp đến là hút thuốc lá 36,1% (bảng 2). Ung thư 
biểu mô tế bào vảy thanh quản có liên quan mạnh 
mẽ đến việc hút thuốc lá. Ước tính nó chiếm hơn 
70,0% ung thư thanh quản và lên đến 89,0% nếu 
có uống rượu. 66,0% bệnh nhân trong nhóm thử 
nghiệm có tiền sử hút thuốc lá thường xuyên so với 
nhóm chứng chỉ chiếm 6,0%. Nghiên cứu của chúng 
tôi thấp hơn kết quả của tác giả khác cho thấy có sự 
giảm đáng kể tình trạng hút thuốc lá và bia rượu. 
Lạm dụng thuốc lá và rượu thường xuyên dẫn đến 
nhiều yếu tố rủi ro. Vì vậy, bệnh nhân lớn tuổi hút 
thuốc và uống rượu nhiều thường liên quan đến ung 
thư thanh quản.
Khàn tiếng là triệu chứng thường gặp nhất trên 
bệnh nhân chiếm 80,6%, đau họng có tỷ lệ 41,7%, 
tiếp đến là nuốt khó chiếm 30,6%. Kết quả này 
tương đương với các tác giả Nguyễn Lê Hoa, Đỗ Văn 
Khánh, Vũ Văn Bản 100% bệnh nhân có triệu chứng 
khàn tiếng. Với các ung thư dây thanh, triệu chứng 
sớm nhất là khàn tiếng với đặc điểm tiến triển chậm 
nhưng càng ngày càng tăng và không bao giờ tự khỏi 
kể cả khi bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, chống 
phù nề. Khi u lan rộng, đặc biệt là khi đã lan tới mép 
trước thì khàn tiếng nặng hơn và sau đó kèm theo 
ho từng cơn. Khó thở thường xuất hiện ở giai đoạn 
muộn của bệnh, khi u đã to, sùi loét hoặc bội nhiễm.
Ở bảng 4 đa số u ở vị trí thanh môn - thượng 
thanh môn chiếm 41,7%, thanh môn 30,6%, thượng 
thanh môn 22,2%. Kết quả của chúng tôi gần tương 
đương với các tác giả Lê Minh Kỳ, Đỗ Văn Khánh 
cho thấy rằng các u ở thanh quản thường gây triệu 
chứng khàn tiếng là triệu chứng đầu tiên của bệnh 
là lý do bệnh nhân đến khám.
Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân 
có kết quả biểu mô vảy. Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p<0,01. Kết quả này tương đương với 
các tác giả Trần Long Giang, Nguyễn Lê Hoa, Đỗ Văn 
Khánh, Nguyễn Văn Quang đều có tỷ lệ 100,0% ung 
thư biểu mô tế bào vảy. Theo thống kê của Mount 
Sinai Medical Center từ năm 1994 đến 2003 về chẩn 
đoán mô học cho 479 bệnh nhân có khối u ác tính 
thanh quản thì có 383 bệnh nhân có type ung thư 
biểu mô tế bào vảy có tỷ lệ 79,9%.
Các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thanh 
quản trong nghiên cứu của chúng tôi ở vào giai đoạn 
2, giai đoạn 3 với tỷ lệ 55,5% (bảng 6). Về chẩn đoán 
giai đoạn ung thư thanh quản nghiên cứu của các 
tác giả có sự thay đổi lớn, không tương đồng nhau, 
điều này dễ hiểu bởi vì đánh giá giai đoạn TNM phải 
dựa vào 3 tiêu chí là T khối u, N hạch di căn và M di 
căn xa. Có tác giả T chỉ vào giai đoạn T1 T2 nhưng 
đã có di căn hạch, ngược lại có bệnh T3 hoặc T4 
nhưng chưa di căn hạch cổ. Do vậy đánh giá TNM rất 
quan trọng trên lâm sàng, nó quyết định rất lớn đến 
phương pháp phẫu thuật và tiên lượng bệnh nhân.
119
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
4.2. Kết quả điều trị ung thư thanh quản
Về điều trị ở bảng 7, trong số các phương pháp 
thì xạ phẫu và hóa xạ trị có tỷ lệ cao nhất 25,0%, 
phẫu thuật đơn thuần 19,4%, điều trị triệu chứng 
chỉ chiếm 16,7%, xạ trị đơn thuần có tỷ lệ 13,9%. 
Newman J. R. và cộng sự nghiên cứu trên 6.647 
bệnh nhân ung thư thanh quản từ năm 1973 đến 
2003, ghi nhận có khuynh hướng xạ trị thay thế 
phẫu thuật (tỷ lệ điều trị tia xạ tăng từ 43,1% lên 
52,1%), phẫu thuật kết hợp xạ trị không thay đổi 
nhiều (tỷ lệ 43,6%) và bệnh nhân được phẫu thuật 
đơn thuần giảm từ 14,0% còn 7,3%. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi bệnh nhân phẫu thuật kết hợp xạ 
trị chiếm đa số, những bệnh nhân này đa số là cắt 
thanh quản toàn phần + nạo vét hạch cổ kết hợp 
với xạ trị, những bệnh nhân không được phẫu thuật 
thì có thể xạ trị đơn thuần hoặc hóa xạ trị kết hợp. 
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi có những 
bệnh nhân phẫu thuật nhưng không xạ trị, ngược lại 
có bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng không 
phẫu thuật mà xạ trị luôn.
Tỷ lệ bệnh nhân không có biến chứng sau phẫu 
thuật chiếm 56,2%, có 4 bệnh nhân bị tụ dịch, tràn 
khí hố mổ tỷ lệ 25,0%, 2 bệnh nhân dò vùng họng 
tỷ lệ 12,5%, 1 bệnh nhân chảy máu sau phẫu thuật 
6,3%, không có bệnh nhân nào nhiễm trùng hố mổ. 
Những bệnh nhân tụ dịch, tràn khí hố mổ điều trị nội 
khoa ổn định, tuy nhiên có 2 bệnh nhân dò họng đã 
được cắt thanh quản toàn phần + nạo vét hạch cổ, 
biến chứng dò họng điều trị lâu dài và dai dẳng nhất.
Sau 3 tháng điều trị có 15 bệnh nhân đáp ứng 
hoàn toàn tỷ lệ 65,2%, 8 trường hợp đáp ứng một 
phần tỷ lệ 34,8%. Sau 6 tháng điều trị có 95,5% 
bệnh nhân đáp ứng điều trị trên lâm sàng, đáp ứng 
một phần 4,5%. Sự đáp ứng lâm sàng sau điều trị có 
ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tiêu chí của chúng tôi 
đánh giá phân độ đáp ứng của khối u đặc RECIST - 
2000 (Response Evaluation Criteria in Solid Tumours 
- 2000). Theo phân độ RECIST - 2000, đáp ứng điều 
trị khối u được đánh giá sau kết thúc đợt xạ trị hoặc 
hóa trị cuối cùng tối thiểu là 4 tuần.
Ở giai đoạn 1 số bệnh nhân điều trị triệu chứng 
chiếm 55,6%. Ở giai đoạn 2 bệnh nhân được xạ trị 
đơn thuần chiếm 62,5%. Ở giai đoạn 3 đa số bệnh 
nhân đều được phẫu thuật và xạ trị tỷ lệ 58,3%. Ở 
giai đoạn 4 bệnh nhân chủ yếu hóa xạ trị với tỷ lệ 
85,7%. Chúng tôi phẫu thuật và xạ trị chủ yếu ở giai 
đoạn 3, giai đoạn 4 khi khối u xâm lấn thì hóa xạ trị 
là phương pháp điều trị chủ yếu. Tuy nhiên việc điều 
trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, điều 
kiện sức khỏe bệnh nhân, sự đồng ý của bệnh nhân, 
tác động của gia đình, bạn bè...
5. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư 
thanh quản
Qua nghiên cứu 36 bệnh nhân được chẩn đoán 
và điều trị ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng 
và Trung tâm Ung bướu của Bệnh viện Trung ương 
Huế, chúng tôi có kết luận sau:
- Độ tuổi 51 - 70 chiếm đa số 66,6%. Tuối trung 
bình 61,08 ± 9,848 tuổi 9 (39 - 83 tuổi). Nam có tỷ lệ 
94,4% gặp nhiều hơn nữ tỷ lệ 5,6%.
- Số bệnh nhân bị UTTQ vừa hút thuốc lá, vừa 
uống rượu chiếm tỷ lệ cao nhất 41,7%, tiếp đến là 
hút thuốc lá 36,1%.
- Khàn tiếng là triệu chứng thường gặp nhất trên 
bệnh nhân chiếm 80,6%, đau họng có tỷ lệ 41,7%, 
tiếp đến là nuốt khó chiếm 30,6%.
- Đa số u ở vị trí thanh môn - thượng thanh môn 
chiếm 41,7%, 100% bệnh nhân có kết quả biểu mô vảy.
- Ung thư thanh quản được phát hiện ở giai đoạn 
2, giai đoạn 3 chiếm tỷ lệ 55,5%.
5.2. Kết quả điều trị ung thư thanh quản
- Các phương pháp điều trị thì xạ phẫu và hóa xạ 
trị có tỷ lệ cao nhất 25,0%, phẫu thuật đơn thuần 
19,4%, điều trị triệu chứng chỉ chiếm 16,7%.
- Trong số 16 bệnh nhân được phẫu thuật, biến 
chứng sau phẫu thuật chiếm 43,8%.
- Sau 3 tháng điều trị có 15 bệnh nhân đáp ứng 
hoàn toàn tỷ lệ 65,2%, 8 trường hợp đáp ứng một 
phần chiếm tỷ lệ 34,8%. Sau 6 tháng điều trị có 
95,5% bệnh nhân đáp ứng điều trị trên lâm sàng, 
đáp ứng một phần 4,5%
- Đa số bệnh nhân đều được phẫu thuật và xạ trị 
ở giai đoạn 3 chiếm tỷ lệ 62,5%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Anh Bích, Trần Minh Trường (2010), “Tình hình 
điều trị ung thư thanh quản tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1999 
– 2009”, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản của Số 2, 
tr. 300-304.
2. Đỗ Văn Khánh (2014), “Nghiên cứu một số đặc điểm 
lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của ung 
120
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 6+7, tháng 12/2019
thư biểu mô thanh quản”, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y 
khoa, Đại học Y Hà Nội.
3. Đàm Trọng Nghĩa (2009), “Nghiên cứu các biến 
chứng do nạo vét hạch cổ ở bệnh nhân ung thư thanh 
quản”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Phúc (2009), “Phẫu thuật cắt bỏ ung 
thư thanh quản”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 61(2)-2009, 
tr. 61-65.
5. Nguyễn Văn Quang (2013), “Nghiên cứu một số đặc 
điểm lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính, mô bệnh học 
và tỷ lệ bộc lộ dấu ấn EGFR, P53 của ung thư thanh quản”, 
Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
6. Ngô Thanh Tùng (2011), “Nghiên cứu một số đặc 
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hóa – xạ trị gia 
tốc đồng thời ung thư hạ họng – thanh quản giai đoạn 
(III – IV) không mổ được tại Bệnh viện K”, Luận án Tiến sỹ 
Y học, Đại Học Y Hà Nội.
7. Chauhan J. P. S. et al. (2018), “Laryngeal 
cancer: a clinicopathological study of 65 cases”, Int J 
Otorhinolaryngol Head Neck Surg, 4(1), pp. 163-168.
8. Hazem M. et al. (2014), “Study of the epidemiology 
and management of laryngeal cancer in Kasr Al-Aini 
Hospital”, The Egyptian Journal of Otolaryngology, 30, pp. 
208-214.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_ung_thu_tha.pdf