Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương của tắc hoàn toàn mạn tính mạch vành và kết quả can thiệp mạch vành qua da tại trung tâm tim mạch, bệnh viện E

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương và kết quả can thiệp mạch vành qua

da (percutaneous coronary intervention - PCI) của tắc hoàn toàn mạn tính mạch vành (chronic

total intervention - CTO). Đối tượng và phương pháp: từ 1/2015 - 12/2018 có 75 bệnh nhân

(BN) đủ tiêu chuẩn chẩn đoán CTO được điều trị can thiệp qua da tại Trung tâm Tim mạch,

Bệnh viện E. Kết quả: Tuổi trung bình 67,59 ± 8,67, tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ: 3/1. Tăng huyết áp

(THA) 86,7%, tất cả các BN hút thuốc là nam giới, chiếm 70,7%, tiền sử của nhồi máu cơ tim

(NMCT) và đã được can thiệp chiếm 42,7%. Mức độ đau ngực theo CCS I, II, III và đau ngực IV

là 13,3%, 49,3%, 28,0%, 9,3%. Mức độ suy tim theo NYHA I, II, III, IV (12,0%, 69,3%, 16,0% và

2,7%). Tỷ lệ của từng vị trí tổn thương tắc nghẽn mạn tính hoàn toàn: Động mạch liên thất

trước (Left anterior descending - LAD coronary artery), động mạch vành mũ (Left circumflex -

LCx coronary artery), động mạch vành phải (Right coronary artery - RCA) lần lượt là 34,5%,

20,3% và 45,3%. Chiều dài vị trí CTO có tổn thương trung bình LAD, LCx, RCA (15,87 ± 4,40

mm, 16,82 ± 4,02 mm, 17,81 ± 4,49 mm). Tổng điểm trung bình mức độ phức tạp của J-CTO là

1,44 ± 0,90. Thời gian can thiệp trung bình 124,37 ± 49,54 phút. Thời gian chiếu tia trung bình

78,69 ± 32,27 phút. Liều thuốc cản quang trung bình 305,85 ± 56,59 ml. Trong số 75 BN được

can thiệp có 84 tổn thương CTO, trong đó có 76 vị trí tổn thương CTO (90,5%) đã được tiến

hành can thiệp. Tỷ lệ thành công chung 96%, tỷ lệ can thiệp thất bại 4%. Kết luận: Điều trị can

thiệp qua da với những tổn thương CTO cho thấy: tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng trầm

trọng hơn khi so với phẫu thuật giúp BN cải thiện các triệu chứng, chất lượng cuộc sống, chức

năng thất trái ngay sau can thiệp.

pdf 6 trang kimcuc 2780
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương của tắc hoàn toàn mạn tính mạch vành và kết quả can thiệp mạch vành qua da tại trung tâm tim mạch, bệnh viện E", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương của tắc hoàn toàn mạn tính mạch vành và kết quả can thiệp mạch vành qua da tại trung tâm tim mạch, bệnh viện E

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương của tắc hoàn toàn mạn tính mạch vành và kết quả can thiệp mạch vành qua da tại trung tâm tim mạch, bệnh viện E
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 102 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, 
TỔN THƯƠNG CỦA TẮC HOÀN TOÀN MẠN TÍNH MẠCH VÀNH 
VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP MẠCH VÀNH 
QUA DA TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN E 
Phan Thảo Nguyên1, Nguyễn Oanh Oanh2, Lê Ngọc Thành1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương và kết quả can thiệp mạch vành qua 
da (percutaneous coronary intervention - PCI) của tắc hoàn toàn mạn tính mạch vành (chronic 
total intervention - CTO). Đối tượng và phương pháp: từ 1/2015 - 12/2018 có 75 bệnh nhân 
(BN) đủ tiêu chuẩn chẩn đoán CTO được điều trị can thiệp qua da tại Trung tâm Tim mạch, 
Bệnh viện E. Kết quả: Tuổi trung bình 67,59 ± 8,67, tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ: 3/1. Tăng huyết áp 
(THA) 86,7%, tất cả các BN hút thuốc là nam giới, chiếm 70,7%, tiền sử của nhồi máu cơ tim 
(NMCT) và đã được can thiệp chiếm 42,7%. Mức độ đau ngực theo CCS I, II, III và đau ngực IV 
là 13,3%, 49,3%, 28,0%, 9,3%. Mức độ suy tim theo NYHA I, II, III, IV (12,0%, 69,3%, 16,0% và 
2,7%). Tỷ lệ của từng vị trí tổn thương tắc nghẽn mạn tính hoàn toàn: Động mạch liên thất 
trước (Left anterior descending - LAD coronary artery), động mạch vành mũ (Left circumflex - 
LCx coronary artery), động mạch vành phải (Right coronary artery - RCA) lần lượt là 34,5%, 
20,3% và 45,3%. Chiều dài vị trí CTO có tổn thương trung bình LAD, LCx, RCA (15,87 ± 4,40 
mm, 16,82 ± 4,02 mm, 17,81 ± 4,49 mm). Tổng điểm trung bình mức độ phức tạp của J-CTO là 
1,44 ± 0,90. Thời gian can thiệp trung bình 124,37 ± 49,54 phút. Thời gian chiếu tia trung bình 
78,69 ± 32,27 phút. Liều thuốc cản quang trung bình 305,85 ± 56,59 ml. Trong số 75 BN được 
can thiệp có 84 tổn thương CTO, trong đó có 76 vị trí tổn thương CTO (90,5%) đã được tiến 
hành can thiệp. Tỷ lệ thành công chung 96%, tỷ lệ can thiệp thất bại 4%. Kết luận: Điều trị can 
thiệp qua da với những tổn thương CTO cho thấy: tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng trầm 
trọng hơn khi so với phẫu thuật giúp BN cải thiện các triệu chứng, chất lượng cuộc sống, chức 
năng thất trái ngay sau can thiệp. 
* Từ khóa: Bệnh mạch vành; Can thiệp mạch vành qua da. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tắc hoàn toàn mạch vành mạn tính 
được định nghĩa là sự tắc hoàn toàn ít 
nhất 1 tháng, với chụp động mạch vành 
qua da đánh giá bằng sự tiêu huyết khối 
hoàn toàn trong nhồi máu cơ tim dòng 
chảy mạch vành (TIMI) độ 0 hoặc 1. CTO 
được phân loại là tắc mạn tính sớm (early 
chronic) với tuổi 1 - 3 tháng và tắc mạn tính 
muộn (late chronic) với tuổi > 3 tháng [1]. 
1. Bệnh viện E 
2. Bệnh viện Quân y 103 
Người phản hồi: Phan Thảo Nguyên (bsphanthaonguyen@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 13/03/2020 
 Ngày bài báo được đăng: 9/4/2020 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 103 
Những tổn thương mạch vành ở BN có 
tiền sử NMCT hoặc bệnh mạch vành ổn 
định, với các mức độ biểu hiện triệu 
chứng khác nhau. Trong quá trình điều trị 
động mạch vành (ĐMV) thủ phạm với hội 
chứng vành cấp (HCV cấp) có thể gặp 
các tổn thương tắc mạn tính ở các nhánh 
động mạch khác nhưng không gây ra 
triệu chứng, những tổn thương này được 
gọi là tổn thương tắc hoàn toàn mạn tính. 
Các yếu tố nguy cơ chủ yếu: THA, tăng 
LDL-C, giảm HDL-C, hút thuốc lá, đái 
tháo đường, tuổi và một số yếu tố nguy 
cơ khác Trong đó, tăng huyết áp (THA) 
làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐMV lên ba 
lần và tăng lên theo cấp số nhân khi kết 
hợp với các yếu tố nguy cơ khác [2]. 
Trong hai thập niên vừa qua, điều trị 
thành công can thiệp qua da tắc hoàn 
toàn mạn tính đã cải thiện triệu chứng, 
chất lượng sống, chức năng thất trái và tỷ 
lệ sống so với điều trị nội khoa và can 
thiệp thất bại [3]. Cho đến nay, các bằng 
chứng khoa học ủng hộ cho phương 
pháp điều trị này đều từ các nghiên cứu 
cắt ngang, chưa có một nghiên cứu nào 
tiến hành điều trị can thiệp qua da ở Việt 
Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu nhằm: Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, tổn thương của tắc hoàn toàn mạn 
tính mạch vành và kết quả can thiệp 
mạch vành qua da tại Trung tâm Tim 
mạch, Bệnh viện E. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
75 BN được chẩn đoán CTO điều trị 
can thiệp qua da tại Trung tâm Tim mạch, 
Bệnh viện E. 
* Các tiêu chuẩn trong nghiên cứu: 
- Chẩn đoán xác định CTO một hoặc 
nhiều nhánh chính được chụp mạch vành 
qua da và có THBH đoạn xa [1]. 
- Đánh giá kết quả can thiệp: 
+ Thành công: BN được can thiệp 
thành công dây dẫn vượt qua được tổn 
thương, nong bóng và đặt khung giá đỡ 
mạch vành vào vị trí CTO, TIMI 3 sau can 
thiệp 
+ Thất bại: Dây dẫn và bóng không 
vượt qua tổn thương, không đặt được 
khung giá đỡ vào nhánh mạch vành CTO. 
- Thang điểm J-CTO đánh giá mức độ 
khó của CTO. 
Điểm 0 1 2 ≥ 3 
Mức độ 
khó 
Dễ Trung 
bình 
Khó 
khăn 
Rất 
khó 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu lâm sàng mô tả cắt ngang. 
- Khám lâm sàng: Tuổi, giới, tiền sử 
bệnh tim mạch, triệu chứng lâm sàng... 
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Siêu âm 
tim, chụp mạch vành và can thiệp mạch 
vành qua da: mô tả vị trí tổn thương CTO 
và những tổn thương khác, kết quả can 
thiệp qua da... Xét nghiệm sinh hóa và 
công thức máu... 
- Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 
20.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Lâm sàng 
* Tuổi và giới: 
Tuổi trung bình 67,6 ± 8,7, nhỏ nhất 
42, lớn nhất 83, tỷ lệ nam/nữ: 3/1. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 104 
* Yếu tố nguy cơ: 
Biểu đồ 1: Yếu tố nguy cơ. 
Tăng huyết áp chiếm 86,7%. Hút thuốc chiếm 70,7% (không có phụ nữ). Tiền sử 
NMCT chiếm 42,7%. 
* Triệu chứng lâm sàng: 
CCS II cao nhất (37 BN = 49,3%), thấp nhất CCS IV (5 BN = 6,7%). Trong đó, CCS 
I: 23 BN (30,7%); CCS III: 23 BN (49,3%). 
Biểu đồ 2: Suy tim theo NYHA. 
Tình trạng suy tim theo NYHA II cao nhất (69,3%) và thấp nhất NYHA IV (2,7%). 
* Đặc điểm tổn thương trong chụp mạch vành: 
 - Vị trí tổn thương tắc hoàn toàn mạn tính (n = 84): LAD: 29 BN (34,5%), LCx: 17 
BN (20,3%), RCA: 38 BN (45,3%). 
Bảng 1: Chiều dài tổn thương tắc hoàn toàn mạn tính. 
Chiều dài 
Vị trí 
Tối thiểu (mm) Tối đa (mm) ± SD (mm) 
n 
LAD 5,0 25,0 15,87 ± 4,40 29 
LCx 10 25 16,82 ± 4,02 17 
RCA 10 28 17,81 ± 4,49 38 
42,7 
 69,3 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 105 
Chiều dài trung bình của tắc hoàn toàn mạch vành mạn tính lần lượt LAD 15,87 ± 
4,40 mm, LCx 16,82 ± 4,02 mm và RCA 17,81 ± 4,49 mm. 
- Điểm mức độ phức tạp của tổn thương CTO (J-CTO): 39 BN (52%) có điểm J-
CTO = 1 và 15 BN (20%) có điểm J-CTO = 2. Chỉ 13 BN (17,3%) có điểm J-CTO ≥ 3. 
Điểm trung bình mức độ khó của tổn thương mạn tính 1,44 ± 0,90. 
Bảng 2: Thời gian can thiệp, thời gian chiếu tia, thời gian chụp. 
Đặc điểm Tối thiểu Tối đa 
 ± SD (phút) 
Thời gian can thiệp 60 360 124,33 ± 49,54 
Thời gian chiếu tia 35 185 78,69 ± 32,65 
Liều lượng thuốc cản quang 200 500 305,85 ± 56,59 
Bảng 3: Tỷ lệ được can thiệp, thành công, thất bại ở các nhánh mạch vành. 
 Can thiệp 
Vị trí tổn thương 
n % 
Thành công 
n (%) 
Thất bại 
n (%) 
LAD 25 32,9 23 (92%) 2 (8%) 
LCx 14 18,4 13 (92,9%) 1 (7,3%) 
RCA 37 48,7 37 (100%) 0 
Tỷ lệ thành công chung trong can thiệp của nghiên cứu chiếm > 92%. 
Bảng 4: Thành công, thất bại của các phương pháp can thiệp. 
Phương pháp can thiệp 
Phương pháp xuôi dòng 
n = 60 (%) 
Phương pháp ngược dòng 
n = 16 (%) 
LAD 20 (33,3) 5 (31,3) 
LCx 12 (20) 2 (12,5) 
RCA 28 (46,7) 9 (56,2) 
Thất bại (n = 3) 2-LAD và 1-LCx 0 
Tỷ lệ can thiệp ngược dòng thành công cao hơn can thiệp xuôi dòng. 3 BN thất bại 
trong can thiệp đều là can thiệp xuôi dòng. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 106 
BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm lâm sàng 
Tuổi trung bình: 67,59. Tỷ lệ nam/nữ: 
3/1. Như vậy, tuổi trung bình của chúng 
tôi cũng tương đồng với các tác giả trong 
và ngoài nước. Alfredo R., Galassi M.D. 
và CS (2017) trong nghiên cứu PCI ở BN 
tắc hoàn toàn mạn tính với phân xuất 
tống máu của tim trái giảm, tuổi trung 
bình là 64,6 ± 10,5, nam giới chiếm 
87,7% [3]. Nghiên cứu của Fujino 
A., Otsuji S. và CS đánh giá độ chính xác 
của thang điểm J-CTO bằng chụp cắt lớp 
điện toán đa dãy so với chụp động mạch 
để dự đoán tỷ lệ và yếu tố thành công khi 
PCI, tuổi trung bình là 69, nhỏ nhất 62 và 
lớn nhất 75, nam giới chiếm 82,4% [4]. 
2. Tổn thương của mạch vành 
Thang điểm J-CTO đánh giá mức độ 
tổn thương khó và phức tạp của bệnh 
CTO và những yếu tố dự báo cho sự 
thành công của thủ thuật dựa trên chụp 
mạch vành: Vôi hoá nặng, đặc biệt là khi 
vôi hoá ở vị trí đổ vào hoặc ở đầu phía 
xa, hình thái lỗ vào dạng gốc cây tù, sự 
tạo góc > 450 của động mạch mục tiêu, 
chiều dài tắc nghẽn > 15 - 20 mm, đường 
kính mạch máu < 3 mm, thiếu sự làm đầy 
mạch máu ở phía xa [5]. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, các vị trí tổn thương 
CTO chiều dài trung bình LAD, LCx, RCA 
là: 15,87 ± 4,40 mm, 16,82 ± 4,02 mm, 
17,81 ± 4,49 mm. Nghiên cứu của Soon 
K.H. và CS trên 39 BN với 43 tổn thương 
CTO, có 24 tổn thương đã được tái thông 
mạch vành thành công. Vôi hóa ≥ 50% 
khi đánh giá trên chụp CT đa dãy có liên 
quan chặt chẽ với PCI thất bại. Không có 
bằng chứng quan trọng nào cho thấy thời 
gian tắc nghẽn của CTO, sự hiện diện 
của nhánh bên và vòng nối tự thân, sự 
vắng mặt của vi mạch có liên quan đến 
PCI thất bại. Trên phân tích đa biến, vôi 
hóa ≥ 50% trên CT-CA là yếu tố dự báo 
quan trọng duy nhất của PCI thất bại [6]. 
3. Đặc điểm can thiệp mạch vành 
Thời gian can thiệp trong nghiên cứu 
trung bình 124,33 ± 49,54 phút (thấp nhất 
60 phút, nhiều nhất 360 phút). Thời gian 
chiếu tia trung bình 78,69 ± 32,65 phút 
(thấp nhất 35 phút, nhiều nhất 185 phút). 
Liều lượng thuốc can quang trung bình 
305,85 ± 56,59 phút (nhỏ nhất 200 ml, lớn 
nhất 500 ml). Tỷ lệ can thiệp thành công 
96%, cao hơn so với các tác giả khác, 
nguyên nhân có thể do lựa chọn BN trong 
nghiên cứu của chúng tôi với thang điểm 
J-CTO = 1 là 52% và 17,3% với điểm J-
CTO = 3. Tổng điểm trung bình J-CTO là 
1,44 ± 0,90 điểm, thấp hơn nhiều so với 
các tác giả khác. Đa phần BN của chúng 
tôi là can thiệp lần đầu, mức độ vôi hóa 
và khó ít hơn các tác giả khác trên thế 
giới, vì vậy tỷ lệ can thiệp xuôi dòng của 
chúng tôi cao (≈ 79%). Nghiên cứu 839 
tổn thương tắc hoàn toàn mạn tính với 
LVEF giảm của Galassi và CS được chia 
làm 3 nhóm (nhóm 1: EF ≥ 50%, nhóm 2: 
EF từ 35 - 50% và nhóm 3: EF ≤ 35%). Tỷ 
lệ can thiệp thành công của cả 3 nhóm 
lần lượt là 93,6%, 94,4% và 91,7%. Ở 
nhóm 3, không thấy biến chứng về thận. 
Thời gian theo dõi lâm sàng trung bình 
16,3 ± 8,2 tháng trong tổng số 781 BN 
(93,1%) bao gồm cả những BN có LVEF 
≤ 35%. Sau 2 năm, tất cả BN đều cải 
thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ 
đau ngực, tăng khả năng gắng sức Đặc 
biệt ở những BN có LVEF ≤ 35%, LVEF 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2020 
 107 
đã cải thiện đáng kể khi CTO PCI thành 
công từ 29,1 ± 3,4% lên 41,6 ± 7,9% [3]. 
Nghiên cứu của Ching-Chang Huang và 
CS, tỷ lệ thành công của kỹ thuật là 
81,4% [7]. Nghiên cứu của Pillai A.A. và 
CS, tổng số 389 tổn thương CTO được 
điều trị, tỷ lệ thành công là 87% (339/389 
BN). Tổng điểm mạn tính (J-CTO) trung 
bình của Nhật Bản là 1,78 ± 0,12. Phân 
tích đa biến các thành phần chụp động 
mạch khác nhau của điểm J-CTO đã xác 
định độ tù (p = 0,001), vôi hóa (p ≤ 0,001) 
và gặp góc (p = 0,007) là các yếu tố dự 
báo độc lập về thất bại thủ thuật. Sự gia 
tăng LVEF đã được ghi nhận sau khi 
CTO PCI thành công và khi tái thông 
mạch hoàn toàn. Tỷ lệ thành công cho 
CTO PCI này là khoảng 87% [8]. 
KẾT LUẬN 
Tái thông mạch vành CTO là phương 
pháp điều trị mới với tỷ lệ thành công cao. 
PCI-CTO đã được chứng minh là có lợi ích: 
Giảm triệu chứng lâm sàng, giảm nhu cầu 
phải thực hiện CABG, phân suất tống máu 
và tử vong dài hạn được cải thiện [3, 8]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Jaffe R. et al. Natural history of experimental 
arterial chronic total occlusions. J Am Coll 
Cardiol. 2009, 53(13), pp.1148-1158. 
2. Landsberg L., J. Sowers. Obesity-related 
hypertension: Pathogenesis, cardiovascular 
risk, and treatment-a position paper of the 
Obesity Society and the American Society of 
Hypertension. Obesity (Silver Spring). 2013, 
21(1), pp.8-24. 
3. Galassi A.R. et al. Percutaneous coronary 
intervention of chronic total occlusions in 
patients with low left ventricular ejection 
fraction. JACC Cardiovasc Interv. 2017, 10(21), 
pp.2158-2170. 
4. Fujino A. et al. Accuracy of J-CTO score 
derived from computed tomography versus 
angiography to predict successful percutaneous 
coronary intervention. JACC Cardiovasc Imaging. 
2018, 11(2 Pt 1), pp.209-217. 
5. Christopoulos G. et al. Clinical utility of 
the Japan-chronic total occlusion score in 
coronary chronic total occlusion interventions: 
Results from a multicenter registry. Circ 
Cardiovasc Interv. 2015, 8(7), p.e002171. 
6. Soon K.H. et al. CT coronary angiography 
predicts the outcome of percutaneous coronary 
intervention of chronic total occlusion. J Interv 
Cardiol. 2007, 20(5), pp.359-366. 
7. Huang C.C. et al. Collateral channel size 
and tortuosity predict retrograde percutaneous 
coronary intervention success for chronic total 
occlusion. Circ Cardiovasc Interv. 2018, 11(1), 
p.e005124. 
8. Pillai A.A. et al. Procedural and follow-up 
clinical outcomes after chronic total occlusion 
revascularization: Data from an Indian public 
hospital. Indian Heart J. 2019, 71(1), pp.65-73.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_ton_thuong_cua_tac_hoan_toan_ma.pdf