Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả phẫu thuật u não thất bên tại bệnh viện Việt Đức

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh của u não thất bên. Đánh giá kết quả lấy u ở những

bệnh nhân u não thất bên được điều trị phẫu thuật.

Đối tượng và phương pháp: mô tả lâm sàng hồi cứu trên 34 bệnh nhân u não thất bên được mổ và theo dõi

tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2013.

Kết quả: Có 22 nam và 12 nữ (tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1); tuổi từ 10 đến 53, trung bình 27,7±13,47. Thời gian

từ khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đến khi chẩn đoán bệnh đa số sau 12 tháng (47,1%); 32 bệnh nhân

(94,1%) có hội chứng tăng áp lực nội sọ điển hình. Kích thước u từ 2,5‐9 cm, trong đó u  5 cm chiếm 67,7%; u

màng não chiếm tỉ lệ cao nhất với 8 bệnh nhân (23,5%), sau đó đến u nguyên bào màng tủy, u tế bào hình sao, u

tế bào thần kinh đệm ít nhánh. Kết quả phẫu thuật lấy u: lấy toàn bộ u 58,8%; lấy phần lớn u 38,3%; không lấy

được, chỉ sinh thiết u 2,9%.

Kết luận: U não thất bên không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. U thường lành tính hoặc có độ ác tính

thấp. Kết quả điều trị phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí, kích thuớc và mức độ ác tính của khối u.

pdf 7 trang kimcuc 3200
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả phẫu thuật u não thất bên tại bệnh viện Việt Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả phẫu thuật u não thất bên tại bệnh viện Việt Đức

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả phẫu thuật u não thất bên tại bệnh viện Việt Đức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não     203 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, GIẢI PHẪU BỆNH VÀ KẾT QUẢ 
PHẪU THUẬT U NÃO THẤT BÊN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC 
Đồng Phạm Cường* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh của u não thất bên. Đánh giá kết quả lấy u ở những 
bệnh nhân u não thất bên được điều trị phẫu thuật. 
Đối tượng và phương pháp: mô tả lâm sàng hồi cứu trên 34 bệnh nhân u não thất bên được mổ và theo dõi 
tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2013.  
Kết quả: Có 22 nam và 12 nữ (tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1); tuổi từ 10 đến 53, trung bình 27,7±13,47. Thời gian 
từ  khi xuất hiện  triệu  chứng  lâm  sàng  đến  khi  chẩn  đoán bệnh  đa  số  sau 12  tháng  (47,1%); 32 bệnh nhân 
(94,1%) có hội chứng tăng áp lực nội sọ điển hình. Kích thước u từ 2,5‐9 cm, trong đó u   5 cm chiếm 67,7%; u 
màng não chiếm tỉ lệ cao nhất với 8 bệnh nhân (23,5%), sau đó đến u nguyên bào màng tủy, u tế bào hình sao, u 
tế bào thần kinh đệm ít nhánh... Kết quả phẫu thuật lấy u: lấy toàn bộ u 58,8%; lấy phần lớn u 38,3%; không lấy 
được, chỉ sinh thiết u 2,9%.  
Kết luận: U não thất bên không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. U thường lành tính hoặc có độ ác tính 
thấp. Kết quả điều trị phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí, kích thuớc và mức độ ác tính của khối u.  
Từ khóa: đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh, kết quả phẫu thuật, u não thất bên. 
ABSTRACT 
A CLINICO‐PATHOLOGICAL FEATURES AND SURGICAL OUTCOMES STUDY  
OF 34 CASES OF LATERAL VENTRICLE TUMORS AT VIETDUC HOSPITAL 
Dong Pham Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 203 – 209 
Objective: to evaluate clinical and pathological features of lateral ventricle tumors and its surgical outcomes. 
Patient and method: retrospective study on 34 patients who were diagnosed as lateral ventricle tumors at 
Vietduc Hospital from January 2011 to June 2013.  
Results:  There were  34  patients  in  the  study,  including  22 males  and  12  females with  the mean  ages 
27.7±13.47. The mean interval between onset of symptoms and diagnosis was 12 months (47.1%). The majority 
of patients who had iincreased intracranial pressure (94.1%). The diameter of the tumors was 2.5‐9 cm, among 
these    5  cm  accounted  for  67.7%. Meningioma  had  the  highest  rate  23.5%,  following  by  ependymoma, 
astrocytoma,  oligodendroglioma...  Surgical  outcomes:  total tumor  removal was  58.8%;  partial tumor  removal 
was 38.3%; only biopsy was 2.9%.  
Conclusion: lateral ventricle tumors is usually without specific clinical symptoms. Most of lateral ventricle 
tumors were benign or  low malignant potential. Surgical outcomes depended on position,  size and malignant 
level of the tumors. 
Keywords: clinicopathological features, surgical outcomes, lateral ventricle tumors  
ĐẶT VẤN ĐỀ 
U não  là thuật ngữ chỉ một bệnh hay gặp ở 
hệ thần kinh trung ương với tỷ lệ 0,1‐ 0,2% dân 
số mắc  bệnh  hằng  năm(1),  trong  đó  u  não  thất 
bên  có một  vị  trí  đặc  biệt,  chiếm  khoảng  1% 
trong tổng số các u não(3,5). U thường phát triển 
thầm  lặng, biểu hiện  các  triệu  chứng  lâm  sàng 
* Khoa Phẫu thuật Thần kinh và Chấn thương chỉnh hình, BV Bưu điện Hà Nội 
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đồng Phạm Cường ĐT: 0989193984 Email: haminh802@yahoo.com
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 204 
không  đặc  hiệu  tới  khi  to  chèn  ép  vào  đường 
dẫn dịch não  ‐  tủy  làm ứ đọng và gây  tăng áp 
lực  trong  sọ mới  được  chú  ý.  Phát  hiện  bệnh 
thường muộn, đôi khi phải phẫu thuật cấp cứu. 
Phẫu thuật lấy u triệt để còn nhiều khó khăn do 
u có kích  thước  lớn, ở sâu và nhiều mạch máu 
nuôi dưỡng. 
U não thất bên có thể xuất phát từ thành não 
thất,  tổ chức  trong não  thất, cấu  trúc ngoài não 
thất, phần còn lại của bào thai, do ung thư ở các 
cơ quan khác di căn tới hoặc được hình thành do 
sự bất thường mạch máu(9,16). U não thất bên gặp 
ở mọi  lứa  tuổi và  có nhiều  đặc  điểm  lâm  sàng 
khác  với u  ở  các  vị  trí  khác. Hiện nay,  với  sự 
phát  triển của các phương  tiện chẩn đoán hình 
ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp mạch máu và 
đặc biệt chụp cộng hưởng từ, việc chẩn đoán u 
não thất bên không khó và có độ chính xác cao. 
Phẫu  thuật  là  phương  pháp  được  lựa  chọn 
nhưng mổ khi nào, chọn đường mổ nào, làm thế 
nào để lấy hết được u, tránh các biến chứng, cải 
thiện và kéo dài  thời gian sống sau phẫu  thuật 
cần  được  nghiên  cứu  kỹ,  trong  đó  các  triệu 
chứng vê lâm sàng, mô bệnh học cũng là yếu tố 
quan trọng giúp chẩn đoán và tiên lượng để kết 
quả điều trị tốt hơn.  
Do  đó,  chúng  tôi  tiến hành  đề  tài  “Nghiên 
cứu  đặc  điểm  lâm  sàng, giải phẫu bệnh và kết 
quả phẫu thuật của u não thất bên được điều trị 
tại Bệnh viện Việt Đức” nhằm các mục tiêu sau: 
1. Mô tả các triệu chứng lâm sàng, giải phẫu 
bệnh của u não thất bên. 
2. Đánh giá kết quả lấy u ở những bệnh nhân 
u não thất bên được điều trị phẫu thuật. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các bệnh nhân u não thất bên có phim 
chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ; có kết 
quả mô bệnh học; được mổ và theo dõi tại Khoa 
Phẫu  thuật  Thần  kinh,  Bệnh  viện Việt  Đức  từ 
tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2013. 
Loại trừ trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh 
mạn  tính  phối  hợp  (tăng  huyết  áp,  đái  tháo 
đường,  tim  mạch...)  ảnh  hưởng  đến  kết  quả 
nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu mô  tả  lâm sàng có hồi cứu. Số 
liệu trên bao gồm tổng số bệnh nhân là 34 bệnh 
nhân được chẩn đoán và điều  trị phẫu  thuật u 
não thất bên  tại Bệnh viện Việt Đức. Các  thông 
tin, chỉ tiêu nghiên cứu được học viên trực tiếp 
thu  thập  từ  Phòng  hồ  sơ  Bệnh  viện Việt  Đức, 
điền vào mẫu bệnh án có sẵn. Thu thập và xử lý 
số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm lâm sàng 
Tuổi BN 
Bảng 1: Tuổi và giới 
 Số BN Tỷ lệ % 
10-19 11 32,4 
20-29 11 32,4 
30-39 3 8,8 
40-49 7 20,5 
>50 2 5,9 
Trong số 34 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, 
bệnh nhân ở nhóm tuổi  từ 10 đến 29 chiếm tỷ  lệ 
cao nhất (64,8%), sau đó đến nhóm tuổi từ 40 đến 
49  chiếm 20,5%. Chỉ  có 2 bệnh nhân  lớn hơn 50 
tuổi, chiếm 5,9%. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 10 tuổi, 
cao nhất 53 tuổi, tuổi trung bình 27,7 ± 13,47 tuổi.  
Giới tính 
Về giới, có 22 nam và 12 nữ, tỷ lệ nam/nữ là 
1,8/1 (nam giới chiếm 64,7%, nữ 35,3%, số bệnh 
nhân nam gần gấp đôi nữ). Tỷ lệ bệnh nhân nam 
và nữ khác nhau nhiều nhất ở nhóm tuổi 40 đến 
49, sau đó đến nhóm tuổi 30 đến 39 và 20 đến 29. 
Ở các nhóm tuổi khác, tỷ lệ nam, nữ không khác 
biệt đáng kể.  
Thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đến lúc 
chẩn đoán bệnh  
Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng lâm 
sàng  đến  khi  được  chẩn  đoán  bệnh  thường 
muộn, sau 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 47,1%, 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não     205 
trước  3  tháng  14,7% và  thời gian  sớm nhất  2 
tuần 5,9%.  
Biểu đồ 1: Thời gian được chẩn đoán bệnh 
Triệu chứng lâm sàng khi khám bệnh 
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng* (n = 34) 
Triệu chứng lâm sàng Số BN Tỷ lệ %
Hội chứng tăng áp lực trong sọ 32 94,1 
Rối loạn trí nhớ 19 55,9 
Mất tập trung 14 41,2 
Động kinh 6 17,6 
Yếu, liệt nửa người 5 14,7 
Run chân tay 4 11,8 
Tri giác giảm 4 11,8 
Rối loạn nội tiết 2 5,9 
Rối loạn tâm thần 2 5,9 
Rối loạn ngôn ngữ 1 2,9 
* Một bệnh nhân có thể gặp nhiều triệu chứng 
32 bệnh nhân có hội chứng tăng áp lực trong 
sọ  rõ,  với  triệu  chứng  điển  hình,  2  bệnh  nhân 
(5,9%)  đến  viện  vì  động  kinh,  không  có  triệu 
chứng lâm sàng phối hợp.  
Trong số 32 bệnh nhân tăng áp lực trong sọ: 
13 bệnh nhân (40,6%) không có triệu chứng phối 
hợp; 19 bệnh nhân  (59,4%) có  triệu chứng phối 
hợp: rối loạn trí nhớ 55,9%, mất tập trung 41,2%, 
run  chân  tay 11,8%,  rối  loạn nội  tiết 5,9%  (gặp 
bệnh  nhân  nữ  trẻ  với  biểu  hiện  mất  kinh 
nguyệt),  động  kinh  11,7%,  dấu  hiệu  thần  kinh 
khu  trú 14,7%  (trong  đó  4 bệnh nhân yếu nửa 
người, 1 bệnh nhân liệt nửa người), rối loạn tâm 
thần 5,9%, rối loạn ngôn ngữ 2,9% và đặc biệt tri 
giác giảm do bệnh nhân  đến quá muộn  11,8% 
trong tổng số bệnh nhân. 
Đặc điểm giải phẫu bệnh 
Bảng 3: Vị trí và kích thước khối u 
 Số BN Tỷ lệ % 
Vị trí 
Sừng trán 1 2,9 
Sừng chẩm 2 5,9 
Thân não thất 7 20,6 
Ngã ba não thất 8 23,5 
Hai bên não thất 16 47,1 
Kích thước 
<3 2 5,9 
3-5 9 26,4 
5-7 7 20,6 
>7 16 47,1 
Vị  trí  u  nằm một  bên  não  thất  bên  chiếm 
52,9%, hai bên não  thất bên  47,1%. Kích  thước 
lớn hơn hoặc bằng 5 cm (67,7%), lớn nhất 9 cm; 
nhỏ hơn 5 cm (32,3%), nhỏ nhất 2,5 cm.  
Kết quả mô bệnh học 
Biểu đồ 2: Kết quả mô bệnh học 
‐ U màng nội  tủy có 11 bệnh nhân  (32,4%): 
độ II 72,7% và độ III 27,3%. 
‐ U màng não có 8 bệnh nhân (23,5%) đều độ I. 
‐ U nguyên bào màng  tủy  có  4  bệnh nhân 
(11,8%) đều độ IV. 
‐ U tế bào hình sao có 3 bệnh nhân (8,8%): độ 
II 33,3%, độ III 67,7%. 
‐ U tế bào thần kinh đệm ít nhánh có 5 bệnh 
nhân: độ II 60%, độ III 40%. 
‐ 3 loại u khác, mỗi loại có 1 bệnh nhân và u 
độ ác tính thấp (độ I hoặc II). 
0
5
10
15
20
25
30
35 U nhó
§RMM
U m¸u thÓ
hang
U TB TK ®Öm
vμ neuron
U tÕ bμo h×nh
sao
U nguyªn bμo
mμng tñy
Tỷ lệ 
Thời 
gian 
14,7%
17,6%
5,9%
14,7%
47,1%
0
10
20
30
40
50
< 3 tháng 4-6 tháng 7-9 tháng 10-12
tháng
>12 tháng
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 206 
Kết quả lấy u 
Lấy  toàn bộ u 58,8%;  lấy phần  lớn u 38,3%; 
không lấy được, chỉ sinh thiết u 2,9%.  
Bảng 4: Kết quả lấy u theo vị trí khối u (n = 34) 
Kết quả 
Vị trí 
Lấy toàn bộ 
u 
Lấy phần 
lớn Sinh thiết
Số 
BN 
tỷ lệ 
% 
Số 
BN 
tỷ lệ 
% 
Số 
BN
tỷ lệ 
% 
Sừng trán 1 2,9 
Ngã ba não thất 6 17,6 1 2,9 1 2,9 
Sừng chẩm 2 5,9 
Thân não thất 5 14,7 2 5,9 
Hai bên não thất 6 17,6 10 29,4 
18  bệnh  nhân  (52,9%)  u  nằm một  bên  não 
thất bên đã được lấy toàn bộ u 14 bệnh nhân, lấy 
phần  lớn  và  sinh  thiết  4  bệnh  nhân.  16  bệnh 
nhân (47,1%) u nằm hai bên não thất, lấy toàn bộ 
u 6 bệnh nhân và lấy phần lớn 10 bệnh nhân.  
Khả năng lấy được toàn bộ u khi u nằm một 
bên não thất cao gấp năm lần khi u nằm hai bên 
não  thất, với p < 0,05, khoảng  tin cậy 95% CI = 
1,29‐26,22. 
Liên  quan  giữa khả năng  lấy u và kích  thước 
khối u 
Biểu đồ 3: Kết quả lấy u và kích thước khối u 
Những  u  kích  thước  nhỏ  hơn  5  cm,  khả 
năng lấy được toàn bộ u cao gấp 14 lần so với 
những u kích  thước  lớn hơn hoặc bằng 5 cm, 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; 
95% CI = 1,01‐ 48,66. 
Bảng 5: Kết quả lấy u và mức độ ác tính của u 
Mức độ ác 
tính 
Số BN 
Cộng Tỷ lệ% Lấy toàn bộ Không toàn bộ 
Thấp 17 6 23 67,6
Cao 3 8 11 27,3
Khối u có mức độ ác tính thấp lấy toàn bộ u 
gấp chín  lần u có mức  độ ác  tính cao: 23 bệnh 
nhân u có mức độ ác tính thấp (67,6%): lấy toàn 
bộ u ở 17 bệnh nhân (74%) và lấy không toàn bộ 
u ở 6 bệnh nhân (26%). 11 bệnh nhân u có mức 
độ ác tính cao (32,4%): lấy toàn bộ u 3 bệnh nhân 
(27,3%)  và  lấy  không  toàn  bộ  u  8  bệnh  nhân 
(72,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,05. (OR = 9,2; 95% CI = 1,05‐ 3,73), 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm bệnh nhân 
Tuổi và giới  
Trong  số  34  bệnh  nhân,  có  73,6%  số  bệnh 
nhân  dưới  40  tuổi,  tuổi  trung  bình  của  bệnh 
nhân  là 27,7 ± 13,47. Kết quả này  tương đương 
với kết quả của các tác giả khác cho rằng u não 
thất bên gặp mọi lứa tuổi nhưng hay gặp hơn ở 
nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi. Trong nghiên cứu 
của Pendl, có 65% bệnh nhân dưới 40 tuổi, tuổi 
trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của 
Nishio  là  29,5, Piepmeier  là  27. Tỷ  lệ nam gặp 
nhiều  hơn  nữ:36,3%  bệnh  nhân  là  nữ,  63,7% 
bệnh nhân nam. Kết quả này cũng phù hợp với 
các  tác  giả  khác:  36,6%  nữ  và  63,4% nam  theo 
Hamit; 45,5% nữ, 54,5% nam theo Pendl(14,12). 
Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng 
đến khi được chẩn đoán bệnh 
Chúng  tôi  thấy  thời  gian  xuất  hiện  triệu 
chứng  lâm  sàng  đến  khi  được  chẩn  đoán  liên 
quan tới nguồn gốc, độ ác tính, kích thước, vị trí 
khối u  trong não  thất và mức  độ hiểu biết  của 
bệnh  nhân.Trong  nghiên  cứu,  thời  gian  từ  khi 
xuất  hiện  triệu  chứng  lâm  sàng  đến  khi  được 
chẩn đoán bệnh là từ hai tuần đến mười năm.  
Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng lâm 
sàng đến khi được chẩn đoán bệnh theo Hamit 
là từ bốn ngày đến tám năm, của Majchrzan từ 
0
5
10
15
20
25
30
7 cm
5,9%
23,5%
11,8%
17,6%
2,9%
5,9%
29,5%
2.9%
Toμn bé
PhÇn lín
Sinh thiÕt
Kích 
thước
Tỷ lệ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não     207 
sáu  tháng  đến  sáu  năm,  của  Zuccaro  khi 
nghiên cứu u não thất bên của bệnh nhân nhỏ 
hơn  20  tuổi  từ một  ngày  đến  bốn  năm. Thời 
gian  chẩn  đoán  bệnh  trong  nghiên  cứu  của 
chúng  tôi muộn  hơn,  có  thể  là  do  đặc  điểm 
bệnh và trình độ hiểu biết của bệnh nhân (75% 
bệnh nhân ở nông thôn).  
Triệu chứng lâm sàng 
Nói  chung, u não  thất bên  có  triệu  chứng 
lâm  sàng  nghèo  nàn  và  không  đặc  hiệu,  hầu 
hết liên quan tới tăng áp lực trong sọ hoặc xuất 
hiện  khi  khối  u  xâm  lấn  ra  mô  não  xung 
quanh. Chúng tôi có 94,1% bệnh nhân có biểu 
hiện lâm sàng là khối choán chỗ trong não với 
đặc điểm: nhức đầu, buồn nôn và nôn là triệu 
chứng  thường gặp nhất. Các  triệu  chứng này 
cao  hơn  so  với  các  tác  giả  khác  (35,7%  theo 
Gokalp(6),  47%  theo  Pendl(14),  và  58%  theo 
Nishio(12), có thể là do bệnh nhân của chúng tôi 
thường  đến  viện  ở  giai  đoạn muộn,  khi  các 
triệu chứng lâm sàng đã khá rõ rệt. 
Các  triệu chứng khác: 14,7% có phù gai  thị, 
67,6%  giảm  thị  lực  và  11,8% mất  thị  lực  hoàn 
toàn một bên mắt. Nghiên cứu của Gokalp 42,9% 
bệnh  nhân  phù  gai  thị,  17,8%  giảm  thị  lực  và 
17,8% mất thị lực hoàn toàn một bên mắt. Động 
kinh: 6 bệnh nhân  (17,6%) động kinh,  trong đó 
trên lâm sàng 2 bệnh nhân không có thêm triệu 
chứng khác và 4 bệnh nhân có hội chứng tăng áp 
lực trong sọ. Tỷ lệ này tương đương với kết quả 
của một  số  tác  giả  khác: Gokalp  13,4%,  Pendl 
14%,  Zuccaro  16,7%.  Hội  chứng  tăng  áp  lực 
trong  sọ:  32  bệnh  nhân  (94,1%)  có  hội  chứng 
tăng áp  lực  trong sọ rõ,  trong đó 19 bệnh nhân 
(55,9%) có  triệu chứng do hậu quả của  tăng áp 
lực  trong  sọ kéo dài như:  rối  loạn  trí nhớ, mất 
tập trung, run chân tay, rối loạn nội tiết, rối loạn 
tâm  thần.... Do bệnh nhân  của  chúng  tôi  được 
chẩn đoán muộn, nên các triệu chứng gặp nhiều 
hơn, nổi bật hơn hơn so với các tác giả khác. Dấu 
hiệu thần kinh khu trú: 5 bệnh nhân (14,7%) có 
dấu  hiệu  thần  kinh  khu  trú,  trong  đó  4  bệnh 
nhân  yếu  nửa  người  và1  bệnh  nhân  liệt  nửa 
người. Cả 5 bệnh nhân có khối u phát  triển  từ 
các  thành phần  trong não  thất,  2 bệnh nhân u 
phát  triển  ra  ngoài mô  não  và  3  bệnh  nhân  u 
kích  thước  lớn  chèn  ép mô não.  Điều này  cho 
thấy dấu hiệu  thần kinh khu  trú gặp với  tỷ  lệ 
khác nhau tùy từng tác giả.  
Đặc điểm mô bệnh học  
Trong 34 bệnh nhân u não thất bên: phần lớn 
khối u phát triển từ thành não thất 58,8%, từ cấu 
trúc nằm trong não thất 41,2%.  
Trong đó: 
‐ Các khối u phát triển từ thành não thất có 
nguồn gốc  từ mô  thần kinh đệm gồm: u màng 
nội tủy 32,4% (u cấu tạo từ các tế bào màng ống 
nội  tủy  trên chất nền  thần kinh đệm), u  tế bào 
thần kinh đệm ít nhánh 14,7%, u tế bào hình sao 
8,8% và u loại hỗn hợp tế bào tân sinh phát triển 
từ thần kinh đệm và từ neuron 2,9%.  
‐ Các khối u nằm  trong não  thất: u màng 
não 23,5%  (u phát  triển  từ  lớp màng nhện), u 
nhú  đám  rối mạch mạc 2,9%  (u phát  triển  từ 
đám rối mạch mạc), u máu thể hang 2,9% (u có 
nguồn gốc mạch máu), và U nguyên bào màng 
tủy 11,8% (u có nguồn gốc từ phần còn lại của 
bào thai). 
Do  thời  gian  nghiên  cứu  ngắn,  số  lượng 
bệnh nhân ít, chúng tôi không gặp một số loại u: 
u dưới màng não thất, u tế bào hình sao khổng 
lồ, u  tế bào  thần kinh  trung ương, u ở cơ quan 
khác di căn đến não thất... Tuy nhiên, chúng tôi 
gặp u có nguồn gốc từ phần còn lại của bào thai 
và số bệnh nhân u màng nội tủy cao hơn các tác 
giả  khác  do  chúng  tôi  chỉ  nghiên  cứu  những 
bệnh nhân có khối u nằm trong não thất, không 
nghiên  cứu  những  khối  u  nằm  chủ  yếu  ngoài 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 208 
não  thất xâm  lấn vào  trong não  thất hoặc u đè 
vào trong não thất.  
Kết quả lấy u 
Trong nghiên cứu của Hamit (1998) lấy toàn 
bộ u  38,4%,  lấy phần  lớn u 56,2%,  sinh  thiết u 
2,7%; nghiên cứu của Ellenbogen (2001) lấy toàn 
bộ u  79,3%,  lấy phần  lớn u  20,7%; nghiên  cứu 
của D’Angelo (2005) lấy toàn bộ u 82%, lấy phần 
lớn u  18%(3). Như vậy,  tỷ  lệ  lấy  toàn bộ u  của 
chúng  tôi  thấp  hơn  các  tác  giả  khác  do  bệnh 
nhân chúng tôi phát hiện bệnh muộn, khi khối u 
lớn, không có  trang  thiết bị, dụng cụ, máy móc 
trợ giúp cho phẫu  thuật như: nội soi  trong mổ, 
máy hút cavintron, khung định vị. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, giải phẫu 
bệnh, điều trị phẫu thuật và theo dõi sau mổ 34 bệnh 
nhân u não thất bên, chúng tôi rút ra kết luận: 
‐ U não  thất bên không có  triệu chứng  lâm 
sàng đặc hiệu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp 
ở nhóm 10  đến 40  tuổi  (73,6%). Giới: nam gặp 
nhiều hơn nữ,  tỷ  lệ nam/nữ  là 1,8/1. Diễn biến 
bệnh:  thường  kéo  dài  (67,7%  được  chẩn  đoán 
bệnh  sau  khi  bệnh  diễn  biến  kéo  dài  hơn  6 
tháng) với triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn 
và mờ mắt. Bệnh nhân có khối choán chỗ trong 
não (94,1% bệnh nhân có hội chứng tăng áp lực 
trong sọ rõ). 
‐  Kết  quả  mô  bệnh  học:  u  não  thất  bên 
thường lành tính hoặc có độ ác tính thấp, u phát 
triển chủ yếu ở thành và tổ chức trong não thất. 
67,6% bệnh nhân có u  loại  lành tính hoặc độ ác 
tính thấp, 32,4% bệnh nhân u  loại có độ ác tính 
cao. 100% khối u phát  triển ở  thành và  tổ chức 
trong não thất. 
‐ Kết  quả  lấy  u  phụ  thuộc  vào  vị  trí,  kích 
thuớc và mức độ ác  tính của khối u. Khả năng 
lấy được toàn bộ u cao nhất khi khi u nằm một 
bên não thất; u kích thước dưới 5 cm; u có mức 
độ ác tính thấp.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Amar  AP,  Ghosh  S,  Apuzzo  MLJ  (1997),  “Ventricular 
tumors”.  Neurosurgery,  Williams‐Wilkins,  Maryland,  USA, 
1237‐1263.  
2. Chang KH, Han MH, Kim DG, Chi JG, Suh DC, Kim SJ, Cha 
SH,  Han  MC  (1993),  “MR  appearance  of  central 
neurocytoma”, Acta Radiol, 34, 520‐526.  
3. DʹAngelo VA, Galarza M, Catapano D, Monte V, Bisceglia M, 
Carosi  I  (2005),  “a  clinical  and  pathological  study  of  three 
cases and review of  the  literature”, Lateral ventricle  tumors: 
surgical  strategies  according  to  tumor  origin  and 
development ‐ a series of 72 cases”, J Neurosurgery, 56: 36‐ 45.  
4. Delfini R, Acqui M, Oppido PA, et al (1991), “Tumors of the 
lateral ventricles”, Neurosurg Rev, 14, 127‐133.  
5. Goergen  SK,  Gonales  MF,  McLean  CA  (1992), 
“Intraventricular u  tế bào  thần kinh  trung  ương:  radiologic 
features and review of the literature”, Radiology, 182, 787‐792.  
6. Gokalp HZ, Yuceer N, Arasil E, Deda H, Attar A, Erdogan A, 
Egemen  N,  Kanpolat  Y  (1998),  “Tumours  of  the  lateral 
ventricle. A retrospective review of 112 cases operated upon 
1970‐1997”, Neurosurg Rev, 21, 126‐137.  
7. Koos WT, Spetzler RF, Lang  J  (1993), “Tumors of  the  lateral 
ventricles  and  third  ventricle”,  Color  Atlas  of 
Microneurosurgery, Thiem Medical Publishers, New York, 85‐
166.  
8. Lantos PL, Vandenberge SR, Kleihues P (1997), “Tumours of 
the  nervous  system”, Neuropathology, Asnold,  London,  583‐
879.  
9. Levy M, Goldfarb A, Hyder D, et al (2001), “Choroid plexus 
tumors  in  children:  significance  of  stromal  invasion”, 
Neurosurgery, 23, 235‐250.  
10. Majchrzak H, Majchrzak  K, Adamczyk  P  (2004),  “Surgical 
treatment of intraventricular tumors”, Neurol Neurochir Pol, 
38 (3), 173‐181.  
11. Nagasawa  S, Miyake H, Ohta  T  (1997),  “Transcallosal  and 
transcortical approaches for tumors at the anterior part of the 
ventricle: relations between visualized and ventricular size”, 
No Shinkei Geka, 25, 321‐327.  
12. Nishio S, Fujiwara S, Tashima T, et al (1990), “Tumors of the 
lateral  ventricular  wall,  especially  the  septum  pellucidum: 
Clinical presentation and variations in pathologocal features”, 
Neurosurgegy, 27, 224‐230.  
13. Richard G (2001), “Transcortical surgery for lateral ventricular 
tumors”, Neurosurg Focus, 10 (6), 58‐71.  
14. Pendl  G,  Ozturk  E,  Haselsberger  K  (1992),  “Surgery  of 
tumours  of  the  lateral  ventricle”,  Acta  Neurochir  (Wien), 
116,128‐136.  
15. Piepmeier JM, Sass KJ (1991), “Surgical management of lateral 
ventricular tumors”, Neuro‐oncology, 333‐340.  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não     209 
16. Piepmeier  JM  (1996), “Tumors and approaches  to  the  lateral 
ventricles. Introduction and overview”, J Neurooncol, 30 (3), 
267‐274.  
17. Zuccaro  G,  Sosa  F,  Cuccia  V,  Monges  J  (1999),  “Lateral 
ventricle  tumors  in  children:  a  series  of  54  cases”,  Child’s 
Nerv Syst, 15, 774‐785.  
18. Philippon  J  (2004),  “Tumeurs  intraventriculaires”,  Tumeurs 
cérébrales, Masson, Paris, 181‐ 185.  
Ngày nhận bài báo:       22/10/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:  2/11/2014 
Ngày bài báo được đăng:     05/12/2014 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_giai_phau_benh_va_ket_qua_phau.pdf