Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của glôcôm tân mạch

Nghiên cứu trên 38 bệnh nhân glôcôm tân mạch được khám và điều trị tại Bệnh

viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 2002 đến hết tháng 9 năm 2003. Kết quả cho

thấy:

Glôcôm tân mạch phần lớn gặp ở các bệnh nhân trên 50 tuổi (57,9%) với các

tổn thương trên lâm sàng rất nặng nề. 38 mắt (100%) có thị lực  ĐNT1m, nhãn áp

trung bình là 33,72mmHg. 38 mắt (100%) có tân mạch mống mắt trong đó 34 mắt

(89,5%) có tân mạch ở mức độ 4, 4 mắt (10,5%) ở mức độ 3. 21 mắt (55,3%) có tân

mạch ở góc tiền phòng với 17 mắt (81%) ở mức độ 4, 4 mắt (19%) ở mức độ 3. Xuất

huyết, xuất tiết trên võng mạc gặp ở 15 mắt (39,5%), tân mạch võng mạc gặp ở 2 mắt

(5,3%), tân mạch đĩa thị gặp ở 3 mắt (7,9%).

Các nguyên nhân tại mắt gây nên glôcôm tân mạch: tắc TMTTVM (44,7%), bệnh

võng mạc đái tháo đường (23,7%), bong võng mạc (10,5%), viêm màng bồ đào (7,9%) và

một số nguyên nhân khác như glôcôm góc mở nguyên phát giai đoạn cuối (10,5%), u hắc

mạc (2,6%), tắc ĐMTTVM (2,6%). 97,4% trong số các nguyên nhân trên liên quan đến

bệnh võng mạc thiếu máu. 26,3% glôcôm tân mạch gặp ở bệnh nhân cao huyết áp, 15,8%

gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp kết hợp với đái tháo đường là 10,5%, cao

huyết áp kết hợp bệnh tim mạch là 13,2%.

pdf 7 trang kimcuc 6200
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của glôcôm tân mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của glôcôm tân mạch

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của glôcôm tân mạch
 15
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA GLÔCÔM TÂN 
MẠCH 
TRẦN NGUYỆT THANH, NGUYỄN THU THUỶ 
Bệnh viện Mắt Trung ương 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu trên 38 bệnh nhân glôcôm tân mạch được khám và điều trị tại Bệnh 
viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 2002 đến hết tháng 9 năm 2003. Kết quả cho 
thấy: 
 Glôcôm tân mạch phần lớn gặp ở các bệnh nhân trên 50 tuổi (57,9%) với các 
tổn thương trên lâm sàng rất nặng nề. 38 mắt (100%) có thị lực ĐNT1m, nhãn áp 
trung bình là 33,72mmHg. 38 mắt (100%) có tân mạch mống mắt trong đó 34 mắt 
(89,5%) có tân mạch ở mức độ 4, 4 mắt (10,5%) ở mức độ 3. 21 mắt (55,3%) có tân 
mạch ở góc tiền phòng với 17 mắt (81%) ở mức độ 4, 4 mắt (19%) ở mức độ 3. Xuất 
huyết, xuất tiết trên võng mạc gặp ở 15 mắt (39,5%), tân mạch võng mạc gặp ở 2 mắt 
(5,3%), tân mạch đĩa thị gặp ở 3 mắt (7,9%). 
Các nguyên nhân tại mắt gây nên glôcôm tân mạch: tắc TMTTVM (44,7%), bệnh 
võng mạc đái tháo đường (23,7%), bong võng mạc (10,5%), viêm màng bồ đào (7,9%) và 
một số nguyên nhân khác như glôcôm góc mở nguyên phát giai đoạn cuối (10,5%), u hắc 
mạc (2,6%), tắc ĐMTTVM (2,6%). 97,4% trong số các nguyên nhân trên liên quan đến 
bệnh võng mạc thiếu máu. 26,3% glôcôm tân mạch gặp ở bệnh nhân cao huyết áp, 15,8% 
gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp kết hợp với đái tháo đường là 10,5%, cao 
huyết áp kết hợp bệnh tim mạch là 13,2%. 
 Glôcôm tân mạch là một bệnh rất 
nặng nề về mặt chức năng cũng như 
phương pháp điều trị. Nó thường là hậu 
quả của một số bệnh tại mắt và toàn thân. 
Nắm được một số các nguyên nhân gây 
bệnh chủ yếu cũng như các đặc điểm lâm 
sàng của bệnh từ đó điều trị một cách triệt 
để các nguyên nhân, điều trị bệnh ngay ở 
các giai đoạn sớm để có thể giảm một 
cách đáng kể biến chứng đáng sợ này. 
 Ở Việt Nam những năm gần đây 
kinh tế phát triển kèm theo nó là số các 
bệnh nhân tim mạch, huyết áp, đái tháo 
đường tăng lên nhiều kéo theo số lượng 
bệnh nhân glôcôm tân mạch cũng tăng 
lên. Để góp phần nghiên cứu thêm về 
phần bệnh học của glôcôm tân mạch, 
chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu 
đặc điểm lâm sàng của glôcôm tân 
mạch với mục tiêu nghiên cứu đặc điểm 
 15
lâm sàng của glôcôm tân mạch và tìm 
hiểu một số nguyên nhân của glôcôm tân 
mạch. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng: 
 Là tất cả bệnh nhân đến khám và 
điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương 
được chẩn đoán là glôcôm tân mạch từ 
tháng 10 năm 2002 đến hết tháng 9 năm 
2003. 
Tiêu chuẩn chọn lựa: 
 Glôcôm tân mạch sau một số bệnh 
tại mắt và toàn thân như: Tắc ĐMTTVM, 
tắc TMTTVM, bệnh võng mạc tiểu 
đường, bong võng mạc, u hắc mạc, viêm 
màng bồ đào giai đoạn cuối  
 Glôcôm góc mở giai đoạn cuối có 
tân mạch mống mắt. 
 Tiêu chuẩn loại trừ: 
 Các bệnh nhân có tân mạch mống 
mắt nhưng không có tăng nhãn áp và 
không liên quan đến bệnh võng mạc 
thiếu máu. 
 Các bệnh nhân già yếu, hoặc yếu 
tố toàn thân không cho phép tham gia 
nghiên cứu: mắc bệnh tâm thần, những 
bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên 
cứu. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
 Nghiên cứu mô tả lâm sàng tiến 
cứu không có nhóm đối chứng 
 Cỡ mẫu N = 38 
 Phương pháp tiến hành: 
* Đo thị lực, thị trường, đo nhãn 
bằng nhãn áp kế Maclakov với quả cân 
10g. 
* Khám mắt: đánh giá tình trạng 
giác mạc, tiền phòng. Đánh giá mức độ 
tân mạch mống mắt, tân mạch góc tiền 
phòng theo cách phân loại của Weiss và 
Glod năm 1978. Xác định các tổn thương 
ở dịch kính, võng mạc: xuất huyết, xuất 
tiết trên võng mạc, tình trạng đĩa thị 
giác 
* Chụp huỳnh quang để phát hiện 
tân mạch võng mạc, tân mạch gai thị, 
tình trạng thiếu máu võng mạc. 
* Khám toàn thân kết hợp khai thác 
tiền sử để phát hiện các bệnh toàn thân 
kết hợp như cao huyết áp, đái tháo 
đường, tim mạch, các trường hợp chấn 
thương có thông động mạch cảnh xoang 
hang 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm bệnh nhân: 
* Tuổi: Tuổi trung bình là 56,59 
tuổi 
* Thị lực: 100% mắt có thị lực ĐNT 
1m. 
* Nhãn áp: 65,8% số mắt có nhãn 
áp >32mmHg. Nhãn áp TB là 
33.72mmHg 
* Thị trường: Do thị lực mắt quá 
kém nên chúng tôi chỉ có thể đánh giá sơ 
bộ thị trường bằng hướng ánh sáng. Có 
76,1% còn nhận biết được hướng ánh 
 15
sáng hoặc BBT ở phía thái dương, số còn lại không xác định được hướng ánh sáng. 
2. Đặc điểm lâm sàng của glôcôm tân mạch: 
2.1 Các hình thái tổn thương chủ yếu ở bán phần trước nhãn cầu: 
Bảng 1 
Các hình thái 
tổn thương 
Tân mạch 
mống mắt 
Tân mạch 
góc tiền phòng 
Xuất huyết 
tiền phòng 
Số mắt 38 21 4 
Tỷ lệ % 100% 55,3% 10,5% 
Bảng 2 
Mức độ tân mạch mống mắt Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 
Số mắt 0 0 4 34 
Tỷ lệ % 0 0 10,5% 89,5% 
Bảng 3 
Mức độ tân mạch 
góc tiền phòng 
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 
Số mắt 0 0 4 17 
Tỷ lệ % 0 0 19% 81% 
 100% số mắt có tân mạch mống 
mắt, trong đó 10,5% số mắt có tân mạch 
ở mức độ 3, số còn lại là ở mức độ 4. 
 21 mắt soi được góc tiền phòng 
trong đó 81% có tân mạch ở mức độ 4, 
số còn lại ở mức độ 3. 
2.2. Các tổn thương chính trên võng mạc: 
Bảng 4 
Các hình thái tổn thương Số mắt Tỷ lệ% 
Xuất huyết võng mạc 15 39,5% 
Xuất tiết võng mạc 15 39,5% 
Tân mạch võng mạc 2 5,3% 
Tân mạch đĩa thị 3 7,9% 
Tân mạch võng mạc có 2 mắt chiếm 5,3%. Tân mạch đĩa thị có 3 mắt chiếm 7,9%. 
3. Các nguyên nhân của glôcôm tân mạch: 
 15
Bảng 5 
Các nguyên nhân Số mắt Tỷ lệ % 
Tắc TMTTVM 16 42,1% 
Đái tháo đường 9 23,7% 
Glôcôm góc mở nguyên phát giai đoạn cuối 4 10,5% 
Viêm màng bồ đào 3 7,9% 
Bong võng mạc 4 10,5% 
Tắc ĐMTTVM 1 2,6% 
U hắc mạc 1 2,6% 
Tổng số 38 100% 
 *Nguyên nhân hay gặp nhất của 
glôcôm tân mạch là tắc TMTTVM với 
16 mắt chiếm 42,1%, sau đó là đái tháo 
đường với 9 mắt chiếm 23,7%. 
 *97,4% glôcôm tân mạch liên 
quan đến bệnh võng mạc thiếu máu, chỉ 
có 2,6% không liên quan đến bệnh võng 
mạc thiếu máu. 
4. Mối liên quan giữa bệnh glôcôm tân mạch với bệnh toàn thân: 
Bảng 6 
Bệnh toàn thân Số mắt Tỷ lệ % 
Cao huyết áp 10 26,3% 
Cao huyết áp, tim mạch 5 13,2% 
Đái tháo đường 6 15,8% 
Đái tháo đường có cao huyết 
áp 
4 10,5% 
Không có nguyên nhân 13 34,2% 
Tổng số 38 100% 
BÀN LUẬN 
 Tuổi thường gặp của bệnh nhân 
glôcôm tân mạch là 50 tuổi chiếm 
57,9%, tuổi trung bình là 56,59 tuổi. 
Nhóm tác giả Brow.G.C và cộng sự 
nghiên cứu 278 bệnh nhân từ năm 1978 
đến năm 1981 có độ tuổi trung bình là 
61,5. Vậy độ tuổi thường gặp của bệnh 
nhân glôcôm tân mạch là khoảng trên 50 
tuổi. Ở tuổi này bệnh nhân bắt đầu mắc 
một số bệnh toàn thân như cao huyết áp, 
xơ vữa động mạch, bệnh đái tháo 
đường chính các bệnh này gây một số 
bệnh thiếu máu võng mạc như: Tắc 
TMTTVM, bệnh võng mạc đái tháo 
đường, tắc ĐMTTVM nếu không được 
điều trị kịp thời sẽ gây glôcôm tân mạch. 
 15
 Thị lực bệnh nhân glôcôm tân 
mạch đều rất thấp, theo tiêu chuẩn của tổ 
chức y tế thế giới thì 100% số mắt trong 
nhóm nghiên cứu đều được coi là mù. 
Điều này có thể giải thích là do glôcôm 
tân mạch là một dạng glôcôm tắc nghẽn 
thứ phát, nó thường xảy ra sau một số 
bệnh tại mắt. Các bệnh này thường tiến 
triển trong thời gian dài nên chức năng 
thị giác đã bị tổn thương nặng nề. Khi 
biến chứng glôcôm tân mạch xảy ra chức 
năng thị giác lại tiếp tục bị phá huỷ do 
tình trạng nhãn áp tăng cao và kéo theo 
là thị trường cũng bị tổn thương trầm 
trọng. 
 Tình trạng nhãn áp trong nhóm 
nghiên cứu rất cao, nhãn áp trung bình là 
33,72mmHg, số mắt có nhãn áp cao trên 
32mmHg chiếm 65,8%. Kết quả này 
cũng phù hợp với tác giả Chu Thị Vân 
(2002): 54,05% số mắt có nhãn áp cao 
trên 32mmHg. Như đã nêu ở trên glôcôm 
tân mạch là một dạng glôcôm thứ phát 
dạng tắc nghẽn mà nguyên nhân là do có 
sự tăng sinh màng xơ mạch, tân mạch ở 
góc tiền phòng và trên mống mắt. Góc 
tiền phòng dính rộng làm cản trở sự lưu 
thông thuỷ dịch qua vùng bè làm nhãn áp 
tăng rất cao. 
 Tân mạch mống mắt có cả ở trên 
toàn bộ số mắt và trong số đó 4 mắt có 
tân mạch mống mắt ở mức độ 3, còn lại 
ở mức độ 4. Tân mạch góc tiền phòng 
được phát hiện ở 21 mắt, còn lại 17 mắt 
do nhãn áp cao, môi trường trong suốt 
phù nề, thoái hoá rìa giác mạc nên không 
soi được góc. Trong số đó có 17 mắt có 
tân mạch góc ở mức độ 4 còn lại ở mức 
độ 3. Như vậy không có mắt nào được 
phát hiện sớm ở giai đoạn 1 và giai đoạn 
2. Ở các giai đoạn này nhãn áp tăng chưa 
cao hoặc đã cao nhưng không thường 
xuyên, góc mới dính một phần nếu được 
điều trị kịp thời bằng cách quang đông 
các vùng thiếu máu thì tân mạch sẽ tự 
thoái triển và nhãn áp sẽ trở về bình 
thường. Nếu chúng ta được đầu tư thêm 
về trang thiết bị kết hợp với việc theo dõi 
sát các bệnh nhân ở nhóm có nguy cơ 
cao thì chúng ta có thể phát hiện glôcôm 
tân mạch ở giai đoạn sớm và xử trí kịp 
thời . 
 Trong nhóm nghiên cứu chỉ có 15 
mắt các môi trường còn tương đối trong 
suốt để soi đáy mắt và chụp mạch huỳnh 
quang. Tất cả các mắt đó đều có xuất 
huyết, xuất tiét trên võng mạc, có 2 mắt 
(5,3%) có tân mạch võng mạc, 3 mắt 
(7,9%) có tân mạch đĩa thị. Còn lại 23 
mắt do môi trường trong suốt vẩn đục 
nên không soi được đáy mắt. Theo tác 
giả Gaudric và Coscas G.C các mắt tắc 
TMTTVM có thể xuất hiện glôcôm tân 
mạch trước sau đó mới xuất hiện tân 
mạch võng mạc cho nên tỷ lệ tân mạch 
võng mạc và tân mạch đĩa thị trên những 
bệnh nhân này thấp. Ngược lại ở những 
bệnh nhân đái tháo đường, tân mạch 
võng mạc và tân mạch đĩa thị thường 
xuất hiện trước một thời gian dài sau đó 
tân mạch mống mắt và tân mạch góc tiền 
phòng mới xuất hiện. Xuất huyết và xuất 
tiết là những hình ảnh đáy mắt thường 
 15
gặp, với mỗi căn nguyên nó lại có đặc 
điểm riêng. Tuy nhiên ở phần lớn các 
mắt glôcôm tân mạch do môi trường 
trong suốt phù nề vẩn đục nên việc đánh 
giá các tổn thương ở bán phần sau chỉ có 
tính tương đối chủ yếu vẫn phải dựa vào 
các tổn thương ở bán phần trước. 
 Theo một số tài liệu trên thế giới 
có khoảng 40 bệnh tại mắt và toàn thân 
gây nên tân mạch mống mắt và glôcôm 
tân mạch. Với 38 mắt trong nhóm nghiên 
cứu, chúng tôi thống kê được 7 nguyên 
nhân. Trong đó tắc TMTTVM là nguyên 
nhân gặp nhiều nhất với 16 mắt chiếm 
42,1% tiếp theo là bệnh võng mạc đái 
tháo đường gặp ở 9 mắt chiếm 23,7%, 
glôcôm góc mở giai đoạn cuối là 4 mắt 
chiếm (10,5%), bong võng mạc 4 mắt 
(10,5%), viêm màng bồ đào 3 mắt 
(7,9%), tắc ĐMTTVM và u hắc mạc 1 
mắt (2,6). Theo Nguyễn Cường Nam 
(1993) tắc TTMTTVM chiếm 60,8% 
trong tổng số các nguyên nhân tiếp theo 
là bệnh võng mạc đái tháo đường chiếm 
21,7%, viêm màng bồ đào và bong võng 
mạc chiếm 4,34%. Theo Brow G.C và 
cộng sự nguyên nhân do tắc TMTTVM 
là 36,1% tiếp theo là đái tháo đường 
chiếm 32,2%. Như vậy kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi cũng thống nhất với 
các tác giả trong nước và trên thế giới: 
tắc TMTTVM và bệnh võng mạc đái 
tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây 
glôcôm tân mạch và tân mạch mống mắt. 
 AJ, Calleott.S và cộng sự (2001) 
đã thống kê các nghiên cứu từ năm 1996 
đến năm 2001 về glôcôm tân mạch đã 
đưa ra tỷ lệ bệnh liên quan đến bệnh 
võng mạc thiếu máu là 97%. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 
97,4% phù hợp với kết quả trên. 
 Cao huyết áp là bệnh toàn thân hay 
gặp nhất trong nhóm nghiên cứu trong đó 
cao huyết áp áp đơn thuần chiếm 26,3%, 
đái tháo đường đơn thuần 15,8%, cao 
huyết áp kết hợp với đái tháo đường là 
13,2%, cao huyết áp kết hợp với bệnh 
tim mạch 10,5%. Có 13 trường hợp 
không có bệnh toàn thân kết hợp, các 
trường hợp này chủ yếu gặp ở tuổi dưới 
50. Theo Nguyễn Cường Nam(1993) cao 
huyết áp chiếm 34,7%, cao huyết áp kết 
hợp với đái tháo đường là 21,7%, đái 
tháo đường đơn thuần là 8,7%. Tuy các 
tỷ lệ bệnh toàn thân gặp ở bệnh nhân 
glôcôm tân mạch có khác nhau theo từng 
tác giả nhưng nghiên cứu của chúng tôi 
thống nhất với các tác giả phần lớn các 
bênh nhân glôcôm tân mạch thường có 
bệnh toàn thân kèm theo như cao huyết 
áp, đái tháo đường, tim mạch.và các 
bệnh này thường gặp ở những bệnh nhân 
trên 50 tuổi. Theo chúng tôi khi các bệnh 
nhân mắc các bệnh toàn thân này nên 
khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các 
tổn thương ở mắt để điều trị kịp thời 
tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. 
KẾT LUẬN 
 15
 Qua nghiên cứu 38 mắt glôcôm tân 
mạch chúng tôi rút ra một số kết luận 
sau: 
 Glôcôm tân mạch thường gặp ở 
những bệnh nhân trên 50 tuổi với các đặc 
điểm: Thị lực giảm sút trầm trọng, nhãn 
áp tăng cao, thị trường thu hẹp. Có tân 
mạch trên mống mắt và góc tiền phòng. 
Đáy mắt có tân mạch võng mạc, tân 
mạch đĩa thị, xuất huyết, xuất tiết. 
 Tắc TMTTVM là nguyên nhân 
hàng đầu của glôcôm tân mạch tiếp theo 
là bệnh võng mạc đái tháo đường. Các 
nguyên nhân nhân này đều liên quan đến 
giảm tưới máu võng mạc. 
 Glôcôm tân mạch thường liên quan 
đến một số bệnh toàn thân như cao huyết 
áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. BROW.G.C, MAGARGAL et al (1984): “Neovascular glaucoma: 
Etiologic considration”, Ophthamology, 91, pp.315 – 320. 
2. CHU THỊ VÂN: Nghiên cứu đặt ống dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị 
một số tăng nhãn áp tái phát, và glôcôm tân mạch. Luận văn tốt nghiệp 
chuyên khoa II, Hà nội 2002. 
3. GAUDRIC A., COSCA G. (1988): “ Glaucome néovascular”, 
Encyclopédie Médico – Chiurgicale (Paris) 21280 B30 Otobre, 1998. 
4. AJ, CALLEOTT.S et al (2001): “Evidence-base Recommendation for the 
Diagnois and treatment of Neovascular Glaucoma”, Ophthamology,108, 
pp. 1767-1778. 
5. NGUYỄN CƯỜNG NAM: “Glôcôm tân mạch”, Kỷ yếu công trình nghiên 
cứu khoa học. Viện mắt, Hà nội 1993. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_cua_glocom_tan_mach.pdf