Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi

Mục tiệu: (1) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u lạc nội

mạc tử cung buồng trứng và (2) Đánh giá hiệu quả điều trị u lạc nội mạc

tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang, gồm

52 bệnh nhân được phẫu thuật khối u lạc nội mạc tử cung buồng trứng tại

khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế và khoa Sản Bệnh viện Trường

Đại học Y Dược Huế từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016.

Kết quả: Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ

53,8%, Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 30,2 ± 7,1

tuổi. Triệu chứng lâm sàng: đau bụng kinh chiếm tỷ lệ 73%, đau bụng

vùng chậu 51,9%, vô sinh chiếm 9,6%, khám thấy phần phụ có khối

u chiếm 78,8%, dính túi cùng Douglas 15,6%. Siêu âm: u lạc nội mạc

tử cung ở buồng trứng trái (40,4%) gặp nhiều hơn buồng trứng phải

(30,8%). Nồng độ CA 125 trung bình là 79,8±66,7. Phẫu thuật bóc u +

gỡ dính u lạc nội mac tử cung buồng trứng chiếm 57,7%. Thời gian phẫu

thuật trung bình là 60,9±20,8 phút. Điểm đau trung bình sau mổ 24 giờ

là 3,8 ± 1,6. Thời gian nằm viện sau mổ 4,5 ± 1,5 ngày.

Kết luận: U lạc nội mạc tử cung buồng trứng gặp chủ yếu ở độ tuổi sinh

sản, triệu chứng thường gặp là đau bụng kinh và đau bụng vùng chậu.

Phẫu thuật nội soi u lạc nội mạc tử cung buồng trứng mang lại hiệu quả tốt.

pdf 6 trang kimcuc 4140
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi
NGUYỄN THỊ KIM ANH, NGUYỄN XUÂN VINH
58
Tậ
p 
14
, s
ố 
04
Th
án
g 
02
-2
01
7
P
H
Ụ
 K
H
O
A
 –
 N
Ộ
I 
TI
ẾT
, 
V
Ô
 S
IN
H
Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Xuân Vinh 
Trường Đại học Y Dược Huế
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG 
BUỒNG TRỨNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỔ NỘI SOI
Tác giả liên hệ (Corresponding author): 
Nguyễn Thị Kim Anh,
email: ntkimanh72@gmail.com 
Ngày nhận bài (received): 10/12/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 
15/12/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng 
(accepted): 30/12/2016
Tóm tắt
Mục tiệu: (1) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u lạc nội 
mạc tử cung buồng trứng và (2) Đánh giá hiệu quả điều trị u lạc nội mạc 
tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang, gồm 
52 bệnh nhân được phẫu thuật khối u lạc nội mạc tử cung buồng trứng tại 
khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế và khoa Sản Bệnh viện Trường 
Đại học Y Dược Huế từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016. 
Kết quả: Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ 
53,8%, Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 30,2 ± 7,1 
tuổi. Triệu chứng lâm sàng: đau bụng kinh chiếm tỷ lệ 73%, đau bụng 
vùng chậu 51,9%, vô sinh chiếm 9,6%, khám thấy phần phụ có khối 
u chiếm 78,8%, dính túi cùng Douglas 15,6%. Siêu âm: u lạc nội mạc 
tử cung ở buồng trứng trái (40,4%) gặp nhiều hơn buồng trứng phải 
(30,8%). Nồng độ CA 125 trung bình là 79,8±66,7. Phẫu thuật bóc u + 
gỡ dính u lạc nội mac tử cung buồng trứng chiếm 57,7%. Thời gian phẫu 
thuật trung bình là 60,9±20,8 phút. Điểm đau trung bình sau mổ 24 giờ 
là 3,8 ± 1,6. Thời gian nằm viện sau mổ 4,5 ± 1,5 ngày. 
Kết luận: U lạc nội mạc tử cung buồng trứng gặp chủ yếu ở độ tuổi sinh 
sản, triệu chứng thường gặp là đau bụng kinh và đau bụng vùng chậu. 
Phẫu thuật nội soi u lạc nội mạc tử cung buồng trứng mang lại hiệu quả tốt.
Abstract 
STUDY ON CLINICAL, PARACLINICAL 
CHARACTERISTICS AND TREATMENT RESULT OF 
OVARIAN ENDOMETRIOMA BY LAPAROSCOPY
Objective: Study on clinical and paraclinical characteristics of 
ovarian endometrioma and evaluate the treatment results of ovarian 
endometrioma by laparoscopy. 
Materials and method: Descriptive cross-sectional study, including 
52 patients who had ovarian endometrioma and treated by 
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 14(04), 58 - 63, 2017
59
Tập 14, số 04
Tháng 02-2017
laparoscopy in department of OBGYN, Hue central hospital and Hue University Hospital from 
June 2015 to March 2016. 
Results: The age group from 20- 29 has the highest rate, account for 53,8%. The average age of 
studied patients are 30,2 ± 7,1 years old Clinical presentation: dysmenorrhea make up 73%, pelvic 
pain 51,9%, infertility account for 9,6%, the result of examination found appendage tumor (78,8%), 
Douglas adhesions (15,4%). Ultrasound: endometriosis tumors are in the left ovarian (40.4%) more 
than in the right ovarian (30.8%).The average CA-125 level are 79,8±66,7 UI/ml. Surgery to remove 
tumor + adhesive (57.7%). The average time of surgery is 60.9 ± 20.8 minutes. The average pain slot 
after surgery is 3.8 ± 1.6 to 24 hours. A hospital stay after operation is 4.5 ± 1.5 days
Conclusions: Ovarian endometriosis tumors is more common in women who are in reproductive 
age. The most common symptoms are dysmenorrhea and pelvic. Laparoscopic surgery 
endometrial ovarian bring the best effect.
1. Đặt vấn đề 
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa mãn 
tính thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, 
đặc trưng bởi sự hiện diện của mô nội mạc tử cung 
như mô tuyến, mô đệm bên ngoài buồng tử cung. 
Bệnh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cuộc 
sống của người phụ nữ trong đó quan trọng nhất là 
đau vùng chậu và vô sinh [12], [15], [16].
Sinh bệnh học và sinh lý bệnh còn nhiều vấn đề 
bàn cãi, đã có nhiều thuyết về sinh bệnh học của 
lạc nội mạc tử cung nhưng đến nay nguyên nhân 
cuối cùng vẫn chưa được biết rõ. Tỷ lệ lạc nội mạc 
tử cung trong quần thể chung chưa có con số chính 
xác, ước tính trong cộng đồng là 1-2% dân số, 10% 
ở phụ nữ 30-40 tuổi, trong vô sinh là 30-40% [1]. 
Tại Mỹ tỷ lệ lạc nội mạc tử cung khoảng 7-10% 
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ này cao hơn 
ở những phụ nữ vô sinh chiếm khoảng 20-50%, 
những phụ nữ đau vùng chậu mãn tính khoảng 40-
50%. Tại Việt Nam chưa có con số chính xác về tỷ 
lệ lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên đây cũng là một 
vấn đề lớn gây vô sinh hiện nay [8], [19].
Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung cũng rất 
khác nhau: thống kinh, đau vùng chậu, giao hợp 
đau, vô sinh không rõ nguyên nhân, nhưng có khi 
lại không có biểu hiện gì chỉ phát hiện tình cờ; bởi 
vậy việc chẩn đoán lạc nội mạc tử cung thường khó 
khăn. Các chất chỉ điểm sinh hóa có ý nghĩa hạn 
chế nên phương pháp chẩn đoán căn bản là nội 
soi ổ bụng có hay không kết hợp sinh thiết chẩn 
đoán mô bệnh học [13], [16].
Chi phí cho công tác điều trị đặc biệt đau vùng 
chậu và vô sinh ước tính cao hơn cả bệnh Migrain 
và bệnh Crohn; Theo ước tính hằng năm phải mất 
30 triệu euro tại châu Âu và 22 triệu Dola tại Mỹ cho 
việc chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung [16].
Hiện nay có nhiều phương pháp trong điều trị 
lạc nội mạc tử cung như nội khoa, ngoại khoa, kết 
hợp điều trị nội ngoại khoa. Với nhiều ưu điểm phẫu 
thuật nội soi hiện nay được xem là tiêu chuẩn vàng 
trong chẩn đoán và điều trị u lạc nội mạc tử cung. 
Đây là phẫu thuật có đường mổ xâm nhập tối thiểu, 
có khả năng hạn chế tái lập dày dính, thời gian hồi 
phục nhanh, thời gian nằm viện ngắn, ít đau sau 
mổ, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vì vậy phẫu thuật 
nội soi ngày càng được chỉ định trong bệnh lý u lạc 
nội mạc tử cung buồng trứng [7], [10].
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu tại Hà 
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở Huế về lạc nội 
mạc tử cung. Để góp phần tìm hiểu sâu rộng hơn 
về bệnh lý này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề 
tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
và kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung buồng 
trứng bằng phương pháp mổ nội soi” .
Với mục tiêu :Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng u lạc nội mạc tử cung buồng trứng. 
Đánh giá hiệu quả điều trị u lạc nội mạc tử cung 
buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi.
2. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 52 bệnh nhân 
NGUYỄN THỊ KIM ANH, NGUYỄN XUÂN VINH
60
Tậ
p 
14
, s
ố 
04
Th
án
g 
02
-2
01
7
P
H
Ụ
 K
H
O
A
 –
 N
Ộ
I 
TI
ẾT
, 
V
Ô
 S
IN
H
được điều trị phẫu thuật nội soi khối u LNMTC 
buồng trứng tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung 
Ương Huế và khoa Sản Bệnh viện Trường Đại 
học Y Dược Huế từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 
3 năm 2016. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Bệnh nhân có khối u buồng trứng được điều trị 
bằng phẫu thuật nội soi, chẩn đoán sau phẫu thuật 
là u LNMTC buồng trứng.
- Kết quả giải phẫu bệnh: u LNMTC ở buồng trứng
- Bệnh nhân đồng ý tham gia.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Phụ nữ có thai
- Điều trị nội khoa LNMTC trước phẫu thuật.
- Không đánh giá và theo dõi được trong thời 
gian hậu phẫu.
Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 18.0
3. Kết quả
Phân bố theo tuổi bệnh nhân
Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ 20-29 tuổi 
chiếm tỷ lệ 53,8%, bệnh nhân trong nhóm tuổi 40-
49 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Tuổi trung bình của nhóm 
bệnh nhân nghiên cứu là 30,2 ± 7,1 tuổi.
Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng gặp nhiều nhất là thống 
kinh chiếm tỷ lệ 73%. Triệu chứng đại tiện đau 
chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,8%.
Triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể gặp nhiều nhất là khám 
Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) ± SD
<20 0 0,0
30,2 ± 7,1
20-29 28 53,8
30-39 15 28,8
40-49 9 17,3
Tổng 52 100
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Triệu chứng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Dày dính túi cùng Douglas 8 15,4
Tử cung dính 16 30,8
Phần phụ có khối u 41 78,8
Phần phụ di động kém 36 69,2
Bảng 2: Phân bố theo triệu chứng thực thể
Biểu đồ 1: Phân bố u LNMTC buồng trứng theo triệu chứng cơ năng
thấy có khối u phần phụ (78,8%), phần phụ di 
động kém chiếm 69,2%.
Vị trí u LNMTC trên siêu âm
Vị trí khối u được xác định trên siêu âm cả hai 
bên buồng trứng chiếm tỷ lệ thấp hơn một bên. 
Khối u ở một bên thì bên phải thấp hơn bên trái.
Nồng độ CA125
Nhóm u LNMTC buồng trứng có nồng độ CA 
125 từ 35 đến 100 UI/ml chiếm tỷ lệ cao nhất 
59,6%. Sự khác biệt giữa nhóm nồng độ này với 
hai nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nồng độ trung bình là 79,8±66,7 UI/ml.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật gỡ dính + bóc u chiếm 
tỷ lệ cao nhất so với các phương pháp khác là 
57,7%, tiếp đến là bóc u chiếm tỷ lệ 13,5%.
Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật nội soi 30-60 phút chiếm 
tỷ lệ cao nhất 57,7%, 
Biểu đồ 2: Phân bố vị trí các khối u LNMTC trên siêu âm
Nồng độ Số lượng Tỷ lệ (%) ± SD
<35 10 19,2
79,8±66,7
35-100 31 59,6
>100 11 21,2
Tổng 52 100
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Phương pháp Số lượng (n) Tỷ lệ(%)
Bóc u 7 13,5
Gỡ dính + bóc u 30 57,7
Cắt u 4 7,7
Cắt u + cắt phần phụ 7 13,5
Gỡ dính cắt u 4 7,7
Tổng 52 100
Bảng 4: Phương pháp phẫu thuật
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 14(04), 58 - 63, 2017
61
Tập 14, số 04
Tháng 02-2017
Thời gian (phút) 30-60 61-90 91-120 Tổng ± SD
N 30 18 4 52
60,96±20,8
Tỷ lệ (%) 57,7 34,6 7,7 100
Bảng 5: Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình là 60,96 
±20,8 phút.
Đau sau phẫu thuật
Mức độ đau sau mổ theo thang điểm VAS 
sau 24 giờ.
Điểm đau từ 3-4 điểm chiếm tỷ lệ 53,8%.
Điểm đau trung bình sau mổ 24 giờ là 3,8 ± 1,6.
Thời gian nằm viện
Thời gian hậu phẫu từ 4-5 chiếm tỷ lệ cao 
nhất 71,2%.
Số ngày hậu phẫu trung bình là 4,5 ± 1,5 ngày
4. Bàn luận
Tuổi bệnh nhân
Qua bảng 1, nhóm tuổi từ 20-29 chiếm tỷ lệ cao 
nhất là 53,8%, từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ 28,8%, từ 
40-49 tuổi chiếm 17,3%, không có trường hợp nào 
dưới 20 tuổi. Như vậy, tuổi từ 20-29, 30-39 chiếm 
đa số. Theo nghiên cứu của Lê Văn Thụ LNMTC 
hay gặp ở độ tuổi 20-29 chiếm tỷ lệ 38,3%, từ 
30-39 chiếm tỷ lệ 40,4% [6]. Theo Trần Đình Vinh, 
LNMTC gặp cao nhất ở phụ nữ 20-29 tuổi và 30-
39 tuổi [10].
Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều cho 
rằng LNMTC ít gặp ở các trẻ chưa hành kinh và phụ 
nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, hiện nay các tài liệu 
cũng cho thấy LNMTC có tỷ lệ cao ở các bé gái vị 
thành niên, có khoảng 70-90% LNMTC được phát 
hiện ở những trẻ vị thành niên có biểu hiện thống 
kinh. Tổ chức sản phụ khoa Đại học Mỹ (ACOG) 
khuyến cáo nên tiến hành nội soi cho những trẻ dưới 
Điểm 1-2 3-4 ≥5 Tổng
n 14 28 10 52
Tỷ lệ (%) 26,9 53,8 19,2 100
Bảng 6: Mức độ đau sau mổ sau 24 giờ
Thời gian (ngày) n Tỷ lệ (%)
≤3 8 15,4
4-5 37 71,2
≥ 6 7 13,4
Tổng 52 100
Thời gian hậu phẫu trung bình 4,5 ± 1,5
Bảng 7: Thời gian nằm viện
18 tuổi, đau bụng kinh mà không đáp ứng điều trị 
với thuốc kháng viêm non-steroid [14].
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không gặp 
trường hợp nào dưới 20 tuổi, có thể do mẫu nghiên 
cứu còn nhỏ và thực hiện trong thời gian ngắn do 
vậy chưa tầm soát được trong toàn thể cộng đồng.
Triệu chứng cơ năng
Qua biểu đồ 1, triệu chứng cơ năng nổi bật 
cũng là nhóm triệu chứng đau với triệu chứng gặp 
nhiều nhất là thống kinh chiếm tỷ lệ 73%, tiếp theo 
là đau bụng vùng chậu chiếm tỷ lệ 51,9%, đau khi 
giao hợp, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh chiếm tỷ lệ 
lần lượt là 19,2%, 26,9% và 9,6%. Đại tiện đau là 
triệu chứng chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài 
nước cho rằng triệu chứng phổ biến của LNMTC là 
thống kinh, đau vùng chậu mãn tính [3], [4]. Theo 
nghiên cứu của Trần Xuân Trường triệu chứng hay 
gặp nhất trong LNMTC là thống kinh chiếm 72,2%, 
đau vùng chậu mãn tính, giao hơp đau, vô sinh 
chiếm tỷ lệ lần lượt là 56,9%, 31,9% và 41,7% [8]. 
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn tỷ lệ các 
triệu chứng thống kinh, đau vùng chậu mãn tính, 
giao hợp đau lần lượt là 66,4%, 50,9%, 30,9% [9]. 
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương 
đồng với các tác giả trên.
Triệu chứng thực thể
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, triệu 
chứng gặp nhiều nhất là khám thấy khối u ở phần 
phụ chiếm tỷ lệ 78,8%, phần phụ di động kém 
69,2%, các triệu chứng khác như tử cung dính 
30,8%, dày dính túi cùng Douglas 15,4%.
Nghiên cứu của Trần Đình Vinh cho thấy triệu 
chứng thực thể gặp nhiều nhất là tử cung dính 74%, 
khối u phần phụ là 46% [10]. Theo tác giả Lê Văn 
Thụ tỷ lệ khám thấy u phần phụ chiếm tỷ lệ 31,1%, 
tử cung di động kém là 18,9% [16].
Nguyên nhân của sự khác biệt như vậy là do 
triệu chứng thu thập được qua thăm khám phụ 
khoa bệnh nhân u LNMTC thay đổi rất nhiều 
và thường không rõ ràng, không có dấu hiệu 
đặc trưng. Giá trị của thăm khám lâm sàng đơn 
thuần trong chẩn đoán u LNMTC là rất thấp. Gợi 
ý chẩn đoán sớm nhất có thể là các nốt nhỏ sờ 
thấy hoặc một tình trạng nhạy cảm với động tác 
khám trực tràng, âm đạo nhất là khi khám túi 
cùng Douglas. Nếu chỉ thăm khám lâm sàng thì 
NGUYỄN THỊ KIM ANH, NGUYỄN XUÂN VINH
62
Tậ
p 
14
, s
ố 
04
Th
án
g 
02
-2
01
7
P
H
Ụ
 K
H
O
A
 –
 N
Ộ
I 
TI
ẾT
, 
V
Ô
 S
IN
H
độ nhạy để phát hiện u LNMTC chỉ là 38% và 
23% cho bên phải và bên trái. Vì vậy để cải thiện 
khả năng chẩn đoán LNMTC các tác giả đề nghị 
phối hợp thăm khám lâm sàng kết hợp với siêu 
âm đường âm đạo [10].
Siêu âm
Theo tác giả Trần Đình Vinh và Lê Minh Toàn 
(2009), với dấu hiệu điển hình, giá trị tiên đoán 
dương tính u LNMTC buồng trứng là 94,9%. Siêu 
âm dễ làm, có thể theo dõi kết quả điều trị.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, khối 
u LNMTC một bên buồng trứng (71,2%) gặp 
nhiều hơn hai bên buồng trứng (28,8%). Trong đó 
u LNMTC ở buồng trứng trái (40,4%) nhiều hơn 
buồng trứng phải (30,8%). Dấu hiệu hay gặp nhất 
trên siêu âm trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi 
là hồi âm dạng gương mờ chiếm 77,9%. 
Theo các tác giả cổ điển u LNMTC hay gặp 
ở buồng trứng trái (44%) nhiều hơn so với buồng 
trứng phải (21,3%), 53,47% trường hợp u LNMTC 
buồng trứng có dạng nang, kích thước nang thay 
đổi khoảng 5cm, có thể hai bên (42%) nhưng 
không đối xứng. Theo nghiên cứu của Trần Xuân 
Trường hồi âm dạng gương mờ chiếm 80,9% [8]. 
Theo nghiên cứu của Trần Đình Vinh kết quả cũng 
tương tự hồi âm dạng gương mờ chiếm 82,7% [10]. 
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự 
với các tác giả này.
CA 125
Qua bảng 3.9, cho thấy bệnh nhân trong nhóm 
nghiên cứu có nồng độ CA 125 từ 35 đến 100 UI/
ml chiếm tỷ lệ cao nhất 59,6%, bệnh nhân có nồng 
độ CA 125 dưới 35 UI/ml chiếm 19,2%, nồng độ 
trung bình là 79,8 ± 66,7 UI/ml. Trong nghiên cứu 
của Lê Văn Thụ có 68,1% trường hợp có nồng độ 
CA 125 trên 40 UI/ml [6].
CA 125 ngoài tăng cao trong bệnh lý LNMTC 
ở buồng trứng còn tăng trong ung thư buồng trứng 
và nhiều bệnh lý khác ngoài buồng trứng. Chính vì 
vậy, giá trị của CA 125 trong chẩn đoán u LMNTC 
chỉ có giá trị tham khảo, nó có hỗ trợ chẩn đoán 
khi nằm ở giới hạn từ >35UI/ml – 100UI/ml. Cần 
phối hợp triệu chứng lâm sàng, siêu âm và CA125 
sẽ cho chẩn đoán có độ chính xác cao hơn
Phương pháp phẫu thuật
Theo bảng 3.12, bóc u + gỡ dính là phương 
pháp phẫu thuật được áp dụng nhiều nhất chiếm 
55,8%, bóc u là 17,3%, cắt u + cắt phần phụ là 
13,5%, cắt u gỡ dính chiếm 7,7%. 
Theo tác giả Lê Văn Thụ bóc u + gỡ dính chiếm 
40,4%, cắt u gỡ dính chiếm 12,8% [6]. Theo 
Nguyễn Văn Tuấn bóc u + gỡ dính chiếm 85,5%, 
bóc u chiếm tỷ lệ 10%, bóc u gỡ dính và cắt một 
phần phụ chiếm 4,5% [9].
Vẫn còn nhiều bàn cãi về thái độ xử trí tốt nhất 
với u LNMTC ở buồng trứng cũng như phúc mạc. 
Tuy nhiên người ta khuyến cáo tùy theo mức độ 
tổn thương, giai đoạn LNMTC, mức độ dính, tổn 
thương phối hợp mà phẫu thuật viên sẽ có hướng 
xử trí thích hợp [5].
Thời gian phẫu thuật
Qua bảng 3.13, phẫu thuật nội soi thời gian 
từ 30 đến 60 phút chiếm tỷ lệ cao nhất 57,7%, 
thời gian mổ từ 61 đến 90 phút là 34,6%, từ 91 
đến 120 phút chiếm 7,7%, thời gian phẫu thuật nội 
soi trung bình là 60,9 ± 20,8 phút. Kết quả này 
cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Đình Vinh: 
thời gian phẫu thuật từ 30-60 phút là nhiều nhất 
(62,7%), thời gian phẫu thuật trung bình là 59,4 ± 
31,2 phút [10].
Thời gian phẫu thuật thay đổi tùy thuộc mức độ 
phức tạp của bệnh. Những trường hợp mổ có thời 
gian kéo dài là do u LNMTC buồng trứng hai bên 
tình trạng bệnh dính quá phức tạp, gỡ dính khó 
khăn kết hợp với nhiều tổn thương của các tạng 
lân cận.
Mức độ đau sau mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm đau trung 
bình sau mổ 24 giờ là 3,8 ± 1,6. Tất cả bệnh nhân 
chỉ sử dụng thuốc giảm đau bằng đường uống từ 
ngày thứ 2. Thời gian sử dụng thuốc giảm đau 
trung bình là 3.3 ± 0,77 ngày.
Nghiên cứu của Lê Văn Thụ cho thấy bệnh nhân 
đau nhẹ chiếm tỷ lệ 59,5%, đau vừa 36,2%, còn 
lại đau nhiều chiếm tỷ lệ 4,3% [6]. Phẫu thuật nội 
soi có đường mổ xâm nhập tối thiểu nên ít gây tổn 
thương các cơ quan lân cận trong ổ bụng, thời gian 
phẫu thuật ngắn. Do đó, nó ít gây đau sau mổ. 
Đây là một ưu điểm của phẫu thuật nội soi.
Thời gian nằm viện sau mổ
Kết quả thu được tại bảng 3.18, thời gian nằm 
viện sau mổ 3 ngày chiếm 21,2%, 4 đến 5 ngày 
chiếm tỷ lệ cao nhất 65,4%, 6 ngày trở lên chiếm 
13,4%. Thời gian trung bình là 4,5 ± 1,5 ngày.
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 14(04), 58 - 63, 2017
63
Tập 14, số 04
Tháng 02-2017
Theo tác giả Trần Đình Vinh, bệnh nhân có 
thời gian nằm viện sau mổ từ 5-7 ngày chiếm tỷ lệ 
cao nhất 84,0%, thời gian trung bình là 6,3 ± 2,0 
ngày. Thời gian nằm viện sau mổ trong nghiên cứu 
của Trần Đình Vinh cao hơn do trong 150 bệnh 
nhân LNMTC được phẫu thuật nội soi thì có 17 
trường hợp được chuyển qua mổ hở vì dính mức độ 
nặng hay tai biến nên có thể làm ảnh hưởng đến 
sự khác biệt này [10].
Theo Nguyễn Văn Tuấn đa số bệnh nhân có 
thời gian nằm viện sau mổ từ 4-6 ngày chiếm tỷ lệ 
53,6%, thời gian trung bình là 3,8 ± 0,1 ngày [9]. 
Các tác giả nhận xét rằng ưu điểm của phẫu thuật 
nội soi so với phẫu thuật đường bụng là thời gian 
nằm viện ngắn, biến chứng trong và sau mổ ít hơn, 
thời gian phục hồi nhanh hơn và chất lượng cuộc 
sống cao hơn [11]. Thực tế vào ngày thứ 3 sau 
phẫu thuật đa số bệnh nhân đều có thể ra viện, tuy 
nhiên thời gian nằm viện sau phẫu thuật còn phụ 
thuộc vào tâm lý bệnh nhân ngại về sớm vì sợ biến 
chứng, muốn ở lại bệnh viện theo dõi hoặc một số 
bệnh nhân ở xa muốn ở lại lâu hơn.
5. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi:. Triệu chứng 
lâm sàng: thống kinh chiếm tỷ lệ 73%, vô sinh 
chiếm 9,6%, khám thấy phần phụ có khối u chiếm 
75%, dính túi cùng Douglas 15,6%. Siêu âm u lạc 
nội mạc tử cung ở buồng trứng trái (40,4%) gặp 
nhiều hơn buồng trứng phải (30,8%). Nồng độ 
CA 125 trung bình là 79,8±66,7 UI/ml. PT Bóc 
u+ gỡ dính u lạc nội mac tử cung buồng trứng 
chiếm 57,7%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 
60,9±20,8 phút. Điểm đau trung bình sau mổ 24 
giờ (theo thang điểm VAS) là 3,8 ± 1,6. Thời gian 
nằm viện sau mổ 4,5 ± 1,5 ngày.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Phụ sản Trường đại học Y Hà Nội (2011), “Lạc nội mạc tử 
cung”, Bài giảng sản phụ khoa tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 306 – 318.
2. Trần Thị Phương Mai (2014), “Lạc nội mạc tử cung”, Hiếm muộn – 
vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Nhà xuất bản Y học, tr. 109-141.
3. Lê Anh Phong, Cao Ngọc Thành (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và điều trị lạc nội mạc tử cung”, Hội nghị phụ sản 
miền trung mở rộng, Tạp chí y học thực hành, tr. 372-379.
4. Cao Ngọc Thành, Lê Minh Tâm (2011), “Điều hòa chu kỳ kinh 
nguyệt”, Nội tiết phụ khoa và y học sinh sản, Nhà xuất bản Đại học 
Huế, tr. 42-51.
5. Cao Ngọc Thành (2011), “Lạc nội mạc tư cung”, Vô sinh do vòi tử 
cung – phúc mạc, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 171-201.
6. Lê Văn Thụ (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
và kết quả điều trị phẫu thuật nội soi u lạc nội mạc tử cung, Luận án 
chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Dược Huế - Đại học Huế.
7. Bùi Chí Thương (2011), “Phẫu thuật nội soi phụ khoa”, Thưc hành 
sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 258-260.
8. Trần Xuân Trường (2012), Nghiên cứu vai trò của siêu âm Doppler 
màu trong chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung tại phần phụ, Luận văn 
thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
9. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Nghiên cứu kết quả điều trị u lạc nội 
mạc tử cung buồng trứng bằng phẫu thuật phối hợp với liệu pháp hỗ 
trợ chất đồng vận GnRH, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Huế - Trường 
Đại học Y Dược.
10. Trần Đình Vinh (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng và giá trị siêu âm Doppler màu trong chẩn đoán và theo dõi kết 
quả điều trị u lạc nội mạc tử cung, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Y 
Dược Huế - Đại học Huế.
11. Trương Quang Vinh, Đặng Văn Pháp, Võ Văn Đức, Trần Mạnh 
Linh (2010), “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi tại 
bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, Tạp chí phụ sản, 8(2-3), tr. 
96-101.
12. Al-jefout M. (2011), “Brief update on endometriosis treatment”, 
Middle East Fertility Society Journal, 16, pp. 167-174.
13. Amer S. (2008), “Endometriosis”, Obstetrics Gynaecology and 
Reprductive Medicine 18:5, Elsevier, pp. 126-133.
14. Chapron C., Santulli P., Ziegler D. et al (2012), “Ovarian 
endometrioma: severe pelvic pain is associated with deeply infiltrating 
endometriosis”, Human reproduction, 27(3), pp. 702-711.
15. De Graaff AA., D’Hooghe TM., Dunselman GA., Dirksen CD., 
Hummelshoj L., Simoens S. (2013), “The significant effect of endometriosis 
on physical, mental and social wellbeing: results from an international 
cross-sectional survey”, Human Reproduction, 28(10), pp. 2677–2685.
16. Fourquet J., Gao X., Zavala D. et al (2010), “Patients report on how 
endometriosis affect heath, work, and daily life”, Fertility and Sterility, 
93(7), pp. 2424-2428.
17. Lafay Pillet MC., Schneider A., Borghese B. et al (2012), “Deep 
infiltrating endometriosis is associated with markedly lower body mass 
index: a 476 case-control study”, Human Reproduction, 27 (1), pp. 265-272..
18. Nicolas B., João A., Gisele P., Irina R., Horace R., Michel C. et al 
(2015) “Systematic review of endometriosis pain assessment: how to 
choose a scale?”, Human Reproduction Update, 21 (1), pp. 136-152.
19. Vincent K., Kennedy S., Stratton P. et al (2010), “Pain scoring in 
endometriosis: entry criteria and outcome measures for clinical trials. 
Report from the Art and Science of endometriosis meeting”, Fertility and 
sterility, 93(1), pp. 62-67.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tr.pdf