Nghiên cứu chế tạo điện cực cac bon nano biến tính, ứng dụng xác định hàm lượng vết chì trong một số mẫu nước tự nhiên
Những năm gần đây việc sử dụng các phƣơng pháp phân tích hiện đại, đặc biệt là
phƣơng pháp phân tích điện hóa hòa tan đang phát triển nhanh chóng và đƣợc công
nhận là một công cụ mạnh mẽ cho việc xác định đồng thời một số các ion kim loại nặng
trong các đối tƣợng phân tích, nhờ vào khả năng nâng cao một cách hiệu quả việc tích
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 3/2016150
lũy các chất phân tích. Trong đó, phƣơng pháp Von-Ampe hoà tan đƣợc xem là phƣơng
pháp đầy triển vọng vì nó cho phép xác định lƣợng vết của nhiều kim loại và các hợp
chất hữu cơ trong các đối tƣợng môi trƣờng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu xác định các
kim loại nặng thƣờng sử dụng các điện cực nhƣ điện cực giọt thủy ngân treo (HMDE),
điện cực giọt thủy ngân tĩnh (SMDE), điện cực màng thủy ngân (MFE). những điện
cực này có những hạn chế nhất định do sử dụng thủy ngân hoặc muối của nó. Gần đây,
một loại điện cực thân thiện với môi trƣờng đang đƣợc các nhà khoa học quan tâm là
điện cực dán cacbon (cacbon paste electrode – CPE). Việc chế tạo các vật liệu điện cực
mới đáp ứng cho nhu cầu phân tích điện hóa vẫn còn là vấn đề lớn đƣợc đặt ra để có thể
theo dõi dấu vết của các ion kim loại nặng trong các môi trƣờng khác nhau. Điện cực
cacbon biến tính với nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau [1]-[12] đã phần nào giải quyết
đƣợc vấn đề trên, đem lại hiệu quả ngày càng cao trong việc xác định lƣợng vết các ion
kim loại và kể cả các chất hữu cơ trong các đối tƣợng phân tích.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chế tạo điện cực cac bon nano biến tính, ứng dụng xác định hàm lượng vết chì trong một số mẫu nước tự nhiên
149 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO ĐIỆN CỰC CAC BON NANO BIẾN TÍNH, ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG VẾT CHÌ TRONG MỘT SỐ MẪU NƢỚC TỰ NHIÊN Dƣơng Thị Tú Anh Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Cao Văn Hoàng Khoa Hóa học - Trường Đại học Quy Nhơn SUMMARY RESEARCH MANUFACTURE OF MODIFIED NANO- CARBON ELECTRODES, DETERMINE APPLICATIONS TRACE LEVELS OF LEAD IN SOME NATURAL WATER SAMPLES Due to the outstanding advantages of the structure, mechanical properties, electrical properties, heat transfer and electrical conduct ivity of nano tubes in particular, led to hundreds of various useful properties have stimulated a wealth of basic research majority industry as well as applied research, from materials science to electronics, from physics to medicine. Therefore carbon nano tubes (CNTs) is one of the ideal materials for fabrication of the working electrode in an electrochemical analyzer. In this paper, we present the results of carbon electrode fabrication and application of modified nano identify trace levels of lead in some natural water samples. Analysis results showed that electrodes fabricated sensitivity, higher selectivity, limit of detection and quantification limits in smaller concentrations than glassy carbon electrode tradition. Keywords: Dissolved Von-Ampe , trace levels, methods, cacbon nano tubes and electrode. 1.MỞ ĐẦU Những năm gần đây việc sử dụng các phƣơng pháp phân tích hiện đại, đặc biệt là phƣơng pháp phân tích điện hóa hòa tan đang phát triển nhanh chóng và đƣợc công nhận là một công cụ mạnh mẽ cho việc xác định đồng thời một số các ion kim loại nặng trong các đối tƣợng phân tích, nhờ vào khả năng nâng cao một cách hiệu quả việc tích Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 3/2016 150 lũy các chất phân tích. Trong đó, phƣơng pháp Von-Ampe hoà tan đƣợc xem là phƣơng pháp đầy triển vọng vì nó cho phép xác định lƣợng vết của nhiều kim loại và các hợp chất hữu cơ trong các đối tƣợng môi trƣờng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu xác định các kim loại nặng thƣờng sử dụng các điện cực nhƣ điện cực giọt thủy ngân treo (HMDE), điện cực giọt thủy ngân tĩnh (SMDE), điện cực màng thủy ngân (MFE)... những điện cực này có những hạn chế nhất định do sử dụng thủy ngân hoặc muối của nó. Gần đây, một loại điện cực thân thiện với môi trƣờng đang đƣợc các nhà khoa học quan tâm là điện cực dán cacbon (cacbon paste electrode – CPE). Việc chế tạo các vật liệu điện cực mới đáp ứng cho nhu cầu phân tích điện hóa vẫn còn là vấn đề lớn đƣợc đặt ra để có thể theo dõi dấu vết của các ion kim loại nặng trong các môi trƣờng khác nhau. Điện cực cacbon biến tính với nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau [1]-[12] đã phần nào giải quyết đƣợc vấn đề trên, đem lại hiệu quả ngày càng cao trong việc xác định lƣợng vết các ion kim loại và kể cả các chất hữu cơ trong các đối tƣợng phân tích. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Thiết bị dụng cụ và hóa chất Các phép đo đƣợc thực hiện trên hệ thiết bị phân tích cực phổ VA 797 do hãng Metrohm (Switzerland) sản xuất, có hệ thống sục khí tự động với hệ 3 điện cực: điện cực làm việc là điện cực cacbon nanotubes, đƣờng kính 3,0 ± 0,1 mm; điện cực so sánh: Ag/AgCl, KCl(3M); điện cực phụ trợ: điện cực Platin. Trƣớc khi tiến hành phân tích điện cực và bình chứa mẫu đƣợc làm sạch bằng dung dịch HNO3 10% và tráng rửa nhiều lần bằng nƣớc cất hai lần. Các dụng cụ thuỷ tinh nhƣ: bình định mức, pipét... các chai thuỷ tinh, chai nhựa PE, chai lọ đựng hoá chất đều đƣợc ngâm trong dung dịch HNO3 10% , tráng, rửa sạch bằng nƣớc cất 2 lần trƣớc khi dùng. Ngoài ra còn sử dụng micropipet Labpette các loại: 10 100 L; 100 1000 L của hãng Labnet, Mỹ; Máy đo pH Mettler toledo (Anh). Tất cả các hoá chất đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu đều là hoá chất tinh khiết phân tích (PA); Cacbon nano (Japan, Nhật); Nƣớc dùng để pha chế hóa chất và tráng rửa dụng cụ là nƣớc cất 2 lần và đƣợc bảo quản trong chai nhựa PE sạch. 2.2. Tiến trình thí nghiệm theo phƣơng pháp Von-Ampe hòa tan 2.2.1. Chuẩn bị điện cực làm việc Điện cực làm việc (WE) là điện cực màng bitmut đƣợc chế tạo theo kiểu in situ trên nền cacbon nano tubes. Để chuẩn hóa điện cực làm việc, trƣớc hết điện cực chế tạo đƣợc, đƣợc mài bóng với giấy A4, sau đó rửa sạch điện cực bằng nƣớc cất 2 lần và để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Sau khoảng 15 phép đo bề mặt điện cực thƣờng đƣợc làm sạch bằng phƣơng pháp điện hóa, bằng cách áp lên điện cực làm việc một thế khá dƣơng (+300 mV) trong một thời gian nhất định và mài lại bề mặt điện cực. Điện cực BiF/CNTPE kiểu in situ đƣợc chuẩn bị bằng cách thêm dung dịch Bi(III) trực tiếp vào dung dịch mẫu và kết tủa đồng thời Bi và kim loại nghiên cứu 151 trên cực làm việc trong giai đoạn điện phân làm giàu với thế và thời gian làm giàu xác định. 2.2.2. Ghi đƣờng Von-Ampe hòa tan Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu chứa nền đệm axetat có pH nhất định, chất nghiên cứu, rồi cho vào bình điện phân với hệ 3 điện cực. Tiến hành đuổi oxy hoà tan bằng nitơ 5.0 trong thời gian nhất định. Sau đó, thực hiện phép làm giàu bằng cách điện phân kết tủa đồng thời chất nghiên cứu và Bi lên bề mặt điện cực. Điện cực làm việc quay với một tốc độ không đổi ở thế nhất định và trong thời gian xác định. Kết thúc giai đoạn làm giàu, nghỉ 15s. Tiếp theo, quét thế anot trong một khoảng thế xác định, đồng thời ghi đƣờng Von-Ampe hoà tan bằng kỹ thuật Von-Ampe hòa tan xung vi phân. Kết thúc giai đoạn này, để làm sạch điện cực BiF/CNTPE, giữ ở thế +300mV trong thời gian 30s để hoà tan hoàn toàn lƣợng vết chất nghiên cứu và Bi còn lại trên bề mặt điện cực. Cuối cùng, xác định Ep và Ip từ các đƣờng Von-Ampe hoà tan thu đƣợc. Đƣờng Von-Ampe hoà tan của mẫu trắng cũng đƣợc ghi tƣơng tự nhƣ trên và luôn đƣợc ghi trƣớc trong bất kỳ thí nghiệm nào. Toàn bộ quá trình ghi đƣờng Von-Ampe hoà tan và xác định Ep, Ip đều đƣợc thực hiện tự động trên máy phân tích điện hóa 797 VA Computrace theo một chƣơng trình phần mềm lập sẵn và đƣợc điều khiển thông qua máy vi tính. 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chế tạo điện cực làm việc (WE) 3.1.1 Chuẩn bị các thiết bị và vật liệu chế tạo điện cực Tiện ống teflon có kích thƣớc chiều dài 52mm, đƣờng kính ngoài 3,5mm, đƣờng kính trong 3mm ± 0,1mm. Bên trong ống teflon có tiện các roăng có phần gai để gắn các chốt inox, làm bộ phận tiếp xúc với hệ thống thiết bị phân tích 797VA. Thân điện cực đƣợc chia làm 2 phần, một phần để gắn chốt inox phần còn lại để nhồi vật liệu điện cực. Vật liệu điện cực bao gồm: cacbon nano tubes (CNTs), chất lỏng ion (n- octylpyrydyl hexa floruo photphat, kí hiệu là OPyPF6). 3.1.2. Qui trình chế tạo điện cực cacbon nanotubes paste (CNTPE) Chúng tôi dựa trên quy trình chế tạo điện cực đã đƣợc các tác giả [3], [9] nghiên cứu và công bố để chế tạo điện cực cacbon nanotubes. Quy trình chế tạo điện cực đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau: Cân 0,5g CNTs, sau đó nung nóng ở nhiệt độ 450-5000C để đuổi oxy hấp phụ trên CNTs. Sau khi loại bỏ oxy hấp phụ, bột CNTs đƣợc trộn đều với OPyPF6 trên cối mã não theo tỉ lệ thích hợp giữa CNTs và OPyPF6. Hỗn hợp thu đƣợc đem sấy ở nhiệt độ thích hợp. Sau đó nhồi bột nhão này vào ống teflon dài 52mm, đƣờng kính trong 3 ± 0,1mm, phần trên của chốt kim loại có thể kết nối với máy điện hóa nhƣ một điện cực làm việc. 152 Hình 1a. Thân điện cực đã được nhồi vật liệu Hình 1b. Điện cực chế tạo được 3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình chế tạo điện cực Chúng tôi lựa chọn Pb(II) làm đối tƣợng nghiên cứu để khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình chế tạo điện cực và nghiên cứu đặc tính điện hóa của điện cực chế tạo đƣợc. 3.2.1. Khảo sát cấu trúc bề mặt điện cực BiF/CNTPE Để khảo sát cấu trúc bề mặt của điện cực chế tạo đƣợc, chúng tôi tiến hành chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) trong 02 trƣờng hợp: Trƣờng hợp 1 chỉ có bột CTNs, trƣờng hợp 2 gồm hỗn hợp bột CNTs và OPyPF6. Kết quả đƣợc thể hiện trên hình 2: Hình 2a. Bề mặt cacbon nano tubes Hình 2b. Bề mặt hỗn hợp CNTs và OPyPF6 Qua nghiên cứu cấu trúc bề mặt của vật liệu, chúng tôi nhận thấy bề mặt CNTs và bề mặt hỗn hợp bột CNTs-OPyPF6 có sự khác nhau rõ rệt. Có thể thấy rằng trên bề mặt của vật liệu đã xuất hiện một hệ điện cực với kích cỡ nano, tạo điều kiện thuận lợi để mạ lớp màng kim loại lên trên bề mặt vật liệu tốt hơn và làm tăng diện tích bề mặt lên đáng kể. Theo Palleschiab [3], nếu trên cùng một kích cỡ đƣờng kính của điện cực, bề mặt của điện cực làm bằng vật liệu CNTs so với vật liệu glassy cacbon truyền thống thì diện tích bề mặt tăng lên 150 lần. 3.2.2. Khảo sát các kích cỡ điện cực ảnh hƣởng đến tín hiệu hòa tan của Pb(II) Để nghiên cứu kích cỡ điện cực phù hợp với phƣơng pháp phân tích điện hóa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 3 kích cỡ khác nhau: 2; 3 và 4 mm. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng độ lớn của Ip theo kích cỡ điện cực đƣợc thể hiện trên hình 3. 153 Các kết quả nghiên cứu cho thấy kích cỡ điện cực 2mm thì Ip thấp, điều này có thể giải thích là do kích cỡ càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng nhỏ dẫn tới khả năng làm giàu kim loại trên bề mặt điện cực càng giảm, nên Ip nhỏ. Tuy nhiên với kích cỡ điện cực 4mm thì Ip cũng giảm. Điều này đƣợc Allen J. Brad cho rằng khi kích cỡ điện cực lớn thì dòng khuếch tán xoáy tăng dẫn đến lƣợng kim loại sau khi điện phân làm giàu chủ yếu đƣợc tập trung phía vòng ngoài bề mặt điện cực tạo lớp kim loại dày hơn ở tâm của bề mặt điện cực, và nhƣ vậy sự làm giàu kim loại lại cần phân tích lên bề mặt điện cực là không đồng đều, do đó độ lặp lại kém và Ip cũng giảm. Kích cỡ điện cực 3mm cho tín hiệu Ip và độ lặp lại là tốt nhất, nên chúng tôi chọn điện cực có kích cỡ 3mm sử dụng làm điện cực làm việc. Hình 3. Đường DPASV của Pb(II) ở các kích cỡ điện cực khác nhau Điều kiện thí nghiệm (ĐKTN): [Pb2+] = 5ppb; Eđp= -800mV; tđp= 30s; v = 30mV/s; Eclean= 0,3V; tclean= 30s; tsk= 90s; = 2000 vòng/ phút; ; trest= 15s; Erange = -800mV ÷ -200mV; 2.3. Khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ khối lƣợng của CNTs và OPyPF6 đến tín hiệu hòa tan của Pb(II) Tỉ lệ pha trộn giữa CNTs và OPyPF6 là hết sức quan trọng vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến Ip của Pb(II). Vì thế chúng tôi khảo sát các tỉ lệ pha trộn mCNTs: 6OPyPF m = 4:6; 5:5; 7:3; 6:4. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trên bảng 1. Bảng 1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Ip theo tỉ lệ mC: 6OPyPF m mC : mOPyPF6 3 : 7 4 : 6 5 : 5 6: 4 7 : 3 Hiện tƣợng quá ƣớt ƣớt hơi ƣớt hơi khô khô ITB(Pb) (nA) - 312 427 585 378 Từ nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Khi mCNTs: 6OPyPF m = 3:7 (vật liệu quá ƣớt), 4:6 (vật liệu ƣớt) hoặc 7:3 (vật liệu khô) thì sau 1-2 lần chạy bề mặt điện cực bị vỡ ra và Ip giảm nhanh. 154 Khi mCNTs: 6OPyPF m = 5:5 vật liệu hơi ƣớt nên sự kết dính của vật liệu không chặt chẽ, các hạt vật liệu dễ bị bong ra khỏi nhau trong quá trình làm việc nên bề mặt điện cực không ổn định do vậy độ lặp lại không cao. Đối với tỉ lệ mCNTs: 6OPyPF m = 6:4 (vật liệu hơi khô) cho thấy Ip của Pb(II) tăng cao. Vấn đề này có thể là do với tỉ lệ mCNTs: 6OPyPF m = 6:4 thành phần vật liệu đã đƣợc kết dính bền chặt tạo thành hệ bột nhão đồng nhất, sáng bóng. Vì vậy tỉ lệ mCNTs: 6OPyPF m = 6 : 4 đƣợc chọn để chế tạo điện cực. 3.2.4. Khảo sát nhiệt độ sấy vật liệu Vật liệu khi để trong điều kiện phòng thí nghiệm rất dễ hấp thụ hơi nƣớc và các chất khí trong không khí đặc biệt là oxy làm trơ hóa bề mặt vật liệu và giảm hoạt tính điện hóa. Vì thế chúng tôi phải nghiên cứu các nhiệt độ sấy nhằm đuổi toàn bộ lƣợng hơi nƣớc và oxy hấp thụ trên bề mặt vật liệu, hơn nữa làm tăng tính kết dính của vật liệu. Các kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trên hình 4. Hình 4. Đường DPASV của Pb(II) ở các nhiệt độ sấy vật liệu khác nhau ĐKTN: [Pb2+] = 6,5ppb; các điều kiện khác như hình 3 Kết quả khảo sát cho thấy, khi sấy vật liệu ở nhiệt độ 50oC ; 100 o C và 150 o C thì Ip của Pb(II) thu đƣợc thấp. Khi nhiệt độ sấy từ 200oC, 250oC đến 300oC thì giá trị Ip của Pb(II) trong các trƣờng hợp đó gần nhƣ không thay đổi, hơn nữa ở nhiệt độ sấy cao hơn thế đỉnh pic có xu hƣớng dịch chuyển về phía âm hơn. Điều này có thể là do vật liệu có chứa một phần oxi và hơi nƣớc chiếm chỗ trên bề mặt vật liệu dẫn đến giảm diện tích bề mặt vật liệu nên khả năng làm giàu kim loại cần phân tích lên trên bề mặt vật liệu cũng giảm vì thế IP của Pb(II) cũng giảm. Từ kết quả thực nghiệm có thể thấy rằng ở các nhiệt độ 200oC, 250oC hoặc 300oC thì sự đuổi oxi và hơi nƣớc ra khỏi vật liệu điện cực là ổn định và hoàn toàn. Để tiết kiệm nhiên liệu và thời gian sấy, chúng tôi chọn nhiệt độ sấy vật liệu là 2000C. 3.3. Nghiên cứu đặc tính điện hóa của điện cực làm việc (BiF/CNTPE) 3.3.1. So sánh điện cực cacbon nanotubes paste với điện cực Glassy cacbon Để so sánh độ nhạy của điện cực cacbon nanotubes paste chế tạo đƣợc với điện cực glassy cacbon (GC) truyền thống, chúng tôi tiến hành ghi đo đƣờng DPASV của Pb(II) trong cùng điều kiện với 2 điện cực trên. Kết quả đƣợc thể hiện trên hình 5: 155 Hình 5. Đường DPASV của Pb(II) với điện cực GC và CNTPE ĐKTN: như hình 4 Kết quả phân tích cho thấy đƣờng DPASV của điện cực chế tạo đƣợc cho Ip của Pb(II) cao hơn so với đƣờng DPASV của điện cực glassy cacbon. Qua đó có thể kết luận rằng điện cực CNTPE chế tạo đƣợc có độ nhạy cao hơn so với điện cực glassy cacbon. 3.2.2. Lựa chọn chất tạo màng thích hợp trên nền cacbon nanotubes paste Nhằm nâng cao độ nhạy, độ chọn lọc, giảm giới hạn phát hiện của phƣơng pháp Von-Ampe hòa tan sử dụng điện cực rắn, chúng tôi tiến hành biến tính điện cực CNTs chế tạo đƣợc bằng cách tạo màng bitmut trên nền CNTs. Để so sánh giữa màng thủy ngân với màng bitmut, chúng tôi tiến hành ghi đƣờng Von-Ampe hòa tan của Pb(II) trong 2 trƣờng hợp trên màng thủy ngân và trên màng bitmut. Kết quả thu đƣợc nhƣ ở hình 6. Hình 6. Đường DPASV của Pb(II) trên nền điện cực CNPTE với các chất tạo màng khác nhau ĐKTN: như hình 4 Kết quả thu đƣợc trên 2 điện cực HgF/CNTPE và BiF/CNTPE cho thấy trƣờng hợp ghi đƣờng DPASV của Pb(II) trên màng thủy ngân thì độ nhạy kém hơn trên màng 156 bitmut, và pic thu đƣợc trên màng bitmut nhọn và cân đối hơn trên màng thủy ngân. Theo IvanSvancara [4] điều này có thể là do có sự phân pha giữa bề mặt của vật liệu và màng thủy ngân, nên khi Pb(II) đƣợc điện phân làm giàu trên bề mặt màng thủy ngân, một lƣợng nhỏ Pb(II) nằm giữa bề mặt vật liệu và màng thủy ngân, do vậy khi hòa tan thì lƣợng Pb(II) này có thể hòa tan chậm hơn hoặc không kịp hòa tan dẫn đến pic thu đƣợc trong trƣờng hợp này tù hơn và Ip nhỏ hơn trong trƣờng hợp Pb(II) đƣợc ghi đo trên điện cực màng bitmut. 3.2.3. Lựa chọn chất nền thích hợp Thành phần nền là một yếu tố hàng đầu quyết định độ nhạy, độ chọn lọc của phƣơng pháp Von-Ampe hòa tan. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành lựa chọn một dung dịch làm thành phần nền, phù hợp cho việc phân tích một chất bằng phƣơng pháp DPASV sử dụng điện cực BiF/CNTPE. Tiến hành ghi đo đƣờng Von-Ampe với 3 thành phần nền khác nhau: dung dịch NaOH 0,10M, dung dịch đệm axetat 0,10M và dung dịch đệm photphat 0,10M với điện cực làm việc BiF/CNTPE in situ, thu đƣợc kết quả ở hình 7. Hình 7. Đường DPASV của Pb(II) trong các nền khác nhau ĐKTN: như hình 4 Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần nền đệm axetat cho khoảng điện hoạt rộng hơn và cƣờng độ dòng pic cao hơn so với 2 thành phần nền còn lại. Điều này có thể đƣợc lý giải là trong nền NaOH 0,1M có thể xảy ra quá trình tạo kết tủa Pb(OH)2, dẫn đến làm giảm hiệu quả làm giàu. Vì vậy dung dịch đệm axetat đƣợc chọn làm thành phần nền cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.2.4. Bản chất sự xuất hiện peak hòa tan của chì Sau khi đƣợc hoạt hóa trong môi trƣờng đệm axetat, trên bề mặt điện cực sẽ có một lớp màng Bi kim loại phẳng mịn, phân bố đều. Khi điện phân làm giàu Pb (II) tại thế Eđp = - 0,80V thì xảy ra quá trình khử: Pb 2+ + 2e Pb (Bi) Pb sinh ra trong quá trình khử sẽ tạo hỗn hống với lớp Bi trên bề mặt điện cực và đƣợc làm giàu dần dần trong quá trình điện phân. 157 Khi tiến hành ghi dòng hòa tan bằng cách phân cực ngƣợc lại thì xảy ra quá trình oxi hóa: Pb (Bi) Pb2+ + 2e + Bi; Pb 2+ sinh ra sẽ lại chuyển vào trong dung dịch. ghi dòng ion Pb2+ này sẽ thu đƣợc pic hòa tan của Pb. Để khảo sát sự xuất hiện pic của Pb(II) trong nền đệm axetat 0,1M; pH = 4,5 chúng tôi tiến hành hai thí nghiệm, thí nghiệm thứ nhất dung dịch chỉ có nền đệm axetat 0,1M; pH = 4,5 và không có Pb(II); thí nghiệm thứ hai dung dịch có nền đệm axetat 0,1M; pH = 4,5 và có Pb(II) với [Pb(II)] = 6,0ppb. Ghi dòng hòa tan bằng kỹ thuật DPASV, quét thế ở khoảng -0,8V đến -0,2V với tốc độ quét thế 30mV/s. Kết quả đƣợc thể hiện trên hình 8: Hình 8. Đường DPASV trong nền đệm axetat khi: 1) không có Pb(II); 2) có Pb (II) ĐKTN: như hình 4 Kết quả nghiên cứu cho thấy khi không có Pb(II) thì đƣờng hòa tan gần nhƣ là một đƣờng thẳng, không xuất hiện pic. Khi có Pb(II) xuất hiện thế đỉnh pic tại -0,510V, cƣờng độ pic này tăng lên khi nồng độ của Pb(II) tăng. Vậy có thể kết luận tại pH = 4,5 thì pic hòa tan của Pb(II) xuất hiện tại thế E = -0,510V. 3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố đến tín hiệu hòa tan của Pb(II) Để có đƣợc những điều kiện thí nghiệm thích hợp cho phép xác định Pb(II) bằng phƣơng pháp DPASV sử dụng điện cực BiF/CNTPE, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ: pH dung dịch nền, nồng độ Bi(III) tạo màng, thế điện phân đến tín hiệu hòa tan của Pb(II). Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện trên bảng 3: Bảng 3. Các điều kiện tối ưu cho phép phân tích xác định Pb(II) trên điện cực chế tạo được Dung dịch nền đệm axetat Thời gian điện phân 30s pH dung dịch nền 4,5 [Bi(III)] tạo màng 200 ppb Thể tích dung dịch đệm 0,5mL Thế điện phân (Eđp) -0,8V Thời gian sục khí 90s Tốc độ khuấy dung dịch 2000 (vòng/phút) -800m -600m -400m -200m U (V) 100n 200n 300n 400n 500n 600n 700n I (A ) 1 2 158 3.4. Đánh giá độ đúng, độ chụm, giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp Kết quả đánh giá độ đúng, độ chụm, giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp đối với phép xác định Pb(II) đƣợc thực hiện trên mẫu chuẩn của Pb(II) 5,0ppb, thông qua các đại lƣợng thống kê cho thấy: phép đo có độ đúng, độ chụm tốt (hệ số biến thiên CV = 0,521), giới hạn phát hiện (LOD = 0,167ppb), giới hạn định lƣợng (LOQ = 0,588ppb) thấp. 3.5. Áp dụng phân tích mẫu thực tế Chúng tôi sử dụng điện cực đã chế tạo, và áp dụng các điều kiện thí nghiệm thích hợp đã khảo sát đƣợc để tiến hành phân tích xác định nồng độ Pb(II) trong một số mẫu nƣớc mặt (sông, hồ), nƣớc ngầm (giếng khoan) khu vực thành phố Thái Nguyên với mục đích mở rộng phạm vi áp dụng của điện cực chế tạo đƣợc. Thời gian và địa điểm lấy mẫu đƣợc thể hiện trên bảng 4: Bảng 4. Địa điểm và thời gian lấy mẫu Loại mẫu Kí hiệu mẫu Địa điểm lấy mẫu Thời gian lấy mẫu Nƣớc sông M1 Vƣờn hoa Sông Cầu 7h30 ngày 10/3/2015 M2 Đầu cầu Gia Bảy 7h00 ngày 15/3/2015 Nƣớc giếng đào M3 Số nhà 38, tổ 39 P.Quang Trung 8h00 ngày 17/3/2015 M4 Số nhà 40, tổ 39 P.Quang Trung 8h00 ngày 20/3/2015 Nƣớc giếng khoan M5 Số nhà 44, tổ 39 P.Quang Trung 7h30 ngày 25/3/2015 M6 Số nhà 48, tổ 39 P.Quang Trung 8h00 ngày 02/4/2015 Kết quả phân tích đƣợc thể hiện trên bảng 5. Bảng 5. Kết quả xác định hàm lượng Pb(II) trong một số mẫu nước Mẫu Hàm lƣợng Pb (ppb) M1 6,55 0,1 M2 8,72 0,2 M3 3,87 0,1 M4 2,94 0,1 M5 3,31 0,1 M6 3,05 0,1 Kết quả phân tích cho thấy trong các mẫu tiến hành phân tích đều có chứa Pb(II), trong đó hàm lƣợng Pb(II) trong mẫu M2 là lớn nhất. Điều này có thể là do nơi đây chịu 159 tác động từ các nguồn nƣớc thải khác nhau, nhƣ nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, các hoạt động khai thác cát Tuy nhiên đối chiếu với QCVN 08-MT/: 2015/BTNMT và QCVN 09-MT/: 2015/BTNMT thì hàm lƣợng Pb trong các mẫu phân tích vẫn nằm dƣới mức giới hạn cho phép. Nhƣ vậy từ kết quả phân tích đƣợc bƣớc đầu cho thấy điện cực chế tạo đƣợc có thể sử dụng trong phân tích chì trong nƣớc tự nhiên nói riêng và các chất khác nói chung trong các đối tƣợng môi trƣờng khác nhau. 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đã nghiên cứu và chế tạo thành công điện cực CNTs. 2. Đã khảo sát đƣợc các điều kiện tối ƣu để chế tạo điện cực làm việc, đó là: kích cỡ điện cực làm việc 3mm; tỷ lệ khối lƣợng mCNTs: 6OPyPF m là 6 : 4; nhiệt độ sấy vật liệu cacbon nano tubes là 2000C... 3. Đã nghiên cứu khảo sát đƣợc một số đặc tính điện hóa của điện cực chế tạo đƣợc. Đồng thời xác lập đƣợc các điều kiện thí nghiệm thích hợp cho phép xác định Pb(II) bằng phƣơng pháp DP-ASV với điện cực làm việc là điện cực chế tạo đƣợc. 4. Đã áp dụng phƣơng pháp DP-ASV dùng điện cực chế tạo đƣợc vào việc phân tích xác định hàm lƣợng Pb(II) trong một số mẫu nƣớc cho kết quả tin cậy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cao Văn Hoàng, Trịnh Xuân Giản, Đinh Thị Trƣờng Giang, Dƣơng Thị Tú Anh (2011), ―Determination of trace metals by anodic stripping volammetry using a bismuth-modified nano silver and carbon nanotube electrode – Phân tích lƣợng vết một số kim loại nặng bằng phƣơng pháp Von-Ampe hòa tan sử dụng điện cực màng bitmut biến tính trên nền điện cực nano bạc và ống cacbon nano ‖, Tạp chí Khoa học và Công nghệ –Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tập 49, số 3A, trang 125-133. [2]. Nguyễn Thu Phƣơng, Trịnh Xuân Giản (2014), " Điện cực biến tính bằng bitmut oxit xác định vết kim loại bằng phƣơng pháp Von- Ampe hòa tan anot", Tạp chí phân tích hóa, lí và sinh học, tập 19 số 3. [3]. Arduiniab Fabiana, Giorgioab Floriana Di, Aminec Aziz, Cataldod Franco Mosconneab Danila, Palleschiab Giuseppe (2010), ―Electroanalytical Characterization of Carbon Black Nanomaterrial Paste Electrode: Development of Highly Sensitive Tyrosinase Biosensor for Catechol Detection‖, Analytical Letteres 43, pp. 1688-1702. [4]. Baldrianova L., Svancara I., Sotriopoulos S. (2007), ―Anodic stripping voltammetry at a new type of disposable bismuth- plated carbon paste mini- electrodes‖, Analytica Chimica Acta 599, pp. 249- 255. [5]. Bas B. (2006), ―Refershable mercury film silver based electrode for determination of chromium (VI) using catalytic adsorptive stripping voltammetry‖, Analytica chimica Acta 570, pp. 195- 201. 160 [6]. Cao G. X., Jimenez O., Zhou F., Xu M. (2005), ―Nafion - Coated Bismuth Film and Nafion - Coated Mercury Film Electrodes for Anodic Stripping Voltammetry Combined On- Line with ICP- Mass Spectrometry‖, Journal of the American Society of Mass Spectrometry 17(7), pp. 945- 952. [7]. Carvalho L.M., Nascimento P.C., Koschinsky A., Bau M., Stefanello R.F., Spengler C., Bohrer D., Jost C. (2007), ―Simultaneous determination of cadmium, lead, copper, and thallium in highly saline sample by anodic stripping voltammetry (ASV) using mercury - flim and bismuth- flim electrodes‖, Electroanalysis 19 (16), pp. 1719- 1726. [8]. Gil Ho Hwang, WonKyu Han, Joon Shik Park, Sung Goon Kang (2008), ―Determination of trace metals by anodic stripping voltammetry using bismuth- modified carbon nanotube electrode‖, Talanta 76, pp. 301- 308. [9]. Hwang Gil Ho, Han Won Kyu, Park Joon Shik, Kang Sung Goon (2008), ―Determination of trace metals by anodic stripping voltammetry using a bismuth- modified carbon nanotube electrode‖, Talanata 76, pp. 301- 308 [10]. Krolicka A., Pauliukaite R., Svancara I., Metelka R., Bobrowski A., Norkus E., Kalcher K., Vytras Karel. (2002). ―Bismuth- film- plated carbon paste electrodes‖, Electrochemistry Communications 4, pp. 193- 196. [11]. Phong N.H., Hop N.V., Nghi T.V., Anh N.T.N. (2008), ―Development of bismuth film electrode for adsorptive stripping voltummetric measurement of trace cadmium in the presence of 2 -MBT‖, Proceedings of the International Scientific Conference on ―Chemistry for Development and Intergration‖, Hanoi, pp. 549- 557. [12]. Sandeep Kumar Vashist, Dan Zheng, Khalid Al-rubeaab, John H.T. Luong, Fwu-Shan Sheu (2010), "Advances in carbon nanotubes based electrochemical sensors for bioanalytical applications", Biotechnology Advances, pp.1-20.
File đính kèm:
- nghien_cuu_che_tao_dien_cuc_cac_bon_nano_bien_tinh_ung_dung.pdf