Nghiên cứu bước đầu vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán viêm tụy mạn

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hiệu quả của kỹ thuật siêu âm nội soi đối với bệnh lý viêm tụy mạn dưa

trên bộ tiêu chuẩn Rosemont. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 44

bệnh nhân có chỉ định thực hiện siêu âm nội soi để chẩn đoán viêm tụy mạn. Kết quả: Qua nghiên cứu trên

44 bệnh nhân có chỉ định thực hiện thủ thuật siêu âm nội soi. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau: (i) Hình

ảnh viêm tụy mạn trên siêu âm nội soi. Tổn thương các nốt và dãi tăng âm không có bóng lưng chiếm tỷ lệ cao

nhất 79,5%, tiếp đến là vôi hóa nhu mô tụy chiếm 72,7% và thấp nhất là nang tụy, nang giả tụy chiếm 13,6%.

Tổn thương giãn đường tụy chính chiếm tỷ lệ cao nhất 75,0% tiếp đến là tăng âm thành đường tụy chiếm

72,7% sau đó sỏi đường tụy chiếm và bờ đường tụy không đều chiếm 52,2%. (ii) Giá trị của bộ tiêu chuẩn

Rosemont trong chẩn đoán viêm tụy mạn. Viêm tụy mạn được chẩn đoán với một tiêu chuẩn chính A cộng

với ≥ 3 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ lệ cao nhất 67,5%, tiếp đến là hai tiêu chuẩn chính A chiếm 32,5%. Viêm tụy

mạn giai đoạn sớm được chẩn đoán với nhiều hơn hoặc bằng 5 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ lệ cao nhất 100%.

Siêu âm nội soi có hiệu quả hơn chụp cắt lớp vi tính trong các trường hợp viêm tụy mạn giai đoạn sớm. Kết

luận: Siêu âm nội soi có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý viêm tụy mạn

pdf 8 trang kimcuc 8860
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bước đầu vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán viêm tụy mạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bước đầu vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán viêm tụy mạn

Nghiên cứu bước đầu vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán viêm tụy mạn
40
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Huy email: bstranvanhuy@gmail.com
Ngày nhận bài: 5/10/2017; Ngày đồng ý đăng: 7/11/2017; Ngày xuất bản: 16/11/2017
NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VAI TRÒ CủA SIÊU ÂM NỘI SOI
TRONG CHẨN ĐOáN VIÊM TỤY MẠN
Vĩnh Khánh2 , Trần Văn Huy1
(1) Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược Huế
(2) Trung tâm Nội soi Tiêu hóa – Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hiệu quả của kỹ thuật siêu âm nội soi đối với bệnh lý viêm tụy mạn dưa 
trên bộ tiêu chuẩn Rosemont. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 44 
bệnh nhân có chỉ định thực hiện siêu âm nội soi để chẩn đoán viêm tụy mạn. Kết quả: Qua nghiên cứu trên 
44 bệnh nhân có chỉ định thực hiện thủ thuật siêu âm nội soi. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau: (i) Hình 
ảnh viêm tụy mạn trên siêu âm nội soi. Tổn thương các nốt và dãi tăng âm không có bóng lưng chiếm tỷ lệ cao 
nhất 79,5%, tiếp đến là vôi hóa nhu mô tụy chiếm 72,7% và thấp nhất là nang tụy, nang giả tụy chiếm 13,6%. 
Tổn thương giãn đường tụy chính chiếm tỷ lệ cao nhất 75,0% tiếp đến là tăng âm thành đường tụy chiếm 
72,7% sau đó sỏi đường tụy chiếm và bờ đường tụy không đều chiếm 52,2%. (ii) Giá trị của bộ tiêu chuẩn 
Rosemont trong chẩn đoán viêm tụy mạn. Viêm tụy mạn được chẩn đoán với một tiêu chuẩn chính A cộng 
với ≥ 3 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ lệ cao nhất 67,5%, tiếp đến là hai tiêu chuẩn chính A chiếm 32,5%. Viêm tụy 
mạn giai đoạn sớm được chẩn đoán với nhiều hơn hoặc bằng 5 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. 
Siêu âm nội soi có hiệu quả hơn chụp cắt lớp vi tính trong các trường hợp viêm tụy mạn giai đoạn sớm. Kết 
luận: Siêu âm nội soi có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý viêm tụy mạn
Từ khóa: viêm tụy mạn, siêu âm nội soi
Abstract
THE PRIMARY RESEARCH: THE ROLE OF ENDOSCOPIC 
ULTRASOUND IN DIAGNOSIS OF CHRONIC PANCREATITIS
Vinh khanh2 , Tran Van Huy1
(1) Dept. of internal Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy
(2) Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University
Background and aims: To evaluate the efficacy of endoscopy ultrasound for diagnosis chronic pancreatitis 
by Rosemont classification. Patients and methods: A cross - sectional study was conducted on 44 patients 
undergoing endoscopy ultrasound to diagnose chronic pancreatitis. Results: Study on a total of 44 patients 
indicated for endoscopic ultrasound. We have some following results: The lesions of chronic pancreatitis on 
endoscopic ultrasound: The hyperechoic foci without shadowing and stranding was 79.5% and hyperechoic 
foci with shadowing was 72.7%, cyst and pseudocyst were about 13.6%. Main pancreatic duct dilation is 75%, 
hyperechoic main pancreatic duct wall was 72.7%, main pancreatic duct stone and irregular main pancreatic 
duct contour were about 52.2%. Rosemont classification in diagnosis of chronic pancreatitis: Consistent 
with chronic pancreatitis by 1 major A feature (+) ≥ 3 minor features is 67.5% and 2 major A features is 
32.5%. Suggestive of chronic pancreatitis by over 5 minor features is 100%. EUS is more accurate than CT in 
detecting early chronic pancreatitis. Conclusions: Endoscopic ultrasound is a highly effective method of 
diagnosing chronic pancreatitis.
Key words: endoscopy ultrasound, chronic pancreatitis
41
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tụy mạn là bệnh lý được đặc trưng bởi 
tổn thương tuyến tụy đưa đến giảm chức năng 
ngoại tiết và nội tiết. Đây là một bệnh khá phổ biến, 
thường được chẩn đoán muộn, điều trị khó khăn, 
tiên lượng xấu và nhất là có thể dẫn đến ung thư tụy 
[16]. Theo các nghiên cứu của tác giả Levy cho thấy 
tỷ lệ bệnh lý viêm tụy mạn chiếm 26,4/100.000 tại 
Pháp. Theo nghiên cứu của Morihisa Hirota tại Nhật 
Bản cho thấy tỷ lệ viêm tụy mạn chiếm 36,9/100.000 
khi tập hợp trên 1100 báo cáo từ 3027 bệnh viện tại 
Nhật. Nghiên cứu khác của Yadav tại Mỹ cho thấy 
tỷ lệ viêm tụy mạn chiếm 41,76/100.000. Ở Mỹ và 
Châu Âu nguyên nhân viêm tụy mạn do rượu chiếm 
70- 80%, ngoài ra còn viêm tụy mạn do thiếu dinh 
dưỡng hay viêm tụy mạn nhiệt đới [10], [13], [20]. 
Chẩn đoán viêm tụy mạn về mặt lý tưởng là chẩn 
đoán dựa trên mô bệnh học, tuy nhiên vấn đề sinh 
thiết tụy không được thường xuyên được chỉ định 
trên thực hành lâm sàng vì mang lại nhiều nguy cơ và 
biến chứng khi can thiệp. Vì vậy, chẩn đoán viêm tụy 
mạn vẫn dựa trên đánh giá hình thái học và các biến 
đổi về chức năng của tuyến tụy. Các phương tiện để 
đánh giá hình thái của tuyến tụy gồm: X quang bụng, 
siêu âm qua thành bụng, chụp cắt lớp vi tính, cộng 
hưởng từ và nội soi mật tụy ngược dòng. Tuy nhiên 
các phương tiện trên cho thấy hiệu quả đối với các 
biến đổi tuyến tụy ở giai đoạn tiến triển còn với viêm 
tụy mạn giai đoạn sớm và tối thiểu vẫn còn hạn chế 
[8]. Đối với các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến 
tụy cho thấy có độ nhạy và đặc hiệu cao trong chẩn 
đoán viêm tụy mạn nhưng lại hạn chế là khó khăn khi 
tiến hành xét nghiệm, gây khó chịu cho bệnh nhân 
và không tiện lợi. Hiện nay, siêu âm nội soi là một 
phương tiện mới khắc phục được những hạn chế của 
các xét nghiệm trong chẩn đoán viêm tụy mạn. Với 
đầu dò siêu âm được đưa đến tiếp xúc trực tiếp với 
tuyến tụy, siêu âm nội soi cho thấy giá trị khi đánh giá 
chính xác tổn thương ở nhu mô và đường tụy. Siêu âm 
nội soi chẩn đoán viêm tụy mạn dựa trên việc đánh 
giá các thành tố tổn thương của nhu mô tụy và đường 
tụy. Với những ưu điểm đó siêu âm nội soi đã khẳng 
định được giá trị trong chẩn đoán bệnh lý tụy khi so 
sánh với siêu âm qua thành bụng, chụp cắt lớp vi 
tính trong chẩn đoán các bệnh lý về nhu mô tụy và 
đường tụy [16], [12].
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu 
vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán viêm tụy 
mạn” với mục tiêu:
- Mô tả các hình ảnh viêm tụy mạn trên siêu âm 
nội soi
- Đánh giá viêm tụy mạn dựa trên bộ tiêu chuẩn 
Rosemont
2. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân 
đến khám và điều trị có các dấu hiệu lâm sàng và cận 
lâm sàng nghĩ đến bệnh lý viêm tụy mạn tại Bệnh 
viện Đại học Y Dược Huế.
- Viêm tụy cấp tái phát.
- Viêm tụy cấp ở người nghiện rượu.
- Đau thượng vị không rõ nguyên nhân.
- Hội chứng kém hấp thu.
- Đái tháo đường.
- Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Lâm sàng - cận lâm sàng: Tất cả bệnh nhân 
được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng và 
phát hiện các dấu chứng nghĩ đến viêm tụy mạn.
- Siêu âm nội soi:
Dụng cụ: Máy siêu âm nội soi thuộc hãng Fujifilm 
hiệu Radial EG 530UT2 và đầu dò Linear. 
- Chuẩn bị bệnh nhân: 
Bệnh nhân không được ăn uống trong vòng ít 
nhất 8 giờ trước khi nội soi.
Tháo răng giả nếu có.
Bệnh nhân được giải thích về thủ thuật siêu âm 
nội soi, những việc mà bác sĩ sẽ tiến hành khi siêu 
âm nội soi. 
Bệnh nhân được trấn an để thật sự bình tĩnh và 
đồng ý thì mới tiến hành thủ thuật. 
Tiến hành thủ thuật siêu âm nội soi.
- Đánh giá tổn thương tuyến tụy dựa vào bộ 
tiêu chuẩn Rosemont
- Tiêu chuẩn chính A
Nhu mô tụy: nốt tăng âm có kích thước ≥ 2 mm 
kèm bóng lưng. 
Đường tụy: sỏi đường tụy chính.
- Tiêu chuẩn chính B
Nhu mô tụy: Tổn thương nhiều thùy dạng tổ ong, 
nhiều thùy nhỏ cạnh nhau giới hạn rõ được phân chia 
bởi các vách có kích thước ≥ 5 mm, thường được khu 
trú ở vùng thân và đuôi tụy. 
- Tiêu chuẩn phụ: 
Nhu mô tụy:
Nang tụy: Tổn thương trống âm hình tròn hoặc 
elip có đường kính ≥ 2 mm 
Dãi tăng âm: 
Các dãi tăng âm có chiều dài ≥ 3 mm và phải có ít 
nhất có 3 dãi mới có giá trị chẩn đoán.
Nốt tăng âm không có bóng lưng.
Tổn thương không phải dạng tổ ong: 
Các thùy nhỏ này không nằm gần nhau và xuất 
hiện ở thân và đuôi tụy. 
42
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Đường tụy:
Giãn đường tụy chính: Khi kích thước đường tụy 
chính giãn ở thân tụy ≥ 3,5 mm hoặc ≥ 1,5 mm ở vùng 
đuôi tụy
Tổn thương không đều bờ của đường tụy chính: 
Tổn thương này thường được đánh giá ở vùng thân 
và đuôi tụy.
Giãn đường tụy nhánh: Các tổn thương hình ống 
có đường kính ≥ 1 mm và phải có ít nhất 3 tổn thương 
được phát hiện.
Tổn thương tăng âm thành đường tụy: Tổn 
thương tăng âm chiếm > 50% thành đường tụy.
- Chẩn đoán viêm tụy mạn theo tiêu chuẩn 
Rosemont.
- Chẩn đoán chắc chắn viêm tụy mạn gồm có: 
(1) Một tiêu chuẩn chính A cộng với ≥ 3 tiêu 
chuẩn phụ.
(2) Một tiêu chuẩn chính A cộng với tiêu chuẩn 
chính B.
(3) Hai tiêu chuẩn chính A.
- Nghi ngờ viêm tụy mạn:
(1) Một tiêu chuẩn chính A cộng với < 3 tiêu 
chuẩn phụ.
(2) Một tiêu chuẩn chính B cộng với ≥ 3 tiêu chuẩn 
phụ. 
(3) Nhiều hơn hoặc bằng 5 tiêu chuẩn phụ. 
- Chưa nghĩ đến viêm tụy mạn:
(1) Từ 3 đến 4 tiêu chuẩn phụ, không có tiêu 
chuẩn chính.
(2) Một tiêu chuẩn chính hoặc < 3 tiêu chuẩn phụ.
- Bình thường:
(1) Nhỏ hơn hoặc có 2 tiêu chuẩn phụ, không có 
tiêu chuẩn chính [14], [16].
Thu thập số liệu: Ghi nhận kết quả siêu âm nội 
soi theo phiếu điều tra.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: 
Xử lý kết quả bằng phần mềm Epitable thuộc 
chương trình EPI - INFO 6.0 của WHO.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung về tuổi và giới
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về tuổi và giới
 Giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng
n % n % n %
< 20 0 0 1 12,5 1 2,2
21 – 40 6 16,7 2 25,0 8 18,1
41 – 60 26 72,2 4 50,0 30 68,2
60 – 80 4 11,1 1 12,5 5 11,5
Tổng 36 100 8 100 44 100
Nhận xét: Đối tượng mắc bệnh tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 41- 60, chung cho cả 2 giới chiếm tỷ lệ 
72,2% và 50,0%. Về giới tỷ lệ mắc bệnh ở nam chiếm 81,8% cao hơn nữ chiếm 18,2% 
3.1.2. Đặc điểm về tiền sử 
Bảng 3.2. Tiền sử bệnh nhân
Tiền sử
Số bệnh nhân
(n = 44 )
Tỷ lệ %
Nghiện rượu 23 52,2
Hút thuốc lá 17 38,6
Viêm tụy cấp 17 38,6
Bệnh lý đường mật 5 11,3
Đái tháo đường 6 13,6
Rối loạn lipid máu 1 2,2
Nhận xét: Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,2%, hút thuốc lá và viêm tụy cấp 
chiếm khoảng 38,6% và thấp nhất là rối loạn lipid máu chiếm 2,2%.
43
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Hình ảnh viêm tụy mạn trên siêu âm nội soi
3.2.1. Thay đổi kích thước tụy trên siêu âm nội soi 
Bảng 3.3. Kích thước tụy trên siêu âm nội soi
Kích thước tụy Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Bình thường 16 36,4
Lớn toàn bộ 0 0
Lớn từng phần 7 15,9
Teo toàn bộ 11 25,0
Teo từng phần 10 22,7
Tổng 44 100
Nhận xét: Có 16 bệnh nhân hình ảnh tụy bình thường chiếm 36,4%, tiếp đến là teo toàn bộ chiếm tỷ lệ 
25,0% và thấp nhất là phì đại từng phần chiếm 15,9%.
3.2.2. Tổn thương nhu mô tụy
Bảng 3.4. Tổn thương trên nhu mô tụy
Tổn thương nhu mô Số bệnh nhân (n = 44 ) Tỷ lệ %
Vôi hóa nhu mô 32 72,7
Tổn thương thùy dạng tổ ong 0 0
Dãi và nốt tăng âm 35 79,5
Nang tụy, nang giả tụy 6 13,6
Nhận xét: Tổn thương các nốt và dãi tăng âm không có bóng lưng chiếm tỷ lệ cao nhất 79,5%, tiếp đến là 
vôi hóa nhu mô tụy chiếm 72,7% và thấp nhất là nang tụy, nang giả tụy chiếm 13,6%
3.2.3. Tổn thương đường tụy
Bảng 3.5. Tổn thương trên nhu mô tụy
Tổn thương đường tụy Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Sỏi đường tụy 23 52,2
Giãn đường tụy chính 33 75,0
Bờ đường tụy không đều 23 52,2
Tăng âm thành đường tụy 32 72,7
Nhận xét: Tổn thương đường tụy thì giãn đường tụy chính chiếm tỷ lệ cao nhất 75,0% tiếp đến là tăng âm 
thành đường tụy chiếm 72,7% sau đó sỏi đường tụy chiếm và bờ đường tụy không đều chiếm 52,2%
3.3. Giá trị của bộ tiêu chuẩn Rosemont trong chẩn đoán viêm tụy mạn
3.3.1. Các trường hợp chẩn đoán chắc chắn viêm tụy mạn
Bảng 3.6. Các trường hợp chắc chắc chẩn đoán viêm tụy mạn
Tổn thương đường tụy Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Một tiêu chuẩn chính A cộng với 
≥ 3 tiêu chuẩn phụ
27 67,5
Một tiêu chuẩn chính A cộng với 
tiêu chuẩn chính B
0
Hai tiêu chuẩn chính A 13 32,5
Tổng 40 100
Nhận xét: Viêm tụy mạn được chẩn đoán với một tiêu chuẩn chính A cộng với ≥ 3 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ 
lệ cao nhất 67,5%, tiếp đến là hai tiêu chuẩn chính A chiếm 32,5%
44
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.3.2. Các trường hợp viêm tụy mạn giai đoạn sớm
Bảng 3.7. Các trường hợp viêm tụy mạn giai đoan sớm
Tổn thương đường tụy Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Một tiêu chuẩn chính A cộng với 
< 3 tiêu chuẩn phụ
0 0
Một tiêu chuẩn chính A cộng ≥ 3 
tiêu chuẩn phụ 
0 0
Nhiều hơn hoặc bằng 5 tiêu 
chuẩn phụ
3 100
Tổng 3 100
Nhận xét: Viêm tụy mạn được chẩn đoán với nhiều hơn hoặc bằng 5 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ lệ cao nhất 
100% 
3.3.3. Các trường hợp chưa nghĩ đến viêm tụy mạn
Bảng 3.8. Các trường hợp chưa nghĩ đến viêm tụy mạn
Tổn thương đường tụy Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Từ 3 đến 4 tiêu chuẩn phụ, không 
có tiêu chuẩn chính
1 100
Một tiêu chuẩn chính hoặc < 3 
tiêu chuẩn phụ
0 0
Tổng 1 100
Nhận xét: Các trường hợp chưa nghĩ đến viêm tụy mạn được chẩn đoán với tổn thương tụy từ 3 đến 4 
tiêu chuẩn phụ, không có tiêu chuẩn chính chiếm 100%.
3.3.4. So sánh gía trị chẩn đoán viêm tụy mạn trên chụp cắt lớp vi tính và siêu âm nội soi
 Bảng 3.9. Giá trị chẩn đoán viêm tụy mạn dựa trên chụp cắt lớp vi tính và siêu âm nội soi
Chẩn đoán 
Chụp cắt lớp vi tính Siêu âm nội soi
Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Viêm tụy mạn 40 90,9 40 90,9
Viêm tụy mạn giai đoạn sớm 1 2,2 3 6,9
Chưa nghĩ đến viêm tụy mạn 3 6,9 1 2,2
Tổng 44 100% 44 100%
Nhận xét: Tỷ lệ chẩn đoán viêm tụy mạn giữa 2 phương pháp khi chẩn đoán viêm tụy mạn đạt 90,9%, chẩn đoán 
viêm tụy mạn viêm tụy mạn giai đoạn sớm siêu âm nội soi đạt 6,9% và chụp cắt lớp vi tính chiếm 2,2%. Với tính hệ 
số Kappa đạt 0,9 khi so sánh chẩn đoán viêm tụy mạn nói chung. 
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng mắc 
bệnh tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 41- 60, 
chung cho cả 2 giới chiếm tỷ lệ 72,2% và 50,0%. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả 
của tác giả Lê Thanh Toàn (2010), nghiên cứu trên 
55 bệnh nhân cho thấy tuổi trung bình là 48,3 ± 6,5; 
nghiên cứu của tác giả Trần Văn Huy và Hoàng Trọng 
Thảng (2000) nghiên cứu trên 25 bệnh nhân cho thấy 
độ tuổi gặp nhiều nhất là 41 – 50 với tỷ lệ 60%; và 
nghiên cứu của tác giả Seicean trên 82 bệnh nhân 
cho thấy tuổi trung bình là 48,7 ± 9,5. Từ kết quả 
nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân viêm tụy mạn đa số 
là ở tuổi trung niên, điều này có thể giải thích vì đây 
là độ tuổi có số người uống rượu nhiều nhất và nhiều 
nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa số 
lượng và thời gian uống rượu với nguy cơ mắc bệnh 
viêm tụy mạn, khoảng thời gian này thường là 6 - 12 
năm [1], [3], [17].
Về giới trong nghiên cứu chúng tôi có 36 bệnh 
nhân nam chiếm 81,8% và 8 bệnh nhân nữ chiếm tỷ 
45
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
lệ 18,2%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của 
tác giả Trần Văn Huy và Hoàng Trọng Thảng (2000) 
với tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 7/1; thấp hơn kết quả nghiên 
cứu của tác giả Đào Quang Minh (2008) với tỷ lệ 
nam/nữ xấp xỉ 13,5/1, và cao hơn nghiên cứu của 
tác giả Seicean A và cộng sự (2006) với tỷ lệ nam/nữ 
là 6,5/1. Sự phù hợp giữa 4 nghiên cứu đó là số bệnh 
nhân nam đều cao hơn nhiều số bệnh nhân nữ. Sở 
dĩ có sự khác biệt về tỷ lệ mắc viêm tụy mạn ở nam 
và nữ là do tỷ lệ sử dụng rượu và thuốc lá ở nam cao 
hơn nữ và đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh 
lý viêm tụy mạn đã được các nghiên cứu chính minh 
[1], [3], [17].
Theo Bảng 3.2, số bệnh nhân có tiền sử nghiện 
rượu chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,2%, hút thuốc lá và 
viêm tụy cấp chiếm khoảng 38,6%, tiếp đến là đái 
tháo đường và bệnh lý đường mật chiếm 13,6% và 
11,3% và thấp nhất là rối loạn lipid máu chiếm 2,2%. 
Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của các tác giả 
Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng (2000) với tiền sử 
uống rượu chiếm 64%, đái tháo đường chiếm 24%; 
và thấp hơn nghiên cứu của tác giả Seicean (2006), 
cũng có 67% bệnh nhân nghiện rượu, nhưng có đến 
43,9% BN đái tháo đường [1], [17]. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy sự phù hợp về các nguyên nhân gây 
bệnh, trong đó rượu luôn là nguyên nhân hàng đầu 
gây nên bệnh lý viêm tụy mạn. Hút thuốc lá cũng là 
một trong những yếu tố nguy cơ của viêm tụy mạn, 
không chỉ làm trầm trọng thêm các tác hại của rượu 
đối với tụy mà thành phần nicotin trong thuốc lá 
và các chất chuyển hóa của nó cũng tiềm ẩn khởi 
phát bệnh. Ngoài ra có một tỷ lệ không nhỏ bệnh 
nhân viêm tụy mạn có tiền sử đái tháo đường, vậy 
nên cần thiết làm các xét nghiệm tầm soát đái tháo 
đường ở những bệnh nhân viêm tụy mạn [7].
4.2. Hình ảnh viêm tụy mạn trên siêu âm nội soi
4.2.1. Thay đổi kích thước tụy trên siêu âm nội soi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 16 bệnh nhân 
hình ảnh tụy bình thường chiếm 36,4%, tiếp đến là 
teo toàn bộ chiếm tỷ lệ 25,0%, teo từng phần chiếm 
22,7% và thấp nhất là phì đại từng phần chiếm 
15,9%. Sự khác biệt này có thể được giải thích là do 
có sự thay đổi kích thước tụy giữa các giai đoạn của 
viêm tụy mạn. Theo đó, tụy có thể bình thường hoặc 
tăng kích thước trong giai đoạn đầu, biểu hiện trên 
siêu âm là tụy to toàn bộ, đôi khi tụy không to nhưng 
bất cân xứng kích thước giữa các phần của tụy, có 
khi thấy khối khu trú ở tụy; còn trong gia đoạn muộn 
thì tụy thường teo nhỏ, thường kèm theo biểu hiện 
suy tụy nội tiết và ngoại tiết.
4.2.2. Tổn thương nhu mô tụy
Theo Bảng 3.4 các tổn thương các nốt và dãi 
tăng âm không có bóng lưng chiếm tỷ lệ cao nhất 
79,5% đây chính là tổn thương thường gặp trên siêu 
âm đánh giá nhu mô tụy vì đây là các biểu hiện đầu 
tiên trong viêm tụy, tiếp đến là vôi hóa nhu mô tụy 
chiếm 72,7% và thấp nhất là nang tụy, nang giả tụy 
chiếm 13,6%. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho 
thấy được sự tương quan giữa các tổn thương nhu 
mô tụy trên siêu âm nội soi với mô bệnh học đó là 
nốt tăng âm, dãi tăng âm, thương tổn dạng tổ ong và 
nang tương ứng với xơ hóa tại chỗ, xơ hóa bắt cầu, 
xơ hóa thùy và nang hoặc nang giả tụy [21]. Và các 
báo cáo đã cho thấy độ đặc hiệu của siêu âm nội soi 
trong đánh giá tổn thương dạng nốt tăng âm là 94%, 
tổn thương giảm âm là 94% và tổn thương dạng tổ 
ong đạt 94% [19].
4.2.3. Tổn thương tại đường tụy
Trong nghiên cứu của chúng tôi khi đánh giá các 
tổn thương tại đường tụy thì giãn đường tụy chính 
chiếm tỷ lệ cao nhất 75,0% tiếp đến là tăng âm thành 
đường tụy chiếm 72,7% sau đó sỏi đường tụy chiếm 
và bờ đường tụy không đều chiếm 52,2%. Điều này 
cho thấy viêm tụy mãn có trường hợp ống tụy dãn 
do có sự tắc nghẽn ống tụy do sỏi hoặc không do 
sỏi. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp viêm 
tụy mạn nhưng ống tụy chính không bị giãn. Trong 
mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 7 trường hợp viêm 
tụy mãn mà ống tụy chính không dãn và 17 trường 
hợp viêm tụy mạn không có sỏi đường tụy chính. 
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trong nước của 
tác giả Lê Văn Cường giãn đường tụy chính chiếm 
tỷ lệ cao nhất 32/47 trường hợp, sỏi tụy kèm giãn 
đường tụy 26/47 trường hợp [2]. Các báo cáo cho 
thấy sự tương quan giữa tổn thương trên siêu âm 
và mô bệnh học bờ đường tụy không đều, tăng âm 
thành đường tụy, thấy được đường tụy nhánh, sỏi 
tương ứng với giãn và hẹp đường tụy khu trú, xơ 
hóa cạnh đường tụy, giãn đường tụy nhánh, sỏi tụy. 
Và độ chính xác của siêu âm nội soi trong đánh giá 
tăng âm thành đường tụy là 83% và bờ đường tụy 
không đều là 94% [19], [21].
4.3. Giá trị của bộ tiêu chuẩn Rosemont trong 
chẩn đoán viêm tụy mạn
Theo Bảng 3.6 có 40 trường hợp viêm tụy mạn 
được chẩn đoán với một tiêu chuẩn chính A cộng 
với ≥ 3 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ lệ cao nhất 67,5%, 
tiếp đến là hai tiêu chuẩn chính A chiếm 32,5%. Do 
các tổn thương sỏi tụy và vôi hóa nhu mô tụy là các 
tổn thương thường gặp trong viêm tụy mạn hơn là 
tổn thương dạng tổ ong nên tiêu chí một tiêu chuẩn 
chính A cộng với ≥ 3 tiêu chuẩn phụ có tỷ lệ cao nhất 
trong nghiên cứu của chúng tôi. 
Theo Bảng 3.7 có 3 trường hợp viêm tụy mạn giai 
đoạn sớm trong đó đều được chẩn đoán theo tiêu 
chí có nhiều hơn hoặc bằng 5 tiêu chuẩn phụ. Trong 
46
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
nghiên cứu của chúng tôi có một trường hợp chưa 
nghĩ đến viêm tụy mạn do có 4 tiêu chuẩn phụ, đây là 
trường hợp bệnh nhân nam 39 tuổi có tiền sử uống 
bia nhiều, có rối loạn lipid máu và đái tháo đường 
kèm theo. Với trường hợp này có rất nhiều yếu tố 
nguy cơ đưa đến viêm tụy mạn cần phải tư vấn và 
dự phòng cho bệnh nhân. Các nghiên cứu tổng hợp 
trên thế giới về vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn 
đoán các bệnh lý tụy nói chung và viêm tụy mạn nói 
riêng đã kết luận siêu âm nội soi là một kỹ thuật mới 
và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh 
lý tụy [5]. 
Trong báo cáo tổng kết của tác giả Akane Yamabe 
thì siêu âm nội soi là một kỹ thuật an toàn, hiệu quả 
trong đánh giá nhu mô tụy, đường tụy và có giá trị 
cao trong chẩn đoán, theo dõi bệnh lý viêm tụy mạn 
[21]. Hiện nay chẩn đoán viêm tụy mạn trên siêu âm 
nội soi dựa vào 2 tiêu chuẩn đó là tiêu chuẩn truyền 
thống với 9 thành tố cấu thành và hệ thống phân 
loại Rosemont gồm có 11 thành tố chia thành chính, 
phụ và chia thành thế nào là viêm tụy mạn và viêm 
tụy mạn giai đoạn sớm. Theo tác giả Catalano chẩn 
đoán viêm tụy mạn theo Rosemont có sự tương 
quan 74% với tiêu chuẩn truyền thống và nâng lên 
84% khi bao gồm cả viêm tụy mạn và viêm tụy mạn 
giai đoạn sớm theo Rosemont [4]. Các nghiên cứu 
cho thấy vẫn không có sự đồng nhất khi đánh giá 
các yếu tố trong chẩn đoán viêm tụy mạn, theo tác 
giả Wallace thì giãn đường tụy và tổn thương dạng 
tổ ong xuất hiện với tần xuất cao nhưng theo tác giả 
Gardner thì tổn thương dạng dãi tăng âm và dạng 
nang lại xuất hiện cao hơn [11]. 
4.4. So sánh giá trị chẩn đoán viêm tụy mạn của 
chụp cắt lớp vi tính và siêu âm nội soi
Theo bảng 3.9 khi so sánh giá trị chẩn đoán viêm 
tụy mạn trên chụp cắt lớp vi tính và siêu âm nội soi 
trong chẩn đoán viêm tụy mạn hoàn toàn tương 
tự nhau đều đạt 90,9%. Trong khi giá trị chẩn đoán 
viêm tụy mạn giai đoạn sớm của chụp cắt lớp vi tính 
đạt 2,2% thấp hơn so với siêu âm nội soi đạt 6,9%. 
Khi tính hệ số tương hợp giữa chụp cắt lớp vi tính và 
siêu âm nội soi kể cả các trường hợp viêm tụy mạn 
giai đoạn sớm đạt 0,9. Qua đó cho thấy, khi chẩn 
đoán các trường hợp viêm tụy mạn thì giá trị chẩn 
đoán giữa chụp cắt lớp vi tính với siêu âm nội soi 
hoàn toàn tương tự nhau nhưng khi đánh giá các 
trường hợp viêm tụy mạn giai đoạn sớm thì siêu âm 
nội soi cho thấy có có hiệu quả hơn khi so sánh với 
chụp cắt lớp vi tính. 
Điều này đã được khảng định trong các nghiên 
cứu về vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán 
viêm tụy mạn đặc biệt là viêm tụy mạn giai đoạn 
sớm, theo nghiên cứu của tác giả Varadarajulu trên 
các trường hợp viêm tụy mạn không do sỏi mà chụp 
cắt lớp vi tính không chẩn đoán được, siêu âm nội 
soi cho thấy có độ nhạy 90,5%, độ đặc hiệu 85,7% 
khi được đối chiếu với tiêu chuẩn vàng là mô bệnh 
học sau phẫu thuật [18]. Các xét nghiệm đánh giá 
chức năng tụy như secretin/cholecystokinin có độ 
nhạy và độ đặc hiệu cao lên đến 90%. Tuy nhiên với 
phương pháp đánh giá chức năng tụy rất khó thực 
hiện và có nhiều biến chứng, các nghiên cứu cho 
thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa áp dụng siêu 
âm nội soi và sử dụng test secretin trong đánh giá 
viêm tụy mạn [6]. 
Các nghiên cứu sau này cho thấy trong chẩn 
đoán viêm tụy mạn giai đoạn sớm ERCP không còn 
là phương pháp thích hợp còn siêu âm nội soi đã cho 
thấy có độ nhạy cao hơn [9]. Khi so sánh với MRCP, 
đây là phương pháp có độ chính xác cao trong chẩn 
đoán viêm tụy mạn, nghiên cứu của Pungpapong khi 
so sánh siêu âm nội soi và MRI/MRCP trong chẩn 
đoán viêm tụy mạn cho thấy có sự tương đồng về 
độ nhạy nhưng siêu âm nội soi cao hơn về độ đặc 
hiệu [15]. 
Qua đó cho thấy được ưu thế của siêu âm nội soi 
trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tụy nói chung 
và viêm tụy mạn nói riêng.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 44 bệnh nhân chúng tôi rút 
ra các kết luận sau:
	Hình ảnh viêm tụy mạn trên siêu âm nội soi.
Tụy bình thường chiếm 36,4%, tiếp đến là teo 
toàn bộ chiếm tỷ lệ 25,0% và thấp nhất là phì đại 
từng phần chiếm 15,9%.
Tổn thương các nốt và dãi tăng âm không có 
bóng lưng chiếm tỷ lệ cao nhất 79,5%, tiếp đến là vôi 
hóa nhu mô tụy chiếm 72,7% và thấp nhất là nang 
tụy, nang giả tụy chiếm 13,6%.
Tổn thương giãn đường tụy chính chiếm tỷ lệ 
cao nhất 75,0% tiếp đến là tăng âm thành đường 
tụy chiếm 72,7% sau đó sỏi đường tụy chiếm và đờ 
đường tụy không đều chiếm 52,2%.
	Giá trị của bộ tiêu chuẩn Rosemont trong 
chẩn đoán viêm tụy mạn.
Viêm tụy mạn được chẩn đoán với một tiêu 
chuẩn chính A cộng với ≥ 3 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ 
lệ cao nhất 67,5%, tiếp đến là Hai tiêu chuẩn chính A 
chiếm 32,5%.
Viêm tụy mạn giai đoạn sớm được chẩn đoán với 
nhiều hơn hoặc bằng 5 tiêu chuẩn phụ chiếm tỷ lệ 
cao nhất 100%.
Siêu âm nội soi có hiệu quả hơn chụp cắt lớp vi 
tính trong các trường hợp viêm tụy mạn giai đoạn 
sớm.
47
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thanh Toàn (2010), “Vai trò siêu âm trong chẩn 
đoán viêm tụy mạn”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 
14(2), tr. 650-653.
2. Lê Văn Cường (2008), Kế quả điều trị viêm tụy 
mạn, tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 12.
3. Trần Văn Huy và Hoàng Trọng Thảng (2000), “Nhận 
xét về bệnh nguyên và một số đặc điểm của viêm tụy mạn 
ở bệnh viện Trung ương Huế”, Nội Khoa. 1, tr. 17-21
4. Catalano MF, Sahai A, Levy M, et al (2009). EUS-
based criteria for the diagnosis of chronic pancreatitis: the 
Rosemont classification. Gastrointest Endosc;69:1251-61
5. Christopher W Teshima, Gurpal S Sandha et 
al (2014), Endoscopic ultrasound in the diagnosis 
and treatment of pancreatic disease, World J 
Gastroenterol; 20(29): 9976-9989
6. Dominguez Munoz JE (2010). Diagnosis of chronic 
pancreatitis: Functional testing. Best Pract Res Clin 
Gastroenterol;24:233-41
7. Edderkaoui M and Thrower E (2013), “Smoking and 
pancreatic disease”, Journal of cancer therapy. 4(10A), pp. 
34.
8. Gardner TB, Levy MJ (2010). EUS diagnosis of 
chronic pancreatitis. Gastrointest Endosc;71:1280-9. 
9. Hastier P, Buckley MJ, Francois E, et al (1999). 
A prospective study of pancreatic disease in patients 
with alcoholic cirrhosis: Comparative diagnostic value 
of ERCP and EUS and long-term significance of isolated 
parenchymal abnormalities. Gastrointest Endosc;49:705-9
10. Hirota M, Shimosegawa T, Masamune A, et al 
(2012). The sixth nationwide epidemiological survey of 
chronic pancreatitis in Japan. Pancreatology; 12: 79–84.
11. Iglesias-García J, Lariño-Noia J, Lindkvist 
B, Domínguez-Muñoz JE (2015), Endoscopic ultrasound in 
the diagnosis of chronic pancreatitis, Rev Esp Enferm Dig 
;107(4):221-
12. Lévy P, Barthet M, Mollard BR, et al (2006). 
Estimation of the prevalence and incidence of chronic 
pancreatitis and its complications. Gastroenterol Clin Biol; 
30: 838–844.
13. Kazuya Akahoshi (2012), Radial EUS of 
Pancreatico-Biliary System, Practical Handbook of 
Endoscopic Ultrasonography. 8.
14. Marc F. Catalano, Anand Sahai, Michael Levy, 
Joseph Romagnuolo (2009), EUS-based criteria for 
the diagnosis of chronic pancreatitis: the Rosemont 
classification, Gastrointestinal endoscopy, Volume 69, No 7.
15. Pungpapong S, Wallace MB, Woodward TA, 
et al (2007). Accuracy of endoscopic ultrasonography 
and magnetic resonance cholangiopancreatography 
for the diagnosis of chronic pancreatitis: A prospective 
comparison study. J Clin Gastroenterol 2007;41:88-93.
16. Rana SS, Vilmann P (2015), Endoscopic ultrasound 
features of chronic pancreatits: A pictorial review. 
Endoscopic ultrasound; Vol 4 (1).
17. Seicean A et al (2006), “Mortality risk factors in 
chronic pancreatitis”, journal of gastrointestinal and liver 
diseases,15(1),pp.21.
18. Varadarajulu S, Eltoum I, Tamhane A, et al 
(2007): Histopathologic correlates of noncalcific chronic 
pancreatitis by EUS: a prospective tissue characterization 
study. Gastrointest Endosc, 66:501–509.
19. Wallace MB, Hawes RH, Durkalski V, Chak A, Mallery 
S (2001) The reliability of EUS for the diagnosis of chronic 
pancreatitis: interobserver agreement among experienced 
endosonographers. Gastrointest Endosc 53: 294-299
20. Yadav D, Timmons L, Benson JT, et al (2011). 
Incidence, prevalence, and survival of chronic pancreatitis: 
A populationbased study. Am J Gastroenterol; 106: 2192–
2199.
21. Yamabe A, Irisawa A, Shibukawa G, Abe Y, Nikaido 
A, et al. (2013) Endosonographic Diagnosis of Chronic 
Pancreatitis. J Gastroint Dig SystS2: 005.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_buoc_dau_vai_tro_cua_sieu_am_noi_soi_trong_chan_d.pdf