Nghiên cứu biến chứng của phẫu thuật đục thể thủy tinh có đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt chấn thương

Trong phẫu thuật thể thuỷ tinh (TTT) do nguyên nhân chấn thương, việc theo dõi

và xử lý biến chứng trong và sau phẫu thuật là một trong những yếu tố quyết định tới

kết quả giải phẫu và chức năng của bệnh nhân.

Nghiên cứu tiến cưú trên 65 mắt của 65 bệnh nhân đục thể thuỷ tinh do chấn

thương (Bao gồm 43 mắt chấn thương xuyên, 14 mắt chấn thương đụng dập và 8 mắt

chấn thương xuyên có dị vật nội nhãn), chúng tôi nhận thấy có biến chứng trong mổ với

tỷ lệ cao hơn bình thường, biến chứng sau mổ chủ yếu là viêm màng bồ đào (30,8%) và

viêm khía giác mạc (15,4%). Trong quá trình theo dõi lâu dài, các biến chứng muộn

xuất hiện với tỷ lệ khá cao: với di lệch TTT nhân tạo(30,8%), dính mống mắt sau phẫu

thuật (33,8%) và đục bao sau (70,7%). Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực các biến

chứng sau mổ sẽ góp phần hạn chế xuất hiện một số biến chứng khác. Với biến chứng

đục bao sau trên mắt chấn thương, có thể mở bao sau sớm hơn nhằm phục hồi thị lực,

hạn chế các biến chứng khác, đặc biệt là trên trẻ em.

Kết quả phẫu thuật TTT chấn thương phụ thuộc vào mức độ tổn thương nhãn

cầu, các biến chứng trong mổ, hậu phẫu và thái độ xử trí sớm với các biến chứng.

pdf 8 trang kimcuc 5280
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu biến chứng của phẫu thuật đục thể thủy tinh có đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt chấn thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu biến chứng của phẫu thuật đục thể thủy tinh có đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt chấn thương

Nghiên cứu biến chứng của phẫu thuật đục thể thủy tinh có đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt chấn thương
 24
NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT ĐỤC THỂ 
THỦY TINH 
CÓ ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO TRÊN MẮT CHẤN 
THƯƠNG 
ĐỖ NHƯ HƠN, NGUYỄN KIÊN TRUNG 
Bệnh viện Mắt Trung ương 
TÓM TẮT 
Trong phẫu thuật thể thuỷ tinh (TTT) do nguyên nhân chấn thương, việc theo dõi 
và xử lý biến chứng trong và sau phẫu thuật là một trong những yếu tố quyết định tới 
kết quả giải phẫu và chức năng của bệnh nhân. 
Nghiên cứu tiến cưú trên 65 mắt của 65 bệnh nhân đục thể thuỷ tinh do chấn 
thương (Bao gồm 43 mắt chấn thương xuyên, 14 mắt chấn thương đụng dập và 8 mắt 
chấn thương xuyên có dị vật nội nhãn), chúng tôi nhận thấy có biến chứng trong mổ với 
tỷ lệ cao hơn bình thường, biến chứng sau mổ chủ yếu là viêm màng bồ đào (30,8%) và 
viêm khía giác mạc (15,4%). Trong quá trình theo dõi lâu dài, các biến chứng muộn 
xuất hiện với tỷ lệ khá cao: với di lệch TTT nhân tạo(30,8%), dính mống mắt sau phẫu 
thuật (33,8%) và đục bao sau (70,7%). Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực các biến 
chứng sau mổ sẽ góp phần hạn chế xuất hiện một số biến chứng khác. Với biến chứng 
đục bao sau trên mắt chấn thương, có thể mở bao sau sớm hơn nhằm phục hồi thị lực, 
hạn chế các biến chứng khác, đặc biệt là trên trẻ em. 
Kết quả phẫu thuật TTT chấn thương phụ thuộc vào mức độ tổn thương nhãn 
cầu, các biến chứng trong mổ, hậu phẫu và thái độ xử trí sớm với các biến chứng. 
 Đục thể thuỷ tinh là một biến 
chứng thường gặp sau chấn thương mắt, 
tỷ lệ này chiếm từ 30 đến 65% tuỳ theo 
nghiên cứu. Điều trị phẫu thuật thể thuỷ 
tinh chấn thương là phương pháp được 
lựa chọn chủ yếu, nhưng các biến chứng 
diễn ra trong và sau mổ cũng như trong 
quá trình theo dõi lâu dài cũng đặt ra 
nhiều vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, để 
hoàn thiện phương pháp đặt TTT nhân 
tạo trên mắt chấn thương đòi hỏi cần 
nghiên cứu các biến chứng nhằm mục 
đích phát hiện sớm và đưa ra những 
phương pháp điều trị hợp lý. 
 Mục đích của đề tài nhằm nhận 
định một số biến chứng và kết quả xử lý 
biến chứng sau phẫu thuật TTT nhân tạo 
trên mắt chấn thương. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
 25
1. Đối tượng nghiên cứu: 
 Các bệnh nhân được nằm điều trị 
tại Khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt 
Trung Ương từ 6/2001 đến 4/2002. Tổng 
số 65 bệnh nhân. 
 Các bệnh nhân đục TTT do chấn 
thương có chỉ định mổ lấy TTT chấn 
thương và đặt TTT nhân tạo hậu phòng, 
gồm 43 mắt chấn thương xuyên, 14 mắt 
chấn thương đụng dập, 8 mắt chấn 
thương xuyên có dị vật nội nhãn. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
 Các bệnh nhân được: Khám lâm 
sàng trước phẫu thuật. Tiến hành phẫu 
thuật. Chăm sóc hậu phẫu và theo dõi sau 
điều trị 
 Các phương pháp đánh giá: 
 Đánh giá mức độ thị lực theo 5 
mức. 
 Đánh giá nhãn áp theo 3 mức: 
Thấp, trung bình và cao. 
 Các tổn thương trước phẫu thuật: 
Tình trạng đục TTT, tổn thương giác, 
củng mạc kèm theo, tổn thương mống 
mắt và các tổn thương của bán phần sau. 
 Các biến chứng trong mổ: Sót chất 
nhân, rách bao sau, xuất huyết tiền phòng 
trong phẫu thuật. 
 Các biến chứng sớm sau phẫu 
thuật: Phù giác mạc, viêm màng bồ đào. 
 Các biến chứng trong quá trình 
theo dõi: Dính mống mắt với bao sau, 
tình trạng TTT nhân tạo, tình trạng đục 
bao sau theo thời gian. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Giới, tuổi: 
 Trong tổng số 65 bệnh nhân trong 
nhóm nghiên cứu, có 50 bệnh nhân nam 
và 15 bệnh nhân nữ, độ tuổi trung bình là 
21,6. Bệnh nhân tuổi thấp nhất là 5, cao 
nhất là 64 tuổi. 
2. Các hình thái tổn thương thể thuỷ tinh: 
Loại CT 
Tổn thương TTT 
CTX Đụng dập 
CTX + 
DVNN 
Tổng 
n % n % n % n % 
Đục trương toàn bộ TTT 14 21,5 % 10 15,4 
% 
2 3,1 % 26 40 % 
Rách bao trước 21 32,3 % 1 1,5 % 3 4,6 % 25 38,5 
% 
Rách 2 bao 2 3,1 % 0 1 1,5 % 3 4,6 % 
Đục khu trú TTT 3 4,6 % 0 2 3,1 % 5 7,7 % 
Đục tiêu-vôi hoá 3 4,6 % 3 4,6 % 0 6 9,2 % 
Tổng số 43 66,2 % 14 21,5 8 12,3 % 65 100 % 
 26
% 
Đục trương TTT là hình thái hay 
gặp nhất trong các loại tổn thương TTT 
vói 40%.Trong các loại chấn thương, 
chấn thương xuyên gặp tất cả các hình 
thái tổn thương TTT. Loại chấn thương 
xuyên có dị vật nội nhãn, chúng tôi nhận 
thấy vị trí dị vật tương ứng hình thái tổn 
thương TTT: 1 mắt rách 2 bao có dị vật 
nằm trong buồng dịch kính, 3 mắt rách 
bao trước có dị vật trong TTT, 4 mắt có 
dị vật trong tiền phòng. 
Đục TTT do chấn thương đa số có 
kết hợp với các tổn thương nhãn cầu kèm 
theo với 60/65 mắt, chiếm 92,3%. 
3. Phân bố thị lực trước mổ: 
Chỉ có 1 trường hợp thị lực trước mổ >1/10. Thị lực dưới ĐNT3m chiếm tỷ lệ 
cao với 90,8% chứng tỏ tính chất nặng nề của tổn thương lúc trước mổ. 
4. Kết quả thị lực ở các thời điểm theo dõi: 
Thị lực 
Thời gian 
< ĐNT 3m ĐNT 3m - 0,2 0,2 - 0,5 ≥ 0,5 
n % n % n % n % 
Ra viện 5 7,7% 41 63,1% 19 29,2% 0 
2 tuần 5 7,7% 19 29,2% 28 43,1% 13 20% 
1 tháng 3 4,6% 12 18,5% 31 47,7% 19 29,2% 
3 tháng 1 1,5% 8 12,3% 22 33,8% 34 52,3% 
6 tháng 1 1,5% 5 7,7% 25 38,5% 34 52,3% 
9 tháng 1 1,9% 4 7,7% 27 51,9% 20 38,5% 
Tû lÖ ph©n bè thÞ lùc tr­ í c mæ
1,50%
7,70%
20%
70,80%
ST (+) § NT 1m § NT 3m >1/10
 27
5. Đặc điểm một số biến chứng 
trong quá trình theo dõi và phương 
pháp xử lý: 
* Biến chứng gặp trong phẫu thuật: 
Rách bao sau gặp 4 mắt, 2 mắt do 
nguyên nhân chấn thương, 2 mắt do quá 
trình phẫu thuật. Biến chứng này được 
xử lý bằng cắt dịch kính trước có lẫn 
khối chất nhân và đặt TTT nhân tạo lên 
trước bao trước. 
 Có 3 mắt sót chất nhân, nguyên 
nhân do các tổn thương của mống mắt và 
rách bao sau gây hạn chế cho quá trình 
rửa hút. Những mắt này mặc dù vẫn đặt 
được TTT nhân tạo, nhưng phần chất 
nhân còn sót gây phản ứng, dính với bao 
sau gây co kéo TTT nhân tạo. 
*Các biến chứng sớm sau phẫu thuật: 
VMBĐ 
Tuổi 
Có Không Tổng số 
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 
 8 t 7 10,8% 6 9,2% 13 20% 
 8 - 16 t 8 12,3% 7 10,8% 15 23,1% 
 16 - 45 t 4 6,1% 28 43,1% 32 49,2% 
> 45 t 1 1,5% 4 6,1% 5 7,7% 
Tổng 20 30,8% 45 69,2% 65 100% 
Liên quan giữa viêm màng bồ đào và lứa 
tuổi. 
Viêm màng bồ đào gặp ở ngày thứ 1 
sau phẫu thuật với tỷ lệ 30,8%, VMBĐ 
gặp nhiều hơn ở trẻ <16 tuổi, trong chấn 
thương xuyên nhiều hơn trong chấn 
thương đụng dập. 
Với 5 mắt có VMBĐ nhẹ, chúng 
tôi tra Corticoid (Maxitrol 4lần/ngày). 13 
mắt VMBĐ trung bình, có màng xuất tiết 
diện đồng tử, chúng tôi tiêm Corticoid và 
kháng sinh cạnh nhãn cầu 3 ngày một 
lần. Trung bình sau 4-5 ngày điều trị, 
màng xuất tiết tiêu hết để lại chấm sắc tố 
trên mặt trước TTT nhân tạo. 
Trong các mắt có VMBĐ, 2 mắt 
phải rửa hút màng xuất tiết sau điều trị 
nội khoa không hiệu quả. 
Viêm khía giác mạc sau phẫu thuật 
có 15,4% số mắt, biểu hiện ở mức độ nhẹ 
là viêm ở trung tâm, xung quanh vết 
khâu và nặng là phù dày toàn bộ giác 
mạc. 
Xuất huyết tiền phòng sau phẫu 
thuật có 2 mắt chiếm 3,1% số bệnh nhân 
nghiên cứu, vị trí xuất huyết gặp phải từ 
vị trí dính mống mắt gíac mạc do chấn 
thương và từ đường rạch rìa giác củng 
mạc. Những mắt này chúng tôi điều trị 
bằng tiêm Hyaza cạnh nhãn cầu, xuất 
huyết tiêu hết sau 3 ngày điều trị không 
 28
để lại di chứng gì đặc biệt như tăng nhãn áp hay thấm máu giác mạc. 
* Các biến chứng muộn trong quá trình theo dõi: 
Dính mống mắt sau phẫu thuật 
Tỷ lệ dính mống mắt chúng tôi gặp 
tăng dần theo thời gian, tất cả các trường 
hợp dính mống mắt sớm đều có liên quan 
đến tổn thương mống mắt do chấn 
thương, các trường hợp dính mống mắt 
đều có viêm màng bồ đào hậu phẫu, biểu 
hiện bằng màng xuất tiết diện đồng tử. 
Trong tổng số 65 mắt được theo dõi 
ở thời điểm 6 tháng, tỷ lệ dính mống mắt 
cao nhất ở nhóm tuổi ≤8, thấp nhất ở 
nhóm >45 tuổi. So sánh thống kê cho 
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
giữa các nhóm tuổi về biến chứng dính 
mống mắt (p<0,05). 
Tình trạng thuỷ tinh thể nhân tạo trong quá trình theo dõi 
 TTT nhân tạo 
Thời gian 
Cân Lệch Tổng số 
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 
Ra viện 65 100% 0 0% 65 100% 
2 tuần 58 89,2% 7 10,8% 65 100% 
1 tháng 54 83,1% 11 16,9% 65 100% 
3 tháng 45 69,2% 20 30,8% 65 100% 
6 tháng 43 66,2% 22 33,8% 65 100% 
9 tháng 30 57,7% 22 42,3% 52 100% 
 Tû lÖ dÝnh mèng m¾t theo thêi gian
34,60%
30,80%
29,20%
23,10%
16,90%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
2 tuÇn 1 th¸ ng 3 th¸ ng 6 th¸ ng 9 th¸ ng
Thêi gian
%
DÝnh mèng m¾t
 29
 Tình trạng bao sau: 
 Qua 6 tháng theo dõi, chúng tôi 
nhận thấy có 46 mắt bị đục bao 
sau(70,76%). Tỷ lệ đục bao sau tăng dần 
theo thời gian, xuất hiện sớm nhất vào 
tuần thứ 2 sau phẫu thuật. 
 Chúng tôi tiến hành mở bao sau 
bằng laser và phẫu thuật trên 20 mắt, do 
đục bao sau từ độ 2 trở lên, trong đó 1 
mắt laser bao sau không kết quả do sẹo 
giác mạc cản trở không mở được bao, 
phải chuyển sang cắt bao sau. 
 Kiểm tra kết quả thị lực sau mở bao 
cho thấy có 47,1% mắt có thị lực trên 
0,5. Có 1 trường hợp kết quả xấu có thị 
lực chỉ ở mức 0,1 do màng xơ tái bịt bao 
sau. 
BÀN LUẬN 
 Trong nghiên cứu chúng tôi gặp 
chủ yếu là bệnh nhân ở vùng nông thôn 
với 34/65 bệnh nhân có chấn thương liên 
quan tới các hoạt động sản xuất nông- 
công nghiệp, môi trường lao động vất vả, 
hiểu biết về bệnh tật còn ít nên khi bị 
chấn thương thường không tới ngay bệnh 
viện mà ở nhà tự mua thuốc về chữa; đến 
khi bệnh nặng mới tới khám. Chính điều 
này ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng 
nặng của bệnh khi mới nhập viện. 
 Trong các hình thái tổn thương 
TTT, hình thái đục trương toàn bộ chúng 
tôi gặp nhiều nhất, ở tất cả các loại chấn 
thương, loại tổn thương này khó quan sát 
vị trí vết rách bao. Nhóm bệnh nhân có 
đục TTT do rách bao trước chiếm 32,3%, 
nhóm này có đặc điểm là tới viện khám 
sớm hơn do chất TTT ngấm nước gây 
giảm thị lực nhanh, nhiều hơn. 
 Chúng tôi gặp 4 mắt rách bao sau 
phát hiện được trong quá trình phẫu 
thuật, do 2 nguyên nhân: Tổn thương 
lớn, phức tạp của bán phần trước (Giác 
mạc, mống mắt, bao trước) và quá trình 
viêm dính 2 bao gây khó khăn khi rửa 
hút chất nhân. Việc quyết định có hay 
không đặt TTT nhân tạo hậu phòng phụ 
thuộc vào vị trí, kích thước vết rách và 
dấu hiệu thoát dịch kính.. 
7,7%
92,3%
24,6%
75,4%
61,5%
38,5%
70,8%
29,2%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
%
2 tuÇn 1 th¸ng 3 th¸ng 6 th¸ng
Thêi gian
 T×nh tr¹ng bao sau theo thêi gian
Bao sau trong
§ ôc bao sau
 30
 Có 2 mắt sót chất nhân trong mổ do 
nguyên nhân rách bao sau trong phẫu 
thuật, trong quá trình theo dõi hậu phẫu, 
những mắt này có VMBĐ do chất thể 
thuỷ tinh. Phần chất nhân còn sót là yếu 
tố góp phần gây dính mống mắt, di lệch 
TTT nhân tạo và đục bao sau không đều. 
 Trong các biến chứng sớm, VMBĐ 
có 30,8%. Yếu tố tuổi có ảnh hưởng tới 
tỷ lệ VMBĐ đã được nhận thấy trong 
nghiên cứu, ngoài ra, các tổn thương của 
giác mạc, mống mắt do chấn thương và 
trong quá trình phẫu thuật, do trình độ 
phẫu thuật viên cũng được nhiều nghiên 
cứu nhấn mạnh. 
 Biến chứng viêm khía giác mạc 
xuất hiện sớm, ngay ngày đầu sau phẫu 
thuật, nguyên nhân do tổn thương giác 
mạc do cả chấn thương và do quá trình 
phẫu thuật gây nên. Chúng tôi sử dụng 
dung dịch Glucose, nước muối ưu trương 
và Corticoid để điều trị viêm khía giác 
mạc. 
 Dính mống mắt sau phẫu thuật là 
một trong những biến chứng thường gặp 
nhất trên mắt chấn thương có đặt TTT 
nhân tạo. Đa số các tác giả giải thích 
hiện tượng dính mống mắt do các tổn 
thương trước phẫu thuật, trong phẫu 
thuật và do hiện tượng VMBĐ hậu phẫu 
dẫn tới hình thành các cầu dính. Để hạn 
chế dính mống mắt, theo chúng tôi cần 
thiết nhất là phải hạn chế được VMBĐ 
hậu phẫu bằng các biện pháp: hạn chế 
tổn thương mống mắt, hạn chế sót chất 
nhân, điều trị VMBĐ tích cực và cố gắng 
đặt TTT nhân tạo vào trong bao để hạn 
chế hiện tượng cọ sát TTT nhân tạo vào 
mống mắt. 
 Các hình thái di lệch và diễn biến 
tình trạng TTT nhân tạo là yếu tố phức 
tạp và khó tiên lượng. Sau 6 tháng có 
33,8% lệch TTT nhân tạo sau phẫu thuật, 
bao gồm kẹt TTT nhân tạo, nghiêng và 
lệch tâm TTT nhân tạo. Biến chứng lệch 
TTT nhân tạo là hậu quả của các biến 
chứng trên, nên việc hạn chế và điều trị 
triệt để các biến chứng như dính mống 
mắt, VMBĐ, sót chất nhân có ý nghĩa 
lớn trong hạn chế lệch TTT nhân tạo. 
 Các nghiên cứu của các tác giả 
khác đều nêu ra nhận định về sự xuất 
hiện sớm và với tỷ lệ cao của biến chứng 
đục bao sau sau phẫu thuật TTT chấn 
thương. Tuổi càng trẻ, đục bao sau càng 
sớm; hiện tượng dính mống mắt gây hiện 
tương viêm tại chỗ, thúc đẩy nhanh quá 
trình đục bao sau là những nguyên nhân 
gây ra đục bao sau sớm. 
KẾT LUẬN 
 Các biến chứng của phẫu thuật 
TTT chấn thương xuất hiện sớm hơn, với 
tỷ lệ khá cao. Các biến chứng này có ảnh 
hửơng qua lại và liên quan lẫn nhau, việc 
xuất hiện các biến chứng này sẽ làm tiền 
đề cho các biến chứng khác với các diễn 
biến phức tạp hơn. Vì vậy việc phát hiện 
sớm, điều trị tích cực các biến chứng sẽ 
góp phần cải thiện kết quả phẫu thuật 
trên những mắt có đục TTT do nguyên 
nhân chấn thưong. 
 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. JOSEPH M., FANI S. (2001): Primary cataract extraction and intraocular 
lens implantation in penetrating ocular trauma. Ophthalmology; 108: 1099-
1103. 
2. MC DONNELL P.J., STARK W.J. (1984): Posterior capsule opacification: 
A specular microscopic study. Ophthalmology; Vol 91(7): 857- 863 
3. OZCETIN H., GELISKEN O. (1988): Long-term results of IOL implantation 
in traumatic cataracts. Bull. Soc. Belge Ophtalmol. ; 228: 1- 8 
4. MONTEFIORE G., ASSOULINE M. , SARAUX H. (1991): 
Desplacements acquis du cristallin. E.M.C.; 21250 D 10: 9 pages 
5. RUELLAN Y. M., HAMARD H. (1993): Cataracte et implantation sur oeil 
vitrectomisé. J. Fr. Ophtalmol.; 16; 5: 315-319 
6. THOUVENIN D., LESUEUR L. (1995): Implantation intercapsulaire dans 
les cataractes de l’enfant. J. Fr. Ophtalmol. ; 18; 11: 678- 687 
7. TURUT P. (1988): Cataracte traumatique et implantation. J. Fr. 
Ophtalmol. 11 (5): 425- 433 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bien_chung_cua_phau_thuat_duc_the_thuy_tinh_co_da.pdf