Nghiên cứu áp dụng kĩ thuật Diafiltration để nâng cao độ tinh khiết của fructooligosaccharides (FOS) bằng membrane ds-5-dl

FOS là hỗn hợp của 1-kestose (GF2), nystose (GF3) và 1F-fructosylnystose (GF4) [2]. Quá

trình tổng hợp FOS với xúc tác là enzim fructosyltransferase đạt hiệu suất 50 – 60% so với nồng

độ saccharose ban đầu. FOS cao độ được sản xuất bằng cách tách glucose, fructose và

saccharose dư [10] bằng các phương pháp membrane, sắc kí, lên men hoặc enzim. Phương pháp

lọc nano có nhiều tiềm năng trong tinh sạch oligosaccharides ở quy mô công nghiệp [7, 13].

Trong phương pháp lọc nano, sau khi đi qua membrane, dung dịch nhập liệu được phân

riêng thành hai dòng riêng biệt, retentate (dòng không qua membrane) và permeate (dòng qua

membrane). Để nâng cao độ tinh khiết của sản phẩm, người ta áp dụng kĩ thuật diafiltration

trong quá trình lọc. Diafiltration là quá trình bổ sung dung môi (chất pha loãng) vào retentate và

tách nó ra như permeate cùng với chất tan. Mục tiêu có thể là tăng khả năng thu hồi chất tan

hoặc thu nhận retentate với độ tinh khiết cao hơn. Diafiltration có thể được tiến hành gián đoạn

hay liên tục. Diafiltration gián đoạn là quá trình tách chất tan thấm qua membrane theo dòng

permeate, sau đó pha loãng retentate lại bằng nước và tiến hành lọc lại [5]. Tiếp tục quá trình

cho tới khi chất tan phân tử lượng nhỏ đạt nồng độ mong muốn, khi đó ngưng thêm nước và cô

đặc retentate tới nồng độ cuối cùng [8]. Khi thể tích permeate thu được bằng với thể tích

retentate lúc bắt đầu quá trình diafiltration, tiến hành được một một bước diafiltration [11]. Khi

không pha loãng, quá trình lọc sẽ dừng lại khi hiện tượng fouling xảy ra hoặc khi áp suất thẩm

thấu tăng quá cao.

pdf 9 trang kimcuc 7960
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu áp dụng kĩ thuật Diafiltration để nâng cao độ tinh khiết của fructooligosaccharides (FOS) bằng membrane ds-5-dl", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu áp dụng kĩ thuật Diafiltration để nâng cao độ tinh khiết của fructooligosaccharides (FOS) bằng membrane ds-5-dl

Nghiên cứu áp dụng kĩ thuật Diafiltration để nâng cao độ tinh khiết của fructooligosaccharides (FOS) bằng membrane ds-5-dl
 123
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 48, số 5, 2010 Tr. 123-131 
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KĨ THUẬT DIAFILTRATION ĐỂ NÂNG 
CAO ĐỘ TINH KHIẾT CỦA FRUCTOOLIGOSACCHARIDES (FOS) 
BẰNG MEMBRANE DS-5-DL 
LÊ THỊ HỒNG ÁNH, ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO, NGUYỄN ĐÌNH THỊ NHƯ NGUYỆN 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
FOS là hỗn hợp của 1-kestose (GF2), nystose (GF3) và 1F-fructosylnystose (GF4) [2]. Quá 
trình tổng hợp FOS với xúc tác là enzim fructosyltransferase đạt hiệu suất 50 – 60% so với nồng 
độ saccharose ban đầu. FOS cao độ được sản xuất bằng cách tách glucose, fructose và 
saccharose dư [10] bằng các phương pháp membrane, sắc kí, lên men hoặc enzim. Phương pháp 
lọc nano có nhiều tiềm năng trong tinh sạch oligosaccharides ở quy mô công nghiệp [7, 13]. 
Trong phương pháp lọc nano, sau khi đi qua membrane, dung dịch nhập liệu được phân 
riêng thành hai dòng riêng biệt, retentate (dòng không qua membrane) và permeate (dòng qua 
membrane). Để nâng cao độ tinh khiết của sản phẩm, người ta áp dụng kĩ thuật diafiltration 
trong quá trình lọc. Diafiltration là quá trình bổ sung dung môi (chất pha loãng) vào retentate và 
tách nó ra như permeate cùng với chất tan. Mục tiêu có thể là tăng khả năng thu hồi chất tan 
hoặc thu nhận retentate với độ tinh khiết cao hơn. Diafiltration có thể được tiến hành gián đoạn 
hay liên tục. Diafiltration gián đoạn là quá trình tách chất tan thấm qua membrane theo dòng 
permeate, sau đó pha loãng retentate lại bằng nước và tiến hành lọc lại [5]. Tiếp tục quá trình 
cho tới khi chất tan phân tử lượng nhỏ đạt nồng độ mong muốn, khi đó ngưng thêm nước và cô 
đặc retentate tới nồng độ cuối cùng [8]. Khi thể tích permeate thu được bằng với thể tích 
retentate lúc bắt đầu quá trình diafiltration, tiến hành được một một bước diafiltration [11]. Khi 
không pha loãng, quá trình lọc sẽ dừng lại khi hiện tượng fouling xảy ra hoặc khi áp suất thẩm 
thấu tăng quá cao. 
Hình 1. Hệ thống lọc membrane có diafiltration 
Có hai phương thức diafiltration: CVD và VVD. 
 124
- CVD (Constant volume diafiltration): quá trình diafiltration được tiến hành trong điều 
kiện lưu lượng nước pha loãng bằng lưu lượng permeate tạo thành. 
- VVD (Variable volume diafiltration): quá trình diafiltration được tiến hành trong điều 
kiện lưu lượng nước pha loãng khác lưu lượng permeate tạo thành, thường là nhỏ hơn [6]. 
Nghiên cứu này tập trung vào trình bày và phân tích mối quan hệ giữa nồng độ của các 
đường khác nhau và số bước diafiltration cũng như mối quan hệ giữa hiệu suất thu hồi và độ tinh 
khiết của FOS, từ đó xác định điều kiện tinh chế FOS có áp dụng diafiltration. Các thí nghiệm 
được tiến hành tại các giá trị thông số công nghệ đã được xác lập khi tiến hành tối ưu các điều 
kiện tinh sạch FOS bằng phương pháp lọc nano sử dụng membrane DS-5-DL như sau: nồng độ 
dung dịch FOS 5% (w/v), nhiệt độ 45oC, lưu lượng nhập liệu 6 lít/phút và áp suất nhập liệu 25 
bar [1]. 
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Nguyên liệu – Hóa chất – Thiết bị 
- FOS: gồm GF2, GF3 và GF4 (55–65%), glucose, fructose và saccharose. 
- Nước: sử dụng nước đã qua xử lý lọc thẩm thấu ngược. 
- Hóa chất: FOS chuẩn (GF2, GF3 và GF4) (Wako, Nhật); saccharose, glucose, fructose, 
acetonitrile và nước để phân tích HPLC (Merck, Đức). 
- Hệ thống lọc nano có hệ thống diafiltration bán tự động, sử dụng membrane dạng cuộn 
xoắn DS-5-DL (hãng GE Osmonics, Mỹ). 
Bảng 1. Thông số kĩ thuật của membrane DS-5-DL 
Thông số kĩ thuật Giá trị 
Diện tích lọc 0,325m2 
pH 3 - 10 
Nhiệt độ tối đa 50ºC 
Khả năng chịu chlorine 500ppm 
Kích thước (đường kính x chiều dài) 30,48 × 457,2mm 
Giới hạn khối lượng phân tử 300Da 
Lưu lượng tối đa 9,46 lít/phút 
Áp suất tối đa 41 bar 
 125
Hình 2. Sơ đồ hệ thống lọc nano 
1. Bể nhập liệu. 
2 Bể nước pha loãng. 
3. Cánh khuấy. 
4. Bơm cao áp. 
5. Bộ lọc cuộn xoắn. 
6. Bơm nước pha loãng. 
7. Van điều chỉnh lưu lượng nước pha loãng. 
8. Thiết bị gia nhiệt bể nhập liệu. 
9. Thiết bị gia nhiệt bể nước pha loãng 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp xác định tốc độ dòng permeate 
Tốc độ dòng permeate được xác định là thể tích permeate chảy qua một đơn vị diện tích 
membrane trong một đơn vị thời gian. 
tA
VJ
×
=
Với: J là tốc độ dòng permeate, tính bằng lít/m2.giờ; t là thời gian, tính bằng giờ; V là thể tích 
permeate thu được trong thời gian t, tính bằng lít; A là diện tích lọc của membrane, tính bằng m2. 
- Phương pháp phân tích hóa lí: xác định thành phần fructose, glucose, saccharose, FOS 
(GF2, GF3, GF4) của mẫu nhập liệu và permeate bằng phương pháp sắc kí lỏng cao áp trên máy 
HPLC Shimazu, với cột phân tích NH2 và đầu dò khúc xạ RID (Reflective index detector), chạy 
ở nhiệt độ 40ºC, pha động là hỗn hợp acetonitrile : nước (75 : 25) với vận tốc 0,6 ml/phút. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
Dung dịch FOS có nồng độ 5% (w/v) ở nhiệt độ 45ºC được bơm qua hệ thống lọc với lưu 
lượng 6 lít/phút và áp suất 25 bar. Trong quá trình diafiltration, nước pha loãng có nhiệt độ bằng 
với nhiệt độ dung dịch nhập liệu (45ºC) được bơm vào bể nhập liệu. Hệ thống diafitration có thể 
điều chỉnh lưu lượng nước pha loãng, qua đó có thể đạt được tỉ lệ lưu lượng nước pha loãng và 
lưu luợng permeate cho trước (CVD 1 : 1; VVD 0,95 : 1; VVD 0,90 : 1). 
3.1. CVD (Lưu lượng nước pha loãng : lưu lượng permeate = 1 : 1) 
Vì saccharose và FOS có phân tử lượng cao không thấm qua membrane DS-5-DL nên khi 
tiến hành quá trình diafiltration, chỉ có các monosaccharides như fructose và glucose được tách 
ra theo dòng permeate, các đường khác nằm lại trong retentate. Do đó độ tinh khiết của FOS 
tăng dần theo số bước diafiltration. 
 126
Bảng 2. Kết quả thí nghiệm diafiltration CVD 
Số bước 
diafiltration 
Nồng độ (mg/ml) Độ tinh 
khiết của 
FOS (%) 
Hiệu suất 
thu hồi FOS 
Y (%) F G S GF2 GF3 GF4 
0 0,62 13,20 4,69 15,28 14,76 2,11 63,46 100,00 
1 0,50 11,06 4,69 15,29 14,78 2,12 66,45 99,63 
2 0,40 9,32 4,69 15,30 14,91 2,13 69,18 99,57 
3 0,30 7,03 4,71 15,32 14,83 2,12 72,83 98,87 
4 0,24 6,32 4,71 15,34 14,85 2,12 74,14 98,49 
5 0,00 5,01 4,73 15,38 14,85 2,14 76,87 98,17 
6 0,00 4,32 4,75 15,40 14,85 2,13 78,12 97,69 
7 0,00 3,15 4,75 15,41 14,89 2,13 80,41 97,34 
8 0,00 2,67 4,76 15,45 14,98 2,14 81,43 97,25 
9 0,00 1,43 4,75 15,46 14,98 2,14 84,06 96,78 
10 0,00 1,21 4,78 15,69 15,00 2,11 84,56 96,92 
11 0,00 1,14 4,82 15,72 15,01 2,14 84,65 96,62 
12 0,00 0,98 4,84 15,75 15,01 2,16 84,98 96,25 
13 0,00 0,78 4,87 15,82 15,08 2,15 85,40 96,12 
14 0,00 0,65 4,87 15,85 15,17 2,18 85,74 96,04 
15 0,00 0,53 4,91 15,91 15,21 2,18 85,96 95,81 
16 0,00 0,45 4,98 15,99 15,34 2,18 86,06 95,89 
17 0,00 0,34 4,98 16,03 15,33 2,19 86,31 95,48 
18 0,00 0,24 4,99 16,06 15,42 2,19 86,56 95,30 
19 0,00 0,12 5,02 16,05 15,56 2,19 86,80 95,14 
20 0,00 0,12 5,05 16,09 15,62 2,21 86,77 94,95 
Hình 3. Sự thay đổi nồng độ các đường trong dung dịch FOS theo số bước diafiltration (CVD) 
 127
Khi sử dụng phương thức CVD, lưu lượng nước pha loãng bằng với lưu lượng permeate tạo 
thành, do đó thể tích dung dịch xem như không đổi trong quá trình diafiltration. Vì vậy nồng độ 
các đường không thấm qua membrane (saccharose, FOS) không đổi. 
Độ tinh khiết của FOS tăng mạnh sau 7 bước diafiltration, sau đó bắt đầu tăng ít dần. Sau 
12 bước, độ tinh khiết của FOS đạt xấp xỉ 85% với hiệu suất thu hồi 96%. Sau đó độ tinh khiết 
FOS thay đổi rất ít, đạt 86,77% sau 20 bước diafiltration, hiệu suất thu hồi đạt 95%. 
Hình 4. Sự thay đổi hiệu suất thu hồi FOS theo độ tinh khiết của FOS (CVD) 
Hình 4 cho thấy trong quá trình CVD, hiệu suất thu hồi FOS giảm ít khi tăng độ tinh khiết 
(tức là tăng số bước diafiltration), chủ yếu do không có tổn thất FOS qua dòng permeate. Điều 
này phù hợp với nghiên cứu của Feng và cộng sự (2009) [3]. 
3.2. VVD 0,95: 1 (Lưu lượng nước pha loãng : lưu lượng permeate = 0,95 : 1) 
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm diafiltration VVD 0,95 : 1 
Số bước 
diafiltration 
Nồng độ (mg/ml) Độ tinh 
khiết của 
FOS (%) 
Hiệu suất 
thu hồi FOS 
Y (%) F G S GF2 GF3 GF4 
0 0,68 13,16 4,66 15,37 14,47 2,26 63,44 100 
1 0,4 10,8 4,81 16,15 15,15 2,32 67,74 99,46 
2 0,35 8,88 5,12 16,98 15,98 2,49 71,18 99,58 
3 0 8,79 5,35 17,87 16,81 2,63 72,52 99,52 
4 0 8,64 5,61 18,6 17,5 2,75 73,16 98,4 
5 0 8,25 5,71 19,61 18,44 2,82 74,54 98,29 
6 0 6,34 6,39 20,66 19,43 2,79 77,11 97,91 
7 0 6,07 6,65 21,01 20,32 3,24 77,8 96,63 
 128
8 0 5,23 6,78 22,25 21,56 3,32 79,69 97,01 
9 0 4,51 6,98 22,79 22,84 3,6 81,08 96,20 
10 0 3,9 7,02 24,62 23,15 3,67 82,49 95,43 
11 0 3,44 7,23 26,13 24,53 3,9 83,64 96,09 
12 0 2,44 7,35 27,53 25,85 4,1 85,45 96,10 
13 0 2 7,48 29,58 26,01 4,33 86,34 95,10 
14 0 1,99 7,62 29,85 27,66 4,57 86,6 93,52 
15 0 1,96 8,12 31,68 29,32 4,88 86,73 94,20 
16 0 1,86 8,68 32,12 31,68 5,16 86,74 93,59 
17 0 1,84 9,21 33,89 33,25 5,38 86,78 93,41 
Trong quá trình diafiltration với phương thức VVD, sản phẩm vừa được tinh sạch vừa được 
cô đặc do thể tích dung dịch giảm. Về cơ bản, đây là quá trình có ưu điểm hơn so với quá trình 
CVD do lượng nước pha loãng sẽ ít hơn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nếu tỉ lệ lưu lượng nước 
pha loãng/lưu lượng permeate quá thấp, hiện tượng tập trung nồng độ và hiện tượng fouling có 
thể xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn sau khi lọc, khi đó phải ngừng quá quá trình lọc và tiến 
hành vệ sinh phục hồi membrane. 
Hình 5. Sự thay đổi nồng độ các đường trong dung dịch FOS theo số bước diafiltration 
(VVD 0,95 : 1) 
 129
Hình 6. Sự thay đổi hiệu suất thu hồi FOS theo độ tinh khiết của FOS (VVD 0,95 : 1) 
Với tỉ lệ lưu lượng nước pha loãng/lưu lượng permeate 0,95 : 1, dung dịch FOS vừa được 
tinh sạch vừa được cô đặc, nồng độ các đường không thấm qua membrane tăng lên. Độ tinh 
khiết của FOS đạt 86,78% sau 17 bước diafiltration, hiệu suất thu hồi đạt 93%. 
3.3. VVD 0,90:1 (Lưu lượng nước pha loãng: lưu lượng permeate = 0,90 : 1) 
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm diafiltration VVD 0,90:1 
Số bước 
diafiltration 
Nồng độ (mg/ml) Độ tinh 
khiết của 
FOS (%) 
Hiệu suất 
thu hồi FOS 
Y (%) F G S GF2 GF3 GF4 
0 0,70 13,23 4,63 15,72 14,55 2,24 63,65 100,00 
1 0,51 10,26 5,13 17,32 16,02 2,48 69,26 99,09 
2 0,00 7,70 5,68 19,30 17,69 2,67 74,77 98,67 
3 0,00 5,39 6,17 21,05 19,87 3,06 79,19 98,39 
4 0,00 3,50 6,78 23,78 21,89 3,23 82,63 98,36 
5 0,00 2,10 7,68 26,43 23,75 3,21 84,52 96,55 
6 0,00 1,57 7,76 28,74 26,53 4,24 86,45 96,74 
7 0,00 1,40 8,75 32,09 29,63 3,72 86,57 95,62 
8 0,00 1,38 9,85 35,82 33,08 4,25 86,69 96,06 
9 0,00 1,32 11,07 39,98 36,93 4,84 86,84 96,46 
Tương tự như khi áp dụng phương thức VVD 0,95 : 1, dung dịch FOS vừa được tinh sạch 
vừa được cô đặc, nồng độ các đường không thấm qua membrane tăng lên, tuy nhiên mức độ tăng 
rõ rệt hơn do lượng nước pha loãng được bổ sung với tỉ lệ thấp hơn. Độ tinh khiết của FOS đạt 
86,84% sau 9 bước diafiltration, hiệu suất thu hồi 96,46% (bảng 4). 
 130
 Khi so sánh các phương thức diafiltration CVD và VVD (tỉ lệ lưu lượng nước pha 
loãng/lưu lượng nước pha loãng là 0,95 : 1; 0,9 : 1), phương thức VVD tỉ lệ 0,9 : 1 cho kết quả 
tốt nhất, độ tinh khiết của FOS đạt 86,84% chỉ sau 9 bước diafiltration và hiệu suất thu hồi cũng 
cao hơn so với các phương thức khác. Tuy nhiên, không thể tiếp tục tăng số bước diafiltration để 
đạt được độ tinh khiết của FOS cao hơn do hiện tượng tập trung nồng độ hoặc hiện tượng 
fouling xảy làm ngăn cản các chất tan và nước đi qua membrane. Có thể nói với membrane 
DS-5-DL, không thể đạt được độ tinh khiết FOS 90% và 95%. 
Bảng 5 mô tả tóm tắt số bước diafitration và hiệu suất thu hồi FOS trong các phương thức 
diafiltration khác nhau với membrane DS-5-DL và G5. 
Bảng 5. Số bước diafiltration và hiệu suất thu hồi FOS trong các phương thức diafiltration 
Phương thức Số bước diafiltration Hiệu suất thu hồi FOS (%) 
CVD 12 - 13 96,24 
VVD 0,95 : 1 11– 12 96,10 
VVD 0,90 : 1 5 - 6 96,60 
Như vậy, cả CVD và VVD đều có thể được dùng để tinh sạch FOS một cách thành công, và 
độ tinh khiết của FOS cao nhất đạt 86,84% với membrane DS-5-DL. 
4. KẾT LUẬN 
Kĩ thuật diafiltration trong quá trình lọc nano thực sự có hiệu quả trong việc nâng cao độ 
tinh khiết của FOS. 
Cả phương thức CVD và VVD đều có thể được dùng để tinh sạch FOS với membrane DS-
5-DL một cách thành công. Độ tinh khiết của FOS cao nhất đạt 86,84% sau 9 bước diafiltration 
và hiệu suất thu hồi cao (96,46%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Thị Hồng Ánh, Đống Thị Anh Đào, Nguyễn Đình Thị Như Nguyện - Nghiên cứu nâng 
cao độ tinh khiết FOS bằng công nghệ lọc nano, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp 
Thành phố, 2010. 
2. Biedrzycka E., Bielecka M. - Prebiotic effectiveness of fructans of different degrees of 
polymerization, Trends in Food Science & Technology 15 (3 - 4) (2004) 170-175. 
3. Feng Y. M., Chang X. L., Wang W. H., Ma R. Y. - Separation of galacto-oligosaccharides 
mixture by nanofiltration, Journal of the Taiwan Institute of Chemical Engineers 40 (3) 
(2009) 326-332. 
4. Goulas A. K., Kapasakalidis P. G., Sinclair H. R., Rastall R. A., Grandison A. S. - 
Purification of oligosaccharides by nanofiltration, Journal of Membrane Science 209 (1) 
(2002) 321-335. 
5. Goulas A. K., Grandison A. S., Rastall R. A. - Fractionation of oligosaccharides by 
nanofiltration, J. Sci. Food Agric 83 (7) (2003) 675-680. 
 131
6. Li W., Chen T., Chen C. - Study on nanofiltration for purifying fructooligosaccharide. I. 
Operation models, Journal of Membrane Science 245 (1 - 2) (2004) 123-129. 
7. Lin T. J., Lee Y. C. - High-content fructooligosaccharides production using two 
immobilized microorganisms in an internal-loop airlift bioreactor, Journal of the Chinese 
Institute of Chemical Engineers 39 (3) (2008) 211-217. 
8. Lipnizki F., Boelsmand J., Madsen R. F. - Concepts of industrial-scale diafiltration 
systems, Desalination 144 (1 – 3) (2002) 179-184. 
9. Martinez-Ferez A., Guadix A., Guadix E. M. - Recovery of caprine milk oligosaccharides 
with ceramic membranes, Journal of Membrane Science 276 (1 - 2) (2006) 23-30. 
10. Nishizawa K., Nakajima M., Nabetani H. - Kinetic study on transfructosylation by β -
Fructofuranosidase from Aspergillus niger ATCC 20611 and availability of a membrane 
reactor for fructooligosaccharide production, Food Sci. Technol. Res. 7 (1) (2001) 39-44. 
11. Schwartz L. - Diafiltration: A fast, efficient method for desalting, or buffer exchange of 
biological samples, Scientific & Technical Report PN 33289, Pall Life Sciences, 2003. 
12. Valentas K. J., Rotstein E., Singh R. B. - Handbook of food engineering practice, CRC 
Press, LLC, Boca Raton, Florida, 1997. 
13. Wagner J. - Membrane filtration handbook – Practical tips and hints, Osmonics Inc., 
2001. 
14. Wang L., Yang G., Xing W., Xu N. - Mathematic model of the yield for diafiltration 
processes, Separation and Purification Technology 59 (2) (2008) 206-213. 
SUMMARY 
APPLICATION OF DIAFILTRATION TO INCREASE 
FRUCTOOLIGOSACCHARIDES'PURITY BY MEMBRANE DS-5-DL 
This article presented results of application of diafiltration in fructooligosaccharides by 
membrane DS-5-DL. Under conditions of temperature of 45ºC, feed concentration of 5% (w/v), 
flow rate of 6 l/min and pressure of 25 bar, applying diafiltration of CVD and VVD, the 
relationship between FOS’s concentration and diafiltration step as well as the correlation 
between FOS’s yield and purity were determined. The highest purity was 86.84% in VVD mode 
with ratio of flow rate of dilution water/permeate of 0.90/1. 
Địa chỉ: Nhận bài ngày 2 tháng 10 năm 2009 
Lê Thị Hồng Ánh, 
Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. HCM. 
Đống Thị Anh Đào, 
Trường Đại học Bách khoa TP. HCM. 
Nguyễn Đình Thị Như Nguyện, 
AgroParisTech UMR GENIAL. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ap_dung_ki_thuat_diafiltration_de_nang_cao_do_tin.pdf