Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố năng lực Marketing, hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mối quan hệ và đo lường ảnh hưởng của yếu tố
năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp du lịch trên cơ sở khảo sát 490 lãnh đạo doanh nghiệp (doanh nghiệp nội địa và
doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Thừa Thiên
Huế trong thời gian từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 7 năm 2018. Phân tích dữ liệu bằng mô hình
phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình cấu trúc (SEM). Kết quả xác định được mối quan
hệ và mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh
tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Nghiên cứu này còn đưa ra hàm ý
quản trị phù hợp giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh doanh tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố năng lực Marketing, hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 16 (1) (2018) 140-152 140 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA YẾU TỐ NĂNG LỰC MARKETING, HÌNH ẢNH THƢƠNG HIỆU VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Ít1*, Hoàng Thị Chỉnh2, Trần Anh Minh3 1Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 2Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 3Trường Đại học Văn Lang *Email: ngvanit@gmail.com Ngày nhận bài: 19/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 30/8/2018 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mối quan hệ và đo lường ảnh hưởng của yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch trên cơ sở khảo sát 490 lãnh đạo doanh nghiệp (doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 7 năm 2018. Phân tích dữ liệu bằng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình cấu trúc (SEM). Kết quả xác định được mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Nghiên cứu này còn đưa ra hàm ý quản trị phù hợp giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh doanh tốt. Từ khóa: Văn hóa tổ chức, năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh. 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp du lịch đã và đang tìm mọi cách để đạt hiệu quả kinh doanh bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là các doanh nghiệp du lịch cần nắm bắt được một trong những công cụ cơ bản là xây dựng năng lực marketing hiệu quả, hình ảnh thương hiệu tốt làm tăng khả năng cạnh tranh và từ đó tác động tích cực đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp [1]. Cũng như văn hóa tổ chức tác động đến năng lực cạnh tranh, từ đó sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh [2]. Hiệu suất kinh doanh là đánh giá của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào của doanh nghiệp và cải tiến hiệu suất là trọng tâm của doanh nghiệp. Như vậy, để đánh giá mối quan hệ và ảnh hưởng của các yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch là thật sự cần thiết đối với đối với các doanh nghiệp du lịch. Thừa Thiên Huế là tỉnh đại diện cho miền Trung Việt Nam được lựa chọn để nghiên cứu, bởi vì hiện tại còn thiếu những nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp du lịch. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu... 141 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Năng lực marketing Marketing là một quá trình mà các doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng mạnh mẽ để nắm bắt giá trị từ khách hàng đem lại cho doanh nghiệp [3]. Năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh. Trong lĩnh vực du lịch, năng lực marketing đóng một vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, phản ứng với đối thủ cạnh tranh, thích ứng với biến đổi của môi trường cũng như việc cải thiện chất lượng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. 2.1.2. Hình ảnh thương hiệu Hình ảnh thương hiệu là sự tin tưởng của khách hàng vào một tổ chức và tổng hợp tất cả những ấn tượng của khách hàng bởi hình ảnh thương hiệu được phân biệt rõ trong tâm trí của họ dựa trên những lợi ích chức năng và cảm xúc mà khách hàng cảm nhận được [4]. Hình ảnh của doanh nghiệp du lịch, khu du lịch được xác định là tất cả các niềm tin, ý tưởng và ấn tượng. Ngày càng có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng hình ảnh của doanh nghiệp du lịch, khu du lịch bao gồm 2 khía cạnh: nhận thức và tình cảm, phát triển hình ảnh doanh nghiệp thành tài sản của doanh nghiệp, quản lý hình ảnh ấn tượng tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp đó. 2.1.3. Văn hóa tổ chức Văn hóa là một hệ thống nhận thức được chia sẻ, tâm trí con người tạo ra văn hóa bằng trung bình của một số quy tắc hữu hạn các tổ chức, các hệ thống có kiến thức nằm trong mạng lưới các ý nghĩa chủ quan hoặc kinh tế các thành viên chia sẻ với các mức độ khác nhau và xuất hiện hoạt động theo cách giống như quy tắc [5]. Văn hóa tổ chức là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận, có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên và nó có tác dụng phân biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác [6]. Chính vì vậy chúng còn được gọi là “bản sắc riêng” hay “bản sắc văn hóa” của một tổ chức mà mọi người có thể xác định được và thông qua đó nhận ra được quan điểm và triết lý đạo đức của một tổ chức doanh nghiệp. Văn hóa tổ chức bao gồm các khía cạnh dựa trên bản sắc doanh nghiệp và được nhận dạng bởi các thành viên trong tổ chức đó. Vì vậy, văn hóa tổ chức cần được xem xét duy trì và phát triển bản sắc của doanh nghiệp. 2.1.4. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp là năng lực thiết kế, năng lực marketing của một doanh nghiệp về sản phẩm hoặc dịch vụ vượt trội so với những gì được cung cấp bởi các đối thủ cạnh tranh [7]. Một doanh nghiệp được cho là có lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó tạo ra giá trị kinh tế cao hơn đối thủ cạnh tranh, giá trị kinh tế được đề cập là so sánh lợi ích nhận được với chi phí bỏ ra của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ đã mua. Lợi thế cạnh tranh là cơ sở cho một chiến lược tốt, đồng thời một chiến lược tốt sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh. Do đó, năng lực cạnh tranh rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì điều đó giúp phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh [8]. Trong thực tế, cách tốt nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ là cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng. Nguyễn Văn Ít, Hoàng Thị Chỉnh, Trần Anh Minh 142 2.1.5. Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một bộ tiêu chí nhằm định lượng tính năng suất và hiệu quả các mặt hoạt động trong doanh nghiệp và nó được kiểm định bởi 3 cấp độ: cá nhân, mục tiêu của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá đó với môi trường hoạt động (văn hóa, thỏa mãn khách hàng, chiến lược phát triển) [8]. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là thành công của những nỗ lực để đạt được mục tiêu, thu được từ sáng tạo và có thể áp dụng, được nhìn thấy từ những nỗ lực của các nhân viên khi doanh nghiệp của họ tốt hơn so với giai đoạn trước như vốn, quy mô hoạt động và mở rộng kinh doanh, quan điểm về tài chính của nó hiệu suất bao gồm tính khả dụng, tính thanh khoản, khả năng thanh toán và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Đối với các khía cạnh khác nhau của việc xác định thành công của doanh nghiệp là hiệu quả hoạt động kinh doanh được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm mối quan hệ của các yếu tố và năng lực cạnh tranh tác động đến hiệu quả kinh doanh như mở rộng quy mô, tăng lợi nhuận và sự tin tưởng của khách hàng ngày càng tăng. 2.2. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu 2.2.1. Văn hóa tổ chức và năng lực marketing Marketing được xác định dựa trên một nền văn hóa tổ chức riêng biệt của doanh nghiệp đó, sự phát triển định hướng khách hàng trong các doanh nghiệp liên quan đến văn hóa tổ chức của doanh nghiệp đó [9]. Giai đoạn phát triển tiếp theo của chiến lược lập kế hoạch thị trường phải bao gồm sự tích hợp chính thức của văn hóa tổ chức được cân đối, nội bộ nhất quán và cũng phải phù hợp với chiến lược, nếu chiến lược đó được triển khai [10], đây là yếu tố quyết định làm tăng hiệu quả marketing. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa văn hóa tổ chức và năng lực marketing. 2.2.2. Văn hóa tổ chức và hình ảnh thương hiệu Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, hàng ngày tương tác giữa các thành viên trong tổ chức và khách hang. Để phát triển hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp thì văn hóa tổ chức là yếu tố quyết định hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp đó [11]. Văn hóa tổ chức tạo ra hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Hình ảnh của tổ chức thông qua sự nhận dạng của các thành viên trong tổ chức, đặc trưng về “bản sắc” riêng của từng tổ chức giúp phân biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, tạo nên hình ảnh thương hiệu khác nhau cho các doanh nghiệp. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa văn hóa tổ chức và hình ảnh thương hiệu. 2.2.3. Văn hóa tổ chức và năng lực cạnh tranh Văn hóa tổ chức là một lợi thế tạo ra cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, quản lý văn hóa tổ chức như một nguồn lực cạnh tranh trong doanh nghiệp, một cái nhìn dựa trên nhận dạng về lợi thế cạnh tranh bền vững [12]. Trong việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp không thể thiếu văn hóa tổ chức, chiến lược cạnh tranh và thực tiễn quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp [2]. Định hướng thị trường theo quan điểm văn hóa được hiểu như là văn hóa tổ chức; trong đó, thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh tạo thành trục trung tâm trong phương pháp làm việc của doanh nghiệp, định hướng này hàm ý sự tồn tại của một tập hợp các giá trị và thái độ trong tổ chức. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa văn hóa tổ chức và năng lực cạnh tranh. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu... 143 2.2.4. Năng lực marketing và hình ảnh thương hiệu Doanh nghiệp thể hiện hình ảnh thương hiệu rõ ràng, có thể giao tiếp hiệu quả với khách hàng về các dịch vụ, giá cả và thái độ của khách hàng [13]. Do đó, các chương trình marketing hiệu quả dựa trên xây dựng hình ảnh thương hiệu là quan trọng, bởi vì thông qua đó nâng cao nhận thức và kết nối hình ảnh thương hiệu với khách hàng. Trong đó bao gồm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẵn sàng chi trả một mức giá cao cho hình ảnh thương hiệu. Tầm quan trọng của bộ phận marketing, đặc biệt là nhân viên marketing, làm tăng trưởng về thương hiệu và phân khúc thị trường đã kích thích nhu cầu của khách hàng. Marketing được coi là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh thương hiệu thành công. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực marketing và hình ảnh thương hiệu. 2.2.5. Năng lực marketing và năng lực cạnh tranh Các nguồn lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh của doanh nghiệp bao gồm: khả năng phát triển sản phẩm, chất lượng dịch vụ khách hàng, hiệu quả trong sản xuất, năng lực marketing. Năng lực cạnh tranh của các cửa hàng Đài Loan bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như là chiến lược kinh doanh, năng lực tài chính, cơ sở vật chất các tiện nghi, sản phẩm hàng hóa, chất lượng dịch vụ, marketing, nguồn nhân lực. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hungary gồm: Lập kế hoạch, marketing, đảm bảo chất lượng, phương pháp tổ chức và kiểm soát tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [14]. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực marketing và năng lực cạnh tranh. 2.2.6. Hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được hình thành từ năng lực nội bộ của doanh nghiêp, nguồn lực hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. Nguồn lực vô hình và hữu hình ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, nguồn lực hữu hình chính là tài sản vật chất mà một doanh nghiệp có thể quan sát và đếm được như các nguồn lực tài chính, nguồn lực tổ chức, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ [15]. Nguồn lực vô hình chính là các tài sản mà doanh nghiệp không thể đếm được như nguồn lực con người, nguồn lực đổi mới, nguồn lực về danh tiếng (sức mạnh thương hiệu, danh tiếng với khách hàng). Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cần nhấn mạnh vai trò của các yếu tố ảnh hưởng như: chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc doanh nghiệp, năng lực hoạt động, khả năng sáng tạo, nguồn lực hữu hình và vô hình khác. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh. 2.2.7. Năng lực marketing và hiệu quả kinh doanh Khi cạnh tranh trong ngành du lịch trở nên dữ dội hơn, ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động marketing trong kinh doanh du lịch để thu hút khách hàng cũng như giúp khách hàng phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động marketing tốt có liên quan tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp dịch vụ muốn thực hiện tốt thì phải phân tích được thị trường, lập kế hoạch, thực hiện các chiến lược marketing đúng cách; doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả kinh doanh ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế [16]. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H7: Có mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực marketing và hiệu quả kinh doanh. Nguyễn Văn Ít, Hoàng Thị Chỉnh, Trần Anh Minh 144 2.2.8. Hình ảnh thương hiệu và hiệu quả kinh doanh Thương hiệu là chìa khóa thành công của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, thương hiệu dựa trên nhận thức của khách hàng và nó quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp [17]. Khi du lịch là sản phẩm thì hình ảnh thương hiệu giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn và giảm thiểu rủi ro trong việc đưa ra quyết định, một thương hiệu mạnh có thể giúp phân biệt sản phẩm dịch vụ của mình với sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh [18]. Quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp du lịch, khu du lịch là rất quan trọng đối với năng lực cạnh tranh dài hạn, hiệu quả kinh doanh trên thị trường thông qua thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H8: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hình ảnh thương hiệu và hiệu quả kinh doanh. 2.2.9. Năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh Trên góc độ giá trị khách hang, một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp khác khi khách hàng có thể nhận thấy được giá trị dành cho họ là cao nhất. Trong đó, giá trị dành cho khách hàng là phần chênh lệch giữa tổng giá trị và tổng chi phí của khách hàng. Lợi thế cạnh tranh là để đạt được hiệu suất cao, một doanh nghiệp phải phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm gia tăng khả năng mở rộng và phát triển thị phần, làm tăng hiệu quả tài chính, tăng sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai [19]. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề nghị là H9: Có mối quan hệ cùng chiều giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Dựa trên các nghiên cứu của Haluk & Özgül (2007), Prasad & Dev (2000), Li (2011) [16, 17, 19] và thông qua kết quả định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: 4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: Thông qua việc thống kê, tổng hợp, phân tích: các lý thuyết về năng lực marketing, hình ảnh thư ... định các thang đo và mối quan hệ cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh. 4.2. Thu thập dữ liệu Mẫu và thông tin mẫu: Đối tượng chọn mẫu là các nhà quản lý, bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý). Thu thập 490 đơn vị mẫu đưa vào phân tích. Thu thập và phân tích dữ liệu: Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS, tiến hành kiểm định thông qua các bước: (1) đánh giá sơ bộ thang đo, đo lường độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis) để xác định độ hội tụ (factor loading) và tính phân biệt của các nhóm yếu tố, (2) kiểm định các thang đo với dữ liệu thu thập bằng phân tích khẳng định CFA, (3) phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm xác định các mối quan hệ của các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Thống kê mô tả mẫu Các mẫu được lựa chọn bằng phương pháp phi xác suất. Các cấu trúc nhân khẩu học, đặc điểm tổ chức của người được khảo sát, Trong đó công ty TNHH chiếm cao nhất là 51,1%, vị trí quản lý là giám đốc doanh nghiệp chiếm cao nhất 66,1%, số năm công ty hoạt động từ 5 đến 10 năm chiếm 44,3%, độ tuổi khảo sát phần lớn (52,4%) từ 35 đến 45 tuổi. Kết quả được trình bày ngắn gọn trong Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1. Thống kê mô tả Đặc điểm Tần số (%) Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân 56 11,4 Công ty TNHH 265 54,1 Công ty cổ phần 144 29,4 Khác 25 5,1 Vị trí quản lý Giám đốc 324 66,1 Phó giám đốc 103 21,0 Trưởng phòng kinh doanh 63 12,9 Nguyễn Văn Ít, Hoàng Thị Chỉnh, Trần Anh Minh 146 Đặc điểm Tần số (%) Số năm công ty được thành lập < 5 69 14,1 5 - 10 217 44,3 10 - 15 148 30,2 ≥ 15 56 11,4 Công ty có số lượng công ty thành viên, chi nhánh và văn phòng đại diện 1 - 5 169 34,5 5 - 10 209 42,7 10 - 15 98 20,0 ≥ 15 14 2,9 Quy mô doanh nghiệp (Số người) < 5 29 5,9 5 - 10 217 44,3 10 - 15 177 36,1 ≥ 15 67 13,7 Số tuổi của đối tượng tham gia khảo sát 18 - 25 16 3,3 25 - 35 86 17,6 35 - 45 257 52,4 ≥ 45 131 26,7 Bảng 2. Thống kê mô tả các nhà quản lý Nhà quản lý Loại hình doanh nghiệp Tần số Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân 30 Công ty TNHH 190 Công ty cổ phần 90 Khác 14 Phó giám đốc Giám đốc 10 Phó giám đốc 50 Trưởng phòng kinh doanh 40 Khác 3 Phó giám đốc Giám đốc 16 Phó giám đốc 25 Trưởng phòng kinh doanh 14 Khác 8 5.2. Phân tích độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha các biến độc lập. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo thuộc yếu tố độc lập. Trong đó, trừ thang đo VHTC3, Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu... 147 NLMT2 và HATH4 có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected item - Total correlation) < 0,3, tác giả tiến hành loại biến và chạy lại. Kết quả chạy lại cho thấy các yếu tố còn lại đều có hệ số tương quan biến - tổng phù hợp (Corrected item - Total correlation) ≥ 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha > 0,6 nên các biến đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào các phân tích tiếp theo. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha các biến phụ thuộc. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố phụ thuộc hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch: các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng phù hợp (Corrected item - Total correlation) ≥ 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha > 0,6 nên các biến đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào các phân tích tiếp theo. Bảng 3. Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s alpha thang đo các thành phần STT Các khái niệm Ký hiệu thành phần Số biến quan sát Cronbach’s alpha Hệ số tương quan biến tổng bé nhất 1 Văn hóa tổ chức VHTC 4 0,864 0,659 2 Năng lực marketing NLMT 6 0,928 0,712 3 Hình ảnh thương hiệu HATH 5 0,912 0,757 4 Năng lực cạnh tranh NLCT 4 0,929 0,825 5 Hiệu quả kinh doanh HQKD 4 0,909 0,774 5.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ của các thang đo theo từng thành phần và giá trị riêng biệt giữa từng yếu tố. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập cho thấy, 19 thang đo thuộc về biến yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh được nhóm thành 4 yếu tố như sau: NLMT, NLCT, HATH, VHTC. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến phụ thuộc cho thấy, 4 thang đo thuộc về biến phụ thuộc hiệu quả kinh doanh được nhóm thành 1 yếu tố, các chỉ số phù hợp tiêu chuẩn [20] cụ thể: Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều > 0,5 nên các thang đo đều quan trọng trong nhân tố và có ý nghĩa thiết thực, mỗi thang đo có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều > 0,30 đảm bảo sự phân biệt giữa các yếu tố. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) = 0,922 là phù hợp (0,5 < KMO < 1), chứng tỏ phân tích nhân tố EFA phù hợp với dữ liệu. Tổng phương sai trích được là 69,879 % nên phù hợp (> 50%) cho biết các nhân tố trích rút ra giải thích được 69,879% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo rút ra được chấp nhận. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig = 0,000 nên phù hợp (sig < 5%) chứng tỏ các thang đo có tương quan trong tổng thể. 5.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis) Trong nghiên cứu này, các tiêu chuẩn được sử dụng để xác định mô hình tốt nhất là kết quả của hệ số bình thường Chi-square χ2/Df ≤ 3, CFI > 0,9, GFI > 0,9, TLI > 0,9, RMSEA< 0,05. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA các biến độc lập như được trình bày ở Bảng 5. Các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (p-value < 0,05), và các trọng số chuẩn hóa > 0,5. Từ bảng 5 ta có tất cả các chỉ số đều đạt yêu cầu, đảm bảo tính nhất quán, sự hội tụ và sự phù hợp của mô hình. Nguyễn Văn Ít, Hoàng Thị Chỉnh, Trần Anh Minh 148 Bảng 4. Nhân tố khám phá (EFA) Nhân tố 1 2 3 4 5 NLMT3 0,917 NLMT7 0,914 NLMT5 0,854 NLMT4 0,851 NLMT1 0,696 NLMT6 0,691 HATH6 0,920 HATH2 0,842 HATH5 0,819 HATH1 0,818 HATH3 0,695 NLCT4 0,894 NLCT2 0,886 NLCT3 0,860 NLCT1 0,858 HQKD2 0,904 HQKD1 0,828 HQKD4 0,813 HQKD3 0,796 VHTC2 0,908 VHTC4 0,828 VHTC1 0,698 VHTC5 0,624 Bảng 5. Kết quả kiểm tra phù hợp với tiêu chuẩn STT Chỉ số Tiêu chuẩn Kết quả 1 Chi-square /df ≤ 3 2,146 2 TLI ≥ 0,9 0,965 3 CFI ≥ 0,9 0,970 4 GFI ≥ 0,9 0,923 5 RMSEA ≤ 0,08 0,048 Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu... 149 Hình 2. Kết quả phân tích mô hình CFA 5.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural equation modeling-SEM) Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh. Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Các chỉ số đạt kết quả tốt, cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập và kết quả các tác động có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 6. Kết quả kiểm tra phù hợp với tiêu chuẩn STT Chỉ số Tiêu chuẩn Kết quả 1 Chi-square /df ≤ 3 2,198 2 TLI ≥ 0,9 0,964 3 CFI ≥ 0,9 0,968 4 GFI ≥ 0,9 0,921 5 RMSEA ≤ 0,08 0,049 Nguyễn Văn Ít, Hoàng Thị Chỉnh, Trần Anh Minh 150 Hình 3. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Kết quả cho thấy tất cả các chỉ số đều đạt yêu cầu, đảm bảo tính nhất quán, sự hội tụ và sự phù hợp của mô hình tái khẳng định năng lực marketing, hình ảnh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Bảng 7. Kết quả SEM Quan hệ Hệ số S.E. C.R. p NLMT <--- VHTC 0,576 0,049 11,792 *** HATH <--- VHTC 0,305 0,056 5,428 *** HATH <--- NLMT 0,168 0,052 3,237 0,001 NLCT <--- VHTC 0,315 0,066 4,777 *** NLCT <--- NLMT 0,121 0,059 2,061 0,039 NLCT <--- HATH 0,123 0,057 2,154 0,031 HQKD <--- NLCT 0,111 0,032 3,421 *** HQKD <--- HATH 0,355 0,039 9,159 *** HQKD <--- NLMT 0,278 0,036 7,751 *** Kết quả nghiên cứu bao gồm 9 giả thuyết đều tác động thuận chiều như kỳ vọng. Trong đó, yếu tố hình ảnh thương hiệu tác động lớn nhất (0,355), tiếp đến là năng lực marketing (0,278) và năng lực cạnh tranh tác động yếu nhất (0,111) đến hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa tổ chức tác động lần lượt tích cực đến năng lực marketing (0,576), năng lực cạnh tranh (0,315) và hình ảnh thương hiệu (0,305), năng lực marketing tác động tích cực (0,168) đến hình ảnh thương hiệu. 5.6. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế Căn cứ kết quả điều tra thực tế 10 doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mối quan hệ giữa năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thể hiện qua biểu đồ sau: Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu... 151 Hình 4. Hiệu quả kinh doanh Biểu đồ trên cho thấy mối quan hệ thuận chiều năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Kết quả nghiên cứu xác định được các mối quan hệ và ảnh hưởng tác động tích cực từ năng lực marketing, hình ảnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp như sau: Một là, duy trì củng cố thêm hình ảnh của tổ chức đối với khách hàng và cộng đồng, cần một động lực thực sự, có một tầm nhìn rõ ràng, phác họa hình ảnh cụ thể mà tổ chức mong muốn trong tương lai cũng như văn hóa tổ chức luôn được duy trì dựa trên giá trị của tổ chức, phù hợp với mục tiêu cũng như hài hòa với giá trị cá nhân của các thành viên trong tổ chức và người lao động phải được xem là nguồn lực quan trọng có giá trị, luôn được tôn trọng. Hai là, để xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững, các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế cần đi đúng hướng như phân tích đánh giá thông tin qua hoạt động nghiên cứu marketing, xây dựng tầm nhìn thương hiệu, hoạch định chiến lược thương hiệu, định vị thương hiệu và xây dựng hệ thống bộ nhận diện thương hiệu. Ba là, thực hiện tốt chính sách khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ khách hàng, trong suốt quá trình giao dịch cần xử lý công việc nhanh chóng hiệu quả cho khách hàng, luôn giữ gìn sự hài lòng và tăng cường hợp tác với khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Craig J. B., Dibrell C., Davis P. S. - Leveraging family‐based brand identity to enhance firm competitiveness and performance in family businesses, Journal of Small Business Management 46 (3) (2008) 351-371. 2. Chan L. L., Shaffer M. A., Snape E. - In search of sustained competitive advantage: the impact of organizational culture, competitive strategy and human resource management practices on firm performance, The International Journal of Human Resource Management 15 (1) (2004) 17-35. 3. Kotler P, Amstrong G. - Principle of marketing (14 th Edn.), Pearson Prentice Hall (2012) 32-33. 4. Knapp D. E. - The Brand Mindset, McGraw-Hill, New York (2000) 56-58. 5. Smircich L. - Concepts of culture and organizational analysis, Administrative Science Quarterly (1983) 339-358. 6. Nguyễn Mạnh Quân. - Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân (2011) 8-9. 0 1 2 3 4 5 6 NLMT HATH NLCT HQKD Doanh nghiệp Điểm đánh giá Nguyễn Văn Ít, Hoàng Thị Chỉnh, Trần Anh Minh 152 7. Handaru A. W., Kartini D., Effendi N., Febrian E. - Firm competitiveness: Findings from five stars hotels in Jakarta, Indonesia, International Journal of Business and Commerce 5 (8) (24-39). 8. Smith J. L., Flanagan W. G. - Creating competitive advantage: Give customers a reason to choose you over your competitors, Doubleday, New York (2006) 56-57. 9. Bonoma T.V. - Making your marketing strategy work, Harvard Business Review 62 (2) (1984) 69-76. 10. Schwartz H., Davis S. M. - Matching corporate culture and business strategy, Organizational Dynamics 10 (1) (1981) 30-48. 11. Dowling G. R. - Developing your company image into a corporate asset, Long Range Planning 26 (2) (1993) 101-109. 12. Fiol C. M. - Managing culture as a competitive resource: An identity-based view of sustainable competitive advantage, Journal of Management 17 (1) (1991) 191-211. 13. Brown J. R., Ragsdale C. T. - The competitive market efficiency of hotel brands: An application of data envelopment analysis, Journal of Hospitality and Tourism Research 26 (4) (2002) 332-360. 14. Kadocsa G. - Research of competitiveness factors of SME, Acta Polytechnica Hungarica 3 (4) (2006) 71-84. 15. Man T. W., Lau T., Chan K. - The competitiveness of small and medium enterprises, Journal of Business Venturing 17 (2) (2002) 123–142. 16. Haluk Köksal M., Özgül E. - The relationship between marketing strategies and performance in an economic crisis, Marketing Intelligence and Planning 25 (4) (2007) 326-342. 17. Prasad K., Dev C. S. - Managing hotel brand equity: A customer-centric framework for assessing performance, Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly 41 (3) (2000) 22-31. 18. Lim K., O’Cass A. - Consumer brand classifications: An assessment of culture-of-origin versus country-of-origin, Journal of Product and Brand Management 10 (2) (2001) 120-136. 19. Li V. - The methodology to assess the competitiveness of real estate developers in China, Queensland University of Technology (2011) 15-16. 20. Hair J. F., Black, W. C., Babin B. J., Anderson R. E., Tatham R.L. - Mutilvariate data analysis, Prentice Hall, Upper Saddle River NJ (2010). ABSTRACT RESEARCH ON IMPACT OF MARKETING CAPABILITIES, BRAND IMAGES AND COMPETITIVENESS ON BUSINESS PERFORMANCE OF TOURIST ENTERPRISES IN THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Van It 1* , Hoang Thi Chinh 2 , Tran Anh Minh 3 1 Ho Chi Minh City University of Food Industry 2 University of Economics Ho Chi Minh City 3 Van Lang University *Email: ngvanit@gmail.com The research on progress relationship and impacts of marketing capabilities, brand images, competitiveness on business efficiency of tourist enterprises was conducted on the basis of a survey of 490 tourism enterprises' managers in Thua Thien Hue from March 2018 to July 2018. This study analyzed the data by Explorary Factor Analysis (EFA), Structural Equation Modeling (SEM). The results determined the relationship and level impacts of marketing capabilities, brand images, competitiveness on business performance of tourist enterprises. Based on these results, some implications are also considered to improve business efficiency for tourist enterprises. Keywords: Organizational culture, marketing capabilities, brand images, competitiveness, business performance.
File đính kèm:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_yeu_to_nang_luc_marketing_hinh_anh.pdf