Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai lâm sàng bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng

Mục tiêu: Khảo sát ảnh hưởng của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai bằng phương

pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương

pháp nghiên cứu tiến cứu, gồm 193 cặp vợ chồng điều trị tại đơn vị Vô sinh Hiếm muộn,

Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 03/2010 đến tháng 03/2011 bằng phương pháp tiêm tinh

trùng vào bào tương trứng. Kết quả: Tuổi của cả nam giới và nữ giới đều ảnh hưởng đến

chất lượng phôi tốt thu được. Phụ nữ ≤35 tuổi có tỷ lệ mang thai là 37% so với phụ nữ >35

tuổi là 19,2 (P<0,05). đối="" với="" nam="" giới="" ≤="" 40="" tuổi="" cho="" tỷ="" lệ="" mang="" thai="" là="" 33,5%="" cao="" hơn="">

>40 tuổi là 22,9%, khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phụ nữ ≤ 35 tuổi cho tỷ

lệ mang thai cao gấp 2,4 lần so với trên 35 tuổi. Đối với nam giới, tỷ lệ mang thai giữa nhóm

nam giới ≤ 40 tuổi và nhóm >40 tuổi, khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

pdf 6 trang kimcuc 2620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai lâm sàng bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai lâm sàng bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng

Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai lâm sàng bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
234 l TẠP CHÍ PHỤ SẢN, Tập 10, Số 3, Tháng 7 - 2012
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI VỢ VÀ 
CHỒNG LÊN KẾT QUẢ MANG THAI LÂM SÀNG 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM TINH TRÙNG 
VÀO BÀO TƯƠNG TRỨNG
Nguyễn Thị Kim Anh*, Lê Việt Hùng**, Cao Ngọc Thành*
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát ảnh hưởng của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai bằng phương 
pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương 
pháp nghiên cứu tiến cứu, gồm 193 cặp vợ chồng điều trị tại đơn vị Vô sinh Hiếm muộn, 
Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 03/2010 đến tháng 03/2011 bằng phương pháp tiêm tinh 
trùng vào bào tương trứng. Kết quả: Tuổi của cả nam giới và nữ giới đều ảnh hưởng đến 
chất lượng phôi tốt thu được. Phụ nữ ≤35 tuổi có tỷ lệ mang thai là 37% so với phụ nữ >35 
tuổi là 19,2 (P<0,05). Đối với nam giới ≤ 40 tuổi cho tỷ lệ mang thai là 33,5% cao hơn nhóm 
>40 tuổi là 22,9%, khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phụ nữ ≤ 35 tuổi cho tỷ 
lệ mang thai cao gấp 2,4 lần so với trên 35 tuổi. Đối với nam giới, tỷ lệ mang thai giữa nhóm 
nam giới ≤ 40 tuổi và nhóm >40 tuổi, khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Summary
The effect of female and partenal age on clinical pregnancy outcome by 
intracytoplasmic sperm injection. 
Objective: To study the effect of female and partenal age on clinical pregnancy outcome by 
intracytoplasmic sperm injection(ICSI). Methods: Prospective study, including 193 infertility 
couples treated by intracytoplasmic sperm injection at Fertility and Subfertility Unit, Hue 
Central Hospital, from 3/2010 to 03/2011. Result: Both of female and partenal age influenced 
the number of high - quality embryos retrieved. There were significantly higher more clinical 
pregnancy rate in the female age equal and less than 35 years group (37%) compared to 
the womens more than 35 years (19,2%), respectively (p<0,05). The clinical pregnancy rate 
of the male ≤ 40 years olds (33,5%) was higher than the man over 40 (11,9%) with p>0,05. 
Conclusion: The clinical pregnancy rate of female age ≤ 35 years was higher 2,4 times than 
the over 35 years. While, there weren’t significantly ditferent to the clinical pregnancy rate in 
the male age ≤ 40 and > 40 years olds .
(*) Trường Đại học Y Dược Huế; (**) Bệnh viện Trung ương Huế
Đặt vấn đề
Chẩn đoán và điều trị vô sinh - hiếm 
muộn là một một nội dung mang ý nghĩa 
nhân văn rất lớn, đầy tính nhân đạo và khoa 
học. Ngoài việc mang lại hạnh phúc cho các 
cá nhân và gia đình, đây còn là vấn đề có ý 
TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 10(3), 234-239, 2012
Nguyễn Thị Kim Anh/Lê Việt Hùng/Cao Ngọc Thành l 235
nghĩa xã hội sâu sắc.
Tỷ lệ mang thai của điều trị thụ tinh 
trong ống nghiệm/ICSI phụ thuộc vào nhiều 
yếu tố bao gồm nguyên nhân vô sinh, thời 
gian vô sinh, chức năng dự trữ của buồng 
trứng, chất lượng tinh trùng, tuổi của vợ và 
chồng...
Một phân tích gộp gồm 14 nghiên cứu 
tìm các yếu tố tiên lượng đến kết quả thụ 
tinh trong ống nghiệm cho thấy kết quả 
mang thai ở nhóm phụ nữ có tuổi ≤ 30 tuổi 
và nhóm 31-34 tuổi cao gấp 3,2 lần và 2,8 
lần so với nhóm 39-45 tuổi. Và nhóm từ 30 
tuổi trở lên cơ hội mang thai thấp hơn so với 
nhóm từ 25-29 tuổi [1].
Tuổi của nam giới liên quan mật thiết với 
số lượng và chất lượng tinh trùng, tuổi càng 
lớn số lượng và chất lượng tinh trùng càng 
giảm, dẫn đến giảm tỷ lệ mang thai và tỷ lệ 
thai sống trong trường hợp trứng được thụ 
tinh [2].
Để đánh giá tầm quan trọng của tuổi 
cả vợ và chồng lên kết quả mang thai trong 
tiêm tinh trùng vào bào tương trứngchúng 
tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng 
của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai 
bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào 
tương trứng”.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 193 cặp vợ 
chồng đến khám và điều trị vô sinh bằng 
phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương 
trứng (ICSI) tại đơn vị Vô sinh Hiếm muộn 
Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 03/2010 
đến tháng 03/2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Kích thích buồng trứng bằng phác đồ 
ngắn với FSH và GnRH đối vận
- Chọc hút trứng sau 34-36 giờ tiêm hCG 
- Chuyển phôi vào ngày thứ hai
- Thực hiện đầy đủ qui trình: kích thích 
buồng trứng, chọc hút noãn và chuyển phôi
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các cặp vợ chồng xin trứng hoặc xin 
tinh trùng
- Hủy chu kỳ điều trị vì lý do khách quan 
hay chủ quan
- Bệnh nhân nữ dưới 18 tuổi hoặc trên 45 
tuổi
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu.
Sử lý số liệu: Dùng phần mềm SPSS 16.0 
và Medcal 11.6.1.0
Kết quả và bàn luận
Phân bố tuổi của người vợ
Bảng 1. Phân bố tuổi của người vợ
Tuổi Số lượng Tỷ lệ %
≤ 35 145 75,1
> 35 48 24,9
Tổng 193 100,0
Kết quả của chúng tôi, tuổi trung bình: 
32,47± 4,33, tương đương với nghiên cứu 
của Vũ Thị Bích Loan là 32,98 ± 5,3 [3]; và 
của Trần Quang Hanh là 33,12 ± 5,88 (p > 
0,05) [4]. Kết quả này cũng tương tự như 
nghiên cứu của Sneed và cs, năm 2008 tại 
Trung tâm Sinh sản Illinois, Mỹ, là 33,4 ± 4,3 
[5]; của Boer và cs, năm 2004, tại Hà Lan là 
32,8 ± 3,7 [6] (p>0,05). Kết quả này cao hơn 
nghiên cứu của Ebbesen và cs, tại bệnh viện 
Đại học Aarhus, Đan Mạch, năm 2009 là 31,2 
± 3,9 (p< 0,05) [7]. Sự khác biệt này có thể do 
có sự khác nhau về phân bố tuổi của dân 
số, trình độ hiểu biết cũng như khả năng tài 
chính để tiếp cận với dịch vụ y tế.
Phân bố tuổi của người chồng
Bảng 2. Phân bố tuổi của người chồng
Tuổi Số lượng Tỷ lệ %
≤ 40 155 7
> 40 38 19,7
Tổng 193 100,0
Kết quả của chúng tôi tuổi trung bình: 
36,04 ± 5,93, tương tự như nghiên cứu của 
viện Nam học, tuổi nam giới điều trị vô 
sinh trung bình là 36 tuổi. Nghiên cứu của 
Gold và cs, năm 2000, tại Israel, tuổi nam 
giới trung bình làm IVF là 31,98 ± 4,7; làm 
ICSI là 30,75± 4,6 [8]. Nghiên cứu tại Anh, 
236 l TẠP CHÍ PHỤ SẢN, Tập 10, Số 3, Tháng 7 - 2012
năm 2008, là 33,8 ± 6,5 [9]. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của nam 
giới cao hơn nghiên cứu của các tác giả trên 
(p < 0,01) điều này cho thấy ý thức về việc 
điều trị vô sinh sớm của người dân Việt 
Nam vẫn còn chưa cao...
Ảnh hưởng của tuổi vợ lên số nang 
noãn thu được
Biểu đồ 1. Tương quan giữa tuổi người vợ và 
số nang noãn thu được
Qua biểu đồ trên cho thấy số nang noãn 
thu được tương quan nghịch với tuổi của phụ 
nữ, với biểu đồ tương quan y = - 0,142 + 11,72 
và hệ số tương quan là r = - 0,16, p < 0,01. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp 
với nghiên cứu của Standorfer tại Mỹ, về 
ảnh hưởng của tuổi phụ nữ lên đặc điểm 
thụ tinh và mang thai của các cặp vợ chồng 
điều trị bằng phương pháp ICSI cho thấy 
có sự giảm đáng kể số nang noãn thu được 
theo tuổi phụ nữ tăng dần; Phụ nữ ≤ 35 tuổi 
có số nang noãn thu được trung bình là 
12,8 ± 0,3, phụ nữ từ 36 - 39 tuổi là 10,6 ± 0,4 
và phụ nữ ≥ 40 tuổi số nang noãn thu được 
chỉ còn 8,7 ± 0,4 (p < 0,01) [10].
Ảnh hưởng của tuổi người vợ lên số 
phôi chất lượng tốt thu được
Biểu đồ 2. Liên quan giữa tuổi người vợ và số 
phổi chất lượng tốt
Biểu đồ trên cho thấy số phôi chất 
lượng tốt thu được tương quan nghịch 
với tuổi của phụ nữ, với biểu đồ tương 
quan là y = - 0,072x + 7,152, hệ số tương 
quan r = 0,1.
Kết quả này tương tự như nghiên cứu 
của Papageorgiou và cs, tại Paris, năm 2002, 
số phôi chất lượng tốt giảm dần theo tuổi; 
Với nhóm phụ nữ < 35 tuổi số phôi chất 
lượng tốt thu được trung bình là 3,4 ± 2,7, 
từ 35-38 tuổi là 2,7 ± 2,1 và trên 38 tuổi là 2,6 
± 2,3 [11]. 
Ảnh hưởng của tuổi người chồng lên số 
phôi chất lượng tốt thu được
Biểu đồ 3. Tương quan giữa tuổi người chồng 
và số phôi chất lượng tốt
Số phôi chất lượng tốt tương quan 
nghịch với tuổi của nam giới, với phương 
trình tương quan là y = - 0,031 + 5,938, hệ số 
tương quan r = 0,055.
Theo nghiên cứu của Eskenazi và cộng 
sự thể tích tinh trùng giảm 0,03ml mỗi tuổi, 
tinh trùng di động giảm 0,7% mỗi tuổi, 
tinh trùng tiến tới giảm 3,1% mỗi tuổi và 
tinh trùng tiến tới nhanh giảm 4,7%. Tóm 
lại tuổi của nam giới liên quan mật thiết 
với số lượng và chất lượng tinh trùng [12], 
[13]. Chất lượng tinh trùng kém dẫn đến 
sự phát triển của phôi kém (Ron - El et 
al., 1991; Parinaud et al., 1993; Jones et al., 
1998). Miler và Smith nghiên cứu cho thấy 
có giảm đáng kể số phôi tiến đến giai đoạn 
Blastocyst ngày thứ 5-6 và các phôi có chất 
lượng tốt trong nhóm có giảm về số lượng 
và chất lượng tinh trùng [14].
Nguyễn Thị Kim Anh/Lê Việt Hùng/Cao Ngọc Thành l 237
Kết quả có thai lâm sàng
Bảng 3. Kết quả có thai lâm sàng
Thai lâm sàng Số lượng Tỷ lệ %
Có thai 63 32,6
Không có thai 130 67,4
Tổng 193 100,0
Kết quả có thai lâm sàng 32,6%, kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi khác nhau không 
có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu của 
Trần Quang có thai lâm sàng là 22,7% [4] và 
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phương kết 
quả mang thai lâm sàng là 40,0% (p >0,05) 
[15]. Kết quả này cũng tương tự với nghiên 
cứu của Devreker là 32% và Martikainen 
và cs, là 34,7% (p>0,05) và thấp hơn so với 
nghiên cứu của Laverge và cs là 44,7%, 
p < 0,05 [16].
Qua đó chúng ta thấy rằng kết quả mang 
thai khác nhau giữa các trung tâm điều trị vô 
sinh; Điều đó là do kết quả mang thai phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng điều 
trị, điều kiện nuôi cấy phôi, kinh nghiệm 
chuyên môn
Ảnh hưởng của tuổi người vợ lên kết quả có thai lâm sàng
Bảng 4. Liên quan giữa tuổi của người vợ và kết quả có thai lâm sàng
Kết quả
Tuổi
Có thai lâm sàng Không có thai
n % n %
≤ 35 54 37,0 92 63,0 OR=2,4783
95%CI:3,626-31,014
p <0,05
> 35 9 19,2 38 80,8
Qua bảng trên cho thấy người vợ ≤ 35 
tuổi tỷ lệ có thai lâm sàng cao hơn 2,4 lần 
so với phụ nữ dưới 35 tuổi. Theo Vũ Thị 
Bích Loan tỷ lệ có thai của nhóm phụ nữ 
≤ 35 tuổi cao hơn 1,5 lần so với nhóm phụ nữ 
> 35 tuổi (p<0,05) [3]. Kết quả cũng tương tự 
như nghiên cứu của Trần Quang Hanh, tỷ 
lệ mang thai ở phụ nữ ≤ 35 tuổi là 54,2% cao 
hơn tỷ lệ mang thai ở phụ nữ > 35 tuổi chỉ 
chiếm 11,1% [4].
Theo tác giả Brzechffa và cs, có sự giảm 
đáng kể tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ 
sinh sống trên chu kỳ điều trị ở những phụ 
nữ lớn tuổi. Tỷ lệ mang thai lâm sàng ở 
nhóm < 35 tuổi chiếm 23,1% cao hơn đáng kể 
so với nhóm từ 35-10 tuổi (10,3%) và nhóm > 
40 tuổi là 5,9% với p < 0,001 [17]. 
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi tỷ lệ mang thai lâm sàng của phụ nữ ≤ 35 
tuổi cao hơn hẳn tỷ lệ mang thai của phụ nữ 
> 35 tuổi, phù hợp với nghiên cứu của các tác 
giả trong và ngoài nước.
Ảnh hưởng của tuổi người chồng lên kết quả có thai lâm sàng
Bảng 5. Liên quan giữa tuổi của người chồng và kết quả có thai lâm sàng
Kết quả
Tuổi
Có thai lâm sàng Không có thai P
n % n %
≤ 40 52 33,5 103 76,5 >0,05
> 40 11 22,9 27 81,1
Nghiên cứu của De la Rochebrochard E. 
và Thonneau P. cho thấy nguy cơ vô sinh 
liên quan đến tuổi của nam giới. Nam giới 
từ 40 tuổi trở lên được xem là yếu tố nguy cơ 
cho vô sinh [18].
Theo Hassan MA và Killick SR, nam giới 
238 l TẠP CHÍ PHỤ SẢN, Tập 10, Số 3, Tháng 7 - 2012
tuổi càng cao có liên quan mật thiết với thời 
gian có thai và giảm tỷ lệ mang thai. Thời 
gian có thai tăng gấp 5 lần ở đàn ông >45 
tuổi; Gấp 4,5 lần giữa nhóm >45 tuổi và 
nhóm <25 tuổi [18].
Kết quả chúng tôi tỷ lệ mang thai lâm 
sàng nhóm tuổi của chồng trên 40 là 22,9% 
thấp hơn nhóm dưới 40 tuổi là 33,5%, khác 
nhau không có ý nghĩa thống kê, điều này 
có lẽ do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa 
đủ lớn để có sự khác biệt. 
Kết luận: 
Phụ nữ ≤ 35 tuổi cho tỷ lệ mang thai 
cao gấp 2,4 lần so với trên 35 tuổi. Đối với 
nam giới ≤ 40 tuổi và nhóm >40 tuổi, kết 
quả mang thai khác nhau không có ý nghĩa 
thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. van Loendersloot LL, van Wely M , 
Limpens J, Boss uyt PMM , Repping S, 
and van der Veen F (2010), “Predictive 
factors in in vitro fertilization (IVF) : a 
systematic review and meta -analysis”, 
Human Reproduction Update, Vol.16, No.6 
pp. 577 – 589.
2. Paulson R.J., Milligan R.C., Sokol R.Z., 
(2001), “The lack of influence of age on 
male fertility”, 184(5):818-22, discussion 
822-4.
3. Vũ Thị Bích Loan (2008), “Đánh giá kết 
quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh 
trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ 
Sản Trung ương từ tháng 2/2008 đến 
tháng 8/2008”, Luận văn thạc sỹ y học, 
tr. 33-51.
4. Trần Quang Hanh (2009), “Nhận xét kết 
quả chuyển phôi giai đoạn Blastocyst tại 
trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ 
sản Trung ương từ 2006 đến 2008”, Luận 
văn thạc sỹ y học, tr. 25-27, 44, 58-60.
5. Sneed ML, Uhler ML, Grotjan HE, 
Rapisarda JJ, Lederer KJ and Angeline 
Beltsos AN (2008), “Body mass index: 
impact on IVF success appears age-
related”, Human Reproduction, Vol.23, 
No.8 pp. 1835–1839.
6. De Boer EJ1,2, Tonkelaar ID, Burger CW, 
Looman CWN,van Leeuwen FE, te Velde 
ER and on behalf of the OMEGA project 
group (2004), “The number of retrieved 
oocytes does not decrease during 
consecutive gonadotrophin-stimulated 
IVF cycles”, Human Reproduction, Vol.19, 
No.4 pp. 899±904.
7. Ebbesen SMS, Zachariae R, Mehlsen 
MY, Thomsen D,Højgaard A, Ottosen 
L, Petersen T, and Ingerslev HJ (2009), 
“Stressful life events are associated 
with a poor in-vitro fertilization (IVF) 
outcome: a prospective study”, Human 
Reproduction, Vol.24, No.9 pp. 2173–2182.
8. Gold RS, Azem F, Yovel I, Wagman I, 
Amit A and Lessing JB (2000), “Does ICSI 
affect early serum β - hCG in pregnancies 
achived after IVF?”, Human Reproduction, 
Vol.15, No.6, pp. 1221 - 1224.
9. Maheshwari A, Hamilton M and 
Bhattacharya S (2008), “ Effect of female 
age on the diagnostic categories of 
infertility”, Human Reproduction, Vol.23, 
No.3 pp. 538–542. 
10. Lan KC, Huang FJ, Lin YC, Kung FT et 
al. (2003), “ The predictive value of using 
a combined Z-score and day 3 embryo 
morphology score in the assessment 
of embryo survival on day 5”, Human 
Reproduction, Vol.18, No.6 pp. 1299±1306.
11. Papageorgiou T, Guibert J, Goffinet F, 
Patrat C, Fulla Y, Janssens Y and Zorn 
JR (2002), “Percentile curves of serum 
estradiol levels during controlled ovarian 
stimulation in 905 cycles stimulated with 
recombinant FSH show that high estradiol 
is not detrimental to IVF outcome”, Human 
Reproduction, Vol.17, No.11 pp. 2846–2850.
12. Eskenazi B., Wyrobek AJ, Sloter E, Kidd 
Nguyễn Thị Kim Anh/Lê Việt Hùng/Cao Ngọc Thành l 239
SA, Moore L, Young S and Moore D 
(2003), “The association of age and 
semen quality in healthy men”, Human 
Reproduction, Vol.18, No.2 pp. 447±454.
13. Sloter E, Schmid TE, Marchetti F, 
Eskenazi B, Nath J and Wyrobek AJ 
(2006), “Quantitative effects of male age 
on sperm motion”, Human Reproduction, 
Vol.21, No.11 pp. 2868–2875.
14. Miller JE, Smith TT (2001), “ The effect 
of intracytoplasmic sperm injection 
and semen parameters on blastocyst 
development on vitro”, Human 
Reproduction, Vol.16, No.5 pp. 918–924.
15. Nguyễn Thị Thu Phương (2006), “Mối 
liên quan giữa độ dày nội mạc tử cung 
với kết quả có thai bằng thụ tinh trong 
ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung 
ương năm 2005”, Luận văn thạc sỹ y học. 
16. Laverge H, De Sutter P, van der Elot 
and Dhont M (2001), “A prospective, 
randomized study compering day 2 
and day 3 embryo transfer in human 
IVF”, Human Reproduction, vol.16 no.3 
pp.476 - 480.
17. Brzechffa PR, Daneshmand S and Buyalos 
RP (1998), “Sequential clomiphene 
citrate and human menopausal 
gonadotrophin with intrauterine 
insemination: the effect of patient age on 
clinical outcome”, Human Reproduction, 
vol.13 no.8 pp.2110–2114.
18. De la Rochebrochard E., Thonneau 
P. (2003), “Paternal > or = 40 years : 
an important risk factor for infertility”, 
189(4):901-5.
19. Hassan M.A., Killick S.R. (2003), “Effect 
of male age on fertility: evidence 
for thedecline in male fertility with 
increasing age”, 79 suppl 3: pp.1520-7.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_tuoi_vo_va_chong_len_ket_qua_mang_t.pdf