Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm chitosan đến khả năng hạn chế một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo quả tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Rau xanh là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình.

Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trở nên cần

thiết với người tiêu dùng. Nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng. Tỉnh

Thanh Hoá, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã từng bước được quan tâm phát triển thông

qua các đề tài, dự án. Trong số rau an toàn trồng ở Thanh Hoá đậu xanh leo là cây rau phổ

biến, đây là một trong những loại rau ăn quả cao cấp trong hệ thống luân canh với lúa và

là nguồn thu nhập cao và ổn định. Khi sử dụng nồng độ chế phẩm Chitosan khác nhau tình

hình phát sinh, phát triển và khả năng hạn chế các loại bệnh hại chính cũng khác nhau.

Bệnh thối gốc phát sinh và gây hại từ khi cây đậu ra lá đến khi ra hoa, làm quả. Bệnh gỉ sắt

phát sinh và gây hại khi cây ra hoa rộ đến thu hoạch, càng về giai đoạn cuối thì bệnh càng

nhiều. Bệnh héo xanh phát sinh và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của

cây và mức độ hại năng nhất là ở giao đoạn phân cành và ra nụ. Nhìn chung ở tất cả các

công thức đều bị nhiễm các bệnh (lở cổ rễ, bệnh héo xanh và bệnh rỉ sắt) nhưng ở các công

thức sử dụng chế phẩm chitosan nồng độ 1/100 thì tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh nhẹ nhất.

pdf 8 trang kimcuc 3120
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm chitosan đến khả năng hạn chế một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo quả tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm chitosan đến khả năng hạn chế một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo quả tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm chitosan đến khả năng hạn chế một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo quả tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 
114 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ PHẨM CHITOSAN 
ĐẾN KHẢ NĂNG HẠN CHẾ MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHỦ YẾU 
TRÊN CÂY ĐẬU XANH LEO QUẢ TẠI HOẰNG HÓA, 
THANH HÓA 
TS. Lê Văn Ninh 11; Th.S Lê Hữu Cơ 1; KS. Hà Thị Nga 2 
TÓM TẮT 
 Rau xanh là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. 
Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trở nên cần 
thiết với người tiêu dùng. Nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng. Tỉnh 
Thanh Hoá, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã từng bước được quan tâm phát triển thông 
qua các đề tài, dự án. Trong số rau an toàn trồng ở Thanh Hoá đậu xanh leo là cây rau phổ 
biến, đây là một trong những loại rau ăn quả cao cấp trong hệ thống luân canh với lúa và 
là nguồn thu nhập cao và ổn định. Khi sử dụng nồng độ chế phẩm Chitosan khác nhau tình 
hình phát sinh, phát triển và khả năng hạn chế các loại bệnh hại chính cũng khác nhau. 
Bệnh thối gốc phát sinh và gây hại từ khi cây đậu ra lá đến khi ra hoa, làm quả. Bệnh gỉ sắt 
phát sinh và gây hại khi cây ra hoa rộ đến thu hoạch, càng về giai đoạn cuối thì bệnh càng 
nhiều. Bệnh héo xanh phát sinh và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của 
cây và mức độ hại năng nhất là ở giao đoạn phân cành và ra nụ. Nhìn chung ở tất cả các 
công thức đều bị nhiễm các bệnh (lở cổ rễ, bệnh héo xanh và bệnh rỉ sắt) nhưng ở các công 
thức sử dụng chế phẩm chitosan nồng độ 1/100 thì tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh nhẹ nhất. 
Từ khóa: Chitosan; bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh và bệnh rỉ sắt 
1. Đặt vấn đề 
Rau xanh là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Hiện 
nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, trở nên cần thiết 
với ngƣời tiêu dùng. Nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng. Tỉnh 
Thanh Hoá, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã từng bƣớc đƣợc quan tâm phát triển thông qua 
các đề tài, dự án. Trong số rau an toàn trồng ở Thanh Hoá đậu xanh leo là cây rau phổ biến, đây 
là một trong những loại rau ăn quả cao cấp trong hệ thống luân canh với lúa và là nguồn thu 
nhập cao và ổn định. Đậu xanh leo cho thu hoạch nhiều lần, khoảng cách giữa các lần thu ngắn 
nên cần sử dụng các chế phẩm sinh học vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng quả đậu xanh leo. Trên 
cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm 
Chitosan đến khả năng hạn chế một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo quả tại 
1. Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư nghiệp trường Đại học Hồng Đức 
2.
 Trạm trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 
115 
Hoằng Hóa,Thanh Hóa” 
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài: 
2.1. Mục đích: 
Đánh giá tác động của chế phẩm Chitosan đến sinh trƣởng, phát triển khả năng hạn chế 
bệnh hại trên đậu xanh leo, từ đó đề xuất đƣợc quy trình sử dụng hiệu quả chế phẩm này phục vụ 
sản xuất đậu xanh leo an toàn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất đậu xanh leo 
tại Thanh Hóa. 
2.2 Yêu cầu cần đạt: 
Xác định đƣợc ảnh hƣởng của chế phẩm Chitosan (chiết xuất từ vỏ tôm) khi sử dụng ở 
các nồng độ khác nhau (1/100; 1/300; 1/500) đến khả năng hạn chế mức độ gây hại của một 
số bệnh (bệnh héo rũ gốc mốc trắng, lỡ cổ rễ, gỉ sắt....) và năng suất của đậu xanh leo. 
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
3.1.1. Thời gian nghiên cứu 
Thực hiện vào vụ Đông năm 2012 
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 
Đề tài được tiến hành tại xã Hoằng hợp, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá 
3.2. Vật liệu nghiên cứu 
Giống đậu xanh leo TL1 có nguồn gốc từ Trung Quốc, là giống do Viện nghiên cứu Rau 
quả tuyển chọn. Đƣợc công nhận giống chính thức năm 2002. 
3.3. Nội dung nghiên cứu 
+ Nghiên cứu hiệu quả của Chitosan khi sử dụng theo các phƣơng pháp khác nhau để 
hạn chế một số bệnh hại chủ yếu trên đậu xanh leo 
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế và chất lƣợng đậu xanh leo (đối với chỉ tiêu dƣ lƣợng thuốc 
BVTV, dƣ lƣợng Nitrat trong sản phẩm) khi sử dụng Chitosan. 
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Thí nghiệm (TN) bố trí trên đồng ruộng, nhắc lại 3 lần. Các ô TN đƣợc xắp sếp theo phƣơng pháp 
khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB). Diện tích ô TN là 15m2 
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 
Mức độ nhiễm bệnh: 
+ Bệnh lở cổ rễ (%): Tỷ lệ cây bị bệnh = Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra (sau mọc 
khoảng 7 ngày) 
- Chỉ số bệnh 
Chỉ số bệnh (%) = 
[(N1x1) + (N2x2) + (N3x3) ++ (Nnxn)] 
* 100 
Nxn 
Trong đó: n là số cá thể bị bệnh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 
116 
 N là tổng số cá thể điều tra. 
Quan sát mức độ nhiễm bệnh trên lá, ƣớc lƣợng tỷ lệ diện tích lá bị hại ở các thời 
điểm 15, 30, 45, 60, 75 và 90 ngày sau trồng. 
 Phân cấp mức độ bệnh theo thang 9 cấp: 
Cấp 1: Không có lá bị bệnh 
Cấp 3: có < 20% diện tích lá bị bệnh 
Cấp 5: có 20- <50% diện tích lá bị bệnh 
Cấp 7: có 50- <70% diện tích lá bị bệnh 
Cấp 9: có > 70% diện tích thân lá bị bệnh 
Cấp bệnh bị hại theo QCVN 01 – 38: 2010/ BNNPTNT 
 + Hiệu lực của thuốc BVTV: Tính theo công thức Henderson - Tilton 
 Ta x Cb 
 % HL = 1 - ------------ x 100 
 Tb x Ca 
Trong đó: Ta: là số sâu sống ở công thức xử lý thuốc sau phun. 
 Tb: là số sâu sống ở công thức xử lý thuốc trƣớc phun. 
 Ca: là số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun. 
 Cb: là số sâu sống ở công thức đối chứng trƣớc phun 
- Chỉ tiêu về đánh giá chất lƣợng 
 Tồn dƣ độc hại: NO-3, kim loại nặng, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật..của sản phẩm sau khi 
thu hoạch. 
3.6. Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt 
* Đất đai bố trí thí nghiệm 
- Đất: Thí nghiệm đƣợc bố trí trên đất thịt nhẹ phù sa tại vùng sản xuất rau an toàn 
xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. 
* Mật độ, khoảng cách trồng 
- Hàng cách hàng: 55 cm. Cây cách cây: 25 cm 
- Mật độ: 140 - 150 cây/ô thí nghiệm, 14 - 15 vạn cây/ha. 
* Phân bón 
- Phƣơng pháp bón phân: 
+ Vôi bột với lƣợng 500 - 1000 kg/ha nếu đất chua thì xứ lý. Rải đều trên mặt ruộng 
trƣớc khi cày bừa. 
+ Phân chuồng: Bón lót toàn bộ, bón trực tiếp vào rạch trƣớc khi gieo hạt, phải lấp 
kín phân, không để hạt tiếp xúc trực tiếp với phân. 
+ Phân hóa học: Bón lót, bón thúc: 
Bón lót: 10% N + 20% K2O + 100% P2O5. 
Bón thúc chia làm 3 lần: 
Lần 1: Khi cây 2- 3 lá thật: 30% N + 30% K2O, kết hợp xới xáo làm cỏ và vun gốc. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 
117 
Lần 2: Trƣớc khi cắm dóc: 30% N + 30% K2O, kết hợp xới xáo làm cỏ và vun gốc. 
Lần 3: Khi cây ra quả rộ: 30% N + 20% K2O. 
+ Thuốc BVTV: Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại vƣợt ngƣỡng cho phép. 
Đối với sâu, phun khi sâu ở tuổi nhỏ. Đối với bệnh, phun khi bệnh mới xuất hiện. 
3.7. Phƣơng pháp theo dõi, xử lý số liệu 
Các số liệu thu đƣợc trong thí nghiệm đƣợc thống kê theo phƣơng pháp thí nghiệm 
đồng ruộng và xử lý thống kê sinh học trên máy vi tính theo chƣơng trình IRRISTAT 4.0 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian sử dụng chitosan đến tình hình phát 
sinh bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo vụ Đông xuân 2012 
4.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian sử dụng chitosan đến tình hình phát 
sinh sâu hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo trồng ở vụ Đông 2012 
 Bệnh là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến năng suất, phẩm chất nông sản 
nói chung và đậu xanh leo nói riêng. Chất lƣợng đậu xanh leo trồng ở vụ Đông xuân 2012 
đƣợc thể hiện ở các bảng sau: 
4.1. Ảnh hƣởng của nồng độ và thời gian sử dụng chitosan đến tình hình phát 
sinh bệnh hại chủ yếu trên cây đậu xanh leo 
 Kết quả bảng 4.1 cho thấy, các công thức không tƣới thuốc vào gốc nhƣng phun lên 
lá với tần suất cao hơn (10 ngày/ lần) tuy có hiệu quả trừ bệnh không cao bằng các công 
thức tƣới thuốc vào gốc ở cùng nồng độ nhƣng đều có hiệu quả trừ bệnh rõ rệt 
Bảng 4.1. Tỷ lệ bệnh hại và hiệu lực trừ bệnh chết ẻo cây con của chitosan 
Công thức 
Tỉ lệ bệnh (%) Hiệu lực phòng trừ (%) 
10 NST 20 NST 30 NST 10 NST 20 NST 30 NST 
CT1 2,58 3,13 3,69 55,64 64,06 71,57 
CT2 2,30 3,89 3,30 58,99 66,40 73,83 
CT3 0,91 1,64 2,30 75,69 76,62 79,64 
CT4 5,30 6,08 9,80 0,00 5,96 7,04 
CT5 4,03 5,08 8,25 1,31 5,96 10,27 
CT6 3,75 4,80 5,69 5,65 6,28 13,50 
CT7 4,80 6,75 8,97 28,98 33,86 40,92 
CT8 4,53 5,36 6,75 32,31 46,51 54,84 
CT9 3,97 4,53 5,36 38,98 52,47 61,88 
CT10 7,30 10,91 16,19 
CT11 5,08 6,47 8,14 25,65 36,19 45,75 
 CV (%) 12,4 16,5 13,1 
 LSD% 6,9 5,8 4,5 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 
118 
 Kết quả bảng 4.1 cho thấy, các công thức không tƣới chitosan vào gốc nhƣng phun 
lên lá với tần suất cao hơn (10 ngày/ lần) tuy có hiệu quả trừ bệnh không cao bằng các công 
thức tƣới chitosan vào gốc ở cùng nồng độ nhƣng đều có hiệu quả trừ bệnh rõ rệt, hai công 
thức phun nồng độ chitosan 1/100 và 1/300 về hiệu quả trừ bệnh đều cao hơn rõ rệt so với 
công thức phun ở nồng độ 1/500. 
 + Hiệu quả trừ bệnh héo xanh hại đậu xanh leo 
Bảng 4.2. Tỷ lệ bệnh hại và hiệu lực trừ bệnh héo xanh của chitosan ở các nồng độ và thời 
gian xử lý khác nhau 
Công thức 
 Tỉ lệ bệnh (%) Hiệu lực phòng trừ (%) 
30NST 40NST 50NST 30NST 40NST 50NST 
CT1 3,15 5,04 12,92 49,10 58,56 67,73 
CT2 2,87 4,41 9,42 52,31 62,82 79,15 
CT3 2,59 2,04 6,31 55,64 78,60 84,97 
CT4 7,30 1,31 13,09 0,00 0,00 4,10 
CT5 7,04 12,.87 10,26 2,31 6,49 7,73 
CT6 6,78 13,45 8,42 5,65 2,62 11,48 
CT7 5,37 9,84 12,31 22,31 26,65 39,10 
CT8 4,81 7,31 9,26 28,98 43,49 52,74 
CT9 4,26 6,20 7,59 35,65 50,89 60,23 
CT10 7,23 13,98 18,19 - - - 
CT11 5,09 8,42 11,48 25,65 36,09 42,73 
CV (%) 14,8 13,6 13,6 
LSD(%) 3,2 2,7 4,0 
 Qua thí nghiệm, hiệu quả phòng cao nhất khi phun với tần suất 10 ngày/ lần (đạt từ 
57,97 đến 69,03% vào 65 ngày sau trồng) nhƣng hiệu quả cũng chỉ đạt cao nhất là 54,24% 
vào 65 ngày sau trồng. 
Bảng 4.2. Chỉ số bệnh hại và hiệu lực trừ bệnh gỉ sắt của Chitosan trên đậu xanh leo 
Công thức 
Chỉ số bệnh (%) Hiệu lực phòng trừ(%) 
35NST 45NST 55NST 65 NST 35NST 45NST 55 NST 6565NST 
CT1 11,34g 12,62e 14,52e 16,16g 22,97 39,00 40,42 42,68 
CT2 9,86f 11,25d 11,72cd 11,89cd 32,07 45,00 51,79 53,42 
CT3 7,01c 10,36c 11,21c 12,63c 49,78 48,94 53,68 54,24 
CT4 9,72f 12,92e 14,95f 16,76g 32,93 37,65 36,14 40,70 
CT5 9,56e 12,86e 12,84de 15,27f 37,48 37,65 47,35 45,58 
CT6 8,85e 12,30e 12,62d 13,89e 38,26 40,32 48,47 50,14 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 
119 
CT7 7,82d 10,17c 10,86c 11,80c 44,62 49,74 54,96 56,95 
CT8 6,78c 8,07b 8,77b 9,10b 51,01 59,08 62,71 65,81 
CT9 5,79b 7,31b 8,01b 8,43b 57,11 62,32 65,64 68,02 
CT10 4,63a 6,16a 7,11a 6,59a 63,22 67,40 68,86 73,05 
CT11 15,24h 21,71f 26,10g 29,49h - - - - 
CV (%) 10,87 12,72 9,01 11,36 
LSD 5%) 0,54 0,81 1,03 0,86 
4.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm chitosan đến chất lƣợng của đậu xanh leo 
vụ Đông 2012 
4.2.1. Kết quả phân tích dư lượng NO-3, kim loại nặng, trên cây đậu xanh leo 
trồng ở vụ Đông 2012 
 Trong những năm gần đây việc sử dụng quá mức các loại hoá chất bảo vệ thực vật dẫn tới 
nhiều hậu quả không mong muốn như: Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi 
trường, tăng tính chống thuốc của sâu hại, tiêu diệt thiên địch, phá vỡ mối cân bằng sinh thái trên 
đồng ruộng, gây ra nhiều vụ "bùng nổ" về số lượng sâu hại. 
Nitrat là một ion độc có trong rau quả, hàm lƣợng của nó liên quan chặt chẽ đến liều lƣợng 
phân đạm sử dụng. Sự có mặt của nitrat với hàm lƣợng lớn gây tác động xấu đến sức khoẻ: Do vậy, 
việc phân tích xác định nhanh hàm lƣợng của các độc tố có trong rau quả là hết sức cần thiết nhằm 
đánh giá chất lƣợng rau quả trên thị trƣờng đồng thời có thể giúp các cơ quan chức năng trong việc 
kiểm tra giám sát chất lƣợng lƣơng thực, thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ ngƣời tiêu dùng.. bởi vậy 
chúng tôi tến hành phân tích hàn lƣợng NO-3, kim loại năng tại xã Hoằng Hợp, Hoằng Hóa kết quả 
đƣợc thể hiện ở bảng 4.3 
Bảng 4.3: Kết quả phân tích dư lượng NO-3, kim loại nặng trên đậu xanh leo ở vụ Đông 
năm 2012 
CT NO-3 (mg/kg tƣơi) 
Kim loại nặng (mg/kg tƣơi) 
As Hg Cd Pb 
CT1 125 0,0138 0,0019 0,0012 0,043 
CT2 139 0,0152 0,0023 0,0028 0,025 
CT3 146 0,0177 0,0042 0,0045 0,059 
CT4 154 0,0195 0,0054 0,0067 0,076 
CT5 172 0,0214 0,0026 0,0054 0,081 
CT6 128 0,0146 0,0018 0,0026 0,038 
CT7 143 0,0159 0,0020 0,0019 0,022 
CT8 151 0,0171 0,0037 0,0033 0,049 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 
120 
CT9 164 0,0193 0,0061 0,0072 0,066 
CT10 179 0,0218 0,0039 0,0067 0,083 
CT11 194 0,0223 0,0057 0,0072 0,091 
MRL 200 1,0 0,05 0,05 0,1 
 Qua kết quả ở bảng 4.3 cho thấy dư lượng NO-3, kim loại nặng của các mẫu thí nghiệm 
phun nồng độ chitosan trên đậu xanh leo đều ở mức giới hạn cho phép. Riêng ở ở công thức 11 hàm 
lượng N0-3 và các kim loại nặng đều xuất hiện nhưng đều ở nồng độ giới hạn cho phép sử dụng 
trong quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. 
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Ở các nồng độ chế phẩm Chitosan khác nhau tình hình phát sinh, phát triển và khả 
năng hạn chế các loại sâu, bệnh hại chính cũng khác nhau. Bệnh thối gốc phát sinh và gây 
hại từ khi cây đậu ra lá đến khi ra hoa, làm quả. Bệnh gỉ sắt phát sinh và gây hại khi cây ra 
hoa rộ đến thu hoạch, càng về giai đoạn cuối thì bệnh càng nhiều. Bệnh héo xanh phát sinh 
và gây hại trong suốt quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây và mức độ hại năng nhất là ở 
giao đoạn phân cành và ra nụ. Nhìn chung ở tất cả các công thức đều bị nhiễm các bệnh (lở 
cổ rễ, bệnh héo xanh và bệnh rỉ sắt) nhƣng ở các công thức sử dụng chế phẩm chitosan nồng 
độ 1/100 thì tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh nhẹ nhất. 
5.2. Đề nghị 
Có thể áp dụng chế phẩm chitosan vào sản xuất đậu xanh leo tại vùng sản xuất rau an 
toàn xã Hoằng Hợp, Hoằng Hoá, Thanh Hoá nhằm hạn chế sự phát sinh và gây hại của các 
loại bệnh hại chính để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn cho ngƣời tiêu dùng. 
Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc sinh học, thảo mộc có hiệu quả trừ 
dịch hại nhằm dần thay thế thuốc trừ sâu hóa học độc hại tới sức khoẻ ngƣời sản xuất, ngƣời 
tiêu dùng và bảo vệ môi trƣờng. 
Summary 
Vegetable is one essential kind of foodstuffs that is indispensible in meals of every 
family. Nowadays, despite the fact that the necessary and imperative demand of fresh 
vegetable becomes more and more increasing to consumers, many farmers have not yet 
carried out the fresh vegetable production process. Moreover, hygienic and safe foodstuffs 
inspection and supervision under the management of authorized agencies are still 
undisciplined. Therefore, the vegetable quality is not certified. In Thanh Hoa Province, 
during the current years, producing and consuming fresh vegetable are more and more 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 18. 2014 
121 
concerned to develop through many themes and projects. Among fresh vetable cultured in 
Thanh Hoa Province, Gram Grainy is a popular winter-crop vegetable. This is one of 
favorable senior fruit-vegetable in the crop rotation system with rice and also becomes the 
high source of farmers’ income. Gram Grainy can be harvested for many times, at once be 
harvested and be cared. This issue depends so much on the input material quality and will 
be solved when using biological preparation. In this composition, we would like to research 
particularly the concentration and usage time of Chitosan preparation on the Gram Grainy. 
Every concentration levels and time spraying or irrigating Chitosan Preparation make 
different impacts on the growth and development process as well as the production effect of 
Gram Grainy. Spraying or irrigating various concentrations of Chitosan Preparation 
makes the generating and developing situation different. In general, in all the formulas, it is 
easy to contract diseases such as Rhizoctonia solani Kuhn, Pseudomonas solanacearum, 
Uromyces appendiculatus. However, when using Chitosan Preparation with 1/1000 
concentration, the rate and index of disease fall down to the lowest point and the economic 
effect also gets the highest benefit. 
Key word: Chitosan; Rhizoctonia solani, Pseudomonas solanacearum, Uromyces 
appendiculatus. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
1 Trần Thị Ba, (2006) Giáo trình cây rau, Bộ môn khoa học cây trồng, khoa nông 
nghiệp và Sinh học ứng dụng, trƣờng ĐHCT. 
2 Tạ Thu Cúc (2005). Kỹ thuật trồng cây đậu rau - NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
3 Phạm Minh Cƣơng (2004). Đề tài Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác 
hợp lý cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn. 
4 Đƣờng Hồng Dật (2002), Sổ tay người trồng rau, NXB Hà Nội. 
5 Trần Việt Đức (2009). Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng 
hàng hóa tại thành phố Vinh - Nghệ An. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp. 
6 Cheang Hong (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, phân bón đến tồn dư 
NO-3 và một số kim loại nặng trong rau trồng tại Hà Nội. Luận án tiến sỹ nông 
nghiệp. 
7 Trần Văn Lài, Lê Thị Hà (2002), Cẩm nang trồng rau, NXB Mũi Cà Mau. 
8 FAO(2001).Records Copyrigh, FAO. 
9 KU.Ahmet và M.Shajahan (2001). 
10. Joseph Ekman. Quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn (GAP). Báo cáo tại Hội thảo 
quản lý chất lượng, công nghệ sau thu hoạch và quy trình nông nghiệp an toàn 
(GAP) cho sản xuất rau công nghệ cao. Dự án CARD-004/04VIE). 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_che_pham_chitosan_den_kha_nang_han.pdf