Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị

Phát triển bền vững với tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát

triển chung của các quốc gia trên thế giới. Du lịch xanh là một khía cạnh

quan trọng của du lịch bền vững, tập trung vào việc bảo tồn các khu vực tài

nguyên, đất đai và động vật hoang dã. Hệ thống ngân hàng với vai trò cung

ứng vốn cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tăng

trưởng xanh, góp phần bảo vệ môi trường, qua đó phát triển du lịch xanh.

Nghiên cứu phân tích khái niệm ngân hàng xanh, vai trò của ngân hàng

xanh với các chủ thể kinh tế, trong đó trọng tâm vào phân tích thực trạng

hoạt động của ngân hàng xanh hiện nay, một số khó khăn khi triển khai tín

dụng xanh của ngân hàng và đề xuất khuyến nghị để phát triển hoạt động

ngân hàng xanh trong thời gian tới.

pdf 12 trang kimcuc 9020
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị

Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị
74
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 211- Tháng 12. 2019
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số 
khuyến nghị
Nguyễn Vân Hà
Học viện Ngân hàng
Đỗ Ngọc Hà
Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
Ngày nhận: 23/11/2019 Ngày nhận bản sửa: 11/12/2019 Ngày duyệt đăng: 20/12/2019
Phát triển bền vững với tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng phát 
triển chung của các quốc gia trên thế giới. Du lịch xanh là một khía cạnh 
quan trọng của du lịch bền vững, tập trung vào việc bảo tồn các khu vực tài 
nguyên, đất đai và động vật hoang dã. Hệ thống ngân hàng với vai trò cung 
ứng vốn cho nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tăng 
trưởng xanh, góp phần bảo vệ môi trường, qua đó phát triển du lịch xanh. 
Nghiên cứu phân tích khái niệm ngân hàng xanh, vai trò của ngân hàng 
xanh với các chủ thể kinh tế, trong đó trọng tâm vào phân tích thực trạng 
hoạt động của ngân hàng xanh hiện nay, một số khó khăn khi triển khai tín 
dụng xanh của ngân hàng và đề xuất khuyến nghị để phát triển hoạt động 
ngân hàng xanh trong thời gian tới.
Từ khóa: ngân hàng xanh, tín dụng xanh, du lịch xanh.
Sustainable Bank with Green Tourism in Vietnam: Situation and recommendations 
Abstract: Sustainable development is becoming a development trend all over the world. Green tourism is an 
important aspect of sustainable tourism, focusing on the conservation of natural resources, land and wildlife. 
Banking system plays a key role in providing capital to economy, implementing green growth, and contributing 
to environmental protection by Green credit. Research analyze concept of sustainable bank, the role of 
sustainable bank with economic entities. Morever, author focuses on analyzing bank operations affecting green 
tourism and difficulties when deploying green credit and proposing recommendations for sustainable bank
Keywords: sustainable bank, green credit, green tourism
Ha Van Nguyen, PhD.
Email: hanv@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Vietnam
Ha Ngoc Do, Bachelor
Email: dongocha301284@gmail.com
National Credit Information Center of Vietnam
1. Mở đầu
Du lịch xanh là loại hình du lịch hướng 
tới bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, 
khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu; sử 
dụng năng lượng tái tạo và phát huy các 
di sản thiên nhiên, văn hóa, các sản phẩm 
thân thiện với môi trường. Đối với ngành 
NGUYỄN VÂN HÀ - ĐỖ NGỌC HÀ
Số 211- Tháng 12. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 75
du lịch, các dự án phát triển du lịch xanh 
thường cần một lượng vốn lớn đầu tư dài 
hạn do phải đầu tư về cơ sở hạ tầng với 
thời gian hoàn vốn các dự án dài nên rất 
cần đến sự hỗ trợ về nguồn vốn từ các 
ngân hàng. Hoạt động ngân hàng xanh 
thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, cung 
cấp vốn cho các tổ chức, cá nhân; tham 
gia vào quá trình đánh giá và quản lý rủi 
ro các dự án đầu tư, trong đó gồm cả các 
rủi ro môi trường. Thứ hai, bản thân hoạt 
động của các ngân hàng cũng tác động 
trực tiếp tới môi trường, thông qua việc 
ứng dụng công nghệ để phi chứng từ hóa 
các phương tiện thanh toán, áp dụng ngân 
hàng điện tử, từ đó góp phần làm sạch 
môi trường, hỗ trợ du lịch phát triển. Để 
đánh giá thực trạng hoạt động của ngân 
hàng xanh, bài viết sẽ trình bày thực trạng, 
khó khăn của hoạt động ngân hàng xanh 
hiện nay và một số khuyến nghị để thúc 
đẩy hoạt động này.
2. Khái quát về ngân hàng xanh
2.1. Khái niệm ngân hàng xanh
Có 2 cách hiểu phổ biến về ngân hàng 
xanh. Thứ nhất, hiểu theo nghĩa rộng, 
“Ngân hàng xanh chính là Ngân hàng bền 
vững” (Imeson M., & Sim A., 2010), trong 
đó nghiên cứu chỉ ra rằng một ngân hàng 
để phát triển bền vững thì các quyết định 
đầu tư cần nhìn vào bức tranh tổng thể và 
hành động một cách có lợi cho người tiêu 
dùng, kinh tế, xã hội và môi trường. Cách 
hiểu thứ hai, theo nghĩa hẹp, “Ngân hàng 
xanh” chỉ các hoạt động nghiệp vụ của 
ngân hàng khuyến khích các hoạt động 
vì môi trường và giảm phát thải cacbon 
(Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng 
Yến, 2016).
Theo An Hà (2019), ngân hàng xanh có 
hai nhóm hoạt động chính là hoạt động tín 
dụng xanh và hoạt động nội bộ ngân hàng 
xanh. Tín dụng xanh là việc các tổ chức 
tín dụng (TCTD) cho vay đối với các hoạt 
động đầu tư, sản xuất “xanh”- bao gồm 
các hoạt động tiêu dùng, đầu tư, sản xuất 
kinh doanh thân thiện với môi trường. 
Hoạt động nội bộ xanh là các hoạt động 
vận hành bên trong ngân hàng, liên quan 
đến việc mở rộng mạng lưới, tự động hóa 
các công việc và những hoạt động hàng 
ngày khác.
2.2. Vai trò của ngân hàng xanh với du 
lịch xanh
Hệ thống tài chính ngân hàng, với vai trò 
cung ứng vốn cho các chủ thể trong nền 
kinh tế, có thể đáp ứng được một lượng 
vốn lớn đầu tư về dài hạn cho ngành du 
lịch xanh, tạo ra những tác động gián tiếp 
đến môi trường giúp cho ngành du lịch 
xanh, định hướng dòng vốn tín dụng của 
ngân hàng đầu tư vào các dự án xanh, thân 
thiện môi trường, các dự án phát triển cơ 
sở hạ tầng, giao thông hiện đại như dự 
án sân bay, cầu đường; dự án về thu 
gom xử lý rác thải, nạo vét sông ngòi, quy 
hoạch các khu sinh thái
Khi ngân hàng tăng cường quản lý rủi ro 
môi trường trong hoạt động cho vay sẽ 
tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng 
cao hiệu quả sản xuất theo hướng sạch 
hơn. Như vậy, hoạt động ngân hàng xanh 
sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các 
chủ thể trong nền kinh tế về các vấn đề 
môi trường, xã hội, thúc đẩy họ thực hiện 
các hoạt động kinh doanh thân thiện môi 
trường, hỗ trợ cộng đồng. Gìn giữ, bảo 
vệ môi trường sẽ góp phần thúc đẩy hoạt 
động du lịch. Một lợi ích khác không thể 
phủ nhận của ngân hàng xanh đối với 
khách hàng chính là việc được hưởng các 
Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 211- Tháng 12. 201976
mức lãi suất ưu đãi trong thời gian được 
tài trợ vốn sẽ giúp các dự án xanh có cơ 
hội tiếp cận vốn với chi phí rẻ hơn, từ đó 
góp phần cho du lịch xanh phát triển.
Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiện xanh 
hóa tổ chức, thúc đẩy thanh toán điện tử, 
hướng tới xã hội không tiền mặt là xu 
hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh 
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Điều này sẽ tạo ra tác động kép: Vừa thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ thực 
hiện chiến lược tài chính toàn diện thông 
qua phổ cập dịch vụ ngân hàng- tài chính. 
Trong đó, du lịch sẽ là một trong những 
lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất. Với 
người tiêu dùng, trong đó có khách du 
lịch, thanh toán điện tử đem lại các tiện 
ích vượt trội, như tiết kiệm thời gian, chi 
phí và độ an toàn cao hơn dùng tiền mặt. 
Ngân hàng có các chính sách về môi 
trường và xã hội, xây dựng quy trình thẩm 
định tác động đến môi trường và xã hội, 
như vậy nhân viên tín dụng sẽ đánh giá 
phân loại rủi ro môi trường xã hội phát 
sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của 
khách hàng mà ngân hàng dự định tài trợ 
để đưa ra quyết định cấp tín dụng, qua đó 
sẽ định hướng và quản lý được hoạt động 
của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp 
cẩn trọng hơn trong việc sản xuất có tác 
động đến môi trường hay không; duy trì, 
bảo tồn không làm ảnh hưởng đến thiên 
nhiên góp phần nâng cao chất lượng môi 
trường như vậy cũng giúp cho ngành du 
lịch phát triển.
Ngành Ngân hàng cũng là một trong 
những ngành gây ra tác động xấu đến môi 
trường. Sự phát triển ồ ạt hệ thống đòi hỏi 
xây dựng thêm nhiều cơ sở vật chất, hệ 
thống máy móc nhiều hơn (máy điều hòa) 
làm gia tăng lượng các bon thải ra không 
khí, hệ thống văn bản giấy tờ nhiều hơn 
cũng tác động xấu đến môi trường, gây ra 
ảnh hưởng đến môi trường nói chung và 
ngành du lịch cũng chịu ảnh hưởng. Nếu 
ngân hàng đổi mới thực hiện xanh hóa nội 
bộ, xây dựng những trụ sở thân thiện với 
môi trường, tăng cường các hoạt động trực 
tuyến giảm tải giấy tờ, phát triển các loại 
thẻ, sử dụng hệ thống ATM dùng năng 
lượng mặt trời góp phần làm sạch môi 
trường như vậy cũng góp phần nâng cao 
chất lượng môi trường, thúc đẩy du lịch 
phát triển.
Một ngân hàng địa phương có tính xanh sẽ 
là nguồn hỗ trợ lớn cho các sáng kiến xanh 
tại địa phương về xã hội, giáo dục, nhà 
ở, tạo ra lợi ích trực tiếp cho cộng đồng 
ở chính địa phương đó. Hỗ trợ cho du lịch 
phát triển theo hướng phát triển kinh tế địa 
phương giữ được nền văn hóa địa phương 
(Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng 
Yến, 2016).
3. Thực trạng hoạt động của ngân hàng 
xanh hỗ trợ phát triển du lịch xanh
3.1. Các chính sách hỗ trợ du lịch xanh
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất 
nhiều vấn đề về môi trường như biến đổi 
khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm 
môi trường, mục tiêu tăng trưởng của Việt 
Nam trong vòng hai thập kỷ tới không chỉ 
là tăng trưởng nhanh như các giai đoạn 
trước đây mà phải là tăng trưởng xanh và 
bền vững, hướng tới phát triển kinh tế xanh. 
Bản thân ngành Ngân hàng đang dần thực 
hiện kế hoạch giúp hiện thực hóa mục tiêu 
tăng trưởng xanh để hỗ trợ cho xã hội nói 
chung và ngành du lịch nói riêng. 
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban 
hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê 
NGUYỄN VÂN HÀ - ĐỖ NGỌC HÀ
Số 211- Tháng 12. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 77
duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng 
xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 
năm 2050. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam (NHNN) được giao nhiệm vụ 
xây dựng kế hoạch hành động thực hiện 
chiến lược tăng trưởng xanh của ngành 
Ngân hàng. Năm 2014, Quyết định số 403/
QĐ-TTg được Thủ tướng ban hành phê 
duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về 
tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020. 
NHNN được giao chủ trì thực hiện nhiệm 
vụ “Hoàn thiện thể chế và tăng cường 
năng lực hoạt động tài chính- tín dụng của 
các ngân hàng thương mại (NHTM) phục 
vụ tăng trưởng xanh”. 
Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về 
tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NHNN 
những năm qua đã có những bước khởi 
đầu trong việc xây dựng chính sách triển 
khai ngân hàng xanh. Năm 2015, NHNN 
ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc 
đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản 
lý rủi ro môi trường- xã hội trong hoạt 
động cấp tín dụng, cho thấy NHNN đang 
thúc đẩy tỷ trọng tín dụng xanh trong hệ 
thống ngân hàng. Cùng với đó, NHNN đã 
ra Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 
06/8/2015 ban hành Kế hoạch hành động 
của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến 
lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến 
năm 2020. NHNN cũng đã hợp tác với 
Tổ chức Tài chính Quốc tế (International 
Finance Corporation- IFC) xây dựng bộ 
hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường và xã 
hội cho các TCTD và chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài.
Đặc biệt, NHNN đã ban hành Quyết định 
số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 về 
việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng 
xanh tại Việt Nam (Đề án 1064) nhằm 
tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã 
hội của hệ thống ngân hàng đối với việc 
bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí 
hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân 
hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc 
tài trợ dự án thân thiện với môi trường, 
thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và 
tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng 
lượng tái tạo, góp phần tích cực thúc 
đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền 
vững; phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân 
hàng xây dựng được quy định nội bộ về 
quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong 
hoạt động cấp tín dụng; 100% các ngân 
hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường 
xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp 
dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các 
dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết 
hợp đánh giá rủi ro môi trường như một 
phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của 
ngân hàng; ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn 
vị/ bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro 
môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp 
cận được nguồn vốn xanh và triển khai 
cho vay các dự án tín dụng xanh. 
3.2. Sự tham gia của các ngân hàng để 
hỗ trợ du lịch xanh
Ngay sau khi có Chỉ thị từ Thủ tướng 
Chính phủ và NHNN được đưa ra, các 
ngân hàng lập tức “vào cuộc” triển khai. 
Các NHTM đã xây dựng quy trình thẩm 
định rủi ro môi trường và xã hội trong 
các quy định nội bộ, đồng thời lồng ghép 
hoạt động về tín dụng xanh trong chiến 
lược phát triển của mình. Ngoài ra, một số 
NHTM chủ động tham gia các dự án có 
vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc 
tế về bảo vệ môi trường. Sự tham gia của 
các ngân hàng xanh đứng trên giác độ 
hỗ trợ du lịch xanh thể hiện trên các khía 
cạnh sau:
Thứ nhất, phát triển các sản phẩm, dịch 
vụ xanh thân thiện môi trường, giúp phát 
Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 211- Tháng 12. 201978
triển du lịch xanh, như dịch vụ trực tuyến: 
Trả hóa đơn trực tuyến, nộp tiền vào tài 
khoản, chuyển khoản trực tuyến, sao kê 
giao dịch ngân hàng và tiết kiệm trực 
tuyến. Đây là loại hình ngân hàng giúp cắt 
giảm được lượng giấy, năng lượng và các 
nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong 
quá trình sử dụng. Các hóa đơn như điện 
thoại, truyền hình cáp, dịch vụ, thẻ tín 
dụng đều có thể thực hiện từ xa thông qua 
kết nối Internet từ máy vi tính hoặc điện 
thoại thông minh. Sử dụng các tài khoản 
kiểm tra xanh: Khách hàng có thể kiểm tra 
tài khoản của mình trên máy ATM hoặc 
thông qua màn hình chuyên dụng đặt tại 
ngân hàng. Đây chính là các tài khoản 
kiểm tra xanh, thân thiện với môi trường 
mà ngân hàng có thể cung cấp, khuyến 
khích khách hàng sử dụng bằng cách đưa 
ra các mức lãi suất hấp dẫn hoặc miễn 
(giảm) phí sử dụng. Theo Nguyễn Minh 
Loan (2019), hiện có 65 NHTM cung ứng 
dịch vụ internet banking, 35 ngân hàng 
cung ứng dịch vụ mobile banking và nhiều 
tổ chức trung gian cung ứng các dịch vụ 
thanh toán điện tử, đem lại nhiều tiện ích 
cho khách du lịch, tiết kiệm thời gian, chi 
phí và độ an toàn cao hơn dùng tiền mặt.
Tại Chiến lược phát triển ngành Ngân 
hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng 
đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết 
định số 34/QĐ-NHNN ngày 07/01/2019 
đã đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển thanh 
toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa 
mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 
2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương 
tiện thanh toán ở dưới 10%, đến cuối năm 
2025 con số này giảm xuống còn 8%. 
Chính vì vậy, các ngân hàng cần phát 
triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện 
đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận 
dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân và 
tổ chức Đặc biệt, xu hướng “ngân hàng 
không giấy” sẽ trở nên phổ biến, dẫn đến 
giảm dần vai trò của các chi nhánh ngân 
hàng. Với CMCN 4.0, chi nhánh ngân 
hàng không phải là kênh phân phối mang 
lại nhiều lợi nhuận nhất trong tương lai.
Nằm trong xu hướng ngân hàng 4.0, ứng 
dụng mCard do Sacombank phát hành 
có thể xem như là một dạng ví thẻ tạo ra 
những trải nghiệm mới mẻ về sự tiện ích, 
hiện đại và an toàn bảo mật trong giao 
dịch thanh toán, giúp người dùng tiết kiệm 
thời gian và góp phần giảm thiểu những 
thủ tục giấy tờ truyền thống.
Thứ hai, thực hiện nội bộ xanh giúp cải 
thiện môi trường, hỗ trợ phát triển du lịch 
xanh, bằng cách các ngân hàng bắt đầu 
triển khai xây dựng trụ sở xanh, giúp nâng 
cao nhận thức của khách hàng về hoạt 
động ngân hàng xanh. Như ngân hàng 
Vietcombank, nỗ lực trở thành biểu tượng 
về “một ngân hàn ...  tỷ đồng, chiếm 77%, cho vay 
ngắn hạn 54.000 tỷ đồng.
Theo kết quả khảo sát của NHNN đối với 
các TCTD về lĩnh vực tăng trưởng xanh, 
tín dụng xanh thực hiện vào tháng 3/2019 
cho thấy, sự hiểu biết của các TCTD về 
tín dụng xanh đã được cải thiện đáng kể. 
Cụ thể, đã có 19 TCTD đã xây dựng chiến 
lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 
13 TCTD tích hợp nội dung quản lý rủi ro 
môi trường và xã hội trong quy trình thẩm 
định tín dụng xanh; 10 TCTD đã xây dựng 
các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng 
cho các ngành/ lĩnh vực xanh và đã quan 
tâm dành nguồn vốn huy động của ngân 
hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này 
với kỳ hạn chủ yếu là trung, dài hạn và có 
sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh
Thống kê của NHNN cũng cho thấy vẫn 
còn nhiều hạn chế trong triển khai tín dụng 
xanh tại các NHTM, hiện mới có 24% dự 
án xanh được các ngân hàng xây dựng 
quy trình thẩm định tín dụng, trong đó chủ 
yếu được thực hiện tại hội sở chính và chi 
nhánh của một số ngân hàng như BIDV, 
VietinBank, Vietcombank, Agribank, 
SHB, Viet A Bank, OCB, HSBC
Mặc dù ngành Ngân hàng đã có những 
bước đi cụ thể để góp phần tăng trưởng 
xanh, hỗ trợ du lịch xanh phát triển nhưng 
vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: Việc 
đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh, nhất 
là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và 
hiệu quả năng lượng, các dự án đầu tư xây 
Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 211- Tháng 12. 201982
dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch 
xanh tại Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi 
thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, 
rủi ro thị trường cao nên rất cần các ưu 
đãi về thời hạn và chi phí vốn vay. Trong 
khi nguồn vốn huy động của các TCTD 
thường là ngắn hạn, huy động theo chi 
phí vốn thương mại trên thị trường. Thêm 
vào đó, hiện chưa có quy định, định nghĩa, 
tiêu chuẩn về các danh mục các ngành/ 
lĩnh vực xanh để có thể áp dụng chung, 
thống nhất cho cả hệ thống dẫn tới việc 
thiếu cơ sở để các TCTD căn cứ lựa chọn, 
thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực 
hiện cấp tín dụng xanh. Doanh nghiệp thì 
không dễ dàng để chứng minh yếu tố xanh 
trong dự án, còn ngân hàng thì chuyên 
viên đủ trình độ để thẩm định các dự án 
xanh còn hạn chế. Mặt khác tư duy của đội 
ngũ cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý 
cũng là trở lực khá lớn, xuất phát từ quan 
niệm cho rằng hoạt động ngân hàng nhằm 
thu lợi nhuận tối đa, trong khi những lợi 
ích đầu tư cho môi trường chưa được nhận 
thức đầy đủ, mang tính dài hạn, đòi hỏi 
lãnh đạo ngân hàng phải có tầm nhìn chiến 
lược. Bên cạnh đó, khung pháp lý hỗ trợ 
thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh 
còn thiếu và chưa đồng bộ, các cơ quan 
liên quan như NHNN, Bộ Văn hóa Thể 
thao và Du lịch... còn thiếu gắn kết khi 
làm việc với các tổ chức quốc tế. Đồng 
thời khi triển khai tín dụng xanh, các ngân 
hàng của Việt Nam sẽ phải đối mặt với 
sự cạnh tranh từ các ngân hàng trong khu 
vực, mà trong đó rất nhiều ngân hàng đã 
đi theo các tiêu chuẩn về môi trường và xã 
hội quốc tế từ trước. 
4. Một số kiến nghị để ngành Ngân 
hàng hỗ trợ du lịch xanh phát triển
4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần tiếp tục thực thi các chính 
sách tín dụng nhằm thúc đẩy hoạt động 
của ngành Ngân hàng hướng tới mục tiêu 
tăng trưởng xanh; xây dựng và hoàn thiện 
khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện 
tín dụng xanh cho các TCTD, trong đó 
đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, 
danh mục các ngành, lĩnh vực xanh để áp 
dụng chung, thống nhất, tạo cơ sở để các 
TCTD lựa chọn, thẩm định, đánh giá và 
giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh; 
tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay 
hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường- xã 
hội cho 11 ngành kinh tế chưa có hướng 
dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của các 
TCTD. Như vậy các TCTD mới có đầy đủ 
cơ sở để lựa chọn, thẩm định, đánh giá và 
giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. 
Để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt, 
hiện NHNN cần xây dựng, sửa đổi, bổ 
sung hành lang pháp lý cho hoạt động 
ngân hàng nói chung và hoạt động thanh 
toán nói riêng, đáp ứng yêu cầu đối với 
các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch 
vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, 
trong đó tập trung vào ngân hàng số, thanh 
toán số.
4.2. Đối với các ngân hàng thương mại
NHTM cần thực hiện chuyển đổi hoạt 
động sang sử dụng nền tảng công nghệ 
hiện đại. Áp dụng công nghệ trong việc 
quản lý dữ liệu thông tin giúp hạn chế 
nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng. 
Việc khuyến khích khách hàng sử dụng 
dịch vụ NH điện tử giúp loại bỏ lãng phí 
giấy, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí 
in ấn, giảm phát thải carbon. Triển khai 
xây dựng trụ sở xanh giúp nâng cao nhận 
thức của khách hàng về hoạt động NH 
xanh, bên cạnh đó, giúp nâng cao hình 
ảnh thương hiệu của NH, tăng lợi thế cạnh 
tranh. Hướng tới cung cấp thẻ tín dụng 
NGUYỄN VÂN HÀ - ĐỖ NGỌC HÀ
Số 211- Tháng 12. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 83
xanh là loại thẻ có thể tự phân hủy sau 
một số năm trong một số môi trường nhất 
định và có thể tiêu hủy công nghiệp và tái 
chế. Thực hiện xây dựng các kênh thanh 
toán xanh, khách hàng có thể trực tiếp đi 
đến quầy ATM, sử dụng thẻ nộp tiền để 
gửi tiền và rút tiền cùng một lúc mà khách 
hàng không cần phải điền vào các phiếu rút 
tiền và tiền gửi. Cung cấp các sản phẩm tài 
chính ưu đãi cho các dự án, khoản vay mua 
nhà, xe thân thiện môi trường. Hỗ trợ về 
mặt lãi suất để các dự án phát triển du lịch 
xanh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn và đơn 
giản hóa các thủ tục cho vay. 
Ngoài ra trong bối cảnh của cuộc cách 
mạng công nghiệp 4.0, NHTM thúc đẩy 
hướng tới xã hội không tiền mặt, phát 
triển thanh toán điện tử qua Internet, điện 
thoại di động, giao dịch tài chính qua kênh 
Internet nhờ đó người tiêu dùng, trong đó 
có khách du lịch thực hiện thanh toán điện 
tử với các tiện ích vượt trội, như: tiết kiệm 
thời gian, chi phí và độ an toàn cao hơn; 
mua bán vé máy bay, làm thủ tục trước 
chuyến may, mua bán tour online, thanh 
toán các loại dịch vụ trực tuyến dễ dàng 
Tăng cường lắp đặt hệ thống ATM, POS tại 
các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách 
sạn lớn, các đơn vị cung cấp dịch vụ công 
(công viên, khu du lịch, cơ sở y tế,) để 
hỗ trợ khách du lịch. Và quan trọng hơn là 
phải đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công 
nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, bảo 
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Mặt khác các ngân hàng sẽ phải đầu tư 
cho hệ thống quản lý rủi ro môi trường 
và xã hội, đào tạo chuyên môn, nâng cao 
năng lực cho nhân viên trong lĩnh vực 
tín dụng xanh. 
Phát triển theo mô hình ngân hàng xanh 
và hướng đến bền vững, NHTM cần xây 
dựng được hệ thống quản lý rủi ro môi 
trường và xã hội, tích hợp rủi ro về môi 
trường và xã hội nhằm đánh giá, phân loại 
các dự án trước khi ra quyết định tín dụng. 
Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản 
lý rủi ro môi trường và xã hội, tác giả đề 
xuất lộ trình gồm ba giai đoạn: 
Giai đoạn (1), xây dựng hệ thống quản lý 
rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động 
nội bộ: Thực hiện các biện pháp sử dụng 
hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong 
nội bộ ngân hàng, kết hợp rủi ro môi trường 
trong quản lý quan hệ khách hàng, nâng 
cao nhận thức về môi trường và năng lượng 
cho nhân viên, khởi tạo quản lý môi trường 
trong hoạt động của ngân hàng, lựa chọn 
và trang bị khóa huấn luyện cho nhân viên 
về vấn đề môi trường và năng lượng. Thực 
hiện các biện pháp truyền thông nhằm cung 
cấp cho nhân viên những thông tin về môi 
trường liên quan, tuân thủ các tiêu chuẩn và 
quy định về môi trường.
Giai đoạn (2), quản lý rủi ro môi trường 
và xã hội trong hoạt động cho vay: Lập 
các chi nhánh, văn phòng xanh, tiết kiệm 
năng lượng, xây dựng kế hoạch và hướng 
dẫn quản lý rủi ro môi trường và xã hội, 
đánh giá và giám sát rủi ro môi trường từ 
các hoạt động kinh doanh của khách hàng, 
lọc và loại bỏ các đề nghị vay vốn có hại 
cho môi trường, khuyến khích khách hàng 
giảm những tác động không có lợi cho 
môi trường trong hoạt động kinh doanh.
Giai đoạn (3), ngân hàng tiến tới cung cấp 
các sản phẩm tài chính xanh và bền vững, có 
các giải pháp cụ thể hỗ trợ các khách hàng 
đầu tư vào cải thiện môi trường và công 
nghệ sạch, giám sát việc tuân thủ về vấn đề 
môi trường, xã hội của dự án vay vốn.
Ngân hàng xanh với du lịch xanh: Thực trạng và một số khuyến nghị
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 211- Tháng 12. 201984
NHTM cần chủ động tìm hiểu những quy 
định của các nước phát triển về thiết kế 
và cung cấp các sản phẩm tài chính xanh, 
tiếp cận kinh nghiệm của các nước này 
trong việc thẩm định, đánh giá và giám sát 
những tác động đến môi trường và xã hội 
của các khách hàng vay vốn, xây dựng các 
tiêu chuẩn về môi trường trong xét duyệt 
cho vay. Các NHTM cần xác định các rào 
cản đối với sản phẩm tài chính xanh và sự 
tiếp nhận dịch vụ của khách hàng. Những 
rào cản này có thể bao gồm thiếu thông tin 
sản phẩm và nhận thức của các bên liên 
quan, sự không linh hoạt trong thiết kế sản 
phẩm, hoặc sự không chắc chắn về chi phí 
so với lợi nhuận. Tiến hành nghiên cứu thị 
trường và các phân tích liên quan đến môi 
trường và mong muốn của từng phân khúc 
khách hàng, nhằm xác định và phân loại 
nhu cầu về tài chính xanh của họ, từ đó có 
những thiết kế các sản phẩm phù hợp với 
từng nhóm khách hàng. Đối với những 
khách hàng chưa nhận thức cao về vấn đề 
môi trường, các NHTM cần có những biện 
pháp kích thích nhu cầu của khách hàng 
về sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh 
thông qua các chiến dịch tiếp thị, truyền 
thông, giáo dục nâng cao nhận thức của 
khách hàng.
Các sản phẩm ngân hàng bền vững không 
chỉ là cấp tín dụng, hỗ trợ vốn cho các dự 
án xanh, tác động tích cực đến môi trường 
mà nó còn mở rộng sang các sản phẩm tiết 
kiệm, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn về các vấn 
đề môi trường và xã hội, thành lập và vận 
hành các quỹ đầu tư xanh, huy động vốn 
từ trái phiếu xanh
5. Kết luận
Nghiên cứu đã đưa ra khái niệm, vai trò 
của ngân hàng xanh đối với chủ thể: doanh 
nghiệp, xã hội, khách hàng và bản thân 
ngân hàng. Ngân hàng xanh có hai nhóm 
hoạt động chính là hoạt động tín dụng 
xanh và hoạt động nội bộ ngân hàng xanh. 
Tài liệu tham khảo
1. An Hà (2019), Ngân hàng tích cực xanh hóa tín dụng: https://tinnhanhchungkhoan.vn/chuyen-dong-doanh-nghiep/
ngan-hang-tich-cuc-xanh-hoa-tin-dung-301260.html
2. Đăng Gi/tinnhanhchungkhoan.vn/chuyen-dong-doanh-nghiep/ngan-hang-tich-cuc-xanh; https://baotintuc.vn/du-
lich/agribank-gop-phan-phat-trien-du-lich-dong-bang-song-cuu-long-20170928142030488.htm
3. Imeson, M. and Sim, A (2010). Sustainable Banking: Why Helping Communities and Saving the Planet is Good for 
Business? SAS White Paper. Issued by SAS Institute Inc. World Headquarters.
4. Minh Tú (2018), Nam A Bank và GCPF hợp tác triển khai chương trình “ Tín dụng xanh”, 
nam-a-bank-va-gcpf-hop-tac-trien-khai-chuong-trinh-tin-dung-xanh-20181219230837995.htm
5. Nguyễn Minh Loan (2019), Phát triển ngân hàng xanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: http://
tapchitaichinh.vn/ngan-hang/phat-trien-ngan-hang-xanh-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-40-309473.html
6. Phương Linh (2019). Tín dụng ngân hàng với mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh, <https://sbv.gov.vn/
webcenter/portal/m/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocN
ame=SBV401058&rightWidth=0%25¢erWidth=100%25&_afrLoop=28103899880901095#%40%3F_afrLoop%3
D28103899880901095%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName%3DSBV401058%26leftWidth%3D0%2525%2
6rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dpdlqcsypn_51
7. Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng Yến (2016), Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ 
quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 16.
8. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời 
kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
9. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 403/QĐ-TTg được Thủ tướng ban hành phê duyệt Kế hoạch hành động 
quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Quyết định số 1604/QĐ-NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân 
hàng xanh tại Việt Nam. 
xem tiếp trang 73
TRẦN MẠNH HÀ - NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ - NGUYỄN THỊ THU TRANG
73Số 211- Tháng 12. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Available at:  
2. Chính phủ (2018). Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11/3/2018.
3. Farole, T. and Akinci, G. (eds.). (2011). Special Economic Zones Progress, Emerging Challenges, and Future 
Directions. The World Bank, Washington D.C.
4. Harvie, C. (2010). SMES and Regional Production Networks. In Integrating Small and Medium Enterprises 
into More Integrating East Asia. ERIA Research Report 2009 No. 8, edited by V. T. Tranh, D. Narjoko, and S. Oum. 
Jakarta: Economic Research Institute for ASEAN and East Asia.
5. Stone, S. and Shepherd, B. (2013). Global Production Networks and Employment: a Developing Country 
Perspective. OECD Trade Policy Paper No. 154 TAD/TC/WP(2012)29/FINAL, 18-4- 2013. OECD, Paris.
6. Scott, Linda (2017). Private Sector Engagement with Women’s Economic Empowerment: Lessons learned from 
years of practice, Saïd Business School, University of Oxford, 2017.
7. McKinsey, Delivering through Diversity, (2018). Available at: https://www.mckinsey.com/~/media/McKinsey/
Business%20Functions/Organization/Our%20Insights/Delivering%20through%20diversity/Delivering-through-
diversity_full-report.ashx (accessed 24 August 2018).
8. Stone, S. and Shepherd, B. (2013). Global Production Networks and Employment: a Developing Country 
Perspective. OECD Trade Policy Paper No. 154 TAD/TC/WP(2012)29/FINAL, 18-4- 2013. OECD, Paris.
9. Tan Khee Giap, Eduardo Pedrosa and Sansidaran Gopanlan (2019). APEC’s post Agenda: Rising protectionism, 
Economic rebalancing and diversified growth”. PECC Singapore conference 
10. UNIDO (2018). Global value chains and industrial development: lessons from china, south-east and south asia. 
United Nations Industrial Development Organization’s book. 
11. Vidavong, C., V. Thipphavong, and S. Souvannaphakdy (2017). The Impact of Global Value Chain on Lao PDR’s 
SME Development, Lao Trade Research Digest Vol. 6, March 2017.
12. Wignaraja, G. (2012): Engaging small and medium enterprises in production networks: Firm-level analysis of five 
ASEAN economies, ADBI Working Paper, No.361, Asian Development Bank Institute (ADBI), Tokyo.
13. World Bank, World Development Report 2012: Gender Equality and Development, 2012.
14. Zhao Zhongxiu (2019) Global value chain and industry development, Lessons from China, South-East and South 
Asia. Pacific Economic Cooperation Council.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả đã 
phân tích thực trạng ngân hàng xanh hỗ 
trợ du lịch xanh tại các ngân hàng trên cả 
hai phương diện trên. Tuy nhiên hoạt động 
này vẫn tồn tại nhiều rủi ro trong các qui 
trình thẩm định tín dụng, từ đó tác giả đưa 
ra các đề xuất đối với cấp quản lý và các 
NHTM nhằm thúc đẩy hoạt động ngân 
hàng xanh trong thời gian tới ■
tiếp theo trang 84

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_xanh_voi_du_lich_xanh_thuc_trang_va_mot_so_khuyen.pdf