Năng suất lao động của công ty thủy nông và đề xuất cách tính định biên

Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ

quản lý và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. Do đặc thù riêng nên

mỗi ngành có NSLĐ đặc trưng. Trong nền kinh tế quốc dân, ngành nông lâm thủy sản có NSLĐ

thấp nhất. NSLĐ của các công ty thủy nông chỉ đạt ở mức trung bình và dưới trung bình so với toàn

nền kinh tế quốc dân, nhưng thuộc loại cao trong nhóm ngành nông lâm thủy sản. Trong mười năm

qua do cơ chế chính sách về cấp bù thủy lợi phí mang tính bao cấp nên NSLĐ của công ty thủy

nông chỉ ở mức thấp so với khả năng. Điều này thể hiện qua phân tích số liệu năm 2014-15 của 6

công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-WB7. Trong bài tác giả phân tích thực trạng, xác định cơ hội

và thách thức cho việc tăng NSLĐ ở các công ty thủy nông. Tiếp đến là đề xuất cách tính định biên

cho công ty thủy nông ở 3 vùng kinh tế cho đến năm 2025.

pdf 8 trang kimcuc 16780
Bạn đang xem tài liệu "Năng suất lao động của công ty thủy nông và đề xuất cách tính định biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng suất lao động của công ty thủy nông và đề xuất cách tính định biên

Năng suất lao động của công ty thủy nông và đề xuất cách tính định biên
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 67
BÀI BÁO KHOA H
C 
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THỦY NÔNG 
VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH TÍNH ĐỊNH BIÊN 
Nguyễn Trung Dũng1, 2 
Tóm tắt: Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ 
quản lý và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. Do đặc thù riêng nên 
mỗi ngành có NSLĐ đặc trưng. Trong nền kinh tế quốc dân, ngành nông lâm thủy sản có NSLĐ 
thấp nhất. NSLĐ của các công ty thủy nông chỉ đạt ở mức trung bình và dưới trung bình so với toàn 
nền kinh tế quốc dân, nhưng thuộc loại cao trong nhóm ngành nông lâm thủy sản. Trong mười năm 
qua do cơ chế chính sách về cấp bù thủy lợi phí mang tính bao cấp nên NSLĐ của công ty thủy 
nông chỉ ở mức thấp so với khả năng. Điều này thể hiện qua phân tích số liệu năm 2014-15 của 6 
công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-WB7. Trong bài tác giả phân tích thực trạng, xác định cơ hội 
và thách thức cho việc tăng NSLĐ ở các công ty thủy nông. Tiếp đến là đề xuất cách tính định biên 
cho công ty thủy nông ở 3 vùng kinh tế cho đến năm 2025. 
Từ khoá: Năng suất lao động, định biên lao động, công ty thủy nông, công ty QLKT CTTL. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 
Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng 
nhất, thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của 
một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một 
phương thức sản xuất. NSLĐ được quyết định 
bởi nhiều nhân tố như mức độ thành thạo của 
người lao động, trình độ phát triển khoa học và 
công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản 
xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu 
sản xuất, các điều kiện tự nhiên. NSLĐ xã hội là 
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đo tính hiệu quả sử dụng 
lao động của nền kinh tế. Theo Báo cáo năng 
suất Việt Nam 2015: "NSLĐ của Việt Nam còn 
ở mức thấp so với các nước trong khu vực đang 
là yếu tố cản trở đáng ngại đối với khả năng 
cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, 
đặc biệt khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế 
xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng 
kinh tế ASEAN (AEC). Nếu không có những nỗ 
lực đặc biệt trong nâng cao năng suất trong 
thập kỷ này và thập kỷ tới, Việt Nam sẽ gặp rất 
nhiều khó khăn cả về kinh tế và xã hội". Tăng 
1
 Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy Lợi. 
2 Đội tư vấn PIC thuộc dự án VIAIP-WB7 (Cải thiện nông 
nghiệp có tưới của WB7). 
NSLĐ là tăng thêm số lượng hay giá trị sản 
phẩm làm ra từ một đơn vị lao động hao phí 
hoặc giảm bớt số đơn vị lao động hao phí để 
làm ra một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản 
phẩm. Chỉ có tăng năng suất thì mới tăng được 
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, có điều 
kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và 
tăng cường hội nhập quốc tế. 
Trong giai đoạn 2006-2011 Việt Nam có 
NSLĐ khá thấp (Hình 1), theo báo cáo của 
VNPI (2015): với mức 3.660 USD/người thì 
NSLĐ của Việt Nam chỉ xấp xỉ bằng 5% của 
Singapore, 20% của Malaysia, 35% của Thái 
Lan, 50% của Philippines và Indonesia. Nếu so 
sánh trong nền kinh tế quốc dân thì NSLĐ trong 
các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản có mức 
thấp nhất so với công nghiệp & xây dựng và 
dịch vụ (Hình 2). 
Theo Hoàng Văn Thắng (2015) ngành thủy 
lợi cả nước hiện có 96 tổ chức quản lý khai thác 
công trình thủy lợi (QLKT CTTL) là doanh 
nghiệp trực thuộc cấp tỉnh (gọi ngắn là công ty 
thủy nông), 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN-
PTNT. Về quản lý các CTTL nhỏ và hệ thống 
kênh mương nội đồng, cả nước có 16.238 tổ 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 68
chức dùng nước, bao gồm các loại hình Hợp tác 
xã, Tổ chức hợp tác và Ban quản lý thủy nông. 
Công tác quản lý khai thác CTTL đang từng 
bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân 
sinh; tại một số địa phương đã chủ động đổi mới 
mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng 
cao hiệu quả của các CTTL ... Bên cạnh những 
thành tích cơ bản này theo Phi Hùng (2015) và 
Kim Văn (2016): "Nhiều doanh nghiệp QLKT 
CTTL hoạt động theo phương thức giao kế 
hoạch, dẫn đến vừa thiếu công cụ giám sát cho 
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, vừa 
hạn chế quyền hoạt động tự chủ của doanh 
nghiệp. Do vậy, chất lượng quản trị của doanh 
nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất 
lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân có 
xu hướng ngày càng tăng; hệ thống công trình 
thủy lợi xuống cấp nhanh, chất lượng cung cấp 
dịch vụ thấp". Xuất phát từ thực tế này, tác 
giả muốn phân tích thực trạng về NSLĐ trong 
ngành thủy lợi được minh họa bằng các số liệu 
của 6 công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-
WB7 (dự án WB7 về cải thiện nông nghiệp có 
tưới). Từ đó đưa ra cơ hội và thách thức trong 
tăng NSLĐ cũng như đề xuất tính định biên tạm 
thời cho các công ty thủy nông. 
Hình 1. Năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng 
của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015
Hình 2. Năng suất lao động ở các khu vực kinh tế 2011-2015 tính theo giá thực tế 
2. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ 
CÔNG TY THỦY NÔNG - THỰC TRẠNG, 
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH 
THỨC 
2.1. Phân tích thực trạng 
Về lý thuyết NSLĐ được tính theo công sau: 
 (1) 
Trong đó: 
W: Năng suất lao động 
Q: Sản lượng làm ra trong thời gian T (lượng 
sản phẩm hay giá trị sản xuất, doanh thu, lợi 
nhuận) 
T: Lượng lao động hao phí để hoàn thành sản 
lượng Q (người hay ngày công, giờ công) 
t: Hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị 
sản phẩm (đặc biệt trong thủy lợi thì sản phẩm, 
dịch vụ công ích thủy lợi rất đa dạng, có thể là 
khối lượng nước hoặc diện tích tưới, tiêu). 
Dựa vào số liệu hai năm 2014 và 2015 của 6 
công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-WB7 để 
tính toán ba chỉ tiêu cơ bản về NSLĐ tính trên 
đầu nhân viên của công ty là: diện tích tưới ba 
vụ DT3V, lượng cấp bù TLP và tổng thu nhập 
của công ty từ ba nguồn chính TTN: cấp bù thủy 
lợi phí, hỗ trợ của tỉnh và doanh thu do cung cấp 
dịch vụ khác (cấp nước cho dân sinh và công 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 69
nghiệp, thủy điện, thủy sản, du lịch, ...). Cần lưu 
ý là chỉ tiêu DT3V là chỉ tiêu khó tính nhất vì 
diện tích tưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố như 
thời tiết, loại cây trồng và chất lượng nước tưới. 
Ở đây lấy diện tích tưới thực tế của năm 2014 
và 2015 mà phần lớn tưới cho lúa, so với kế 
hoạch đầu năm thì không thay đổi lớn. Điều đó 
có nghĩa là hai năm đó thuộc vào năm trung 
bình. Từ kết quả tính toán ở Bảng 1 và Hình 3 
có mấy nhận xét sau: 
Công ty Phú Thọ có NSLĐ thấp nhất (thấp 
hơn NS trung bình toàn quốc) do có 488 hệ 
thống thủy lợi nhỏ lẻ (gồm 64 hồ chứa, 304 đập 
dâng và 120 trạm bơm) nằm rải rác ở vùng 
trung du với địa hình bị chia cắt phức tạp và ở 
nhiều cao độ khác nhau. 
1) Công ty Hòa Bình có NSLĐ cao hơn 
công ty Phú Thọ, ở mức trung bình. 
2) Công ty Hà Tĩnh có TTN là 167,85 tr. đ/NV, 
cao nhất trong 6 công ty vì ngoài cấp bù TLP còn 
có thêm nguồn thu bổ sung đáng kể từ tỉnh và thu 
do cấp nước công nghiệp và dân sinh (chiếm 30% 
của TTN). 
3) Công ty Quảng Trị cao hơn công ty Nam 
Sông Mã (Thanh Hóa), đặc biệt có TTN khá cao 
(133,70 tr. đồng/NV) vì có nguồn thu khác và từ 
tỉnh chiếm đến 25% của TTN. 
4) Công ty Quảng Nam có ít HTTL, đặc 
biệt có hồ chứa Phú Ninh với dung tích lớn nên 
DT3V là cao nhất (140,13 ha/NV). Tuy dựa 
hoàn toàn vào nguồn cấp bù TLP nhưng TTN và 
TLP tương đối cao trong nhóm so sánh (124 tr. 
đồng/NV). Điều này cho thấy sản xuất và kinh 
doanh của công ty khá tốt. 
Hình 3. Năng suất lao động ở 6 công ty thủy 
nông năm 2014 (riêng Công ty thủy nông Hòa 
Bình với số liệu của 2015)
Bảng 1. Số liệu cơ bản của công ty thủy nông và các loại năng suất lao động 
Công ty 
thủy nông 
Cơ sở hạ tầng cơ bản của công ty Năng suất lao động tính theo các loại 
Số hồ 
chứa 
Số 
đập/bai 
Số trạm 
bơm 
Kênh 
(km) 
DT3V 
(ha/NV) 
TTN 
(tr. đ/NV) 
TLP 
(tr. đ/NV) 
Phú Thọ 64 304 120 847 51.47 85.61 65.20 
Hòa Bình 123 760 74 1029 74.79 87.55 86.70 
Thanh Hóa 1 2 61 172 98.90 111.24 97.35 
Hà Tĩnh 28 6 0 469 121.20 167.85 118.67 
Quảng Trị 14 2 19 1021 95.12 133.70 101.44 
Quảng Nam 17 28 25 804 140.13 124.21 124.21 
Trong phân tích tiếp theo là tính hệ số tương 
quan giữa ba chỉ tiêu năng suất và cơ cấu chính 
của hệ thống thủy lợi là số hồ chứa, đập/bai, 
trạm bơm và chiều dài kênh mương. Kết quả 
tính toán ở Bảng 2 cho thấy NSLĐ bị ảnh hưởng 
quan trọng bởi biến "số trạm bơm" 
(với hệ số tương quan Pearson Correlation giao 
động từ -0,851 đến -0,921, kiểm định giả thiết 
nhỏ hơn 0,01 với ** và nhỏ hơn 0,05 với *). Ở 
mức quan hệ thấp hơn là "số đập/bai" và "số hồ 
chứa". Điều này có nghĩa, nếu số lượng trạm 
bơm tăng thì NSLĐ các loại giảm, điển hình là 
công ty thủy nông Phú Thọ. Hình 4 thể hiện mối 
quan hệ này. Công thức thực nghiệm (2) là hồi 
quy tuyến tính đơn biến giữa DT và "số trạm 
bơm" Tbom và công thức (3) cho hồi quy tuyến 
tính đa biến giữa DT và "số hồ chứa" Hchua, 
"số đập bai" Dap và Tbom. 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 70
 (2) 
 (3) 
Bảng 2. Phân tích tương quan giữa năng suất và cơ cấu chính của hệ thống thủy lợi 
Chỉ tiêu NS Số hồ chứa Số đập/bai Số trạm bơm Kênh (km) 
DT3V 
(ha/NV) 
Pearson Correlation -.589 -.604 -.851* -.312 
Sig. (2-tailed) .218 .204 .032 .548 
TTN 
(tr. đ/NV) 
Pearson Correlation -.596 -.694 -.911* -.326 
Sig. (2-tailed) .212 .126 .011 .528 
TLP 
(tr. đ/NV) 
Pearson Correlation -.540 -.567 -.921** -.254 
Sig. (2-tailed) .269 .240 .009 .627 
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). 
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 
Bảng 3. Tổng hợp hệ số của hồi quy tuyến tính giữa năng suất và số trạm bơm 
Mô 
hình 
Unstandardized 
coefficients Std. coefficients t Sig. 
B Std. Error Beta 
DT3V (Constant) 127.450 12.119 10.516 .000 
 TBom -.612 .189 -.851 -3.234 .032 
TTN (Constant) 150.302 9.274 16.207 .000 
 TBom -.641 .145 -.911 -4.424 .011 
TLP (Constant) 121.413 6.116 19.850 .000 
 TBom -.451 .096 -.921 
Bảng 4. Tổng hợp hệ số của hồi quy tuyến tính đa biến giữa năng suất và số hồ chứa, 
đập dâng và trạm bơm 
Mô 
hình 
Unstandardized Coefficients Std. coefficients 
t Sig. B Std. Error Beta 
1 (Constant) 136.214 26.5075 5.1387 0.035 
Hồ chứa 
(Hchua) -0.545 1.282254 -0.781 -0.424 0.712 
 Đập bai (Dap) 0.064 0.198247 0.6213 0.3244 0.776 
Trạm bơm 
(Tbom) -0.575 0.312178 -0.798 -1.842 0.206 
a Biến phụ thuộc: Năng suất diện tích 
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng và 
giảm NSLĐ, cơ hội và thách thức tăng NSLĐ 
ở công ty thủy nông trong giai đoạn 2018-
2025 
Trong phỏng vấn sâu với các cán bộ chủ chốt 
của một số công ty thủy nông (trong có cả công 
ty thủy nông nằm ngoài dự án VIAIP-WB7) thì 
các yếu tố làm tăng hoặc giảm NSLĐ ở công ty 
thủy nông có thể được xếp theo thứ tự như sau: 
(a) Thể chế trong quản lý khai thác công trình 
thủy lợi thông qua Luật thủy lợi, các nghị định 
và thông tư; (b) Chính sách về thủy lợi phí được 
chuyển thành giá dịch vụ thủy lợi từ năm 2018; 
(c) Chính sách miễn giảm và cấp bù thủy lợi phí 
đối với nông nghiệp và các ngành cần ưu tiên; 
(d) Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của hệ thống 
thủy lợi; (e) Kết quả chuyển giao công trình và 
hệ thống công trình cho các tổ chức thủy nông 
cơ sở WUO/WUA; (f) Kết quả của thuê mướn 
bên ngoài (Outsourcing); (g) Tình trạng kỹ thuật 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 71
của trang thiết bị của hệ thống thủy lợi và việc 
áp dụng khoa học công nghệ; (h) Trình độ tay 
nghề của người lao động; (i) Động cơ và áp lực 
của nội bộ công ty về thúc đẩy tăng NSLĐ và 
cải thiện thu nhập của người lao động. 
2.3. Cơ hội và thách thức tăng NSLĐ 
Cơ hội: Có mấy cơ hội lớn cho việc tăng 
NSLĐ trong ngành. Trước mắt theo tác giả là 
các cơ sở pháp lý phải hướng tới việc "cởi trói" 
cho các công ty thủy nông, cụ thể: (1) Quyết 
định 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21.04.2014 ban 
hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác 
công trình thủy lợi hiện có; (2) Chủ chương lớn 
của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, 
doanh nghiệp công ích và (3) Luật Thủy lợi 
2017 sẽ tạo điều kiện pháp lý cho việc phát triển 
thị trường nước và công ty thủy nông sẽ dần 
được độc lập tự chủ hơn trong sản xuất và đặc 
biệt được phép "kinh doanh" các dịch vụ cấp 
nước với giá mà dựa vào việc bù đắp chi phí 
theo nguyên tắc đúng, đủ và hợp lý ("người gây 
ô nhiễm trả"). 
Hình 4. Đồ thị NSLĐ hiện tại (quan hệ giữa 
DT3V và số lượng trạm bơm) và vai trò của 
Tổng cục Thủy lợi trong gây áp lực tăng NSLĐ 
Tiếp đến là các yếu tố khoa học và công nghệ 
ví dụ như lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động 
SCADA, tin học hóa toàn bộ quá trình quản lý 
kỹ thuật và kinh tế của công ty thủy nông, từng 
bước hiện đại hóa HTTL, . 
Thách thức: Trong 10 năm qua kể từ khi tiến 
hành cấp bù TLP theo NĐ 115/2008/NĐ-CP thì 
công ty thủy nông đã hoạt động theo cơ chế 
"xin-cho" và "bao cấp", đã ảnh hưởng đến hoạt 
động sản xuất kinh doanh của công ty vốn đã có 
nề nếp từ lâu. Thách thức lớn hiện nay là giải 
quyết những hậu quả tồn tại trong những năm 
qua do cơ chế để lại, cụ thể: (1) Số CBNV tăng 
lên, cơ cấu nghề nghiệp không tương xứng (vì 
coi công ty thủy nông là "bầu sữa hưởng ngân 
sách" nên đã tuyển dụng thông qua "quan hệ" và 
"gửi gắm" quá nhiều người không được đào tạo 
trong lĩnh vực thủy lợi; (2) Không dành đủ vốn 
cho bảo dưỡng sửa chữa theo định kỳ các hệ 
thống công trình nên công trình xuống cấp (thực 
trạng là ở các công ty thủy nông do dành 50-
70% TTN cho chi trả lương nên chỉ còn tỷ lệ 
không tương xứng cho bảo dưỡng sửa chữa hệ 
thống công trình); (3) Người dân không có trách 
nhiệm trong hỗ trợ tu sửa kênh mương, ... vì nhà 
nước cấp bù TLP; (4) Việc chuyển giao quản lý 
tưới cho cấp cơ sở còn thực hiện một cách hành 
chính của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT 
dẫn đến nhiều điều bất hợp lý; (5) Đầu tư trang 
thiết bị sản xuất không tương xứng với giai 
đoạn phát triển mới; (6) Còn nhiều vướng mắc 
trong việc chuyển giao những công việc thuần 
túy, chuyên môn hóa cao cho các doanh nghiệp 
ngoài có chi phí thấp hơn theo hình thức 
outsourcing. Ngoài ra các công ty thủy nông còn 
phải đối mặt với tình hình tài nguyên nước ngày 
càng cạn kiệt và biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt 
hơn cũng như chuyển đổi lớn trong ngành nông 
nghiệp (như tăng trưởng tối thiểu trong trồng 
trọt, chăn nuôi, thủy sản; tăng giá trị xuất khẩu; 
tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp), công 
nghiệp và du lịch. 
3. ĐỀ XUẤT TÍNH ĐỊNH BIÊN CHO 
CÔNG TY THỦY NÔNG 
Việc định biên nhân sự được tuân theo một 
số nguyên tắc: (1) Các nguyên tắc về tỷ lệ tương 
quan (tỷ lệ tăng/giảm so với năm trước tương 
ứng với tương quan tăng/giảm của mức doanh 
thu; Tương quan giữa nhóm vị trí công tác trực 
tiếp (kinh doanh, sản xuất) với gián tiếp; Tương 
quan giữa ngân sách cho các nhóm quản lý và 
nhân viên, gián tiếp và trực tiếp); (2) Các 
nguyên tắc về định mức lao động; (3) Các 
nguyên tắc về tần suất và thời lượng thực hiện 
nhiệm vụ. Ví dụ vị trí sản xuất thì dựa vào các 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 72
thông số đầu vào như sản lượng, định mức lao 
động của mỗi vị trí, các vị trí trong ca và số ca 
trong sản xuất. 
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Thông 
tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05.01.2005 
hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao 
động trong công ty nhà nước theo Nghị định số 
206/2004/NĐ-CP ngày 14.12.2004 của Chính 
phủ, cụ thể là: 
Ldb = Lch + Lpv + Lbs + Lql (4) 
Trong đó: Ldb - lao động định biên của công ty 
(đơn vị tính người); Lch - lao động chính định 
biên; Lpv - lao động phụ trợ, phục vụ định biên; 
Lbs - lao động bổ sung định biên để thực hiện chế 
độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao 
động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, 
phục vụ; Lql - lao động quản lý định biên. Các loại 
lao động được tính trên cơ sở định mức lao động 
của từng ngành và từng đơn vị. 
Trong ngành thủy lợi, Thông tư số 
65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12.10.2009 hướng 
dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp QLKT 
CTTL, cụ thể trong Điều 9 về nguồn kinh phí 
hoạt động của các tổ chức QLKT CTTL có quy 
định ở khoản 4: "Trên cơ sở định mức lao động 
và đơn giá tiền lương được cấp có thẩm quyền 
phê duyệt, các DN QLKT CTTL được chủ động 
trong việc bố trí lao động và phương thức chi trả 
lương. Khuyến khích các DN QLKT CTTL 
giảm định biên lao động để nâng cao thu nhập 
cho cán bộ, công nhân viên; các tổ chức, cá 
nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp 
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng 
cao năng suất lao động, giảm chi phí, tiết kiệm 
nước, tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, năng lượng 
nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công trình 
thủy lợi". Trong Quyết định số 2891/QĐ-BNN-
TL ngày 12.10.2009 hướng dẫn xây dựng định 
mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, 
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Báo cáo 
của VIAIP-WB7 (2015) chỉ ra: (1) Các công ty 
thủy nông không thể áp dụng bộ định mức kinh 
tế - kỹ thuật hiện có vì không được cập nhật 
thường xuyên và không thích hợp với những 
chính sách mới ban hành. Chi phí cập nhật thì 
quá lớn. Công ty có thể cập nhật nhưng không 
được phép; (2) Cách tính định biên lao động dựa 
vào định mức lao động chi tiết (tính từ mặt 
ruộng tính lên) là không thuyết phục trong hoàn 
cảnh hoạt động thủy nông đang diễn ra. Chính 
vì vậy trong bài này tác giả đề xuất việc tính 
định biên trên cơ sở NSLĐ thực tế kết hợp với 
các biện pháp tích cực nhằm tạo động cơ thúc 
đẩy nâng cao NSLĐ ở các công ty. 
Dựa vào kết quả tính toán ở mục 2.1 nay tác 
giả đề xuất cách tính định biên dựa vào cơ sở 
định mức diện tích tưới tiêu 3 vụ cho công nhân 
ở công ty thủy nông như trong Bảng 5. 
Bảng 5. Năng suất lao động NS3V làm cơ sở 
cho tính định biên cho vùng kinh tế A, B và D 
Số trạm 
bơm 
Nhân công phụ trách bao nhiêu hecta tưới 
tiêu (ha/NV) 
Hiện 
tại 
+ 
10% 
+ 
20% 
Định hướng 2018-
2025 
<5 124 137 149 140  200 
10 121 133 146 135  150 
20 115 127 138 125  135 
30 109 120 131 120  130 
40 103 113 124 115  120 
50 97 107 116 105  115 
60 91 100 109 100  110 
70 85 93 102 95  100 
80 78 86 94 85  95 
90 72 80 87 80  85 
100 66 73 80 75  80 
110 60 66 72 70  75 
120 54 59 65 60  70 
130 48 53 57 50  60 
140 42 46 50 45  50 
150 36 39 43 40  50 
Do định mức hiện tại quá thấp vì nhiều 
nguyên nhân như đã phân tích ở trên, nên trước 
hết đề nghị phải bắt nâng lên tối thiểu 10%. 
Mức nâng tối thiểu này có được đề cập trong 
bản kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2016-
2020 của 6 công ty thuộc dự án VIAIP-WB7. 
Mục tiêu cần phải đạt được đến 2025 là tăng tối 
thiểu 20-25% so với mức hiện tại. Cột cuối cùng 
của bảng là định hướng đạt được vào năm 2025. 
Để đạt được mục tiêu đó thì phải kết hợp nhiều 
biện pháp kích thích như đã nêu ở mục 2.2 và 
2.3, đặc biệt Tổng cục Thủy lợi phải đóng vai 
trò rất quan trọng trong việc tạo áp lực buộc các 
công ty phải tăng NSLĐ. 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 73
Ở Việt Nam có phân làm bảy vùng kinh tế 
tiêu biểu của cả nước: (A) Trung du và miền núi 
Bắc Bộ, (B) Bắc Trung Bộ, (C) Đồng bằng sông 
Hồng, (D) Duyên Hải Nam Trung Bộ, (E) Tây 
Nguyên, (F) Đông Nam Bộ, (G) Đồng bằng 
sông Cửu Long. Trong quá trình nghiên cứu ở 
mục 2.1 thì chỉ dựa vào số liệu của 6 công ty 
nằm trong vùng A, B và C nên việc tính đại diện 
chưa cao. Do vậy tác giả đề xuất mở rộng 
nghiên cứu tương tự có quy mô lớn để bao phủ 
toàn bộ bảy vùng kinh tế. 
Khi chọn mục tiêu về NS3V thì lưu ý: đối 
với HTTL có hồ chứa lớn phục vụ tưới tự chảy 
thì nên chọn giới hạn trên; nếu có nhiều trạm 
bơm nhỏ các loại thì chọn giới hạn dưới và 
ngược lại. Công thức tính định biên cơ bản là: 
Số người của công ty = Diện tích tưới 3 vụ: 
NS3V được chọn trong biểu 5 = Số người mà 
công ty thủy nông được phép + số người quản lý 
(ở mức cần thiết tối thiểu) (5) 
Để kiểm chứng kết quả tính toán ở trên thì 
tác giả có lấy ngẫu nhiên 2 công ty thủy nông 
(một nằm trong và một nằm ngoài vùng nghiên 
cứu). Kết quả tính toán đã xác nhận ý kiến nêu 
trên (Bảng 6). Song cần lưu ý là các công ty 
thủy nông trong tương lai khi hai từ "thủy nông" 
được đặt trong ngoặc kép, điều đó có nghĩa là 
doanh thu do mảng công tác thủy nông truyền 
thống chỉ mang lại doanh thu thấp, còn chủ yếu 
là do các dịch vụ khác như cấp nước cho dân 
sinh và công nghiệp, dịch vụ du lịch, tạo cảnh 
quan ... thì năng suất NS3V sẽ thay đổi cơ bản 
mà bài này không đề cập đến. 
Bảng 6. Kiểm định kết quả tính toán ở hai công ty thủy nông khác 
Công ty thủy nông Nam Ninh, tỉnh Nam Định 
Thuộc vùng kinh tế C 
Công ty thủy nông sông Cầu, tỉnh Bắc Giang 
Thuộc vùng kinh tế A 
Hệ thống thủy lợi: 784 cống đập, 194 trạm bơm tưới tiêu 
kết hợp, 573 km kênh mương. Do số lượng trạm bơm lớn 
nên công ty khoán cho địa phương quản lý và vận hành 
trạm bơm và cống đập trên kênh cấp 2 và 3. Nay chỉ còn 
quản lý 49 trạm. 
Diện tích tưới tiêu 3 vụ: 37.184 ha 
Tổng CBCNV: 176 người. 
Năng suất lao động DT3V: (a) theo tính toán 211 ha/NV 
(37184/176); (b) theo Bảng 5: hiện tại 97 ha/NV, định 
hướng 105 ... 120 ha/NV. 
Kết luận: Chưa thích hợp do nằm ngoài vùng nghiên cứu 
và cần có nghiên cứu riêng và mở rộng 
2 đập tràn và 1 hồ chứa, 22 trạm bơm, 52 km kênh chính, 
294 km kênh cấp I, II tưới, tiêu. 
 28.000 ha 
 295 người 
(a) theo tính toán 103 ha/NV (28000/295); (b) theo Bảng 
5: hiện tại 115 ha/NV, định hướng 125 ... 135 ha/NV. 
Thích hợp, nhưng hiện tại còn thấp. 
4. KẾT LUẬN 
Xuất phát từ tầm quan trọng của NSLĐ và 
việc tính định biên cho công ty thủy nông, dựa 
vào số liệu năm 2014-15 của 6 công ty thủy 
nông thuộc dự án VIAIP-WB7 tác giả đã phân 
tích thực trạng và nguyên nhân về NSLĐ thấp 
ở các công ty thủy nông. Trên nền của kết quả 
tính toán thì xây dựng hàm xu thế và đề xuất 
về tăng NSLĐ trong khoảng thời gian 2018-
2025. Kết quả phân tích và tính toán được 
đánh giá tốt thông qua kiểm định ở hai công ty 
thủy nông khác. Nếu nằm trong vùng nghiên 
cứu thì kết quả được đánh giá tốt, còn nằm 
ngoài vùng nghiên cứu thì cần phải có nghiên 
cứu tiếp theo để phủ vùng này. Đây có thể 
được coi một phương pháp thử nghiệm và mở 
hướng cho việc tính định biên bằng phương 
pháp linh hoạt (phân tích thống kê NSLĐ hiện 
tại kết hợp với phân tích xu thế) thay vì 
phương pháp tính toán lý thuyết mang tính 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 74
hàn lâm trước đây (tính định mức lao động chi 
tiết, sau đó tổng hợp chung). Kết quả nghiên 
cứu giúp cho Tổng cục Thủy lợi và các cơ 
quan quản lý ở cấp Trung ương và tỉnh ban 
hành những chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy 
các công ty thủy nông phải nâng cao NSLĐ, 
cải thiện chất lượng công tác và từng bước 
nâng cao điều kiện thu nhập của người lao 
động. Ngoài ra còn giúp cho công tác đấu thầu 
đặt hàng được hiệu quả hơn. Trong năm 2018 
khi Luật Thủy lợi có hiệu lực thì đổi mới 
phương thức quản lý đối với công ty thủy 
nông theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và đạt 
NSLĐ cao hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
VNPI (2015): Báo cáo năng suất Việt Nam 2015, Viện Năng suất Việt Nam 
GSO (2016): Báo cáo“Năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng 
suất lao động của Việt Nam, Tổng cục thống kê (có bổ sung và cập nhật số liệu tháng 3/2016) 
Hoàng Văn Thắng (2015): Thành tựu và thách thức của ngành thủy lợi, nguồn: 
Kim Văn (2016): Những thách thức lớn của Ngành Thủy lợi, nguồn: 
Nguyễn Trung Dũng (2015): Chính sách thủy lợi phí ở Việt Nam – Bàn luận và phân tích dưới góc 
độ của kinh tế học, Tạp chí Thủy lợi và môi trường 51/12.2015. 
Phi Hùng (2015): Tư nhân hóa quản lý khai thác công trình thủy lợi: Tại sao không?, báo Pháp luật 
Việt Nam, nguồn: 
trinh-thuy-loi-tai-sao-khong-218797.html 
VIAIP-WB7 (2015): Số liệu khảo sát của các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi, đội tư 
vấn PIC thuộc dự án VIAIP-WB7 
Abstract: 
LABOR PRODUCTIVITY OF IRRIGATION MANAGEMENT COMPANY AND 
SUGGESTION FOR CALCULATING THE STAFF NUMBER 
Labor productivity is one of the important indicators for assessing the management level and 
results of production and business activities of any enterprise. Due to the specific characteristics 
each sector has own typical labor productivity. In the national economy, the sector of agriculture, 
forestry and fishery has lowest labor productivity. The labor productivity of irrigation management 
companies (IMCs) is only medium and below the national average one, but belongs to the high level 
in the agricultural sector. In the past ten years, due to the policy mechanism on the irrigation 
service fee waiver (subsidizing the irrigation fees) so that the labor productivity of IMCs is staying 
low, but it has a big potential for increasing labor productivity. This is illustrated by the analysis of 
2014-15 data of 6 IMCs of VIAIP-WB7 projects. In this paper the the status-quo has been analysed 
by author, the opportunities and challenges for increasing labor productivity of IMCs identified. As 
results is the suggestion for calculation for staff number of IMCs in three economic areas until 
2025. 
Keywords: Labor productivity, determination of staff number, Irrigation Management Company 
Ngày nhận bài: 26/2/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 23/3/2018 

File đính kèm:

  • pdfnang_suat_lao_dong_cua_cong_ty_thuy_nong_va_de_xuat_cach_tin.pdf