Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Vai trò của hoạt động xuất khẩu, thị trường xuất khẩu

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu và thị trường xuất khẩu đến năng suất của doanh

nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam (2007-2013), sử dụng fixed effects và Instrument Variables và

số liệu được cung cấp bởi Viện nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM). Kết quả cho thấy hoạt động xuất

khẩu đến thị trường các nước đang phát triển hay các nước phát triển đều không có ảnh hưởng đến tăng

năng suất của các DNVVN. Đối với những yếu tố khác, trong khi tuổi và cường độ vốn trên lao động

ảnh hưởng ngược chiều đến năng suất thì chất lượng và năng lực nguồn nhân lực, sáng tạo đổi mới, đào

tạo, công nghệ và hỗ trợ từ chính phủ có ảnh hưởng cùng chiều lên năng suất.

pdf 10 trang kimcuc 17080
Bạn đang xem tài liệu "Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Vai trò của hoạt động xuất khẩu, thị trường xuất khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Vai trò của hoạt động xuất khẩu, thị trường xuất khẩu

Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Vai trò của hoạt động xuất khẩu, thị trường xuất khẩu
126
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
NĂNG SUẤT CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 
CỦA VIỆT NAM: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, 
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 
Võ Thị Hồng Diễm1 và Từ Thị Thanh Hiệp2 
TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu và thị trường xuất khẩu đến năng suất của doanh 
nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam (2007-2013), sử dụng fixed effects và Instrument Variables và 
số liệu được cung cấp bởi Viện nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM). Kết quả cho thấy hoạt động xuất 
khẩu đến thị trường các nước đang phát triển hay các nước phát triển đều không có ảnh hưởng đến tăng 
năng suất của các DNVVN. Đối với những yếu tố khác, trong khi tuổi và cường độ vốn trên lao động 
ảnh hưởng ngược chiều đến năng suất thì chất lượng và năng lực nguồn nhân lực, sáng tạo đổi mới, đào 
tạo, công nghệ và hỗ trợ từ chính phủ có ảnh hưởng cùng chiều lên năng suất.
Từ khoá: DNVVN, năng xuất, xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, đổi mới
THE PRODUCTIVITY OF SMES IN VIETNAM: THE ROLE OF EXPORT, 
EXPORT MARKET AND OTHER FACTORS
ABSTRACT
The study investigates the impact of export, export markets on productivity of SMEs in Vietnam 
(2007-2013), using data which is provided by Central Institute For Economic Management (CIEM) 
Vietnam and fixed effects – Instrument Variables. The findings show that exporting to developed or 
developing markets do not significantly affect SMEs productivity. Secondly, human capital related 
factor such as manager education, the proportion of workers’ high education, training programs, 
innovation programs, government assistances such as financials or capital access, technology or 
training programs, have significantly positive impact firm productivity. Therefore, government and 
marker policy need to be aware that for improving productivity policies.
Keywords: SMEs, productivity, export market, export, training, and innovation
1. GIỚI THIỆU
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội như tạo việc làm, và góp 
phần tăng năng suất sản xuất. Ví dụ, sự tăng lên trong hoạt động xuất khẩu năm năm qua ở Mỹ, đã 
đóng góp gần 30% vào GDP, tạo ra hơn 11.3 triệu việc làm tính đến năm 2013 (Han and Soroka 
2014). Vì vậy nhiều nước sử dụng chính sách và chương trình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, 
khuyến khích những doanh nghiệp nội địa tham gia vào xuất khẩu hàng hoá. Áp dụng những chính 
sách này với mục đích tạo môi trường thuận lợi cho việc tăng năng suất của các doanh nghiệp. 
Nhiều học giả đã nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ xuất khẩu có tác động làm tăng năng suất của 
doanh nghiệp hay không. Kết qủa của vấn đề này được kết luận theo hai chiều hướng. Thứ nhất, 
hoạt động xuất khẩu được kì vọng sẽ làm tăng năng suất vì môi trường quốc tế sẽ là điều kiện tốt 
để các doanh nghiệp học hỏi về công nghệ, kĩ năng, và những kiến thức chuyên môn để áp dụng 
vào hoạt động sản xuất của mình. Ví dụ như những doanh nghiệp xuất khẩu có thể đối mặt với áp 
1 Khoa Kinh tế, Đại học Tây Nguyên. Điện thoại: 0987178287, Email: hongdiemdhtn@gmail.com
2 Khoa Kinh tế, Đại học Tây Nguyên. Phone: 0988370515. Email: hieptu1990@gmail.com
127
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
lực cạnh tranh khốc liệt từ môi trường quốc tế, để tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp phải 
cải tiến năng suất (Clerides et al. 1998). Giả thuyết thứ hai là những doanh nghiệp có năng suất cao 
thì sẽ tham gia vào thị trường xuất khẩu, bởi vì xuất khẩu đòi hỏi các chi phí như nghiên cứu thị 
trường mới, chi phí marketing, vận chuyển phân phối hàng hoá và các chi phí xuất khẩu khác. Chỉ 
có những doanh nghiệp có năng suất cao mới có khả năng vượt qua những chi phí này để tham gia 
vào thị trường xuất khẩu, còn những doanh nghiệp năng suất thấp hơn chỉ phục vụ thị trường nội 
địa (Melitz 2003).
Các nghiên cứu thực nghiệm tập trung phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu vả năng suất, tuy 
nhiên kết quả theo nhiều chiều hướng khác nhau. Ví dụ, Kox and Rojas-Romagosa (2010) không 
tìm thấy hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy tăng năng suất ở các công ty Hà Lan, trong khi đó nghiên 
cứu của Van Biesebroeck (2005) và Bigsten et al. (2000) thì ủng hộ giả thiết này. ở Việt Nam, với 
xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rọng (WTO, TPP, AFTA) và vai trò của hoạt 
động xuất khẩu trong nền kinh tế xã hội, và hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp 
vừa và nhỏ (DNVVN). Như vậy, một câu hỏi đặt ra là chính phủ có nên khuyến khích DNVVN 
tham gia vào hoạt động xuất khẩu với mục đích giúp tăng năng suất của DNVVN không? Hay nói 
cách khác, hoạt động xuất khẩu có góp phần làm tăng năng suất của các DNVVN không? Hơn nữa, 
khác với những nghiên cứu khác, nghiên cứu này tập trung phân tích sự tác động của các nhóm thị 
trường xuất khẩu khác nhau như xuất khẩu đến nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển, 
sẽ có sự tác động khác nhau như thế nào đến năng suất của DNVVN? Trong khi ở Việt Nam hiện tại 
chưa có nghiên cứu nào thực hiện để tìm ra mối quan hệ này. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung 
tìm ra mối quan hệ giữa xuất khẩu, sự khác nhau giữa nhóm thị trường xuất khẩu và các yếu tố khác 
tác động đến năng suất của các DNVVN ở Việt Nam như thế nào. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho 
những nhà làm chính sách, các quản lý doanh nghiệp đưa ra chính sách khuyến khích xuất khẩu phù 
hợp, và kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cho các học giả, các nhà nghiên cứu liên quan.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1. Hoạt động xuất khẩu và DNVVN ở Việt Nam
Việt Nam thực hiện việc đổi mới kinh tế từ năm 1986, đánh dấu một bước ngoặc chuyển từ nền 
kinh tế tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường. Nền kinh tế mở cửa, đẩy mạnh hoạt động 
xuất khẩu và phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu là nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới 
(Athukorala 2009). Kể từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, được xem 
là một bước nhảy trong tự do hoá thương mại và phát triển kinh tế của Việt Nam. 
Nguồn: World Bank
128
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Sơ đồ 1 cho thấy, hoạt động xuất khẩu tăng lên nhanh chóng, chỉ từ 2.4 tỷ đô la năm 1990 tăng 
lên đến 150.5 tỷ đô la năm 2014. Kể từ khi đổi mới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ 
tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, với mức tăng GDP trung bình 7%/năm/ Trong suốt 5 năm 
gần đây, tốc độ tăng trung bình của hoạt động xuất khẩu là 21.1(Nguyen et al. 2008), thị trường xuất 
khẩu cũng được mở rộng ra nhiều quốc gia. Thị trường chính của Việt Nam là Mỹ (20.66%), Trung 
Quốc (10.23%), Nhật Bản (8.7%), Hồng Kông (4.3%), Singapore, Hàn Quốc, Đức, Brazil và nhiều 
quốc gia khác (World Bank 2015). Và chúng ta thấy xuất khẩu và GDP có một xu hướng tăng lên 
(biểu đồ 1), và hoạt động xuất khẩu đóng góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia.
2.2. DNVVN tại Việt Nam
Sau năm 1986, Việt Nam áp dụng chính sách giảm doanh nghiệp sở hữu nhà nước (OECD 
2013), khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân (Hansen et al. 2009). Đặc biệt là sự ra đời của 
luật doanh nghiệp năm 2009, đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Sau 
hơn 20 năm đổi mới, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc sở hữu 
tư nhân. DNVVN Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp (bảng 1)
Bảng 1 DNVVN tại Việt Nam
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số doanh nghiệp 248,842 291,299 324,691 346,777 373,213 402,362
SMEs (trong tổng số DN) 244,551 286,468 319,696 341,664 368,010 396,809
SMEs tỷ lệ trong tổng số 98.3% 98.3% 98.5% 98.5% 98.6% 98.6%
Sở hữu nhà nước-SMEs 2,292 2,267 2,326 2,291 2,276 2,137
Sở hữu phi nhà nước - SMEs 236,972 278,340 309,919 332,025 357,271 385,586
% Sở hữu phi nhà nước-SMEs 96.9% 97.2% 96.9% 97.2% 97.1% 97.2%
Đầu tư nước ngoài-SMEs 5,287 5,861 7,451 7,348 8,463 9,086
Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê hàng năm từ 2009 đến 2014
DNVVN đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội như tạo việc làm, tăng thu 
nhập cho người lao động, giảm thiểu đói nghèo cho người lao động địa phương và xã hội. Cụ thể, 
DNVVN tạo ra hơn nữa triệu việc làm mới, thuê hơn 51% lực lượng lao động và đóng góp gang 
40% GDP của Việt Nam (Phan et al. 2015). Có thể thấy hoat động đổi mới, chính sách mở của và 
trở thành thành viên của WTO mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia 
vào thì trường thế giới. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ các DNVVN Việt Nam tham gia vào xuất khẩu 
còn thấp so với các nước lân cận. Ví dụ, chỉ khoảng 20% DNVVN Việt Nam xuất khẩu, trong khi 
đó, khoảng 60% DNVVN Trung Quốc, 56% DNVVN Đài Loan, và 40% DNVVN Hàn Quốc xuất 
khẩu hàng hoá (Tran and Vu 2015). Do đó, với những khó khan như quy mô sản xuất nhỏ, hạn chế 
về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực thì các DNVVN có nên tham gia vào xuất khẩu hay chỉ phục 
vụ thị trường trong nước?
2.3. Cơ sở lý thuyết
Hoạt động xuất khẩu tác động lên năng suất
Theo Clerides et al. (1998) xuất khẩu sẽ tác động làm tăng năng suất của doanh nghiệp thông 
qua ba kênh. Thứ nhất, sau khi tham gia vào xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận 
với công nghệ tiên tiến, bao gồm cả thiết kế sản phẩm mới, và phương pháp sản xuất từ đối thủ, 
người bán và người tiêu dùng (Liu et al. 1999). Thứ hai, việc học hỏi kinh nghiệm quản lý, sản xuất 
cũng được giải thích thông qua hoạt động cạnh tranh. Những thị trường lớn và cạnh tranh gay gắt, 
129
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
để tồn tại và phát triển buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải cải tiến và sản xuất hiệu quả, giảm thiểu 
những yếu tố không hiệu quả và tăng năng suất sản xuất (Baldwin and Gu 2003; Van Biesebroeck 
2005). Thứ ba, khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, thị trường của doanh nghiệp được mở rộng và 
doanh nghiệp sẽ dễ đạt lợi thế kinh tế về quy mô, trao đổi công nghệ để tăng sản phẩm, quán trình 
sản xuất và tổ chức quản lý, kết quả sẽ tác động tăng năng suất doanh nghiệp (Silva et al. 2010). 
Và nghiên cứu sự tác động của xuất khẩu đến năng suất, về lý thuyết thì tác động này sẽ khác 
nhau lên năng suất tuỳ thuộc vào đặc điểm của thị trường xuất khẩu. Ví dụ như xuất khẩu đến thị 
trường những nước đang phát triển thì sẽ khác với xuất khẩu đến thị trường các nước đang phát 
triển. Đối với những thị trường phát triển hơn so với nước xuất khẩu, thì doanh nghiệp sẽ có cơ 
hội học hỏi về kinh nghiệm sản xuất, trao đổi công nghệ và kinh nghiệm quản lý, trong khi đó đối 
với thị trường kém phát triển hơn thì sẽ không tác động lên năng suất của doanh nghiếp xuất khẩu 
Damijan et al. (2004). 
Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu và năng suất
Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất, dẫn đầu là Bernard 
and Jensen (1995). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không thống nhất mà theo nhiều chiều hướng 
khác nhau. Theo như kết quả nghiên cứu của (Bigsten and Gebreeyesus 2009; Van Biesebroeck 
2005), xuất khẩu có vai trò rất quan trọng và tác động đồng biến lên năng suất, trong khi đó kết 
quả nghiên cứu của (Delgado et al. 2002; Baldwin and Gu 2003) chỉ tìm ra những tác động không 
đáng kể hoặc chỉ tác động lên năng suất của những doanh nghiệp trẻ, hoặc là chỉ tác động lên năng 
suất sau vài năm tham gia vào thị trường xuất khẩu. Ngược lại, nghiên cứu của (Kox and Rojas-
Romagosa 2010) thì chỉ ra xuất khẩu không có bất cứ tác động và không có ảnh hưởng lên năng 
suất của doanh nghiệp.
Về đặc điểm của thị trường xuất khẩu, theo Damijan et al. (2004) và De Loecker (2007), xuất 
khẩu chỉ tác động đồng biến lên năng xuất nếu doanh nghiệp xuất khẩu đến thị trường phát triển. 
Trong khi đó, nghiên cứu của Pisu (2008), sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp sản xuất của Bỉ 
(1998-2005) và của doanh nghiệp Uruguay của Barboni et al. (2015) lại kết luận rằng cho dù xuất 
khẩu đến nước phát triển hay đang phát triển, thì xuất khẩu cũng không có bất cứ tác động nào đến 
việc tăng năng suất của doanh nghiệp.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp
Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp bao gồm đặc điểm của doanh 
nghiệp như quy mô, tuổi, vốn (Gashi et al. 2014; Syverson 2011; Granér and Isaksson 2009), hoạt 
động đổi mới, cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất (Aw et al. 2008; Aw et al. 2011). Chất lượng 
nguồn nhân lực như trình độ của người quản lý, tay nghề, kinh nghiệm của người lao động, hoạt 
động huấn luyện, đào tạo, (Kagochi and Jolly 2010; Chevalier et al. 2004; Alasadi and Al Sabbagh 
2015), và sự hỗ trợ của nhà nước.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu và năng suất 
của (Bernard et al. 1995; Boermans 2013; Ruane and Sutherland 2005), để nghiên cứu mối liên hệ 
giữa xuất khẩu và năng suất như sau:
Và ước lượng sự tác động của các nhóm thị trường xuất khẩu đến năng suất:
130
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Ước lượng tổng năng suất các yếu tố
Biến năng suất được ước lượng theo hai chỉ tiêu: năng suất lao động (LP) và tổng năng suất các 
yếu tố (TFP). LP được tính theo log của tổng đầu ra trên đầu người lao động. Để ước tính năng suất 
TFP, nghiên cứu bắt đầu với hàm sản xuất Cobb-Douglas . Tuy nhiên thì kỹ thuật ước tính năng 
suất theo phương pháp hồi quy OLS cho kết quả ước lượng TFP mang tính thiên lệch bởi mối quan 
hệ qua lại giữa các yếu tố đầu vào và năng suất. Để giải quyết vấn đề này, tác giả sử dụng phương 
pháp ước tính TFP của (Levinsohn and Petrin 2003):
Trong đó, z là doanh thu, l là số lao động, k là vốn tài sản cố định, m là đầu vào trung gian bao 
gồm chi phí vật liệu, điện, nhiêu liệu, w là TFP của công ty và s là sai số ngẫu nhiên không tương 
quan với các yếu tố đầu vào đã chọn.
Bảng 2 Các biến sử dụng trong nghiên cứu
Biến số Đo lường
A. Nhóm biến liên quan đến biến xuất khẩu
Exp = 1 nếu DN xuất khẩu tại thời điểm t, nguọc lại = 0
Expded
= 1 nếu xuất khẩu hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu sang nước phát triển, nguọc lại 
= 0
Expding
= 1 nếu xuất khẩu hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu sang nước đang phát triển, 
ngược lại = 0
B. Nhóm các biến khác có tác động đến năng suất 
firmage Tuổi doanh nghiệp, (só năm tài khoá – năm thành lập)
firmsize Quy mô doanh nghiệp, tính theo log của số lượng lao động
CapInt Cường độ vốn, log của tái sản cố định tính trên đầu người lao động
Innovation
Đổi mới, = 1 nếu doanh nghiệp tiến hành đổi mới sản phẩm hoặc tiến hành cải 
tiến sản phẩm, hoặc tiến hành đổi mới quy trình sản xuẩt tại thời gian t, ngược 
lại sẽ = 0
Manageredu
Học vấn của chủ doanh nghiệp, chia làm 5 mức độ, không có chuyên môn kỹ 
thuật, tốt nghiệp tiểu học, tổt nghiệp THCS, tổt nghiệp phổ thông, trung cấp 
chuyên nghiệp và đại học cao đẳng trở lên, được mã hoá thành 5 biến giả. Biến 
không có chuyên môn kĩ thuật được chọn làm biến cơ sở.
Workeredu
Tỷ lệ lao động có kỹ năng chuyên môn, (= tỷ lệ lao động có kỹ năng chuyên 
môn/ tổng lao động của doanh nghiệp.
Training
Hoạt động đào tạo huấn luyện, =1 nếu doanh nghiệp áp dụng chương trình đào 
tạo huấn luyện cho người lao động tại thời gian t, ngược lại = 0.
131
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
DAs
Biến giả, = 1 nếu doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ như hỗ trợ 
tài chính, chương trình đào tạo nguồn nhân lực, chương trình hỗ trọ hoạt động 
thương mại, hoặc chương trình cải tiến công nghệ tại thời gian t, ngược lại = 0.
3.2. Kỹ thuật ước lượng
Xuất phát từ vấn đề biến nội sinh giữa mối quan hệ giữa năng suất và xuất khẩu. Cụ thể những 
công ty có năng suất cao thường tham gia xuất khẩu hơn những công ty có năng suất thấp. Mặc 
khác, hoạt động xuất khẩu tác động ngược lại làm tăng năng suất của các công ty thông qua cải 
tiến công nghệ, kỹ năng, hoặc áp lực cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sử dụng 
Instrument variables với Fixed effects (IV-FE), được sử dụng bởi (Larcker and Rusticus 2010; Sun 
and Hong 2011) trong ước lượng mối quan hệ xuất khẩu và năng suất.
Bên cạnh đó, một số biến kiểm soát trong mô hình bao gồm quy mô doanh nghiệp, đổi mới, 
cường độ vốn, huấn luyện đào tạo và hỗ trợ từ chính phủ có thể tác động qua lại với biến năng suất. 
Do đó, để kiểm soát và giả quyết vấn đề nội sinh, cái mà ước lượng OLS không thể giải quyết được, 
thì nghiên cứu sử dụng độ trế bậc 1 của các biến, nhằm mục đích, dữ liệu đổi mới, quy mô, hay đào 
tạo huấn luyện... của năm trước sẽ tác động lên năng suất của năm sau, nhưng không có trường hợp 
ngược lại, để đảm bao độ chính xác của các ước lượng.
4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra DNVVN năm 2007, 2009, 2011 và 2013 do Viện Quản Lý 
Kinh Tế trung ương (CIEM) thuộc Bộ Lao động thương binh xã hội phối hợp với khoa Kinh tế đại 
học Copenhagen, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp thực hiện. Đối tượng điều tra là 
DNVVN ở 3 Miền thuộc 10 tỉnh thành. Dữ liệu sau khi loại bỏ những quan sát khuyết, thông tin 
không đầy đủ, sử dụng dữ liệu mảng (Panel data) 4 năm với 5084 quan sát, và toàn bộ giá trị bằng 
tiền được loại bỏ lạm phát căn cứ theo chỉ số giá tiêu dùng 2007, nguồn từ World Bank 2016.
5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3 trình bày kết quả nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng của xuất khẩu (Mô hình 1,3,5,7) 
và thị trường xuất khẩu lên năng suất (Mô hình 2,4,6,8), với 2 ước lượng sử dụng Fixed – effects 
(FE) (Mô hình 1,2,3,4) và Fixed – effects Instrument Variables (FE-IV) (Mô hình 5,6,7,8). Kết 
quả kiểm định Hansen ở cả tám mô hình lớn số biến nội sinh với kết quả p value > 0.1, kiểm định 
Kleibergen-Paap rk LM với tất cả p value < 0.05, và giá trị của Cragg-Donald Wald lớn hơn giá 
trị của Stock-Yogo. Do đó, các mô hình có hiệu lực, không có mối quan hệ giữa IV và phần dư, và 
đảm bảo được mối quan hệ giữa IV và biến xuất khẩu.
Bảng 3 Kết quả ước lượng
FE FE-IVs
Biến (TFP) (LP) (TFP) (LP)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Exp -0.00747 -0.0160 -0.161 -0.128
(0.468) (0.442) (0.471) (0.446)
Expded -0.390 -0.434 2.266 2.157
(0.616) (0.570) (1.904) (1.889)
Expding 0.273 0.313 -1.655 -1.544
(0.543) (0.507) (1.151) (1.173)
132
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Firmage -0.0804*** -0.0803***-0.0776*** -0.0774*** -0.0804*** -0.0813*** -0.0776*** -0.0784***
(0.00823) (0.00823) (0.00836) (0.00836) (0.00823) (0.00832) (0.00836) (0.00844)
L.lnFirmsize 0.0353 0.0322 0.186 0.182 0.0361 0.0537 0.186 0.203
(0.132) (0.132) (0.129) (0.129) (0.132) (0.133) (0.129) (0.130)
L.lnCapInt) -0.192*** -0.193*** -0.200*** -0.202*** -0.192*** -0.184*** -0.200*** -0.192***
(0.0600) (0.0599) (0.0604) (0.0603) (0.0600) (0.0610) (0.0604) (0.0614)
_IManageredu_2 -0.0181 -0.0155 0.237 0.240 -0.0188 -0.0335 0.236 0.223
(0.202) (0.202) (0.204) (0.204) (0.202) (0.202) (0.204) (0.204)
_IManageredu_3 1.948*** 1.950*** 2.180*** 2.183*** 1.947*** 1.933*** 2.180*** 2.167***
(0.147) (0.147) (0.145) (0.145) (0.147) (0.148) (0.145) (0.146)
_IManageredu_4 1.412*** 1.411*** 1.650*** 1.648*** 1.411*** 1.419*** 1.649*** 1.656***
(0.213) (0.214) (0.211) (0.211) (0.213) (0.215) (0.211) (0.212)
_IManageredu_5 1.486*** 1.479*** 1.674*** 1.666*** 1.484*** 1.527*** 1.673*** 1.713***
(0.257) (0.257) (0.254) (0.254) (0.257) (0.263) (0.254) (0.260)
Workeredu 0.0103*** 0.0102*** 0.0140*** 0.0139*** 0.0103*** 0.0109*** 0.0140*** 0.0145***
(0.00333) (0.00334) (0.00334) (0.00334) (0.00333) (0.00336) (0.00334) (0.00337)
L.Training 1.197*** 1.187*** 1.324*** 1.312*** 1.199*** 1.260*** 1.325*** 1.382***
(0.277) (0.276) (0.274) (0.273) (0.277) (0.291) (0.274) (0.288)
L.Innovation 0.416*** 0.415*** 0.439*** 0.439*** 0.418*** 0.416*** 0.441*** 0.440***
(0.120) (0.120) (0.117) (0.117) (0.120) (0.121) (0.117) (0.118)
L.DAs 1.247*** 1.247*** 1.278*** 1.279*** 1.246*** 1.242*** 1.278*** 1.274***
(0.137) (0.137) (0.136) (0.136) (0.137) (0.138) (0.136) (0.137)
Bảng 3 tiếp theo
FE FE-IVs
Biến (TFP) (LP) (TFP) (LP)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Biến giả vùng có có có có có có có có
Bến giả năm có có có có có có có có
Số quan sát 3,808 3,808 3,808 3,808 3,808 3,808 3,808 3,808
R-squared 0.141 0.141 0.155 0.155 0.141 0.128 0.155 0.143
Số doanh nghiệp 1,271 1,271 1,271 1,271 1,271 1,271 1,271 1,271
P-value của bước kiểm tra nội 
sinh (endogeneity)
0.0777 0.3146 0.1240 0.3176
Under-identification test 
(Kleibergen-Paap rk LM statistic)
[p-value trong ngoặc]
62.425 
[0.0000]
6.599 
[0.0369]
62.425 
[0.0000]
6.599 
[0.0369]
133
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
Weak identification test (Cragg-
Donald Wald F statistic)
[Stock-Yogo weak ID test critical 
values at 10%]
3.0e+04 
[19.93]
45.221 
[13.43]
3.0e+04 
[19.93]
45.221 
[13.43]
Hansen J statistic (over-
identification test of all 
instruments)
[p-value trong ngoặc]
0.004 
[0.9515]
1.151 
[0.2833]
0.017 
[0.8968]
1.202 
[0.2729]
Excluded Instruments Trade relationship, certification of 
exporting products and Average days take 
to get clearance custom in Vietnam
Chú thích: sai số chuẩn đuọc đặt trong ngoặc, *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1, TFP và LP là biến độc lập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động xuất khẩu và các nhóm thị trường xuất khẩu khác nhau 
(thị trường các nước phát triển và đang phát triển) không có ảnh hưởng lên năng suất của DNVVN. 
Kết quả nghiên cứu này đồng nhất với các nghiên cứu thực nghiệm cùng đề tài như Kox and Rojas-
Romagosa (2010) và Eliasson et al. (2012), Pisu (2008), cho các doanh nghiệp Hà Lan và DNVVN 
của Thuỵ Điển, và Bỉ. Có thể có hai lý do để giải thích cho kết quả này. Thứ nhất, công nghệ ở các 
nước phát triển có thể quá tiên tiến hiện đại đối với các DNVVN của Việt Nam, yếu tố mà có thể 
rất tốt cho các doanh nghiệp lớn, nhưng đối với các DNVVN thì không đủ năng lực về tài chính, 
vốn, và công nghệ để cập nhập và tiếp cận với công nghệ này. Thứ 2, DNVVN thường đối mặt với 
những khó khăn về vốn và nguồn lực (Rand and Torm 2012). Kết quả là hầu hết các DNVVN chỉ 
tập trung sử dụng lao động giá rẻ và cạnh tranh về giá rẻ hơn là đầu tư vào hoạt động đổi mới, áp 
dụng công nghệ mới, đầy tư nghiên cứu và phát triển còn thấp, chỉ chiếm từ 0.2% đến 1.2 % (số 
liệu từ CIEM). Do đó, nhìn chung xuất khẩu không giúp cho DNVVN tiếp thu các kiến thức mới, 
công nghệ và năng lực quản lý để tăng năng suất.
Đối với các biến khác, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, trong khi các yếu tố về chất lượng nguồn 
nhân lực như trình độ học vấn của cấp quản lý, trình độ, tay nghề và kinh nghiệm của ngừoi lao 
động, tỷ lệ người lao động có trình độ từ đại học cao đẳng trở lên, hoạt động đào tạo huấn luyện và 
sự hỗ trợ của nhà nước (hỗ trợ tài chính, chương trình đào tạo nhân lực, chương trình chuyển giao 
cải tiển công nghệ), có tác động đồng biến tích cực lên (TFP và LP) năng suất. Ngược lại, cường 
độ vốn (vốn trên lao động) và tuổi của doanh nghiệp tác động không đồng biến lên năng suất của 
DNVVN. Điều này có thể giải thích là những công ty trẻ mới thành lập có xu hướng sử dụng những 
công nghệ mới hơn, và linh hoạt hơn trong việc cập nhập và ứng dụng công nghệ mới, quá trình 
sản xuất mới. Tương tự, cường độ vốn tăng lên 1% thì năng suất giảm 0.193%, điều này có thể là 
do DNVVN thuê nhiều lao động nhưng chất lượng và trình độ còn thấp, chưa sử dụng được hiệu 
quả của vốn.
6. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Từ kết quả nghiên cứu, chính phủ nên tập trung vào những vấn đề sau: tập trung vào các chính 
sách nhằm tăng cường đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực, kể 
cả người lao động và năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp thay vì các chính sách khuyến khích 
DNVVN tham gia vào xuất khẩu. Thực hiện chuyển giao công nghệ, khuyến khích đầu tư cho 
nghiên cứu phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận tài chính, công nghệ, và chương 
trình đào tạo...Hơn nữa, chính phủ nên tập trung vào tầm quan trọng của hoạt động đổi mới, sản 
134
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
phẩm mới, quy trình sản xuất mới và công nghệ mới, tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển, 
nhận thức tầm quan trọng của đổi mới và tri thức từ bên ngoài do chuyển giao công nghệ từ môi 
trường bên ngoài trong bối cảnh hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alasadi, R., & Al Sabbagh, H. (2015). The role of training in small business performance. 
International Journal of Information, Business and Management, 7(1), 293-311.
2. Athukorala, P. C. (2009). Economic transition and export performance in Vietnam. ASEAN 
Economic Bulletin, 26(1), 96-114, doi:10.1355/ae26-1g.
3. Aw, B. Y., Roberts, M. J., & Xu, D. Y. (2008). R&D investments, exporting, and the evolution of 
firm productivity. The American Economic Review, 98(2), 451-456.
4. Aw, B. Y., Roberts, M. J., & Yi Xu, D. (2011). R&D investment, exporting, and productivity 
dynamics. The American Economic Review, 101(4), 1312-1344.
5. Baldwin, J. R., & Gu, W. (2003). Export-market participation and productivity performance in 
Canadian manufacturing. Canadian Journal of Economics/Revue canadienne d’économique, 
36(3), 634-657.
6. Barboni, J., Ferrari, N., Melgarejo, H., & Peluffo, A. (2015). Exports and productivity: does 
destination matter? Revista de Economía y Estadística, 50(1), 25-58.
7. Bernard, A. B., Jensen, J. B., & Lawrence, R. Z. (1995). Exporters, jobs, and wages in US 
manufacturing: 1976-1987. Brookings Papers on Economic Activity. Microeconomics, 1995, 67-
119.
8. Bigsten, A., Collier, P., Dercon, S., Fafchamps, M., Gauthier, B., Gunning, J. W., et al. (2000). 
Exports and firm-level efficiency in African manufacturing: École des hautes études commerciales, 
Centre d’études en administration internationale.
9. Bigsten, A., & Gebreeyesus, M. (2009). Firm productivity and exports: Evidence from Ethiopian 
manufacturing. The Journal of Development Studies, 45(10), 1594-1614.
10. Boermans, M. A. (2013). Learning-by-exporting and destination effects: Evidence from african 
smes. Applied Econometrics and International Development, 13(2), 155-173.
11. Chevalier, A., Harmon, C., Walker, I., & Zhu, Y. (2004). Does education raise productivity, or just 
reflect it? The Economic Journal, 114(499), F499-F517, doi:10.1111/j.1468-0297.2004.00256.x.
12. Clerides, S. K., Lach, S., & Tybout, J. R. (1998). Is learning by exporting important? Micro-
dynamic evidence from Colombia, Mexico, and Morocco. The Quarterly Journal of Economics, 
113(3), 903-947.
13. Damijan, J. P., Polanec, S., & Prašnikar, J. (2004). Self-selection, export market heterogeneity and 
productivity improvements: Firm level evidence from Slovenia. 148: LICOS Centre for Institutions 
and Economic Performance.
14. De Loecker, J. (2007). Do exports generate higher productivity? Evidence from Slovenia. Journal 
for International Economics, 73(1), 69-98.
15. Delgado, M. A., Farinas, J. C., & Ruano, S. (2002). Firm productivity and export markets: a non-
parametric approach. The Journal of International Economics, 57(2), 397-422.
16. Eliasson, K., Hansson, P., & Lindvert, M. (2012). Do firms learn by exporting or learn to export? 
Evidence from small and medium-sized enterprises. Small Business Economics, 39(2), 453-472.
17. Gashi, P., Hashi, I., & Pugh, G. (2014). Export behaviour of SMEs in transition countries. Small 
Business Economics, 42(2), 407-435.
18. Granér, M., & Isaksson, A. (2009). Firm effciency and the destination of exports: Evidence from 
Kenyan plant - level data. The Developing Economies, 47(3), 279-306.
135
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
19. “U.S. Trade Overview, 2013” International Trade Administration, U.S. Department of Commerce 
(2014). 
20. Hansen, H., Rand, J., & Tarp, F. (2009). Enterprise growth and survival in Vietnam: does 
government support matter? The Journal of Development Studies, 45(7), 1048-1069.
21. Kagochi, J., & Jolly, C. (2010). R&D investments, human capital, and the competitiveness of 
selected US agricultural export commodities. International Journal of Applied Economics, 7(1), 
58-77.
22. Kox, H. L., & Rojas-Romagosa, H. (2010). Exports and productivity selection effects for Dutch 
firms. De Economist, 158(3), 295-322, doi:10.1007/s10645-010-9147-0.
23. Larcker, D. F., & Rusticus, T. O. (2010). On the use of instrumental variables in accounting 
research. Journal of Accounting and Economics, 49(3), 186-205.
24. Levinsohn, J., & Petrin, A. (2003). Estimating production functions using inputs to control for 
unobservables. The Review of Economic Studies, 70(2), 317-341.
25. Liu, J.-T., Tsou, M.-W., & Hammitt, J. K. (1999). Export activity and productivity: evidence from 
the Taiwan electronics industry. Review of World Economics, 135(4), 675-691.
26. Melitz, M. J. (2003). The impact of trade on intra-industry reallocations and aggregate industry 
productivity. Econometrica, 71(6), 1695-1725, doi:10.1111/1468-0262.00467.
27. Nguyen, Pham, N. Q., Nguyen, C. D., & Nguyen, N. D. (2008). Innovation and exports in 
Vietnam’s SME sector. The European Journal of Development Research, 20(2), 262-280.
28. OECD (2013). Structure policy country notes Viet Nam. Structural policy country notes for 
emerging ASIA. https:// Nam.pdf.
29. Phan, U. H., Nguyen, P. V., Mai, K. T., & Le, T. P. (2015). Key determinants of SMEs in Vietnam. 
combining quantitative and qualitative studies. Review of European Studies, 7(11), 359.
30. Pisu, M. (2008). Export destinations and learning-by-exporting: Evidence from Belgium. National 
Bank of Belgium Working Paper(140).
31. Rand, J., & Torm, N. (2012). The benefits of formalization: Evidence from Vietnamese 
manufacturing SMEs. World Development, 40(5), 983-998.
32. Ruane, F., & Sutherland, J. (2005). Export performance and destination characteristics of Irish 
manufacturing industry. Review of World Economics, 141(3), 442-459.
33. Silva, A., Afonso, Ó., & Africano, A. P. (2010). International trade involvement and performance 
of Portuguese manufacturing firms: Causal links. Instituto Politecnico do Porto—ESEIG, mimeo.
34. Sun, X., & Hong, J. (2011). Exports, ownership and firm productivity: Evidence from China. The 
World Economy, 34(7), 1199-1215.
35. Syverson, C. (2011). What determines productivity? Journal of Economic Literature, 49(2), 326-
365.
36. Tran, D. H., & Vu, V. H. (2015). What determines export participation of private domestic 
manufacturing SMEs in Vietnam? Asian Social Science, 11(15), 70.
37. Van Biesebroeck, J. (2005). Exporting raises productivity in sub-Saharan African manufacturing 
firms. Journal of International Economics, 67(2), 373-391.
38. World Bank (2015). 

File đính kèm:

  • pdfnang_suat_cua_doanh_nghiep_vua_va_nho_cua_viet_nam_vai_tro_c.pdf