Năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Nhìn từ góc độ năng suất lao động

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với hơn 90% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Một trong những thách thức lớn và cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam là năng suất lao động

(NSLĐ) thấp [1]. NSLĐ thấp sẽ khiến các doanh nghiệp giảm sản lượng, tăng giá thành, giảm tích lũy và

giảm khả năng cạnh tranh. Do vậy, nghiên cứu về “Năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập: nhìn từ góc độ năng suất lao động ” là cần thiết.

Bài viết hướng đến 2 mục tiêu: (1) Mô tả và đánh giá thực trạng NSLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam

- phân theo ngành kinh tế, từ đó (2) khuyến nghị một số giải pháp để nâng cao NSLĐ của các doanh nghiệp

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

pdf 6 trang kimcuc 6720
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Nhìn từ góc độ năng suất lao động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Nhìn từ góc độ năng suất lao động

Năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Nhìn từ góc độ năng suất lao động
24
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
NAêNG LÖÏC DOANH NGHIEÄp VIEÄT NAM 
TrONG BOÁI CAÛNH HOÄI NHAÄp: 
NHÌN TÖØ GOÙC ÑOÄ NAêNG sUAÁT LAO ÑOÄNG
*Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
PGS. TS. Vũ HOÀNG NGâN*
ThS. HOÀNG THị HUệ*
1. khung nghiên cứu về NSLĐ doanh nghiệp 
Việt Nam
Trong nghiên cứu này, NSLĐ doanh nghiệp 
(NSLĐDN) Việt Nam được hiểu là chỉ tiêu tổng 
hợp phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của 
doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu điều tra doanh nghiệp 
từ năm 2011 đến năm 2014 do Tổng cục Thống kê 
khảo sát hàng năm đã được sử dụng để đo lường 
NSLĐDN Việt Nam. Việc đo lường được thực hiện 
thông qua 2 chỉ tiêu: (1) Giá trị gia tăng (GTGT) 
chia cho số lao động bình quân trong doanh nghiệp 
và (2) Doanh thu chia cho số lao động bình quân 
trong doanh nghiệp. 
2. kết quả nghiên cứu về thực trạng NSLĐ 
doanh nghiệp Việt Nam
2.1. NSLĐDN chung tính theo chỉ tiêu giá trị 
gia tăng (GTGT)
- Xét theo ba nhóm ngành kinh tế 
Trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2014, 
NSLĐDN chung tổng thể (của toàn bộ các khu vực 
trong nền kinh tế) có xu hướng tăng. Năm 2014, 
NSLĐDN chung tổng thể theo giá hiện hành đạt 
mức 323,08 triệu đồng/lao động. Nhìn về cơ cấu, 
NSLĐDN chung trong khu vực Dịch vụ đạt mức 
cao nhất, gấp gần 1,04 lần NSLĐDN chung tổng 
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với hơn 90% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Một trong những thách thức lớn và cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam là năng suất lao động 
(NSLĐ) thấp [1]. NSLĐ thấp sẽ khiến các doanh nghiệp giảm sản lượng, tăng giá thành, giảm tích lũy và 
giảm khả năng cạnh tranh. Do vậy, nghiên cứu về “Năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội 
nhập: nhìn từ góc độ năng suất lao động ” là cần thiết.
Bài viết hướng đến 2 mục tiêu: (1) Mô tả và đánh giá thực trạng NSLĐ của các doanh nghiệp Việt Nam 
- phân theo ngành kinh tế, từ đó (2) khuyến nghị một số giải pháp để nâng cao NSLĐ của các doanh nghiệp 
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Năng lực doanh nghiệp, năng suất lao động
Vietnamese business capacity in integration context: Perspective from the labor productivity level
International economic integration has been providing many opportunities for Vietnam’s businesses 
and its economy. However, with over 90% of the total number of operating enterprises being small and 
micro enterprises, competitive pressure on the Vietnamese economy is enormous. One of the major and 
pressing challenges facing Vietnamese enterprises is low labor productivity (Ho Huong, 2014). Low labor 
productivity cause production reduction, increased costs, cumulation reduction and competitiveness 
reduction. Therefore, the study on “Vietnam business capability in integration context: Perspective from 
labor productivity” is necessary. The paper aims at two objectives: (1) Describe and evaluate the situation 
of labor productivity of Vietnamese enterprises - by economic sector, from which 2) recommend some 
solutions to improve labor productivity of Vietnamese enterprises in the context of international integration.
key words: Business capacity, labor productivity
25NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017
Bảng 1: NSLĐDN chung tính theo GTGT giai đoạn 2011-2014 phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
NSLĐ 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng 
trưởng bình quân 
2011-2014 (%)
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 150,51 262,73 142,02 138,01 -2,85
2. Công nghiệp - xây dựng 242,13 297,86 321,11 326,43 10,47
Khai khoáng 1366,16 1485,05 1511,19 1097,07 -7,05
Công nghiệp chế biến, chế tạo 207,31 250,74 267,33 283,14 10,95
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, 
hơi nước và điều hoà không khí 1206,95 2057,15 2724,66 2763,18 31,80
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác 
thải, nước thải 291,87 326,45 379,07 403,84 11,43
Xây dựng 98,38 112,82 122,02 128,27 9,25
3. Dịch vụ 304,12 315,02 309,75 335,02 3,28
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 
và xe có động cơ khác 217,85 244,92 240,32 248,98 4,55
Vận tải kho bãi 247,68 274,58 310,97 355,07 12,76
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 198,44 235,27 218,80 222,73 3,92
Thông tin và Truyền thông 1944,02 884,44 958,95 1196,11 -14,95
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 704,35 1071,00 600,21 655,13 -2,39
Hoạt động kinh doanh bất động sản 532,76 633,76 826,43 850,95 16,89
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 131,76 157,47 137,83 154,86 5,53
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 108,64 104,14 109,02 101,97 -2,09
Giáo dục và Đào tạo 127,69 170,87 175,47 508,06 58,46
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 169,16 403,21 248,40 264,65 16,09
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 451,15 504,59 508,08 592,64 9,52
Hoạt động dịch vụ khác 97,51 74,17 82,17 73,41 -9,03
NSLĐ chung 258,06 301,95 311,62 323,08 7,78
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu Điều tra doanh nghiệp hàng năm – Tổng cục Thống kê
thể; doanh nghiệp khu vực Công nghiệp và Xây 
dựng xấp xỉ mức NSLĐDN chung tổng thể; doanh 
nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 138,01 
triệu đồng/lao động, chưa bằng nửa mức NSLĐDN 
chung tổng thể. 
Tính NSLĐDN theo GTGT thì năm 2014 con 
số này cao gấp 4,3 lần NSLĐ của toàn nền kinh tế. 
Tuy nhiên, tăng trưởng NSLĐDN thấp hơn so với 
mức tăng NSLĐ chung. Nếu so sánh với năm 2011 
thì NSLĐDN (theo giá hiện hành) năm 2014 gấp 
1,25 lần, trong khi đó NSLĐ của toàn nền kinh tế 
năm 2014 gấp 1,35 lần năm 2011. Điều này có thể 
cho thấy, tuy có NSLĐ cao nhưng khu vực doanh 
nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng 
trưởng NSLĐ của toàn nền kinh tế thời gian qua. 
- Xét chi tiết theo ngành kinh tế cấp 1
Xét chi tiết vào các ngành kinh tế cấp 1 thì năm 
2014 các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất và 
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và 
điều hoà không khí có NSLĐ cao nhất với mức 
bình quân một lao động theo giá hiện hành đạt 
2763,18 triệu đồng/lao động. Tiếp đến là các ngành 
Thông tin và Truyền thông, Khai khoáng, Hoạt 
động kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, một 
số ngành vẫn có mức NSLĐ thấp như: Hoạt động 
Hành chính và Dịch vụ hỗ trợ (101,97 triệu đồng/
lao động), Xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và 
Thuỷ sản. Nhận thấy rằng có một sự chênh lệch 
khá lớn về NSLĐ của các doanh nghiệp giữa các 
ngành khác nhau. NSLĐDN trong ngành có năng 
suất cao nhất cao gấp 27,09 lần các doanh nghiệp 
trong ngành thấp nhất.
26
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
Điều đáng bàn là trong giai đoạn công nghiệp 
hóa, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành 
phải được coi là xương sống để tạo dựng giá trị 
gia tăng bền vững) cần có NSLĐ cao thì năm 2014 
cũng chỉ đạt 283,14 triệu đồng/lao động. Và quan 
trọng hơn, ngành này đang là ngành thu hút nhiều 
lao động nhất (năm 2014 ngành công nghiệp chế 
biến, chế tạo có tổng số 5.769.610 lao động, chiếm 
48% tổng số lao động trong các doanh nghiệp). 
Như vậy, giá trị gia tăng toàn ngành đang nằm chủ 
yếu ở lĩnh vực như khai khoáng, bất động sản. 
- Xét chi tiết theo ngành kinh tế cấp 2
Đi chi tiết vào từng ngành cấp 2 của lĩnh vực 
nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản thì mức 
NSLĐ cao nhất là ngành Khai thác, nuôi trồng thuỷ 
sản (176,35 triệu đồng/người vào năm 2014) với 
tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 
là 15,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 
phải kể đến ngành Lâm nghiệp và hoạt động dịch 
vụ có liên quan (27,37%). Ngành Nông nghiệp và 
hoạt động dịch vụ có liên quan có mức NSLĐ thấp 
nhất trong 3 ngành cấp 2 (năm 2014 đạt 129,89 
triệu đồng/người), song lại tập trung lượng lao 
động lớn nhất (291.301 người năm 2014, gấp 16,7 
lần lao động trong ngành Lâm nghiệp và hoạt động 
dịch vụ có liên quan và gấp 6,4 lần lao động trong 
ngành Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản). Đây là lý do 
chính kéo NSLĐDN của toàn ngành cấp 1 (Nông 
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) xuống mức 138,01 
triệu đồng/người vào năm 2014.
Trong lĩnh vực Khai khoáng thì nhận thấy 2 
ngành là: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và 
quặng; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên là hai 
ngành có mức NSLĐ cao nhất, tuy nhiên đây lại là 
hai ngành có số lao động ít nhất trong số 5 ngành 
cấp 2 của ngành Khai khoáng (chỉ chiếm 4,84% 
trong tổng số lao động của ngành Khai khoáng). 
Do vậy, 2 ngành này cũng chưa đủ sức để kéo 
NSLĐ của toàn ngành Khai khoáng lên cao.
Với lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo thì 
ngành Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh 
chế có NSLĐ cao nhất (năm 2014 mức NSLĐ của 
ngành này đạt 5405,34 triệu đồng/người, cao gấp 
19,1 lần NSLĐ của toàn ngành Công nghiệp chế 
biến, chế tạo). Và ngành Sản xuất trang phục có 
mức NSLĐ thấp nhất (103,74 triệu đồng/người), 
tuy nhiên ngành này lại là ngành tập trung nhiều 
lao động nhất (chiếm đến 21,4% lao động trong 
toàn ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo). Chính 
vì những ngành có NSLĐ thấp nhưng lại chiếm tỷ 
trọng lực lượng lao động lớn đã kéo theo NSLĐ của 
toàn ngành đi xuống.
Về từng ngành cấp 2 của lĩnh vực Bán buôn và 
bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động 
cơ khác thì nhìn thấy cả mức NSLĐ và tốc độ tăng 
của ngành Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và 
xe có động cơ khác đều nổi bật hơn so các ngành 
còn lại. Năm 2014 NSLĐ của ngành này đạt 552,50 
triệu đồng/người, gấp 2,2 lần NSLĐ bình quân của 
toàn ngành, gấp hơn 4 lần NSLĐ của ngành Bán 
lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). 
Song ngành này lại chiếm số lao động ít nhất (chỉ 
bằng 9,5% lao động trong ngành Bán buôn (trừ ô 
tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác), bằng 31% 
lao động trong ngành Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe 
máy và xe có động cơ khác). Do vậy, mặc dù có 
NSLĐ cao nhưng ngành này cũng không thể vực 
dậy NSLĐ của toàn ngành Bán buôn và bán lẻ; sửa 
chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
Với lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, mặc 
dù mức NSLĐ giảm sút vào năm 2012, nhưng đã 
tăng trưởng trở lại vào năm 2013 và 2014 giúp cho 
ngành này luôn nằm trong nhóm có mức NSLĐ rất 
cao. Xét chi tiết các ngành cấp 2 thì phải kể đến sự 
lớn mạnh của ngành Viễn thông, trong cả giai đoạn 
2011-2014 mức NSLĐ của ngành này luôn ở mức 
cao và luôn ổn định (năm 2014 NSLĐ của ngành 
này gấp 1,69 lần NSLĐ của toàn ngành Thông tin 
và Truyền thông). NSLĐ cao đồng thời thu hút 
27NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017
được một lượng lớn lực lượng lao động (lao động 
trong ngành này bằng gần 43% lao động trong 
toàn ngành), do vậy, đây là ngành có ảnh hưởng 
lớn nhất đến mức NSLĐ của toàn ngành Thông tin 
và Truyền thông. Bên cạnh con số lớn mạnh đáng 
ghi nhận của ngành Viễn thông thì vẫn còn một số 
ngành có mức NSLĐ thấp như ngành Hoạt động 
xuất bản (NSLĐ chỉ bằng 0,1 lần NSLĐ của ngành 
Viễn thông) hoặc ngành Hoạt động điện ảnh, sản 
xuất chương trình truyền hình, ghi âm (mức NSLĐ 
chỉ bằng 0,14 NSLĐ của ngành Viễn thông).
2.2. NSLĐDN chung tính theo chỉ tiêu doanh thu
- Xét theo ba nhóm ngành kinh tế 
Cũng giống như việc tính toán theo chỉ tiêu 
GTGT, khi dùng chỉ tiêu doanh thu để tính toán 
thì NSLĐDN chung tổng thể vẫn có xu hướng 
tăng trong giai đoạn 2011-2014, tuy nhiên mức 
tăng thấp hơn nếu tính theo chỉ tiêu GTGT (giai 
đoạn 2011-2014 mức tăng bình quân là 7,78% nếu 
tính theo chỉ tiêu GTGT và mức tăng bình quân là 
2,97% nếu tính theo chỉ tiêu doanh thu). 
- Xét chi tiết theo ngành kinh tế cấp 1
Nhận thấy một mâu thuẫn rất lớn trong ngành 
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 
và xe có động cơ khác khi tính toán NSLĐ theo 2 
chỉ tiêu, nếu tính theo GTGT thì đây là ngành được 
liệt kê vào dạng gần thấp nhất nhưng khi tính toán 
theo doanh thu thì ngành này là ngành có NSLĐ 
cao nhất. Điều này có thể được giải thích bởi đặc 
điểm của ngành chủ yếu tập trung vào hoạt động 
gia công, lắp ráp, nguyên vật liệu chủ yếu nhập từ 
nước ngoài nên giá trị gia tăng chưa cao.
Bảng 2: NSLĐDN chung tính theo doanh thu giai đoạn 2011-2014 phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
NSLĐ 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng 
trưởng 
bình quân 
2011-2014 (%)
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 291,24 244,15 249,16 253,44 -4,53
2. Công nghiệp – Xây dựng 720,67 770,72 853,06 902,46 7,79
Khai khoáng 1859,79 2003,76 1831,58 1567,99 -5,53
Công nghiệp chế biến, chế tạo 733,83 780,97 879,96 937,96 8,52
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, 
nước nóng, hơi nước và điều hoà 
không khí
2203,95 2829,82 3433,93 2979,65 10,57
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và 
xử lý rác thải, nước thải 391,86 424,52 457,15 477,26 6,79
Xây dựng 411,51 404,64 444,97 525,84 8,52
3. Dịch vụ 1961,29 1735,21 1848,01 1895,89 -1,12
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô 
tô, xe máy và xe có động cơ khác 3242,73 2920,88 3168,63 3324,28 0,83
Vận tải kho bãi 725,72 706,92 861,21 870,56 6,25
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 586,88 610,07 668,47 609,88 1,29
Thông tin và Truyền thông 1005,27 1164,82 1060,64 1156,07 4,77
28
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo 
hiểm 4000,17 2870,67 2293,77 1970,83 -21,02
Hoạt động kinh doanh bất động sản 1021,92 1068,44 1348,20 1647,31 17,25
Hoạt động chuyên môn, khoa học và 
công nghệ 362,06 408,66 410,84 469,96 9,08
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ 
trợ 322,32 273,20 309,51 355,16 3,29
Giáo dục và Đào tạo 327,57 283,38 295,46 389,53 5,94
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 274,88 342,44 331,39 455,03 18,29
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1305,94 1427,26 1302,61 1833,55 11,98
Hoạt động dịch vụ khác 236,60 217,56 353,78 445,93 23,52
NSLĐ chung 1091,04 1059,02 1152,82 1191,23 2,97
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu Điều tra doanh nghiệp hàng năm – Tổng cục 
Thống kê
- Xét chi tiết theo ngành kinh tế cấp 2
Đi chi tiết vào từng ngành cấp 2 của ngành 
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; ngành Khai 
khoáng; ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo; 
ngành Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý 
rác thải, nước thải; ngành Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, 
xe máy và xe có động cơ khác; ngành Nghệ thuật, 
vui chơi và giải trí thì có thể thấy mức độ đóng góp 
vào NSLĐ của toàn ngành theo chỉ tiêu GTGT và 
doanh thu là không khác biệt nhiều.
Xét chi tiết vào lĩnh vực Thông tin và Truyền 
thông thì nhận thấy ngành Viễn thông luôn là 
ngành có mức NSLĐ cao nhất khi tính toán theo 
cả hai chỉ tiêu (GTGT và doannh thu). Tuy nhiên, 
có sự khác biệt đáng kể khi xem xét ngành có mức 
NSLĐ thấp nhất theo hai chỉ tiêu này. Nếu tính 
theo GTGT thì 2 ngành có mức NSLĐ thấp nhất 
là ngành Hoạt động xuất bản và ngành Hoạt động 
điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi 
âm. Song tính theo chỉ tiêu doanh thu thì 2 ngành 
có mức NSLĐ thấp nhất lại là ngành Hoạt động 
dịch vụ thông tin và ngành Lập trình máy vi tính, 
dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan. 
Điều này có nghĩa là đóng góp của GTGT trong 
doanh thu của hai ngành Hoạt động xuất bản và 
ngành Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình 
truyền hình, ghi âm là thấp (theo tính toán mức 
độ đóng góp của hai ngành này lần lượt là 31,8% 
và 28,4%).
Cũng có sự khác biệt trong các ngành cấp 2 của 
lĩnh vực Hoạt động chuyên môn, khoa học và công 
nghệ khi tính toán theo hai chỉ tiêu. Nếu tính theo 
chỉ tiêu GTGT thì ngành Quảng cáo và nghiên cứu 
thị trường có mức NSLĐ cao nhất vào năm 2014 
(207,63 triệu đồng/người) đồng thời tốc độ tăng 
trưởng NSLĐ bình quân giai đoạn 2011-2014 cũng 
ở mức cao nhất (19,26%). Tuy nhiên, khi tính theo 
chỉ tiêu doanh thu thì ngành có sự đột biến mạnh 
nhất lại là ngành Hoạt động của trụ sở văn phòng; 
hoạt động tư vấn quản lý với tốc độ tăng trưởng 
NSLĐ bình quân giai đoạn 2011-2014 là 16,77% và 
đây cũng là ngành có mức NSLĐ cao nhất vào năm 
2014 (810,35 triệu đồng/người).
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ của 
các doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, tập trung vào các ngành nghề có giá 
trị gia tăng bền vững: để nâng cao NSLĐDN trong 
dài hạn thì cần tập trung vào các ngành nghề Việt 
Nam đang có lợi thế cạnh tranh, các ngành nghề 
có giá trị gia tăng bền vững để làm cơ sở cho việc 
29NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017
chuyển biến rõ rệt về chất lượng sản phẩm hàng 
hóa và năng suất tại các doanh nghiệp.
Thứ hai, cải thiện hoạt động quản trị doanh 
nghiệp: Hiện nay, quản trị doanh nghiệp đang là 
một nhân tố cản trở trong việc nâng cao NSLĐ 
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa. Do vậy, để nâng cao NSLĐ của doanh nghiệp 
Việt Nam thì cần phải cải thiện hơn nữa về vấn đề 
quản trị, trong đó có khả năng xác định chiến lược, 
tầm nhìn để có sự cạnh tranh tốt hơn. 
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 
Cần phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất 
lượng y tế, chất lượng các chương trình giáo dục 
nhất là giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, 
hoàn thiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối 
với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Cùng 
với đó là phải đào tạo được một đội ngũ chuyên gia 
có đủ năng lực giúp doanh nghiệp xác định được 
các nút thắt đối với vấn đề tăng năng suất. Hướng 
dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng 
các giải pháp quản lý hay đầu tư các công nghệ, 
thiết bị phù hợp để giải quyết các nút thắt, tạo đà 
cho tăng trưởng năng suất.
Thứ tư, đầu tư cho khoa học và công nghệ: Cùng 
với việc nâng cao chất lượng lao động và trình độ 
quản lý thì cần phải đổi mới thiết bị, công nghệ ở 
các doanh nghiệp mới giải được bài toán về NSLĐ 
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc 
biệt, trong bối cảnh sự quan tâm đầu tư phát triển 
khoa học và công nghệ ở khối doanh nghiệp không 
nhiều, đồng thời doanh nghiệp chưa nhận thấy tác 
động của các chính sách hỗ trợ về khoa học và công 
nghệ của Nhà nước [2] thì trong thời gian tới cần 
có nhiều biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư 
cho hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời 
có những chính sách tạo môi trường cho các hoạt 
động phát triển khoa học và công nghệ, gắn kết 
được các nhà khoa học với doanh nghiệp, thu hút 
đầu tư nước ngoài có hàm lượng tri thức cao và 
tạo điều kiện phát huy tác động lan tỏa từ doanh 
nghiệp nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước.
Thứ năm, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát 
triển doanh nghiệp: Đại đa số các doanh nghiệp 
tư nhân ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ và siêu 
nhỏ. Họ gặp vấn đề thiếu vốn sản xuất, thiếu đầu 
tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại nên rất khó 
tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Do vậy, 
chính sách của Nhà nước nên tập trung thúc đẩy 
phát triển các doanh nghiệp nhỏ tiềm năng thông 
qua các giải pháp tạo môi trường kinh doanh thông 
thoáng, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận 
vốn phát triển kinh doanh và đặc biệt hỗ trợ thông 
tin, kiến thức để các doanh nghiệp có thể xây dựng 
được các định hướng phát triển dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Hường. 2014. Nâng cao năng lực 
cạnh tranh: Cần sự nỗ lực từ các doanh 
nghiệp, truy cập ngày 22 tháng 10 năm 
2015 từ 
vcci/20141204064415744/nang-cao-nang-
luc-canh-tranh-can-su-no-luc-tu-cac-
doanh-nghiep.htm.
2. Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Thị Lê Hoa. 
2016. Thực trạng và yếu tố tác động tới 
năng suất lao động của Việt Nam thông 
qua khảo sát doanh nghiệp sản xuất công 
nghiệp, truy cập ngày 03 tháng 08 năm 2016 
từ 
vn/khcn-trung-uong/12352-thuc-trang-va-
yeu-to-tac-dong-toi-nang-suat-lao-dong-
cua-viet-nam-thong-qua-khao-sat-doanh-
nghiep-san-xuat-cong-nghiep.html.
3. Tổng cục Thống kê. Điều tra doanh nghiệp 
các năm 2011, 2012, 2013, 2014.
4. Tổng cục Thống kê. 2015. Niên giám thống 
kê 2014, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. Tổng cục Thống kê. 2015. Năng suất lao 
động của Việt Nam: Thực trạng và giải 
pháp, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfnang_luc_doanh_nghiep_viet_nam_trong_boi_canh_hoi_nhap_nhin.pdf