Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập phục vụ dạy học phát âm tiếng Pháp

Phát âm đúng là mong muốn của mọi người học tiếng Pháp. Sử dụng các bài tập

phát âm là hình thức luyện tập đơn giản, thuận tiện và dễ tiếp cận. Tuy nhiên tính hiệu quả

của việc sử dụng sách bài tập phát âm chưa cao. Điều này được lí giải bởi sự dàn trải nội

dung các sách và người dùng chưa được định hướng hoặc/và chưa có đủ kiến thức về những

nguyên tắc xây dựng và mục đích cụ thể của từng dạng bài tập để có thể chọn lọc và sử

dụng hiệu quả. Bài báo cung cấp những kiến thức căn bản, cần thiết giúp giáo viên định

hướng hoạt động dạy học phát âm tốt hơn và việc tự học phát âm của học sinh hiệu quả

hơn.

pdf 8 trang kimcuc 3800
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập phục vụ dạy học phát âm tiếng Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập phục vụ dạy học phát âm tiếng Pháp

Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập phục vụ dạy học phát âm tiếng Pháp
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0059
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 139-146
This paper is available online at 
NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG XÂY DỰNG VÀ CHỌN LỌC HỆ THỐNG
BÀI TẬP PHỤC VỤ DẠY HỌC PHÁT ÂM TIẾNG PHÁP
Trương Thị Thuý
Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát âm đúng là mong muốn của mọi người học tiếng Pháp. Sử dụng các bài tập
phát âm là hình thức luyện tập đơn giản, thuận tiện và dễ tiếp cận. Tuy nhiên tính hiệu quả
của việc sử dụng sách bài tập phát âm chưa cao. Điều này được lí giải bởi sự dàn trải nội
dung các sách và người dùng chưa được định hướng hoặc/và chưa có đủ kiến thức về những
nguyên tắc xây dựng và mục đích cụ thể của từng dạng bài tập để có thể chọn lọc và sử
dụng hiệu quả. Bài báo cung cấp những kiến thức căn bản, cần thiết giúp giáo viên định
hướng hoạt động dạy học phát âm tốt hơn và việc tự học phát âm của học sinh hiệu quả
hơn.
Từ khóa: Phát âm tiếng Pháp, bài tập
1. Mở đầu
Phát âm đúng là mong muốn của mọi người học khi học ngôn ngữ nói chung và khi học
tiếng Pháp nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu này của người học, các sách bài tập luyện phát âm tiếng
Pháp đã ra đời trong đó có thể kể đến sách của một số tác giả sau: Léon M. (2003), Exercices
systématiques de prononciation franc¸aise [6]; Charliac L. (2003), Phonétique progressive du
franc¸ais [4]; Marins C. (2004), Sons et intonations; Abry D. (2011), 500 exercices phonétiques [1].
Theo thời gian, cách thức các tác giả đưa người học tiếp cận với các bài tập phát âm đã có những
thay đổi nhất định nhưng đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là góp phần giúp người học hoàn thiện
khả năng phát âm.
Tuy nhiên khi thực hiện điều tra đối với sinh viên năm thứ nhất khoa tiếng Pháp thì phần
lớn các em mới chỉ dừng lại ở việc làm các bài tập phát âm giáo viên dạy ngữ âm giao hoặc trong
giáo trình học Latitudes mà ở đó nội dung phát âm chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn. Có số ít
sinh viên biết và sử dụng sách bài tập phát âm thì ngoài những lời khen về nội dung phong phú, có
minh hoạ, ví dụ rõ ràng thì điều khiến người học băn khoăn là cách thức sử dụng sách sao cho hiệu
quả nhất là khi dung lượng sách với họ là quá dài. Khi trao đổi với giáo viên về việc sử dụng các
sách bài tập phát âm trong giảng dạy thì đáng tiếc là giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề này mà
chỉ mới đơn thuần dừng ở việc giao cho học sinh các bài tập được lấy trong sách mình có vì thấy
hay hay mà chưa đưa ra được những giải thích rõ ràng về mức độ hiệu quả của bài tập đó. Thực tế
trên đây góp phần lí giải cho con số 82,4 % (28/34) sinh viên năm thứ nhất khi kết thúc học kì 1
không hài lòng về khả năng phát âm của bản thân và đánh giá mức độ phát âm của mình ở mức
trung bình hoặc yếu.
Ngày nhận bài: 10/4/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016.
Liên hệ: Trương Thị Thuý, e-mail: truongthuysphn@gmail.com
139
Trương Thị Thuý
Cho tới thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới việc
lựa chọn và xây dựng các bài tập phát âm cho người học tiếng Pháp. Với mong muốn trang bị cho
giáo viên những kiến thức nền tảng trong hoạt động này cũng như giúp học sinh hình dung được
rõ hơn về mục đích của việc làm các bài tập phát âm để hoạt động tự học hiệu quả hơn, trong bài
báo này chúng tôi sẽ làm rõ các nguyên tắc trong lựa chọn và xây dựng các bài tập phát âm cũng
như cung cấp những hiểu biết căn bản về các dạng bài tập phát âm thường gặp.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những nguyên tắc trong lựa chọn và xây dựng các bài tập phát âm
2.1.1. Phù hợp với mục đích
Trong mọi hoạt động của đời sống câu hỏi về mục đích luôn được đặt ra đầu tiên vì đó chính
là nền tảng để tiến hành hoạt động và đây cũng chính là nguyên tắc đầu tiên cần tính đến trong xây
dựng và lựa chọn các bài tập phát âm. Xuất phát từ thực tế học tập, người dạy cũng như người học
cần xác định mục đích rõ ràng và lựa chọn các bài tập gắn trực tiếp với mục đích đó và kiên trì thực
hiện để đạt được mục đích. Chẳng hạn nếu mục đích mà giáo viên hướng tới là để cho học sinh
biết về các trường hợp âm [@] không được phát âm thì không nên lựa chọn bài tập đề cập nhiều tới
bài tập phân biệt [@] và [e] hoặc việc e ở cuối từ không được phát âm dẫn đến hiện tượng luyến âm.
2.1.2. Phù hợp với trình độ
Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu đã đề cập đến 6 cấp độ làm chủ kĩ
năng phát âm như sau [5]:
A1 Có khả năng phát âm được số lượng hạn chế các từ, cụm từ được ghi nhớ và
người bản ngữ chỉ cần cố gắng ở mức độ nào đó thì có thể hiểu được.
A2 Có khả năng phát âm đủ rõ để người đối thoại có thể hiểu được dù phát âm vẫn
mang giọng nước ngoài và đôi khi người đối thoại có thể sẽ yêu cầu nhắc lại.
B1 Có khả năng phát âm rõ ràng và hiểu được cho dù thi thoảng người nghe vẫn
nhận ra giọng nước người và thi thoảng có lỗi về phát âm.
B2 Có khả năng phát âm rõ ràng với ngữ điệu tự nhiên.
C1
C2
Có khả năng thay đổi dạng ngữ điệu và đặt trọng âm phù hợp với sắc thái nghĩa
muốn thể hiện một cách tinh tế.
Trong 6 cấp độ làm chủ kĩ năng phát âm được đề cập trên đây chúng ta có thể nhận thấy
các cấp độ liên quan đến chất lượng của việc phát âm chứ không phải là nội dung cần làm chủ ở
mỗi cấp độ. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu bởi nếu như với từ vựng, ngữ pháp người học có thể lĩnh
hội tuyến tính các nội dung thì với kĩ năng phát âm người học không thể tiếp cận yếu tố này sau
yếu tố khác. Trong một phát ngôn thì người ta không thể tách bạch ra là cần phải làm chủ yếu tố
phát âm này mà không cần làm chủ yếu tố phát âm khác (ví dụ chỉ cần đọc đúng âm mà không
cần phân tách âm tiết, không cần ngữ điệu đúng. . . .) mà vẫn có thể đạt được hiệu quả giao tiếp.
Dù vậy trong từng giai đoạn, cấp độ làm chủ phát âm thì vẫn có những ưu tiên nhất định được giới
thiệu trong bảng dưới đây [2].
140
Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập phục vụ dạy học...
A1
+ Làm quen, phân biệt, nhận biết các nguyên âm
+ Làm quen, phân biệt, nhận biết các phụ âm
+ Mối quan hệ giữa âm và chữ viết
+ Các chữ không được phát âm
+ Hiện tượng e "không ổn định" trong từ
+ Âm tiết, trọng âm, nhóm nhịp, nhịp và ngữ điệu thông thường
+ Nối âm bắt buộc và không được phép
+ Luyến âm
A2
+ Hiện tượng e «không ổn định» trong câu
+ Nhóm phụ âm
+ Nối âm tự chọn
B1
+ Phụ âm lặp
+ Ngữ điệu biểu cảm
+ Đọc các câu líu
+ Hiện tượng e "không ổn định" trong chuỗi từ đơn âm tiết
B2, C1 + Các sắc thái biểu cảm khác nhau của giọng nói
Từ bảng trên đây có thể nhận thấy người học cần có kiến thức nền tảng về những hiện tượng
âm học và thanh điệu cơ bản của tiếng Pháp từ khi bắt đầu học.
2.1.3. Nghe tiếp nhận trước thực hành phát âm
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế người học khó lòng có thể phát âm đúng một hiện tượng
ngữ âm khi mà chưa phân biệt, nhận diện được hiện tượng phát âm đó. Tuy nhiên cũng cần lưu ý
rằng người học có thể phân biệt, nhận diện tốt hiện tượng phát âm nhưng không đồng nghĩa với
việc có thể phát âm "ra" chính xác hiện tượng đó [6]. Ngoài ra việc quay trở lại bài tập nghe tiếp
nhận sau bài tập thực hành phát âm là hoàn toàn có thể xảy ra vì ban đầu khi nghe tiếp nhận người
học chưa ý thức được trọn vẹn tầm quan trọng của nó, chỉ khi thực hành phát âm thấy sai thì mới
hiểu được giá trị của hoạt động nghe tiếp nhận và quay trở lại hoạt động tiền đề này.
2.1.4. Từ yếu tố âm thanh đến yếu tố chữ viết, hình biểu thị
Giáo viên cần cho học sinh nghe mà không có dạng viết hay hình ảnh biểu thị hỗ trợ nhiều
nhất có thể trước khi cho người học nghe và đối chứng với dạng viết. Việc làm cho học sinh hiểu
cần sử dụng đến trí nhớ khi nghe mà không có tài liệu viết kèm theo là rất quan trọng vì học sinh
sẽ tập trung được hoàn toàn sự chú ý của mình vào mục đích phát âm [3]. Tuy nhiên thực tế dạy
học cho thấy khi học sinh đã làm chủ dạng viết thì khi không có tài liệu viết kèm theo có thể làm
họ cảm thấy khó chịu. Trong trường hợp mà người học không thể vượt qua nhu cầu về tài liệu viết
thì giáo viên có thể cho phép thực hiện việc phiên âm cá nhân (giúp hỗ trợ việc ghi nhớ). Với hoạt
động phiên âm cá nhân thì người học vẫn phải luôn đối chiếu với đặc trưng âm học của mẫu phát
âm và sẽ có sự điều chỉnh cho đúng với mẫu, mục đích phát âm do đó vẫn được chú trọng chứ
không bị phân tán bởi yếu tố nghĩa.
2.1.5. Từ ngữ cảnh thuận lợi nhất đến ngữ cảnh ít thuận lợi nhất
Nguyên tắc này đòi hỏi người giáo viên cần có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm cấu âm
và âm học của hệ thống âm vị. Ngữ cảnh thuận lợi ở đây được hiểu là môi trường âm và môi trường
thanh điệu cho phép làm phép làm nổi bật lên được những đặc trưng âm học của âm [2]. Để người
học có thể phát âm lại chính xác được một âm thì trước tiên người học phải có cơ hội được nghe
141
Trương Thị Thuý
tiếp nhận rõ ràng nhất những đặc trưng âm học của âm đó, tức là trước tiên phải đặt âm đó vào ngữ
cảnh thuận lợi nhất. Khi thực hành phát âm thì việc đặt âm vào ngữ cảnh thuận lợi nhất sẽ giúp
cho người học dễ phát âm "ra" chính xác được âm đó, giúp cho bộ máy cấu âm từng bước quen với
vận động cấu âm đó từ dễ đến khó.
2.1.6. Các nguyên tắc khác
Ngoài các nguyên tắc trên đây thì khi lựa chọn và xây dựng các bài tập trong dạy phát âm
giáo viên còn cần phải quan tâm đến các nguyên tắc : từ thực hành phát âm nói đến thực hành phát
âm kèm viết (vì khi thực hành phát âm nói người học hoàn toàn tập trung sự chú ý của mình vào
mục đích phát âm mà không bị phân tán bởi yếu tố chữ viết), từ bắt buộc nhất đến ít bắt buộc (việc
nhắc lại khác với việc chuyển đổi), từ cấu trúc âm tiết đơn giản đến phức tạp, từ đối lập về âm
trước các đối lập về âm sắc (đó là trường hợp của các nguyên âm giữa, sẽ cần đề cập đến sự khác
biệt giữa [E] – [Œ] – [O] trước khi phân biệt [e] – [E], [ø] – [œ], [o] – [O].
Cần tính đến nhiều nhất có thể các nguyên tắc trên đây trong quá trình xây dựng và lựa chọn
hệ thống bài tập phát âm cũng như trong nội tại mỗi bài tập để có thể đảm bảo được người học sẽ
được trải qua các dạng từ dễ đến khó với cơ hội thành công cao nhất có thể.
2.2. Các dạng bài tập phát âm
Dưới đây chúng tôi giới thiệu về các dạng bài tập mà giáo viên có thể xây dựng, sử dụng
trong dạy phát âm. Các dạng bài tập được giới thiệu không bị áp đặt trật tự sử dụng trong một buổi
học vì hiếm khi giáo viên dành cả buổi cho học phát âm do như vậy sẽ không hiệu quả. Trong mỗi
buổi học giáo viên chỉ cần dành 5 đến 15 phút cho dạy phát âm là vừa phải và việc lựa chọn dạng
bài tập sử dụng tuỳ theo mục đích của mỗi buổi dạy [8].
2.2.1. Bài tập nghe tiếp nhận
Dạng bài tập này nhằm mục đích cho người học có ý thức về các hiện tượng phát âm trong
tiếng Pháp: các sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, nhịp và đặc biệt là các cặp âm đối lập dễ bị nhầm lẫn
khi nghe và phát âm [3].
Dạng bài tập nghe tiếp nhận gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn nghe phân biệt và giai đoạn
nghe nhận diện. Với dạng bài tập này tốt nhất là không dùng đến tài liệu viết, hình biểu thị hỗ trợ
vì có thể làm phân tán sự chú ý của người học vào mục đích phân biệt, nhận diện. Tuy nhiên điều
này dễ được chấp nhận bởi đối tượng học sinh nhỏ hơn là đối tượng người học lớn.
Trong giai đoạn nghe phân biệt người học sẽ được nghe hai hiện tượng phát âm và xác định
xem liệu chúng giống nhau hay khác nhau. Còn với giai đoạn nghe nhận diện, người học cần nghe
và xác định hiện tượng phát âm liên quan. Chẳng hạn, người học sẽ được cho nghe một câu bất kì
và phải xác định số âm tiết, số nhóm nhịp hay dạng ngữ điệu của câu đó.
Giai đoạn nghe phân biệt là tiền đề cho giai đoạn nghe nhận diện. Các kết quả của bài tập
nghe phân biệt phải đạt từ 80% câu trả lời tốt trở lên thì mới có thể chuyển sang giai đoạn nghe
nhận diện [6]. Để giai đoạn nghe nhận diện đạt kết quả tốt thì trong giai đoạn nghe phân biệt, các
hiện tượng phát âm mà đặc biệt là các âm cần được đặt vào trong ngữ cảnh từ thuận lợi nhất đến
ngữ cảnh ít thuận lợi nhất. Ngữ cảnh thuận lợi sẽ giúp người học được nghe các đặc trưng của hiện
tượng phát âm rõ ràng nhất. Giảm dần mức độ thuận lợi của ngữ cảnh để luyện tập cho khả năng
phân biệt, nhận biết của người học tăng dần lên. Chẳng hạn, với các nguyên âm thì chúng sẽ được
nghe rõ ràng nhất khi đặt trong âm tiết đóng mang trọng âm. Giáo viên có thể tận dụng dạng ngữ
cảnh này ở giai đoạn nghe đầu trước khi chuyển sang giai đoạn nghe các nguyên âm trong âm tiết
mở. Dưới đây là ví dụ minh hoạ về 2 giai đoạn bài tập cho phép học sinh nghe phân biệt, nhận diện
tốt các nguyên âm mũi [7].
142
Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập phục vụ dạy học...
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
[E˜] [a˜] [O˜] [E˜] [a˜] [O˜]
Pince
Teinte
Pense
Tente
Ponce
Tonte
Pain
Teint
Paon
Temps
Pont
Ton
Còn các phụ âm trước tiên cần được giới thiệu trong âm tiết mang trọng âm và ở vị trí đầu
âm tiết để có thể được nghe thấy rõ nhất. Và lưu ý là phải giới thiệu các phụ âm ở tất cả các vị trí
trong từ : đầu, giữa, cuối từ vì thực tế trong một số ngôn ngữ các phụ âm không tồn tại ở tất cả các
vị trí và do đó sẽ rất khó khăn cho người học khi nghe phụ âm ở vị trí không quen thuộc mà không
được làm quen từ trước.
Để tăng hứng thú cho người học trong giai đoạn này đặc biệt là khi học về các cặp âm, giáo
viên cũng nên chú ý tới tính ứng dụng của ngữ liệu được sử dụng. Cụ thể là các âm lúc đầu được
đặt trong các từ riêng lẻ nhưng sau đó sẽ đưa vào trong các cặp đôi câu tối thiểu có nghĩa nhất
định.
Ngoài ra giáo viên được khuyến khích gắn kết các hiện tượng phát âm với các màu sắc cũng
như vận động của cơ thể hoặc của bộ máy cấu âm. Chẳng hạn khi muốn cho học sinh hình dung rõ
hơn về sự khác biệt giữa âm mũi và âm miệng (ví dụ: [a] – [a˜], [b] – [m]) thì chỉ cần bịt mũi lại và
phát âm. Sự khác biệt về âm thanh sẽ khác nhau giữa âm mũi và âm miệng. Nếu việc phát âm âm
miệng không bị ảnh hưởng khi bịt mũi thì với các âm mũi âm thanh phát ra sẽ bị ảnh hưởng. Dưới
đây là ví dụ minh hoạ gắn với giai đoạn bài tập nghe phân biệt và bài tập nghe nhận diện trong đó
học sinh cần vận động để thực hiện bài tập [6].
Bài tập nghe phân biệt
Các bạn sẽ nghe các cặp hai số một. Hãy chú ý tới số âm tiết tương ứng với mỗi số. Nếu bạn
cho rằng hai số được phát âm có cùng số lượng âm tiết, hãy giơ thẻ xanh lên. Nếu bạn cho rằng
hai số có số âm tiết khác nhau, hãy giơ thẻ đỏ lên (Ví dụ: 56-27 (thẻ đỏ), 21-125 (thẻ xanh), 14-29
(thẻ xanh), 71-82 (thẻ xanh). . . ).
Bài tập nghe nhận diện
Các bạn sẽ nghe các câu có nhiều nhóm nhịp, hãy giơ số ngón tay tương ứng với số nhóm
nhịp của mỗi câu (Ví du: à midi / ou ce soir / si tu veux (giơ 3 ngón tay), Ce soir / ou demain soir
(giơ 2 ngón tay), Jean / Paul / et Marie (giơ 3 ngón tay),. . . ).
2.2.2. Bài tập phát âm có sử dụng tài liệu viết, hình biểu thị kèm theo
Sau khi người học đã thành công ở giai đoạn nghe tiếp nhận, giáo viên có thể cho nghe và
chỉ cho họ biết về dạng hình ảnh hoặc chữ viết tương ứng với hiện tượng phát âm. Thông qua dạng
viết thì các vị trí nối âm, luyến âm, hiện tượng e "không ổn định" (e instable) không được phát
âm. . . sẽ dễ hình dung hơn với người học. Dạng chữ viết còn đặc biệt có ý nghĩa đối với các âm vì
học sinh sẽ hiểu được một âm trong tiếng Pháp có thể có nhiều dạng chữ viết tương ứng (ví dụ: [a˜]
có thể tương ứng với các dạng chữ viết an, am, en, em, aon, aen.) và một dạng chữ viết thì cũng có
thể có nhiều cách phát âm (Ví dụ: en có thể được phát âm là [a˜] trong lent hoặc [E˜] trong moyen).
Dạng bài tập này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn nghe và
điền chữ, từ còn thiếu; nghe câu và xác định mô hình nhịp tương ứng; nghe câu và xác định dạng
ngữ điệu... Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ cho dạng bài tập này [4]:
1. Hãy nghe và xác định số nhóm nhịp trong câu:
a) Allô, Sophie, c’est Maman.
b) Ton frère vient dıˆner à la maison avec une amie.
143
Trương Thị Thuý
2. Hãy nghe và gạch dưới những âm tiết có chứa âm [E˜]: Je sors mon chien chaque matin.
Demain, mes cousins viennent à Reims avec leur chienne et leur cinq enfants.
3. Hãy nghe và điền vào chố trống u hoặc ou: C’est t_t? T_ es s_r? S_per! Merci beauc_p.
Alors t_ l’as l_? J’ai t_t l_.
2.2.3. Bài tập thực hành phát âm
Các bài tập thực hành phát âm được người học thực hiện sau khi đã hoàn thành các bài tập
nghe tiếp nhận. Các bài tập thực hành phát âm có thể có tài liệu hỗ trợ (dạng âm thanh và/hoặc
dạng viết) hoặc không có tài liệu hỗ trợ tuỳ vào dạng bài tập. Với các dạng bài tập này thì việc thực
hành trên lớp chỉ là phụ so với việc học sinh sẽ phải tự luyện tập một mình ngoài giờ học, tốt nhất
là ở nhà khi mà người học có thể thoải mái nói to mà không làm phiền mọi người xung quanh.
Việc ghi âm lại các bài tập thực hành phát âm được khuyến khích để người học có thể tự nghe lại
và sửa lỗi hoặc nhận được sự góp ý từ bạn bè, giáo viên.
Có 4 dạng bài tập thực hành phát âm thường gặp nhất là nhắc lại / bắt chước, chuyển đổi,
đọc to và nói tự nhiên
Nhắc lại / bắt chước
Đây là dạng bài tập được sử dụng rất phổ biến trong thực hành phát âm. Bài tập dạng này
cho phép phát triển khả năng ghi nhớ, bắt chước các hiện tượng ngữ âm của người học, giúp bộ
máy cấu âm trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn [3].
Với dạng bài tập này giáo viên có thể yêu cầu người học nghe các giọng khác nhau và bắt
chước cách nói của các giọng đó (giọng robốt, giọng người kể chuyển, giọng nói chuyện với em
bé, . . . ) hoặc là người học sẽ nghe và nhắc lại các âm tiết, các từ, các câu đảm bảo về mặt nhip,
ngữ điệu, . . . .
Có hai dạng phổ biến liên quan đến dạng bài tập nghe và nhắc lại âm tiết là đọc lùi âm tiết
(các âm tiết trong từ hoặc trong câu được đọc từ phải sang trái. Ví dụ: Il a fumé [me] – [fy/me] –
[la/fy/me] – [i/la/fu/me]) và đọc tiến âm tiết (tức là các âm tiết trong từ hoặc trong câu được đọc
từ trái sang phải. Ví dụ:Il a fumé. [i] – [i/la] – [i/la/fy] – [i/la/fy/me]). Dạng bài tập thường được
sử dụng khi dạy và sửa lỗi về tách âm tiết, đọc nhóm phụ âm và âm tiết mang trọng âm.
Dạng bài tập nhắc lại / bắt chước hiện nay vẫn thường được giáo viên sử dụng kèm tài liệu
viết hỗ trợ bên cạnh tài liệu nghe vì tính thuận tiện, dễ sử dụng của tài liệu viết. Tuy nhiên, để sự
chú ý của người học tập trung hoàn toàn vào mục đích làm chủ phát âm thì với dạng bài tập này
giáo viên cố gắng chỉ sử dụng tài liệu nghe trong quá trình học sinh thực hiện bài tập, tránh sử
dụng tài liệu viết hỗ trợ. Sở dĩ như vây là vì có tài liệu viết trong tay học sinh sẽ bị phân tán bởi
yếu tố nghĩa. Cũng cần lưu ý là nếu chỉ sử dụng tài liệu nghe thì để cho trí nhớ của người học được
thích nghi từng bước các bài tập ban đầu chỉ đưa vào các từ, cụm từ, câu ngắn sau đó mới dần dần
đưa các câu dài vào.
Đối với hình thức tổ chức thực hiện bài tập dạng này, giáo viên có thể yêu cầu cả lớp nhắc
lại theo mẫu hoặc nhắc lại theo người đại diện nhóm nhỏ. Cách thức tổ chức nhắc lại theo nhóm sẽ
cho phép những học sinh nhút nhát nhất có thể tham gia tuy nhiên để đánh giá, kiểm tra về mức độ
"thành tích" của người học thì cách thức tổ chức này không hiệu quả. Còn với cách nhắc lại theo
người đại diện nhóm thì mỗi người học sẽ phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong luyện tập
vì sẽ cần phải làm mẫu cho nhóm của mình [9].
Một điểm lưu ý giáo viên khi lựa chọn, xây dựng dạng bài tập này trong việc nhắc lại các
âm để đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó là ban đầu nên cho người học nhắc lại riêng rẽ từng âm
trong các ngữ cảnh khác nhau rồi mới cho nhắc lại theo từng cặp âm đối lập trong các từ (ví dụ :
peu / pou; te / tout; que / cou; ..), cụm từ của câu (Ví dụ: C’est dessous ou dessus?; Tu es suˆr que tu
144
Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập phục vụ dạy học...
es sourd?) hoặc qua các cặp câu (ví dụ: C’est tout vu! / C’est tout vous!; C’est un début / C’est un
des bouts). Việc nhắc lại theo từng cặp âm đối lập là việc làm khó vì các cụm từ dễ gây nhầm lẫn
như hiện tượng đọc líu nên việc nhắc lại các cặp âm đối lập trong cùng câu thường chỉ nên dùng
từ trình độ B1 trở đi (Ví dụ: - Mon thé t’a-t-il tout ôté ta toux?) [2].
Chuyển đổi
Với dạng bài tập này học sinh sẽ phải thực hiện chuyển đổi theo mẫu nhằm đáp ứng được
mục đích của bài tập gắn với hiện tượng âm học hay thanh điệu nào đó [3]. Việc chuyển đổi được
thực hiện có thể liên quan đến ngữ điệu, từ vựng hay ngữ pháp. Thông thường người học sẽ nói ra
phương án trả lời của mình trước khi có thể nghe được phương án trả lời mẫu trong tài liệu nghe.
Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ [1]:
1. Với mục đích dạy cho người học về âm [ø]: Hãy nghe và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi
"Qu’est-ce que tu veux?" bằng cách sử dụng từ gợi ý theo mẫu (Ví dụ: Qu’est-ce que tu veux?→
(du feu) Trả lời: Je veux du feu).
2. Với mục đích dạy cho người học về âm [r]: Hãy nghe và đưa ra câu trả lời theo mẫu (Ví
dụ: Ta mère est partie?→ Trả lời: Non, ma mère va partir).
Đọc to
Trong hoạt động này học sinh chủ yếu sẽ phải đọc bài khoá có sẵn. Để hoạt động này có
thể phản ánh chính xác khả năng phát âm của người học thì giáo viên cần để cho học sinh có giai
đoạn chuẩn bị để hiểu bài khoá (điều này đảm bảo khi đọc học sinh tập trung được sự chú ý của
mình vào phát âm chứ không bị phân tán bởi yếu tố nghĩa) và đánh dấu các hiện tượng phát âm
đặc thù trong văn bản [6]. Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị theo nhóm hoặc theo cá nhân rồi
sau đó cá nhân sẽ thực hiện đọc và ghi âm. Nếu chuẩn bị theo nhóm thì cố gắng để các thành viên
trong cùng một nhóm không có những khó khăn giống nhau khi phát âm để có thể hỗ trợ, góp ý
cho nhau [9]. Việc ghi âm trong thực hành phát âm rất quan trọng vì nó cho phép đánh giá mức độ
tiến bộ của người học thông qua hoạt động tự sửa lỗi, sửa lỗi lẫn nhau giữa người học hoặc giáo
viên sửa lỗi cho học sinh.
Nói tự nhiên
Hoạt động này có thể thực hiện thông qua hoạt động đóng vai theo tình huống hoặc liên
quan đến một chủ đề quen thuộc. Để có sự thống nhất ở mức độ nào đó trong nội dung nói thì có
thể gắn với một (chuỗi) hình ảnh nhất định. Tuy nhiên cho dù là tình huống có sẵn kịch bản hay là
dùng những hình ảnh, nội dung mang tính chất định hướng thì hoạt động nói tự nhiên vẫn đòi hỏi
học sinh phải chú ý tới yếu tố nghĩa và diễn đạt đặc biệt là ở giai đoạn ban đầu, mục đích đánh giá
khả năng phát âm do đó sẽ không được phản ánh chính xác. Chỉ khi người học có khả năng ghi
nhớ, học thuộc được nội dung cần nói thì mới có thể tự giải phóng bản thân khỏi yếu tố nội dung
mà tập trung vào việc phát âm cũng như có thể thử nghiệm các cách thể hiện khác nhau.
3. Kết luận
Những năm gần đây phần lớn sinh viên khoa Pháp bắt đầu học ngôn ngữ này khi vào đại
học. Thực tế này đòi hỏi người giáo viên ngoài việc giới thiệu cho học sinh nguồn tài liệu để sử
dụng thì việc hướng dẫn, định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu đó là rất cần thiết để giúp
cho hoạt động tự học của học sinh trở nên hiệu quả hơn. Với nội dung đề cập tới các nguyên tắc
trong lựa chọn và xây dựng bài tập phát âm cũng như các dạng bài tập phát âm tiếng Pháp, tác giả
bài báo hi vọng và tin tưởng về tính hữu ích của nó trong việc giúp giáo viên có định hướng để xây
dựng và chọn lọc một cách khoa học hệ thống bài tập phát âm phù hợp. Điều đó là nền tảng để
giáo viên có thể làm chủ hoạt động dạy học phát âm của mình, góp phần cải thiện khả năng phát
âm của học sinh.
145
Trương Thị Thuý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Abry D., 2011. Les 500 exercices de phonétique – Niveau A1/A2. Hachette, Paris.
[2] Abry D. et Veldeman-Abry J., 2007. La phonétique – audition, prononciation, correction.
Clé International, Paris.
[3] Champagne-Muzar C. et Bourdages J., 1998. Le point sur la phonétique. Clé International,
Paris.
[4] Charliac L., 2003. Phonétique progressive du franc¸ais avec 400 exericces – Niveau débutant.
Clé International, Paris.
[5] Conseil de l’Europe, 2005. Un cadre européen commun de référence pour les langues:
apprendre, enseigner, évaluer. Didier, Paris.
[6] Lauret B., 2007. Enseigner la prononciation du franc¸ais: questions et outils. Hachette, Paris.
[7] Léon M., 2003. Exercices systémaitiques de prononciation franc¸aise. Hachette, Paris.
[8] Nguyễn Quang Thuấn, 2005. Méthodologie de l’enseignement des compétences
communicatives. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9] Trương Thị Thuý, 2014. Việc tạo nhóm trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm. Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59 (6BC), tr 257-274.
ABSTRACT
Improving the exercises used in teaching French Pronunciation
Pronouncing words correctly is essential for anyone learning French. Using pronunciation
exercises is simple, convenient andaccessible. However this method has been show to be
ineffective. This is due in part to the scattered contents within the book, and its also because
the user does not understandthe design and specific purpose of each type of exercise. This article
provides basic information that teachers need to better orient pronunciation teaching activities so
that students use self-study pronunciation exercises more effectively.
Keywords: French pronunciation, exercises.
146

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_tinh_hieu_qua_trong_xay_dung_va_chon_loc_he_thong_b.pdf