Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế khiến việc luân chuyển hàng hóa giữa các khu
vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, lưu kho bãi và
các dịch vụ hỗ trợ khác. Tại nhiều quốc gia phát triển, ngành giao nhận vận tải đã phát
triển mạnh và đóng góp không nhỏ vào GDP. Logistics trở thành ngành có vai trò then
chốt trong quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu
nối thương mại toàn cầu. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của hoạt
động logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế. Ngành logistics của Việt
Nam hiện là một ngành còn non trẻ, vì vậy ngành này hiện nay cần có sự chú trọng đầu
tư, tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các công ty
logistics của nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Bài viết tập trung khái
quát thực trạng cũng như đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 5 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Thị Mai Anh1 TÓM TẮT Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế khiến việc luân chuyển hàng hóa giữa các khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, lưu kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ khác. Tại nhiều quốc gia phát triển, ngành giao nhận vận tải đã phát triển mạnh và đóng góp không nhỏ vào GDP. Logistics trở thành ngành có vai trò then chốt trong quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của hoạt động logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế. Ngành logistics của Việt Nam hiện là một ngành còn non trẻ, vì vậy ngành này hiện nay cần có sự chú trọng đầu tư, tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa để có thể cạnh tranh với các công ty logistics của nước ngoài đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Bài viết tập trung khái quát thực trạng cũng như đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Logistics, dịch vụ, giao nhận, năng lực cạnh tranh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ngành logistics đã và đang phát triển rất nhanh và trở thành một ngành kinh doanh hấp dẫn. Tại Việt Nam, logistics đang là ngành dịch vụ mang lại nguồn lợi hàng tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn lợi này không nằm trong tay các doanh nghiệp Việt Nam mà lại đang chảy về túi của các công ty nước ngoài. Vì vậy, phải làm thế nào để doanh nghiệp giao nhận Việt Nam có thể phát triển và tận dụng được lợi thế cạnh tranh để khai thác mảng thị trường hấp dẫn này? Năm vừa qua, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định mậu dịch tư do mở cửa cho các công ty có vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh logistics. Vì vậy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần có một sự chuẩn bị vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước sự xâm nhập ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài ngay khi chúng ta gia nhập sân chơi chung. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả viết bài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay”. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Một số lý luận chung về ngành logistics Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân phối vật 1 ThS. Giảng viên Học viện Tài chính TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 6 chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics. Tuy nhiên, theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233) quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Như vậy, hoạt động logistics không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thông trong toàn xã hội theo những phương án tối ưu hóa, giảm chi phí luân chuyển và lưu kho. Bên cạnh đó, dịch vụ logistics còn là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng, xử lý hàng hư hỏng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nếu theo hình thức tổ chức hoạt động thì có các hình thức sau: Logistics bên thứ nhất (1PL): chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu bản thân. Logistics bên thứ hai (2PL): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng. Trong hình thức này, chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất. Logistics bên thứ ba (3PL): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận. 3PL tích hợp các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin, trong dây chuyền cung cứng của khách hàng. Logistics bên thứ tư (4PL): người cung cấp dịch vụ là người tích hợp (integrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL hướng đến quản lý cả quá trình logistics. Logistics bên thứ năm (5PL): được nói tới trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng là thương mại điện tử. 2.2. Thực trạng của ngành logistics Việt Nam Logistics làm tốt sẽ đảm bảo dịch vụ tốt hơn, chi phí thấp hơn, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Năm 2014, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số năng lực logistics quốc gia (LPI) của Việt Nam đứng thứ 53 trên 155 nước khảo sát và đứng thứ 5 khu vực ASEAN (không tính Brunei) sau Malaysia, Thái Lan, Indonexia và TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 7 Singapore. Ở vị trí này, hệ thống logistics Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình trên thế giới, và nếu so với vị trí số 1 của Singapore thì Việt Nam còn cách vị trí đó tương đối xa. Hiện nay, các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn của chuỗi dịch vụ quan trọng này. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế, song tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp, cụ thể như sau: Thứ nhất, quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh doanh manh mún. Theo Bộ Công thương, dịch vụ logistics ở Việt Nam có quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước. Và nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Tuy nhiên, nguồn lợi hàng tỷ đô này lại đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường dịch vụ logistics. Đây thực sự là một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ước tính có khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp trong ngành kho vận. Đây là một con số khá lớn, tuy nhiên trên thực tế, trừ những công ty quốc doanh, đa phần lại là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ với quy mô vốn góp chỉ từ 4 - 6 tỷ đồng. Trong khi đó, mặc dù chỉ có khoảng 25 công ty kho vận đa quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam như DHL, UPS, FedEx, nhưng lại chiếm tới 70% đến 80% thị phần kho vận. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho các công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường dịch vụ logistics mới chỉ đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics nước ngoài, như đảm nhận việc khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn chủ yếu tập trung vào các hoạt động giao nhận truyền thống như mua bán cước, thu phí giao nhận, kê khai hải quan mà chưa thực sự quan tâm tới các dịch vụ gia tăng giá trị như kho bãi, đóng gói, quản lý đơn hàng, thay mặt chủ hàng làm các thủ tục xuất nhập khẩu như khai hải quan, thực hiện các nghĩa vụ với các bên thứ ba thay mặt chủ hàng Rất ít doanh nghiệp có đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Nói cách khác, Việt Nam còn thiếu những nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói “Door to Door” (dịch vụ logistics bên thứ 4 cho hàng hóa xuất nhập khẩu). Hoạt động logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải tích hợp được hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển trọn gói từ nhà sản xuất - vận tải - người tiêu dùng. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 8 Thứ hai, thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam vẫn còn tập quán “mua CIF, bán FOB” (nghĩa là, với giá dựa trên việc giao hàng theo giá thành, bảo hiểm, cước vận chuyển, thì trách nhiệm sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi hàng nhập cảng đến. Còn với giá dựa trên việc giao hàng theo phương tiện vận chuyển, trách nhiệm này chuyển ngay tại cảng nước ngoài. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, thậm chí, phó thác cho đối tác nước ngoài quyền chủ động thuê vận tải. Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp xuất - nhập khẩu của Việt Nam thực chất chỉ làm hàng gia công cho nước ngoài. Do vậy, quyền nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm thuộc về đơn vị đặt hàng gia công, tức bên nước ngoài. Thứ ba, hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý Theo Bộ Giao thông - Vận tải, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000km đường nhựa, hơn 3.200km đường sắt, 42.000km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hóa quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container. Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đủ sức chứa các máy bay chở hàng quốc tế. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đã cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không được vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hóa lưu thông. Tuy nhiên, đường sắt Việt Nam vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (1.630km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Và khá nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Thứ tư, nguồn nhân lực logistisc vừa thiếu vừa yếu Logistics là một ngành còn quá mới mẻ nên cho đến hiện nay cả nước vẫn chưa có một nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu biết luật pháp quốc tế. Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về chất lượng nhân lực logistics cho thấy 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Thông tin từ Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam cho biết, trong 3 năm tới, trung bình các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics, hiện hàng ngàn doanh nghiệp đang rất lúng túng khi tìm kiếm lao động làm trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy, nguồn nhân TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 9 lực logistics có chất lượng quá thấp. Với trình độ nguồn nhân lực và điều kiện phát triển như hiện nay, có thể nói đây là khó khăn lớn cho ngành Logistics Việt Nam. Thứ năm, trình độ công nghệ logistics còn yếu kém Theo đánh giá của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) thì trình độ công nghệ trong logistics ở VN so với thế giới vẫn còn yếu kém. Việc liên lạc giữa công ty giao nhận, logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Trong khi những nước như Singapore, Thailand, Malaysia... đã áp dụng thương mại điện tử (EDI) cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử. Trong vấn đề vận tải đa phương thức, các hình thức tổ chức vận tải như biển, sông, bộ, hàng không... vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải. Phương tiện vận tải còn lạc hậu, cũ kỹ nên năng suất lao động thấp. Trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến. Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho. Thứ sáu, pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics Luật Thương mại Việt Nam quy định hoạt động logistics là hành vi thương mại, công việc chính là cung cấp các dịch vụ phục vụ vận tải hàng hóa, tổ chức vận chuyển nhưng khi đảm nhận việc vận chuyển thì phải tuân theo pháp luật về vận chuyển. Tuy nhiên, hiện nay luật cũng chưa cụ thể hóa quy chế của người chuyên chở không có tàu (NVOCC-Non-vessel operating of common canifer) trong pháp luật về logistics. Việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương lại được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin phép họạt động. Các quy định về dịch vụ chuyển phát nhanh hiện nay còn coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa được coi là một loại hình dịch vụ logistics và còn chịu sự điều tiết của các nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông, đây là điều rất bất hợp lý. Các rào cản phi thuế quan trong logstics, Nhà nước chưa có chính sách mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động logistics tại Việt Nam. Còn phân biệt đối xử trong thuế và biểu phí cảng biển. Thủ tục thông quan còn nhiều khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí. 2.3. Một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp logistics Việt Nam Trên cơ sở hiện trạng của hoạt động logistics ở nước ta như đã nêu trên đây, để ngành logistics thực sự là chìa khóa cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị của thương mại, nhằm tháo gỡ khó khăn - đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp logistics và xuất nhập khẩu, chúng ta cần phải: Thứ nhất, thiết lập cơ chế liên kết hữu hiệu giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics Để có sự liên kết thường xuyên và hữu hiệu, các doanh nghiệp logistics cần chủ động nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành thương mại, các quy tắc, các hiệp định thương TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 10 mại song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Thường xuyên trao đổi thông tin có liên quan để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics nắm bắt tình hình, hỗ trợ nghiệp vụ tiến tới xây dựng cổng thông tin giao dịch logistics tại mỗi khu vực phục vụ. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cần chủ động làm việc với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt Nam, tư vấn và thuyết phục các doanh nghiệp này thay đổi phương thức “mua CIF, bán FOB”. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng cần nâng cao năng lực xây dựng mạng lưới ở nước ngoài và tính chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng có chất lượng và uy tín. Bản thân các doanh nghiệp logistics phải quảng bá hoạt động của mình và cùng doanh nghiệp xuất - nhập khẩu cam kết đồng hành trong việc sử dụng và cung cấp dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu cũng cần nhận thức các lợi ích trong việc thay đổi tập quán mua, bán truyền thống, chú ý đàm phán để giành quyền vận tải và logistics cũng như bảo hiểm để vừa tiết kiệm và chủ động trong chi phí, vừa tạo ra thế cạnh tranh giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng của mình. Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với vai trò chủ chốt cần kết nối các doanh nghiệp trong ngành, tạo ra các doanh nghiệp đầu đàn, hợp tác chia sẻ các lợi thế nhằm giảm chi phí logistics, tạo ra sân chơi lành mạnh và mang tính cạnh tranh cao trong ngành logistics... nhằm gắn kết doanh nghiệp xuất - nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics. Thứ hai, phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics Phát triển các loại hình dịch vụ logistics là yêu cầu rất quan trọng khi phần lớn doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ tập trung khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, mà hình thức phổ biến nhất là hình thức giao nhận vận tải. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics. Các doanh nghiệp cần phát triển thêm các dịch vụ đa dạng như giao nhận hàng không, giao nhận hàng hải, gom hàng nhanh, quản lý đơn hàng Để có thể tiếp cận việc cung ứng các dịch vụ mới, các doanh nghiệp logistics cần đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm giá thành các dịch vụ đang cung ứng bằng cách như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng mới, áp dụng các phương pháp quản trị logistics tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng hiện đại Trong quá trình hoạt động và phát triển, các doanh nghiệp cần nhất quán chiến lược đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, hướng tới dịch vụ trọn gói và tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. Thứ ba, phát triển kết cấu hạ tầng logistics Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của ngành logistics. Theo đó, cần sớm hoàn thiện cảng, cảng thông quan nội địa, đường bộ, kho bãi, trang thiết bị và các định chế có liên quan. Nâng cao kết cấu hạ tầng hiện có bằng cách xây dựng cảng nước sâu và cảng khu vực trên các vùng. Hình thành các trung tâm logistics đặt ở những đầu mối giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở. Từng bước nâng cấp các tuyến đường bộ trọng yếu, hình thành mạng lưới đường bộ đồng bộ và TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 11 hiện đại ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế, phát triển các trục nối với các nước láng giềng. Đối với kết cấu hạ tầng đường biển thì cần tập trung nâng cấp hệ thống cảng và đội tàu. Đối với kết cấu hạ tầng đường sông thì cần xây dựng các cảng trên cơ sở xác định các tuyến chính cùng với việc đầu tư trang thiết bị phù hợp. Đối với kết cấu hạ tầng đường sắt thì tập trung cải tạo và nâng cấp các tuyến hiện có, nghiên cứu và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Đối với kết cấu hạ tầng đường bộ thì tập trung nâng cấp chất lượng các tuyến đường hiện có, mở rộng mặt đường và tăng tỉ lệ đường được trải nhựa. Thứ tư, liên doanh, liên kết với các công ty logistics nước ngoài Với tiềm lực nhỏ, doanh nghiệp trong nước cần tham gia vào những liên kết để phát huy lợi thế riêng trong cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, một công ty giao nhận có thể gắn kết cùng tổ chức kho bãi, vận tải, môi giới hoặc dịch vụ khác để hình thành chuỗi liên kết của một ngành hàng. Các đơn vị trong cùng ngành hàng cũng cần tính đến khả năng sáp nhập để trở thành đơn vị cung ứng lớn gồm nhiều tổ chức để đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài nước. Mặt khác, có thể liên doanh liên kết với các tổ chức logistics nước ngoài hướng vào tiếp nhận công nghệ, chuyển giao, tích lũy năng lực, vốn và kinh nghiệm để có thể hoạt động độc lập sau này. Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo logistics Chính phủ và các cơ quan chức năng cần hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành logistics. Đề nghị mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn. Thứ sáu, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế chính sách Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý vững chắc và một khung thể chế phù hợp nhằm tạo dựng, nuôi dưỡng và thúc đẩy thị trường dịch vụ logistics phát triển, làm đòn bẩy các ngành kinh tế khác, mặt khác, đảm bảo sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần tham gia. Hải quan là một trong các khâu quan trọng nhưng cũng là điểm yếu của logistics Việt Nam. Để có thể coi đây là khâu đột phá tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cần thiết lập hệ thống hải quan một cửa, thông quan điện tử với danh mục thuế biểu hài hòa, minh bạch và đặc biệt coi trọng việc kiểm tra. Hải quan có vai trò quan trọng trong đẩy nhanh chuỗi cung ứng hàng hóa, giảm thời gian đến với thị trường. Mỗi một ngày chậm trễ trong quy trình xuất khẩu sẽ làm giảm 1% kim ngạch xuất khẩu đối với các sản phẩm không nhạy cảm và 7% với các sản phẩm nhạy cảm với thời gian. Vì vậy, thủ tục hải quan cần được cải tiến nhanh hơn nữa. Song song với hành lang pháp lý, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý, việc cần làm là tiêu chuẩn hóa quy định về điều kiện kinh doanh, cấp phép. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 12 3. KẾT LUẬN Tại Việt Nam, logistics là một ngành còn mới mẻ và nhiều tiềm năng, nó đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế quốc gia. Nhận thức được điều đó, trong thời gian gần đây các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã được Chính phủ quan tâm hơn về mặt quy hoạch, chiến lược phát triển, các chính sách tạo thuận lợi về kinh doanh, thương mại XNK, hải quan, thuế Nhưng các chính sách, thể chế ấy chưa thực sự đồng bộ, thiếu cập nhật đầy đủ, phù hợp với các tiến bộ, cũng như các yêu cầu đối với ngành dịch vụ trong bối cảnh mới. Do đó, để các doanh nghiệp logistics Việt Nam thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, cũng như cạnh tranh được với các doanh nghiệp logistics nước ngoài cần phải có sự hỗ trợ và quan tâm hơn nữa từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô của Việt Nam, trên hết là bản thân các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị Logistics, Nxb. Thống kê. [2] Thái Anh Tuấn, Lê Thị Minh Tâm, Thái Thị Tú Phương (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam, Tạp chí Tài chính. [3] Luật Thương mại 2005. [4] Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics. ENHANCING COMPETITIVE CAPACITY FOR VIETNAM’S LOGISTICS ENTERPRISES TODAY Le Thi Mai Anh ABSTRACT The globalization of the economy makes the transfer of goods between the regions increase dramatically, accompanied by new demands on transport, storage and other support services. In many developing countries, freight industry has thrived and contributed significantly to GDP. Logistics become an industry which has main role in the distribution process of goods from the producer to the consumer and that are the global trade bridge . Thereby, we can see the importance of logistics activities in the economy. Vietnam's logistics industry is an infant industry, so this industry need investment, and improve its performance to be able to compete with foreign logistics companies which are expanding their markets in Vietnam. The paper will generalize real situations as well as provide some basic measures to improve competitive capacity for Vietnam’s logistics enterprises today. Keywords: logistics, services, freight, competitive capacity
File đính kèm:
- nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cac_doanh_nghiep_logistics_viet.pdf