Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và

tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Người quản lý doanh nghiệp cần phải nắm các

thông tin về chi phí để ra quyết định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên, việc tìm giải pháp tối ưu về quản lý chi phí luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt là chi

phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, giá

thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất xi măng Thái Nguyên có thể căn cứ vào nhiều yếu tố

khác nhau như: Yếu tố đầu vào (nguồn nhân lực, nguồn cung cấp nguyên vật liệu ), yếu tố giá cả

thị trường, thông tin về chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn hết là các thông tin của kế toán về chi

phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Thông tin kế toán là những thông tin mang tính tổng hợp, ảnh

hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của xi măng Thái Nguyên.

Bởi vậy, trong giới hạn nội dung bài viết, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu nhằm phục vụ cho

yêu cầu đặt ra, đó là: “Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở

thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”

pdf 10 trang kimcuc 3520
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 155  
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH 
SẢN PHẨM TRÊN CƠ SỞ THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 
SẢN XUẤT XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Thị Lan Anh* 
Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và 
tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Người quản lý doanh nghiệp cần phải nắm các 
thông tin về chi phí để ra quyết định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên, việc tìm giải pháp tối ưu về quản lý chi phí luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt là chi 
phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, giá 
thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất xi măng Thái Nguyên có thể căn cứ vào nhiều yếu tố 
khác nhau như: Yếu tố đầu vào (nguồn nhân lực, nguồn cung cấp nguyên vật liệu), yếu tố giá cả 
thị trường, thông tin về chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn hết là các thông tin của kế toán về chi 
phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Thông tin kế toán là những thông tin mang tính tổng hợp, ảnh 
hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của xi măng Thái Nguyên. 
Bởi vậy, trong giới hạn nội dung bài viết, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu nhằm phục vụ cho 
yêu cầu đặt ra, đó là: “Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên cơ sở 
thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” 
Từ khóa: Quản lý chi phí, hiệu quả quản lý chi phí, xi măng Thái Nguyên, Công ty cổ phần xi 
măng La Hiên, Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn, Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy xi măng 
Núi Voi. 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam 
nói chung và xi măng Thái Nguyên nói riêng 
đã và đang có những đóng góp lớn vào công 
cuộc xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng của đất 
nước. Xi măng có mối quan hệ chặt chẽ với 
biến động của ngành xây dựng, đây là ngành 
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân nên chịu 
tác động nhiều của chu kỳ kinh tế. Hiện nay 
thị trường cung cấp xi măng của các doanh 
nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái 
Nguyên chủ yếu là khu vực các tỉnh phía Bắc. 
Do vậy, xi măng Thái Nguyên muốn cạnh 
tranh được với các sản phẩm cùng loại khắp 
các tỉnh trong cả nước và có hướng xuất khẩu 
ra nước ngoài thì cùng với việc nâng cao chất 
lượng sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất xi 
măng trên địa bàn tỉnh còn phải quản lý các 
chi phí một cách chặt chẽ, tính toán giá thành 
sản phẩm một cách chính xác, đưa ra các biện 
 Tel: 0974 198666, Email: lananhkttn@yahoo.com 
pháp tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó hạ giá 
thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên 
thị trường. 
Thực tế cho thấy, hiện nay công tác quản lý 
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong 
các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa 
bàn tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ những mặt 
hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện nhằm 
phản ánh đúng chi phí sản xuất làm cơ sở cho 
việc tính giá thành sản phẩm sát với thực tế và 
đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của các doanh 
nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh. 
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN 
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI 
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 
Đặc điểm chung của các doanh nghiệp sản 
xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 
gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu: gần mỏ 
khai thác đá Võ Nhai, mỏ khai thác đá vôi tại 
xã Tân Long-Đồng HỷSản phẩm xi măng 
Thái Nguyên sử dụng công nghệ sản xuất xi 
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 156  
măng Pooland hỗn hợp bằng công nghệ lò 
đứng, lò quay cơ giới hóa. Hiện nay sản phẩm 
xi măng Thái Nguyên có mặt ở hầu hết các 
tỉnh phía Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, 
Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, 
Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa 
Bình, Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà 
NộiTổ chức hệ thống bán buôn, mạng lưới 
bán lẻ thông qua các đại lý, cửa hàng để phục 
vụ nhu cầu xã hội, giữ ổn định thị trường. Xi 
măng Thái Nguyên đang vươn tới có mặt trên 
khắp các tỉnh thành trong cả nước bằng chất 
lượng sản phẩm của mình. Trong phạm vi bài 
viết này tác giả lựa chọn một số doanh nghiệp 
sản xuất xi măng điển hình mang đầy đủ đặc 
điểm chung của xi măng Thái Nguyên làm 
mẫu nghiên cứu để phản ánh sâu hơn về thực 
trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản 
phẩm của xi măng Thái Nguyên, đó là: Công 
ty cổ phần xi măng La Hiên, Công ty cổ phần 
xi măng Cao Ngạn, Nhà máy xi măng Lưu 
Xá, Nhà máy xi măng Núi Voi. 
- Công ty cổ phần xi măng La Hiên sản xuất 
xi măng PCB30 và PCB40 theo TCVN 
6260:1997 dùng cho các công trình xây dựng 
dân dụng và công nghiệp. Sản phẩm của 
Công ty được sản xuất với công nghệ sản xuất 
xi măng Poocland hỗn hợp bằng công nghệ lò 
đứng, lò quay cơ giới, đạt tiêu chuẩn chất 
lượng ISO 9001:2000. 
- Sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi 
măng Cao Ngạn là xi măng PCB40 đạt tiêu 
chuẩn chất lượng ISO 9001:2000. Sản phẩm 
được thiết kế theo công nghệ xi măng lò đứng 
cơ giới hóa, máy móc thiết bị được nhập một 
phần từ Trung Quốc. 
- Nhà máy xi măng Lưu Xá chuyên sản xuất 
sản phẩm xi măng PCB30 theo TCVN 
6260:1997. Sản phẩm xi măng của Nhà máy 
là xi măng Poocland hỗn hợp, sản xuất theo 
công nghệ xi măng lò đứng cơ giới hóa. Sản 
phẩm phục vụ trong lĩnh vực xây dựng dân 
dụng, công nghiệp và sản xuất tấm lợp. 
- Nhà máy xi măng Núi Voi: Cùng với sự 
phát triển của nền kinh tế thị trường, xi măng 
Núi Voi đã không ngừng mở rộng quy mô sản 
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà máy 
sản xuất và cung cấp các loại vật liệu dùng 
cho ngành công nghiệp xây dựng. Sản phẩm 
chính của Nhà máy là sản phẩm xi măng 
PCB30 theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. 
Kế toán chi phí sản xuất 
Đặc điểm quy trình công nghệ của các doanh 
nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái 
Nguyên là quy trình công nghệ sản xuất liên 
tục, khép kín. Sản phẩm trải qua nhiều công 
đoạn sản xuất, sản phẩm sau mỗi công đoạn là 
các bán thành phẩm. Các bán thành phẩm này 
lại được tiếp tục đưa vào sản xuất ở các giai 
đoạn công nghệ tiếp theo cho đến khi hoàn 
thành. Mặt khác, tổ chức sản xuất tại các 
doanh nghiệp lại được bố trí theo từng phân 
xưởng, do vậy đối tượng tập hợp chi phí sản 
xuất của các doanh nghiệp là toàn bộ chi phí 
phát sinh trong quy trình sản xuất của doanh 
nghiệp được tập hợp chi tiết cho từng phân 
xưởng sau đó phân bổ cho từng loại sản 
phẩm: Phân xưởng nguyên liệu, Phân xưởng 
lò nung, Phân xưởng thành phẩm,Tổ sản suất 
bao bì. Quá trình sản xuất xi măng của các 
doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn chính thể 
hiện ở hai phân xưởng: 
- Phân xưởng Nguyên liệu-Lò nung (Bao gồm 
Phân xưởng nguyên liệu, Phân xưởng Lò Nung) 
- Phân xưởng thành phẩm (Bao gồm Phân 
xưởng thành phẩm và Tổ sản xuất bao bì). 
Phương pháp tính giá thành các doanh nghiệp 
áp dụng là phương pháp phân bước có tính 
giá thành nửa thành phẩm. Công nghệ sản 
xuất xi măng theo kiểu liên tục từ khi đưa 
nguyên liệu vào cho đến khi tạo ra sản phẩm 
cuối cùng nhập kho (nửa thành phẩm clinhker 
chuyển thành nguyên liệu chính cho sản xuất 
xi măng), theo đó việc tính giá thành sản 
phẩm xi măng được chia thành 2 giai đoạn: - 
Giai đoạn I: Phân xưởng Nguyên liệu- Lò 
nung: Sản xuất Clinhker 
- Giai đoạn II: Phân xưởng thành phẩm: Sản 
xuất xi măng 
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật 
liệu của các doanh nghiệp sản xuất xi măng 
trên địa bàn Thái Nguyên chủ yếu được thu 
mua trực tiếp từ các đơn vị trên địa bàn tỉnh 
như đá vôi, đất sét, quặng barit, than đá, cát 
xỉ, chỉ có thạch cao là nguyên liệu được 
nhập khẩu từ Trung Quốc. Giá nguyên vật 
liệu nhập khẩu nhập kho bằng giá ghi trên 
invoice được quy đổi ra Việt nam đồng từ 
ngoại tệ cộng thuế nhập khẩu và chi phí thu 
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 157  
mua. Giá nguyên vật liệu mua trong nước 
(mua tại các Công ty lân cận) bằng giá ghi 
trên hóa đơn mua hàng cộng chi phí thu mua. 
Chi phí thu mua bao gồm: Chi phí vận 
chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho bãi, bảo 
hiểm, hao hụt trong định mức. 
Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân 
công trực tiếp (CPNCTT) là một trong yếu tố 
quan trọng làm cơ sở cho việc tính giá thành 
CPNCTT tại các doanh nghiệp sản xuất xi 
măng trên địa bàn bao gồm: Lương chính, 
lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất 
lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN mà 
người sử dụng lao động phải trả. 
Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất 
chung là những chi phí phát sinh trong phạm 
vi phân xưởng sản xuất ngoài chi phí nguyên 
vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực 
tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm tiền 
lương nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên 
vật liệu, công cụ dụng cụ quản lý tại phân 
xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định tại 
phân xưởng, chi phí điện nước, chi phí dịch 
vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 
Số liệu thực tế về tập hợp chi phí sản xuất tại 
các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác như: 
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn, Nhà máy 
xi măng Lưu Xá, Nhà máy xi măng Núi Voi 
được trình bầy chi tiết trong phần phụ lục 
(phụ lục 1-phụ lục 7). 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 
Số liệu thực tế về tập hợp chi phí sản xuất tại 
các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác như: 
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn, Nhà máy 
xi măng Lưu Xá, Nhà máy xi măng Núi Voi 
được trình bầy chi tiết trong phần phụ lục 
(phụ lục 1-phụ lục 7) 
S
T
T
Ghi Có
các TK
Ghi Nợ
Các TK
TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627
Các TK phản ánh ở 
các NKCT khác
Cộng
NKCT
số 1
NKCT
số 2
NKCT 
số 5
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 TK 154 29.015.126.000 3.543.866.192 5.236.156.547 37.795.148.739
- PX NL- LN 13.120.418.000 2.209.558.095 3.548.892.781 18.878.868.876
- PX TP 15.894.708.000 1.334.308.097 1.687.263.766 18.916.279.863
2 TK 621 29.015.126.000 29.015.126.000
- PX NL- LN 13.120.418.000 13.120.418.000
- PX TP 15.894.708.000 15.894.708.000
3 TK 622 3.081.825.574 462.040.618 3.543.866.192
- PX NL- LN 1.945.730.019 263.828.076 2.209.558.095
- PX TP 1.136.095.555 198.212.542 1.334.308.097
4 TK 627 2.947.525.380 163.543.500 696.069.562 742.363.798 138.644.362 150.619.125 235.803.520 161.587.300 5.236.156.547
- PX NL- LN 2.219.790.784 102.095.560 384.676.454 464.474.308 76.886.430 77.812.020 126.234.125 96.923.100 3.548.892.781
- PX TP 727.734.596 61.447.940 354.080.608 277.889.490 61.757.932 72.887.105 109.569.395 64.664.200 1.687.263.766
Cộng 31.962.651.380 163.543.500 696.069.562 3.824.189.372 600.684.980 150.619.125 235.803.520 161.587.300 37.795.148.739
Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI
La Hiên-Võ Nhai- Thái Nguyên
BẢNG KÊ SỐ 4
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO PHÂN XƢỞNG
ĐVT: Đồng
Biểu 01
Ngƣời lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trƣởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính)
STT TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627
Các TK phản ánh NKCT khác
Cộng tổng chi phí
NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 TK 154 29.015.126.000 3.543.866.192 5.236.156.547 37.795.148.739
2 TK 621 29.015.126.000 29.015.126.000
3 TK 622 3.081.825.574 462.040.618 3.543.866.192
4 TK 627 2.947.525.380 163.543.500 696.069.562 742.363.798 138.644.362 150.619.125 235.803.520 161.587.300 5.236.156.547
Cộng 31.962.651.380 163.543.500 696.069.562 3.824.189.372 600.684.980 150.619.125 235.803.520 161.587.300 37.795.148.739
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Ghi Có các TK : 142, 152, 153, 154,214,241, 242, 334, 335, 621, 622, 627
Tháng 6 năm 2011
Biểu 02 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI
La Hiên-Võ Nhai- Thái Nguyên
Ngƣời lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trƣởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính)
Ghi Nợ TK 627 đối ứng Có với các TK Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
TK 621 29.015.126.000
TK 622 3.543.866.192
TK 627 5.236.156.547
Cộng PS Nợ 37.795.148.739
Cộng PS Có 37.795.148.739
Dƣ Nợ cuối tháng
Dƣ Có cuối tháng
Số dƣ đầu
năm
Nợ
Có
Ngƣời lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trƣởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính)
Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI
La Hiên-Võ Nhai- Thái Nguyên
Biểu 03
SỔ CÁI
Tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Năm 2011 ĐVT: Đồng
ĐVT: Đồng
Đánh giá sản phẩm dở dang 
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất xi măng 
trên địa bàn Thái Nguyên đều sản xuất xi 
măng trên dây chuyền công nghệ khép kín. 
Nguyên vật liệu: đá vôi, thạch cao, đất 
sétđược đưa vào ngay từ đầu, qua quá trình 
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 158  
sản xuất tạo ra nửa thành phẩm Clinhker. Nửa 
thành phẩm Clinhker lại là nguyên liệu cho 
sản xuất sản phẩm cuối cùng là các loại xi 
măng. 
Do vậy theo kế hoạch sản xuất xi măng, các 
loại nguyên vật liệu được xuất ra đến đâu sẽ 
sản xuất hết đến đó và không đánh giá sản 
phẩm dở dang. Đối tượng tính giá thành sản 
phẩm là nửa thành phẩm Clinhker và sản 
phẩm hoàn thành là các loại xi măng. 
Biểu 04 
Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI 
 La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên 
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH NỬA THÀNH PHẨM CLINHKER 
Tháng 6 năm 2011 
Sản lƣợng hoàn thành: 35.267 tấn 
ĐVT: Đồng 
STT Khoản mục Tổng chi phí sản xuất Giá thành đơn vị 
1 Chi phí NVL trực tiếp 13.120.418.000 372.031 
2 Chi phí nhân công trực tiếp 2.209.558.095 62.653 
3 Chi phí sản xuất chung 3.548.892.781 100.629 
Tổng 18.878.868.876 535.313 
 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính) 
Biểu 05 
Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI 
 La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên 
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH 
Sản phẩm: Xi măng PCB30 
Số lƣợng: 23.158 tấn 
 ĐVT: 
Đồng 
STT Khoản mục 
CPSX trong thành phẩm 
Tổng giá thành Giá thành đơn vị 
GĐ I GĐ II 
1 CPNVLTT 5.248.241.606 6.615.676.915 11.863.918.521 512.303 
2 CPNCTT 883.835.768 555.364.167 1.439.199.935 62.147 
3 CPSXC 1.419.577.238 702.270.966 2.121.848.204 91.625 
 Tổng 7.551.654.612 7.873.312.048 15.424.966.660 666.075 
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính) 
Biểu 06 
Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI 
 La Hiên - Võ Nhai - Thái Nguyên 
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH 
Sản phẩm: Xi măng PCB40 
Số lƣợng 23.158 tấn 
ĐVT: Đồng 
STT Khoản mục 
CPSX trong thành phẩm 
Tổng giá thành Giá thành đơn vị 
GĐ I GĐ II 
1 CPNVLTT 7.872.176.394 9.279.031.085 17.151.207.479 528.038 
2 CPNCTT 1.325.722.327 778.943.930 2.104.666.257 64.797 
3 CPSXC 2.129.315.543 984.992.800 3.114.308.343 95.881 
 Tổng 11.327.214.264 11.042.967.815 22.370.182.079 688.716 
 (Nguồn số liệu: Phòng kế toán- thống kê- tài chính) 
Ngƣời lập biểu 
(Ký, họ tên) 
 Kế toán trƣởng 
 (Ký, họ tên) 
 Giám  ... ác nhân viên kế toán và sự phân 
công lao động kế toán phù hợp là cần thiết. 
Bài viết đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm 
nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề 
nghiệp của các nhân viên kế toán: Các doanh 
nghiệp cần thắt chặt lao động ở khâu tuyển 
dụng; có kế hoạch bồi dưỡng; khuyến khích 
nhân viên kế toán tham gia các lớp học nâng 
cao trình độ chuyên môn, kĩ năng sử dụng 
máy tính; cập nhật và phổ biến văn bản pháp 
luật về tài chính kế toán. 
Hiện nay nhân viên kế toán trong các doanh 
nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái 
Nguyên có trình độ không đồng đều: Phòng 
kế toán của Công ty cổ phần xi măng La Hiên 
có 12 kế toán (4 đại học, còn lại là cao đẳng 
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 160  
và trung cấp); Nhà máy xi măng Lưu Xá có 4 
kế toán (2 đại học, 2 trung cấp)... Các doanh 
nghiệp cần có các biện pháp khuyến khích để 
các nhân viên kế toán có thể bồi dưỡng những 
kiến thức chuyên môn bằng cách tham gia các 
khóa đào tạo phổ biến chính sách thuế, quy 
định về tài chính kế toán, Luật kế toán, Chuẩn 
mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng 
dẫn của Bộ Tài Chính về thực hiện các chuẩn 
mực kế toán. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần 
quan tâm đến công tác cập nhật văn bản, chế 
độ mới về kế toán qua các Tạp chí Tài chính, 
Tạp chí kế toán, Tạp chí kiểm toánĐối với 
các nhân viên kế toán được đào tạo bài bản tại 
các trường đại học chuyên ngành, có trình độ 
chuyên môn cao, có năng lực công tác tốt, có 
kinh nghiệm làm việc, các doanh nghiệp cần 
có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để họ có 
động lực trong công việc và gắn kết lâu dài 
với doanh nghiệp. 
 Giải pháp về xây dựng mô hình tổ chức 
bộ máy kế toán 
Để nâng cao hơn nữa vai trò của kế toán trong 
quản lý, các doanh nghiệp sản xuất xi măng 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần phải tổ 
chức công tác tài chính kết hợp với kế toán 
quản trị, thực hiện lập các báo cáo quản trị 
phục vụ cho quản lý trong nội bộ đơn vị. Bài 
viết đưa ra mô hình kết hợp giữa kế toán tài 
chính và kế toán quản trị trên cùng bộ máy kế 
toán được thể hiện qua sơ đồ 1. 
 Giải pháp về trình tự kế toán chi phí sản 
xuất và tính giá thành sản phẩm 
Với đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm 
xi măng là sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, 
quá trình sản xuất phải trải qua nhiều công 
đoạn, sản phẩm của công đoạn trước là đối 
tượng chế biến của công đoạn tiếp theo. Do 
vậy các doanh nghiệp nên tổ chức kế toán chi 
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo 
quá trình sản xuất. Mô hình tổ chức có thể 
được tóm tắt như sau: Hoạt động sản xuất của 
từng phân xưởng được báo cáo cho các cấp 
quản lý có liên quan thông qua bản báo cáo 
sản xuất, gồm: Báo cáo về khối lượng sản 
xuất và xác định khối lượng tương đương; 
Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 
đơn vị từng loại sản phẩm theo các khoản 
mục chi phí cấu thành. 
Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá 
thành sản phẩm được thực hiện theo sơ đồ 2. 
Sơ đồ 1. 
Sơ đồ 2. 
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 161  
 Giải pháp về phân loại và kiểm soát chi phí sản 
xuất để phục vụ cho quản trị chi phí 
Phân loại chi phí theo hướng quản trị doanh 
nghiệp: 
Để quản lý được chi phí một cách chặt chẽ nhằm 
cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các 
nhà quản trị thì kế toán cần phải phân loại chi phí 
theo tiêu thức phù hợp. Có nhiều tiêu thức phân loại 
chi phí khác nhau, đồng thời mỗi cách phân loại chi 
phí đều cung cấp thông tin cho các nhà quản trị 
dưới góc độ khác nhau, từ đó các nhà quản lý có thể 
đưa ra các quyết thích hợp Hiện nay, các doanh 
nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên 
chủ yếu phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, 
công dụng và phân loại theo một nội dung kinh tế 
của chi phí. Việc phân loại như vậy sẽ thuận lợi cho 
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá 
thành sản phẩm phục vụ cho kế toán tài chính và sẽ 
gây khó khăn cho công tác kế toán quản trị chi phí. 
Thực tế cho thấy, để có thể phân tích chi phí, lập kế 
hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí của 
nhà quản trị trong doanh nghiệp, kế toán cần phân 
loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Theo 
cách phân loại này kế toán sẽ nắm bắt được khi 
mức độ hoạt động thay đổi thì chi phí sẽ thay đổi 
như thế nào, biến động ra sao và ảnh hưởng tới việc 
tính toán giá thành sản phẩm như thế nào từ đó kế 
toán sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà 
quản trị để ra các quyết định đúng đắn nhằm quản 
trị chi phí một cách hiệu quả. 
Như vậy, để phục vụ cho việc quản trị chi phí, các 
doanh nghiệp nên phân chia chi phí sản xuất theo 
cách ứng xử của chi phí. Chi phí sản xuất bao gồm: 
Chi phí biến đổi (Biến phí); Chi phí cố định (Định 
phí) và chi phí hỗn hợp. Khoản mục chi phí cụ thể 
được chi tiết thông qua mẫu bảng (Phụ lục 15) 
Hệ thống kiểm soát chi phí 
Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất, bên cạnh 
việc thực hiện tổ chức tốt khâu chứng từ ban đầu 
cho đến quá trình hạch toán, lưu trữ chứng từ kế 
toán, cần làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát trên 
cơ sở thu thập đầy đủ hệ thống thông tin về các 
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Việc hoàn 
thiện hệ thống kiểm soát chi phí cần đảm bảo các 
yêu cầu sau: 
- Căn cứ vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh 
của từng doanh nghiệp để xây dựng, hoàn thiện các 
định mức kinh tế, kĩ thuật một cách chi tiết và cụ 
thể cho từng đối tượng. 
- Kiểm soát chi phí các yếu tố đầu vào: Giá cả 
nguyên vật liệu đầu vào đóng vai trò quan trong 
trong việc giảm chi phí sản xuất. Trên cơ sở các 
nhà cung cấp, nguồn cung ứng sẵn có, doanh 
nghiệp tiến hành đối chiếu tìm ra các nhà cung cấp 
có nguồn hàng phù hợp. 
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chứng từ phục vụ 
cho quản trị nội bộ một cách phù hợp. Thiết lập quy 
trình kiểm soát và luân chuyển chứng từ kế toán. 
Xây dựng quy trình từ khâu tiếp nhận chứng từ ban 
đầu đến lưu trữ chứng từ kế toán một cách khoa học 
phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. 
 Giải pháp về hệ thống định mức chi phí và lập 
dự toán chi phí 
Hệ thống định mức chi phí 
Việc xây dựng hệ thống định mức chi phí tạo điều 
kiện cho các doanh nghiệp tiến hành lập dự toán 
ngân sách một cách nhanh chóng, kịp thời. Thông 
qua việc kiểm tra tình hình định mức chi phí, các 
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 162  
nhà quản trị có thể nắm bắt được tình hình thực 
hiện sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các biện 
pháp tiết kiệm chi phí sao cho chi phí thực tế phát 
sinh nhỏ hơn định mức. 
Hệ thống định mức chi phí của các doanh nghiệp 
sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên chủ yếu 
do Tổng Công ty trực tiếp quản lý các doanh nghiệp 
xây dựng lên. Bởi vậy đây là một trong những bất 
cập trong khâu quản lý chi phí của các doanh 
nghiệp. Các doanh nghiệp nên xây dựng riêng cho 
mình một hệ thống định mức chi phí phù hợp với 
điều kiện sản xuất, trang thiết bị máy móc kĩ thuật, 
trình độ công nhân viên của doanh nghiệp mình. 
Như vậy sẽ đảm bảo định mức chi phí sát thực với 
thực tế. Quy trình hoàn thiện hệ thống định mức chi 
phí tiến hành theo hướng sau đây: 
- Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây dựng 
dựa trên định mức tiêu hao về lượng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và đơn giá nguyên 
vật liệu: 
Định mức CPNVL tiêu hao cho 1 đơn 
vị sản phẩm 
= 
Định mức số lượng NVL tiêu hao 
cho 1 đơn vị sản phẩm 
x 
Định mức đơn giá 
NVL 
- Định mức chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm trên góc độ giá một đơn vị 
thời gian lao động trực tiếp và thời gian lao động của công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm. 
Định mức CPNCTT tiêu hao cho 
1 đơn vị sản phẩm 
= 
Định mức số lượng thời gian lao động 
trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm 
x 
Định mức đơn giá thời 
gian lao động trực tiếp 
- Định mức chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố định phí và biến 
phí. Do vậy khi xây dựng định mức sản xuất chung, các doanh nghiệp nên tách riêng phần biến 
phí sản xuất chung (có thể kiểm soát được) và định phí sản xuất chung (không có khả năng kiểm 
soát được): 
Định mức CPSXC = 
Định mức biến phí 
sản xuất chung 
x Định mức định phí SXC 
Định mức biến phí sản xuất chung có thể được xây dựng dựa vào định mức giá và lượng thời 
gian theo từng khoản mục hoặc xây dựng theo giờ công lao động trực tiếp: 
Định mức biến phí sản xuất chung = 
Định mức giá biến phí sản 
xuất chung 
x 
Định mức giờ công lao động 
trực tiếp 
Lập dự toán chi phí 
Dự toán chi phí có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà 
quản lý trong việc ra các quyết định quản trị. Thông 
qua dự toán chi phí, các nhà quản trị có thể biết 
được toàn bộ thông tin về kế hoạch sản xuất, kế 
hoạch chi phí trong thời gian cụ thể giúp họ đưa ra 
các giải pháp để đạt được mục đích đề ra. Các doanh 
nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn Thái Nguyên 
lập dự toán chi phí theo năm. Căn cứ vào dự toán 
năm, các doanh nghiệp sẽ lập dự toán theo từng 
tháng. Cụ thể: 
- Dự toán sản lượng sản xuất: Số lượng sản phẩm 
sản xuất của các doanh nghiệp chủ yếu căn cứ vào 
số lượng sản phẩm dự kiến mà không căn cứ vào số 
lượng sản phẩm tồn kho. Các doanh nghiệp nên lập 
dự toán sản lượng sản xuất theo mẫu (Phụ lục 16). 
-Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí 
nguyên vật liệu là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong 
tổng giá thành của sản phẩm xi măng. Bởi vậy việc 
lập dự toán CPNVLTT có ý nghĩa rất quan trọng. 
Dự toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được 
xây dựng dựa trên nhu cầu sản xuất với lượng và giá 
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 163  
định mức của từng loại nguyên vật liệu trong kỳ 
dự toán (Phụ lục 17). 
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Được lập 
căn cứ vào dự toán sản lượng sản xuất và định 
mức về chi phí nhân công cho một đơn vị sản 
phẩm. Để dự toán chi phí nhân công trực tiếp sát 
thực với thực tế các doanh nghiệp cần xác định 
được chính xác đơn giá định mức chi phí nhân 
công (Phụ lục 18). 
- Dự toán chi phí sản xuất chung: Dự toán chi 
phí sản xuất chung cũng được lập dựa vào dự 
toán sản lượng sản xuất và định mức chi phí sản 
xuất chung cho một đơn vị sản phẩm. Để phục 
vụ cho kế toán quản trị, các doanh nghiệp nên 
lập dự toán chi phí sản xuất chung theo cách 
phân loại biến phí và định phí (Phụ lục 19). 
 Giải pháp về hệ thống sổ sách kế toán quản 
trị 
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất xi măng 
Thái Nguyên phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 
theo 2 tiêu thức là theo mục đích công dụng và 
theo nội dung kinh tế của chi phí mà không phân 
loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Theo 
đó các mẫu sổ chi tiết cũng được thiết kế chủ 
yếu cung cấp thông tin cho kế toán tài chính 
chưa đáp ứng yêu cầu của kế toán quản trị. Với 
đề xuất các doanh nghiệp sản xuất xi măng nên 
phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 
để phục vụ cho việc lập báo cáo chi phí và phân 
tích chi phí của kế toán quản trị, khi đó chi phí 
sản xuất chung bao gồm biến phí, định phí và 
chi phí hỗn hợp. Vậy ngoài sổ chi tiết của kế 
toán tài chính, kế toán quản trị chi phí có thể 
thiết kế thêm sổ chi tiết chi phí sản xuất chung 
theo mẫu (Phụ lục 20). 
KẾT LUẬN 
Bất cứ lợi thế cạnh tranh nhất thời nào cũng sẽ 
bị xói mòn dần cùng với thời gian. Cuối cùng, 
các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó 
khăn phát sinh xuất phát từ chi phí. Vì vậy, hoạt 
động quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất 
và giá thành sản phẩm rất cần thiết và quan 
trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Những lợi thế 
có được từ việc nâng cao hiệu quả quản lý chi 
phí sản xuất và giá thành sản phẩm đó là sự 
đứng vững của sản phẩm trên thị trường. Từ 
thực trạng nghiên cứu, bài viết đã đưa ra một số 
giải pháp cơ bản về hiệu quả quản lý chi phí sản 
xuất và giá thành sản phẩm đối với xi măng Thái 
Nguyên. Với mong muốn trong thời gian gần 
nhất, các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa 
bàn tỉnh Thái Nguyên có thể áp dụng và đạt 
được hiệu quả quản lý chi phí sản xuất, hạ thấp 
giá thành sản phẩm cùng với việc nâng cao chất 
lượng sản phẩm để đưa thương hiệu xi măng 
Thái Nguyên cạnh tranh được trên thị trường 
trong nước cũng như xu hướng xuất khẩu ra 
nước ngoài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán 
Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội 
[2]. Giáo trình kế toán quản trị (2004), Nxb Đại học 
kinh tế quốc dân 
[3]. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, (2009), Giáo trình kế 
toán quản doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 
[4]. PGS.TS Phạm Văn Dược, TS Huỳnh Lợi, 
(2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, 
Nxb Tài chính 
[5]. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Kế toán quản trị, 
Nxb Đại học kinh tế quốc dân 
[6]. Số liệu điều tra Kế toán chi phí sản xuất và giá 
thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất xi 
măng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 
[7]. RoberS.Kaplan, kế toán quản trị, trường đại học 
Havard Busuness School (HBS) 
[8]. www.ximanglahien.com.vn 
[9]. www.ximangcaongan.com.vn 
[10]. www.ximangluuxa.com.vn 
[11]. www.ximangnuivoi.com.vn 
SUMMARY 
ENHANCING MANAGEMENT EFFICIENCY OF PRODUCTION COST AND PRODUCT PRICE 
BASED ON ACCOUNTING DATABASE IN CEMENT-PRODUCING INTERPRISES IN THAI 
NGUYEN PROVINCE 
Nguyen Thi Lan Anh
 Tel: 0974 198666, Email: lananhkttn@yahoo.com 
Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 155 - 163 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 164  
College of Economic and Business Aministration - TNU 
Cost management is a part of business development strategy which helps saving expenditures and create obvious 
competitive advantages in the market as well. Therefore, management of a company need to handle information relating 
costs to make decisions. For cement-producing companies in Thai Nguyen, it is really a challenging task to work out the 
optimal solution for cost management, especially in field of managing production cost and selling price. To improve 
management efficiency, saving production costs, production costs, cement-producing companies in Thai Nguyen can be 
based on many different factors such as factor inputs (human resources, supply of raw materials ...), factor market prices 
and information on product quality and most importantly is the information of the accounting for managing production 
cost and selling price. Accounting information is the information that is integrated and directly affect the effective 
management of production cost and selling price of Thai Nguyen cement. Therefore, in limiting the article, the authors 
have chosen to research for the set requirements, namely: “Enhancing the efficiency of managing production cost and 
selling price based on accounting database at cement-producing companies in Thai Nguyen province.”. 
Key words: Cost management, cost management efficiency, Thai Nguyen cement, La hien cement JSC, Cao Ngan 
Cement JSC, Luu Xa Cement company, Nui Voi Cement company. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_quan_ly_chi_phi_san_xuat_va_gia_thanh_san.pdf