Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Trà Vinh

Bài viết nhằm mục đích đánh giá thực trạng phát triển, những khó khăn, tồn tại của mô hình kinh

tế hợp tác (KTHT), và đặc điểm của các hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT) do phụ nữ làm chủ

trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò

của KTHT tại địa phương. Phương pháp triển khai gồm thu thập tài liệu thứ cấp từ các đơn vị liên

quan, phỏng vấn cá nhân đại diện của Liên minh HTX, khảo sát và thảo luận nhóm của đại diện

các HTX và THT do nữ làm chủ. Kết quả cho thấy, đa số các HTX và THT của tỉnh còn nhiều hạn

chế về năng lực quản lý, do đó hoạt động tổ chức sản xuất và kinh doanh còn kém hiệu quả, hoạt

động gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn yếu. Số lượng HTX và THT do nữ làm chủ còn thấp,

năng lực quản lý, vận hành và quy mô sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Các khó khăn/rào cản

chính gồm thiếu vốn, thị trường đầu ra, sự hạn chế về năng lực khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, chính

quyền địa phương hiện cũng chưa có các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các HTX và THT do nữ

làm chủ. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm khắc phục những khó

khăn để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình KTHT do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Trà Vinh.

pdf 6 trang kimcuc 10940
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Trà Vinh

Nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế hợp tác do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Trà Vinh
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 201(08): 109 - 113 
 Email: jst@tnu.edu.vn 109 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH 
KINH TẾ HỢP TÁC DO PHỤ NỮ LÀM CHỦ TẠI TỈNH TRÀ VINH 
Hà Minh Tuân
1*
, Mai Thị Huyền Trang2, Nguyễn Minh Tuấn1, 
Vũ Thị Hải Anh1, Kiều Thị Thu Hương1, Nguyễn Thị Hiền Thương1 
1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 
2 Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Bài viết nhằm mục đích đánh giá thực trạng phát triển, những khó khăn, tồn tại của mô hình kinh 
tế hợp tác (KTHT), và đặc điểm của các hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT) do phụ nữ làm chủ 
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò 
của KTHT tại địa phương. Phương pháp triển khai gồm thu thập tài liệu thứ cấp từ các đơn vị liên 
quan, phỏng vấn cá nhân đại diện của Liên minh HTX, khảo sát và thảo luận nhóm của đại diện 
các HTX và THT do nữ làm chủ. Kết quả cho thấy, đa số các HTX và THT của tỉnh còn nhiều hạn 
chế về năng lực quản lý, do đó hoạt động tổ chức sản xuất và kinh doanh còn kém hiệu quả, hoạt 
động gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn yếu. Số lượng HTX và THT do nữ làm chủ còn thấp, 
năng lực quản lý, vận hành và quy mô sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Các khó khăn/rào cản 
chính gồm thiếu vốn, thị trường đầu ra, sự hạn chế về năng lực khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, chính 
quyền địa phương hiện cũng chưa có các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các HTX và THT do nữ 
làm chủ. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm khắc phục những khó 
khăn để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình KTHT do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Trà Vinh. 
Từ khóa: Kinh tế hợp tác; hợp tác xã; phụ nữ; tổ hợp tác; Trà Vinh. 
Ngày nhận bài: 02/5/2019; Ngày hoàn thiện: 16/5/2019; Ngày duyệt đăng: 06/6/2019 
IMPROVING THE EFFECTIVENESS OF WOMEN-OWNED 
COOPERATIVE ECONOMICS MODEL IN TRA VINH PROVINCE 
Ha Minh Tuan
1*
, Mai Thi Huyen Trang
2
, Nguyen Minh Tuan
1
, 
Vu Thi Hai Anh
1
, Kieu Thi Thu Huong
1
, Nguyen Thi Hien Thuong
1
1TNU - University of Agriculture & Forestry 
2TNU - University of Economics & Business Administration 
ABSTRACT 
This research aims to evaluate the current situation, shortcomings and challenges of cooperative 
economics models, and characteristics of women-owned cooperatives and farmer groups in Tra 
Vinh province. The analyses were used to formulate rational recommendations for improving the 
role and effectiveness of coop economics in the research area. The methodology included destop 
studies of existing documents from relevant departments and organisations, personal interviews 
with leaders of the local cooperative alliance, survey and focus group discussions with 
representative leaders of women-owned cooperatives and coop groups. Results of this study 
showed that most of the cooperatives and farmer groups still have limited capacity in management 
and thus ineffective operation of their production and businesses. Limited linkages between 
production and markets were also found. In addition, the proportion of women-led cooperatives 
and farmer groups is rather small, coupled with their limited capacity in management and 
operation of production and businesses. Their stated key challenges and/or barriers include 
shortage of capital, market outlets and lack of science & technology. Besides, the local 
government has not issued specific support policies in favour of women-owned cooperatives and 
farmer groups. Recommendations for addressing the defined challenges are discussed. 
Keywords: Cooperative economics; cooperative; women; farmer groups; Tra Vinh. 
Received: 02/5/2019; Revised: 16/5/2019; Approved: 06/6/2019 
* Corresponding author. Email: haminhtuan@tuaf.edu.vn
Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 109 - 113 
 Email: jst@tnu.edu.vn 110 
1. Giới thiệu 
Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam đồng 
bằng sông Cửu Long [1], với tổng diện tích tự 
nhiên là 2.358,2 km
2
, và mật độ dân số bình 
quân là 441 người/km2 [2]. Tính đến cuối năm 
2017, tổng dân số của toàn tỉnh là 1.046.121 
người. Trong đó, dân số sống tại khu vực nông 
thôn chiếm 82,3%, và dân số là người dân tộc 
thiểu số chiếm 31,0%, chủ yếu là người Khmer 
[3]. Tổng số lao động đang làm việc là 615,658 
người (chiếm 58,9% dân số toàn tỉnh). Trong 
đó, tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo chiếm 
55,0% [3]. Theo số liệu điều tra của Tổng cục 
thống kê, toàn tỉnh có 274.064 hộ dân, tỷ lệ hộ 
cận nghèo và nghèo còn khá lớn, chiếm tỷ lệ 
lần lượt là 8,66 và 8,34% [4]. 
Là một tỉnh nghèo, sinh kế của nhiều hộ dân 
của tỉnh Trà Vinh phụ thuộc vào sản xuất nông 
nghiệp và thủy sản. Chính vì thế, các mô hình 
kinh tế hợp tác (KTHT) thông qua HTX (hợp 
tác xã) và THT (tổ hợp tác) đóng vai trò quan 
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 
của toàn tỉnh. Trong đó, số lượng HTX và 
THT do nữ làm chủ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ 
(với tổng số 3 HTX và 26 THT) trong tổng số 
HTX và THT trên toàn tỉnh [5]. Hiện nay, 
chính quyền địa phương đang trú trọng đến 
vấn đề bình đẳng giới và dân tộc trong các hoạt 
động phát triển KT-XH của tỉnh. Do đó, 
nghiên cứu được triển khai nhằm mục đích 
đánh giá thực trạng của KTHT của toàn tỉnh và 
đặc điểm của các HTX và THT do nữ làm chủ, 
cũng như những khó khăn và thách thức hiện 
tại, nhằm đưa ra những kiến nghị, đề xuất 
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản 
xuất và kinh doanh của các mô hình KTHT 
cho tỉnh Trà Vinh nói riêng và khu vực Đồng 
bằng Sông Cửu Long nói chung. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Phương pháp thu thập thông tin 
Nhóm nghiên cứu kết hợp phương pháp thu 
thập thông tin định tính và định lượng thông 
qua nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn cá 
nhân và thảo luận nhóm. Số liệu được sử 
dụng dựa trên 2 nguồn: 
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ báo cáo 
tổng kết của Sở Kế hoạch và Đầu tư 
(KH&ĐT) tỉnh Trà Vinh, Sở Nông nghiệp & 
Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Trà 
Vinh, Tổng cục thống kê, Liên Minh HTX 
Trà Vinh, và Bộ KH&ĐT,  
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua 
phương pháp phỏng vấn trực tiếp gồm 02 lãnh 
đạo của Liên minh HTX tỉnh Trà Vinh, đồng 
thời điều tra, khảo sát và thảo luận nhóm với 
12 đại diện THT và 03 HTX do phụ nữ làm 
chủ năm 2018. 
Nội dung nghiên cứu gồm: thực trạng của 
KTHT tại tỉnh Trà Vinh; đặc điểm của các 
HTX và THT do phụ nữ làm chủ; phân tích 
những khó khăn, tồn tại. Trên cơ sở đó, đề 
xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu 
quả sản xuất và kinh doanh của các mô hình 
KTHT cho tỉnh Trà Vinh. 
2.2. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu định 
lượng được phân tích bằng phần mềm thống 
kê SPSS (phiên bản 20, SPSS Inc., Chicago, 
IL, USA). 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1. Khái quát về tình hình kinh tế hợp tác 
tại tỉnh Trà Vinh 
Số lượng HTX tại tỉnh Trà Vinh có xu hướng 
tăng lên qua các năm, năm 2017 thành lập mới 
28 HTX với 1.849 thành viên (TV). Tổng số 
HTX của tỉnh là 121 HTX, hoạt động trong các 
lĩnh vực khác nhau với số lượng HTX tăng dần 
như sau: Điện (2 HTX, với 43 TV), tiểu thủ 
công nghiệp (6 HTX, 52 TV), thương mại, dịch 
vụ (7 HTX, 151 TV), vận tải (9 HTX, 481 TV), 
xây dựng (11 HTX, 95 TV), thuỷ sản (12 HTX, 
1.218 TV), quỹ tín dụng (16 HTX, 20.807 TV), 
và nông nghiệp (58 HTX, 3.280 TV). Tổng số 
vốn điều lệ của HTX tỉnh Trà Vinh tính đến 
31/12/2017 là 134.521.400 đồng, trong đó HTX 
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có vốn cao 
nhất (chiếm 22,5%), và ít nhất là lĩnh vực điện 
(chiếm 0,54%). 
Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 109 - 113 
 Email: jst@tnu.edu.vn 111 
Kết quả phân loại về hiệu quả hoạt động của 93 
HTX năm 2017 (không tính đến 28 HTX mới 
thành lập) cho thấy, có 35 HTX khá (chiếm 
37,63%), HTX giỏi không có, còn lại là trung 
bình (34,41%) và kém (27,96%). Kết quả trên 
phần nào phản ánh về hiệu quả hoạt động của 
các HTX trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. 
Về THT, tính đến cuối năm 2017 toàn tỉnh 
Trà Vinh có tới 1.841 THT với 37.344 thành 
viên (TV) tham gia (35.497 THT nông-lâm-
ngư-diêm nghiệp và 1.847 THT phi nông 
nghiệp), trong đó có tới 136 THT được thành 
lập mới, với 1.677 TV. 
Trong các lĩnh vực hoạt động của THT thì 
hoạt động động trong lĩnh vực trồng trọt/cây 
ăn quả là nhiều nhất, với 1.175 THT (63,8%), 
tiếp đến là THT chăn nuôi (252 THT, 13,4%), 
thủy sản (172 THT, 9,3%) và THT hoạt động 
trong lĩnh vực Thương mại và tiểu thủ công 
nghiệp chiếm ít nhất với 69 THT (3,8%). Còn 
lại là các THT hoạt động ở các lĩnh vực khác 
(173 THT, 9,4%) [5]. 
Kết quả cho thấy, đa số các HTX và THT trên 
địa bàn tỉnh hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp 
và thủy sản. Số lượng THT gấp nhiều lần so 
với số lượng HTX, qua đó đã góp phần tạo 
công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình tại địa 
phương. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của cả 
HTX và THT nhìn chung còn thấp. Đặc biệt, 
hoạt động của THT còn mang tính đơn lẻ, chưa 
có sự liên kết vững chắc, thiếu sự hướng dẫn, 
tư vấn của chính quyền cơ sở, chính sách hỗ 
trợ cho THT còn rất ít. Do đó, hoạt động chưa 
đạt hiệu quả cao. Trong năm 2017 toàn tỉnh có 
tới 196 THT nông - lâm - ngư - diêm nghiệp 
(với 1.931 TV) đã bị giải thể. 
3.2. Đặc điểm của HTX và THT do nữ làm 
chủ tại tỉnh Trà Vinh 
Trong tổng số 15 đơn vị do phụ nữ làm chủ 
được phỏng vấn (gồm 3 HTX và 12 THT), có 3 
phụ nữ là người Khmer (chiếm 20%). Các 
ngành nghề sản xuất và kinh doanh của HTX và 
THT do nữ làm chủ chủ yếu tập trung vào lĩnh 
vực nông nghiệp - thủy sản (chiếm 71,4%). 
Hình 1. Lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh 
doanh của HTX và THT 
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2018. 
Ghi chú: NN-TS: Nông nghiệp & Thủy Sản; CN-XD: 
Công nghiệp & xây dựng; TM-DV: Thương mại & 
dịch vụ. Đơn vị tính: %.) 
Nhìn chung, trình độ học vấn của lãnh đạo các 
HTX và THT còn hạn chế, với 85,7% có trình 
độ học vấn từ cấp 1 đến cấp 3. Chỉ có 14,3% 
có trình độ Trung cấp và Đại học. Đồng thời, 
tỷ lệ lãnh đạo HTX và THT đã được tham gia 
các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản 
lý HTX/THT còn thấp, mới chiếm 42,9%. 
Trong số HTX và THT được điều tra, có tới 
86,7% đơn vị mới được thành lập và vận hành 
trong vòng 1-3 năm. Khi được hỏi về lý do 
thành lập HTX và THT, chỉ có 33,3% đơn vị trả 
lời là thành lập trên tinh thần tự nguyện và tự 
thành lập; 26,7% thành lập theo chỉ đạo và hỗ 
trợ của cơ quan/tổ chức địa phương; và có tới 
40,0% thành lập do có sự hỗ trợ của tổ chức phi 
chính phủ và tài trợ vốn nước ngoài. Kết quả 
này cho thấy, phụ nữ có năng lực và chủ động 
thành lập các HTX/THT còn rất hạn chế, phần 
lớn vẫn còn được hỗ trợ từ các tổ chức trong và 
ngoài nước. Ngoài ra, tỷ lệ HTX/THT có thành 
viên tham gia tự nguyện có góp vốn chỉ chiếm 
60,0%, còn lại là không góp vốn (20,0%) hoặc 
có sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài (chính quyền địa 
phương hoặc tổ chức phi chính phủ). 
Các HTX và THT do nữ làm chủ có quy mô 
và trình độ kinh doanh còn nhiều hạn chế, với 
số hộ tham gia còn ít, trung bình 18,8 (± 3,0) 
hộ thành viên tham gia. Đồng thời, tổng 
doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh 
còn rất thấp, trung bình 117,7 (± 44,0) triệu 
đồng/năm. 
Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 109 - 113 
 Email: jst@tnu.edu.vn 112 
Bảng 1. Các thông tin chung về các HTX và THT do phụ nữ làm chủ tại Trà Vinh 
TT Thông tin chung của HTX/THT Trung bình S.E. Tối thiểu Tối đa 
1 Số người trong ban quản lý (người) 3,0 0,195 2 5 
2 Số thành viên nữ trong ban quản lý (người) 2,3 0,300 1 4 
3 Số hộ tham gia (hộ) 18,8 3,029 9 52 
4 Số thành viên được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ (người) 12,3 2,168 0 32 
5 Tổng doanh thu/năm (triệu đồng) 117,7 44,016 36 300 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2018. 
(Ghi chú: n = 15; S.E là sai số chuẩn của trung bình mẫu; thành viên nữ không nằm trong ban quản lý 
nhưng nếu có vốn điều lệ từ 51% trở lên vẫn được coi là HTX/THT do nữ làm chủ). 
3.3. Phân tích những khó khăn, tồn tại của 
HTX và THT tại tỉnh Trà Vinh 
3.3.1. Khó khăn, tồn tại của HTX và THT 
Theo nhận định của lãnh đạo Liên minh HTX 
tỉnh Trà Vinh, mặc dù HTX và THT có xu 
hướng tăng cả về số lượng và chất lượng, tuy 
nhiên số đơn vị hoạt động thực sự hiệu quả và 
bền vững còn thấp, tỷ lệ HTX và THT giải 
thể hàng năm cũng còn khá cao. Trên toàn 
tỉnh, chỉ có khoảng 6 HTX là vận hành có 
hiệu quả thực sự theo mô hình doanh nghiệp 
nông nghiệp. Điều này có thể cho thấy, trình 
độ quản lý và vận hành của các HTX hiện nay 
còn rất hạn chế. Tỷ lệ HTX hoạt động ở mức 
trung bình và yếu kém còn cao, vốn tự có 
thấp, đồng thời chưa có nhiều HTX xây dựng 
được thương hiệu sản phẩm. 
Mặc dù hoạt động theo hình thức tự chủ, tự 
nguyện tham gia HTX và THT, song nội lực 
vẫn chưa phát huy tối đa, vẫn còn nhiều đơn 
vị có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của 
Nhà nước. 
Nhìn chung, trình độ cán bộ quản lý HTX tuy 
được nâng lên, tuy nhiên chưa đáp ứng được 
yêu cầu thực tế, tỷ lệ cán bộ quản lý HTX và 
THT chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn khá cao. 
Các đơn vị còn nhiều lúng túng trong việc 
hoạch định kế hoạch sản xuất, kết nối chuỗi 
giá trị, và phát triển thị trường. 
Hoạt động kinh doanh, dịch vụ của HTX và 
THT là đa ngành nghề, tuy nhiên quy mô hoạt 
động còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng của các loại 
hình chưa đồng đều, chưa tạo được sự liên kết 
bền vững. 
3.3.2. Khó khăn và tồn tại của THX, THT do 
phụ nữ làm chủ 
Năng lực nội tại của các HTX và THT do nữ 
làm chủ của tỉnh Trà Vinh còn nhiều hạn chế, 
thể hiện ở trình độ học vấn, năng lực quản lý, 
quy mô sản xuất và hiệu quả kinh doanh. 
Các khó khăn của các HTX và THT do nữ 
làm chủ ở tỉnh Trà Vinh thể hiện ở các khía 
cạnh sau theo trình tự ưu tiên: 
1. Thiếu thị trường đầu ra cho sản phẩm; 
2. Nguồn vốn và tiếp cận vốn phục vụ sản 
xuất và kinh doanh còn khó khăn; 
3. Giá cả thị trường thấp và không ổn định; 
4. Kiến thức về khoa học, kỹ thuật của các 
thành viên HTX và THT còn yếu; 
5. Phương tiện vận chuyển vật tư và sản phẩm 
chưa chủ động. 
Ngoài ra, năng lực cạnh tranh các sản phẩm 
của HTX và THT do nữ làm chủ còn yếu, đầu 
vào phục vụ sản xuất (vật tư, trang thiết bị, 
giống,) chưa chủ động, thời tiết bất thường 
dẫn đến nhiều rủi ro trong sản xuất, trình độ 
của các TV không đồng đều, quan điểm bất 
đồng giữa các TV, thủ tục thành lập HTX và 
THT còn phức tạp. 
Hơn nữa, các yếu tố về giới là một trong 
những hạn chế và rào cản đối với phụ nữ làm 
chủ HTX và THT. Kết quả thảo luận nhóm 
cho thấy, các hạn chế sau của phụ nữ so với 
năm giới: 
- Yếu tố năng lực tài chính: không có vốn; 
- Yếu tố văn hóa và giới: chăm sóc gia đình 
và con cái; nam giới quyết định mọi việc 
trong gia đình; 
Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 109 - 113 
 Email: jst@tnu.edu.vn 113 
- Năng lực và đặc điểm phụ nữ: trình độ bản 
thân; ngại va chạm và thiếu tự tin trong giao 
tiếp; sợ rủi ro trong kinh doanh và vay nợ; và 
yếu tố sức khỏe. 
Mặt khác, cơ chế, chính sách hỗ trợ 
HTX/THT cũng chưa thực thông thoáng và 
khuyến khích HTX/THT phát triển tại địa 
phương. Đây cũng là những khó khăn trở ngại 
cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt 
động của loại hình kinh tế này. 
Bảng 2. Quan điểm về chính sách ưu tiên HTX/THT 
do phụ nữ và phụ nữ người dân tộc làm chủ 
Quan điểm 
Số người 
trả lời 
Tỷ lệ (%) 
Hoàn toàn đồng ý 2 13,3 
Đồng ý 3 20,0 
Đồng ý một phần 7 46,7 
Không đồng ý 3 20,0 
Tổng 15 100,0 
(Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2018) 
Mặc dù tỉnh đã có chủ trương khuyến khích 
vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, tuy 
nhiên vẫn chưa có các chính sách đặc thù trong 
việc hỗ trợ các HTX/THT do nữ làm chủ và nữ 
là người dân tộc làm chủ tại địa phương. 
4. Kết luận 
Với đặc thù là tỉnh có tới 82,3% dân số sống 
ở nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp 
thông qua các mô hình KTHT đóng vai trò 
hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH 
của toàn tỉnh. Số lượng HTX và THT trên 
toàn tỉnh có xu hướng tăng lên về số lượng, 
do đó chứng minh vai trò của KTHT ở Trà 
Vinh ngày càng cao. Tuy nhiên, đa số HTX 
và THT hiện nay còn hạn chế nhiều về năng 
lực quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh, 
hoạt động gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ 
còn mang tính thụ động và hiệu quả chưa cao. 
HTX và THT do nữ làm chủ chiếm tỷ lệ còn 
rất thấp so với tổng số HTX và THT trên toàn 
tỉnh. Trình độ học vấn, năng lực quản lý, vận 
hành và quy mô sản xuất, kinh doanh còn hạn 
chế. Đồng thời, các HTX và THT do nữ làm 
chủ còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn sản 
xuất, thị trường đầu ra cũng như năng lực về 
khoa học kỹ thuật. Các chính sách hỗ trợ của 
chính quyền địa phương còn ít, đồng thời 
chưa có những chính sách đặc thù cho nhóm 
phụ nữ và phụ nữ người dân tộc. 
Do đó, chính quyền địa phương cần có những 
chính sách và hình thức hỗ trợ sau nhằm nâng 
cao hiệu quả và vai trò của KTHT trong phát 
triển KT-XH và bình đẳng giới tại địa phương: 
- Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản 
xuất, kinh doanh cho các HTX và tổ hợp tác 
trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường các hỗ trợ 
về chuyển giao khoa học công nghệ và trang 
thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. 
- Tìm kiếm và kết nối thị trường đầu ra cho 
các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đồng thời hỗ 
trợ xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông 
nghiệp, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu 
tập thể cho các sản phẩm địa phương. 
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX 
kiểu mới nhằm nâng cao chất lượng các HTX 
hiện có, đồng thời khuyến khích các THT 
phát triển thành các HTX. 
- Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn, 
và các chính sách đặc thù hỗ trợ và khuyến 
khích các HTX và THT do nữ làm chủ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. MPI, “Giới thiệu tổng quan về tỉnh Trà Vinh, 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư”,  
mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTin
hThanh=17, 2017. 
[2]. GSO, Dữ liệu thống kê về diện tích tự nhiên 
và mật độ dân số bình quân tỉnh Trà Vinh 
năm 2016, Tổng cục Thống kê, 2016. 
[3]. Sở KH&ĐT, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị 
quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 
năm 2017 và Kế hoạch 2018 (Số 08/BC-
UBND tỉnh Trà Vinh, ngày 18/1/2018), 2018. 
[4]. GSO, Dữ liệu thống kê về dân số, lao động 
tỉnh Trà Vinh năm 2017, Tổng cục Thống 
kê, 2017. 
[5]. LM HTX TV, Báo cáo tổng kết tình hình 
kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hoạt động 
của LM HTX tỉnh Trà Vinh năm 2017, 
nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, Báo cáo số 
138-BC-LMT ngày 29/12/2017, 2017. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 114 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_mo_hinh_kinh_te_hop_tac_do_p.pdf