Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em

Tình trạng xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (bạo lực) của phụ nữ, trẻ em là vấn đề được đặc biệt quan

tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở

Việt Nam, tình trạng bạo lực đối với phụ

nữ, trẻ em thời gian gần đây có diễn biến rất

phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Đối

tượng xâm hại gồm cả những người thân

thiết, ruột thịt của người bị hại, xâm phạm

nghiêm trọng tới quyền con người, làm tổn

thương nặng nề đến thể chất và tinh thần

của phụ nữ, trẻ em; gây bất an cho các gia

đình nạn nhân và bức xúc trong dư luận xã

hội, làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong,

mỹ tục, nếp sống văn hóa, làm suy đồi về

đạo đức lối sống, gây mất trật tự an toàn

xã hội.

Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước

quốc tế về bảo đảm quyền con người nói

chung, bảo đảm quyền của phụ nữ, trẻ em

bị xâm hại bằng bạo lực nói riêng như Công

ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

năm 1966 (ICCPR); Công ước quốc tế về các

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966

(ICESCR); Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi

hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ

nữ năm 1979 (CEDAW); Công ước quốc tế

về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng

tộc năm 1955; Công ước về quyền trẻ em

năm 1989 (CRC) cùng Nghị định thư bổ

sung chống buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ

em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em;

Tuyên bố năm 1993 của Liên Hợp Quốc về

xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ với những

cam kết bảo đảm quyền của người phụ nữ,

trẻ em được sống một cuộc sống có phẩm

giá, bao gồm quyền được sống mà không

bị bạo lực và lo sợ bị bạo lực và đảm bảo

sự tiếp cận công lý của phụ nữ, trẻ em khi

những quyền đó bị vi phạm.

pdf 10 trang kimcuc 4220
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em

Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em
26
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
Tình trạng xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (bạo lực) của phụ nữ, trẻ em là vấn đề được đặc biệt quan 
tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở 
Việt Nam, tình trạng bạo lực đối với phụ 
nữ, trẻ em thời gian gần đây có diễn biến rất 
phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Đối 
tượng xâm hại gồm cả những người thân 
thiết, ruột thịt của người bị hại, xâm phạm 
nghiêm trọng tới quyền con người, làm tổn 
thương nặng nề đến thể chất và tinh thần 
của phụ nữ, trẻ em; gây bất an cho các gia 
đình nạn nhân và bức xúc trong dư luận xã 
hội, làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong, 
mỹ tục, nếp sống văn hóa, làm suy đồi về 
đạo đức lối sống, gây mất trật tự an toàn 
xã hội. 
Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước 
quốc tế về bảo đảm quyền con người nói 
chung, bảo đảm quyền của phụ nữ, trẻ em 
bị xâm hại bằng bạo lực nói riêng như Công 
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 
năm 1966 (ICCPR); Công ước quốc tế về các 
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 
(ICESCR); Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi 
hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ 
nữ năm 1979 (CEDAW); Công ước quốc tế 
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng 
tộc năm 1955; Công ước về quyền trẻ em 
năm 1989 (CRC) cùng Nghị định thư bổ 
sung chống buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ 
em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; 
Tuyên bố năm 1993 của Liên Hợp Quốc về 
xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ với những 
cam kết bảo đảm quyền của người phụ nữ, 
trẻ em được sống một cuộc sống có phẩm 
giá, bao gồm quyền được sống mà không 
bị bạo lực và lo sợ bị bạo lực và đảm bảo 
sự tiếp cận công lý của phụ nữ, trẻ em khi 
những quyền đó bị vi phạm. Cam kết quốc 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI 
PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM 
SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA PHỤ NỮ, TRẺ EM
TRẦN CÔNG PHÀN *
* Tiến sĩ, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 
tối cao
Tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em tại Việt Nam những năm gần đây có diễn 
biến rất phức tạp và ngày càng nghiêm trọng khiến công tác đấu tranh phòng, 
chống loại tội phạm này cũng gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết này, tác giả đưa 
ra một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên 
tòa sơ thẩm về các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em.
Từ khóa: Tranh tụng; phiên tòa sơ thẩm hình sự; xâm hại phụ nữ, trẻ em.
Ngày nhận bài: 06/9/2019; Ngày biên tập xong: 20/9/2019; Ngày duyệt đăng: 
10/01/2020.
In Vietnam, the situation of abusing women and children has complicatedly 
and seriously increased leading to difficulties in combating and preventing this 
type of crimes. Within this paper, the author proposes some matters to improve 
the quality of Prosecutors ligitation in first-instance trials on the crimes infringing 
health, honour and dignity of women and children.
Keywords: Ligitation, first-instance criminal trials, abusing women and 
children. 
27Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
TRẦN CÔNG PHÀN
tế của Việt Nam là hành động tích cực để 
đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm bảo vệ 
phụ nữ, trẻ em. 
Từ năm 2015 đến nay, hệ thống pháp 
luật của Việt Nam về bảo vệ phụ nữ, trẻ em 
liên tục được bổ sung, sửa đổi để đáp ứng 
việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong 
thực tế và tiệm cận với các chuẩn mực quốc 
tế như: Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) có nhiều sửa 
đổi, bổ sung theo hướng xử lý nghiêm đối 
với hành vi xâm hại phụ nữ, trẻ em, thể 
hiện ở một số tội danh cụ thể khi quy định 
xâm hại phụ nữ có thai, trẻ em được coi là 
tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng 
trách nhiệm hình sự như tội giết người 
(Điều 123), tội cố ý gây thương tích hoặc 
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 
(Điều 134), tội hành hạ người khác (Điều 
140). BLHS đã chia độ tuổi của nạn nhân 
bị xâm hại tình dục để quy định những tội 
danh cụ thể với mức xử lý nghiêm khắc 
hơn, đó là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 
(Điều 142), tội cưỡng dâm người từ đủ 13 
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), tội giao 
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình 
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 
16 tuổi (Điều 145) và tội dâm ô với người 
dưới 16 tuổi (Điều 146).
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 
2015 quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đối 
với người dưới 18 tuổi để bảo đảm thân 
thiện và lợi ích tốt nhất của người dưới 
18 tuổi. Luật trẻ em năm 2016 quy định 
chương riêng (Chương IV) và nhiều điều, 
khoản trong Luật về bảo vệ trẻ em theo 3 
cấp độ: Phòng ngừa, Hỗ trợ và Can thiệp 
đối với trẻ em có nguy cơ hoặc đang bị xâm 
hại; đồng thời quy định các biện pháp bảo 
vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi 
phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập 
cộng đồng. Bên cạnh đó, nhiều văn bản 
pháp lý quan trọng liên quan đến bạo lực 
trên cơ sở giới (đối với phụ nữ, trẻ em) ở 
Việt Nam đã được ban hành, như: Chương 
trình hành động phòng, chống tội phạm 
buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến 
năm 2010; Luật Bình đẳng giới năm 2006; 
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 
2007; Luật phòng, chống mua bán người 
năm 2011... 
Quán triệt, nhận thức được tầm quan 
trọng của việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em, trong 
những năm qua các cơ quan, tổ chức xã hội 
đặc biệt quan tâm đến công tác đấu tranh, 
phòng, chống những hành vi bạo lực đối 
với phụ nữ, trẻ em, trong đó các Cơ quan 
tiến hành tố tụng đã phát hiện và đưa ra 
xử lý kịp thời nhiều vụ án, người phạm tội 
bị trừng trị với mức án nghiêm khắc. Tuy 
nhiên tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn 
chưa giảm mạnh. Do vậy, để nâng cao hơn 
nữa hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội 
phạm, góp phần hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình 
trạng bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, tạo sự 
ổn định của xã hội thì yêu cầu đối với các 
cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, Viện 
kiểm sát (VKS) nói riêng là phải tăng cường 
trách nhiệm, đề ra các giải pháp nâng cao 
chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, 
nhất là việc tranh tụng của Kiểm sát viên 
(KSV) tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án 
hình sự về các tội xâm phạm sức khỏe, danh 
dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em.
Theo quy định tại Điều 26 BLTTHS 
năm 2015, tranh tụng đã trở thành một 
nguyên tắc trong hoạt động tố tụng, là yêu 
cầu bắt buộc đối với KSV khi thực hành 
quyền công tố tại phiên tòa. Kết quả của 
hoạt động tranh tụng là căn cứ mang tính 
chất quyết định để Tòa án xem xét, ban 
hành bản án đúng người, đúng tội, đúng 
pháp luật. Xác định rõ tầm quan trọng của 
hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên 
tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 
28
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
tối cao đã có những chỉ đạo quyết liệt trong 
công tác này, ban hành nhiều chỉ thị, không 
chỉ trực tiếp liên quan đến tăng cường chất 
lượng tranh tụng tại phiên tòa mà còn nâng 
cao chất lượng kiểm sát ở các giai đoạn tố 
tụng trước khi diễn ra phiên tòa, bảo đảm 
cho KSV nắm chắc, đầy đủ các tình tiết, nội 
dung của vụ án để chủ động tranh tụng 
tại phiên tòa. Có thể kể như Chỉ thị 06/
CT-VKSTC ngày 06/12/2013 về tăng cường 
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều 
tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, 
đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống 
tội phạm, Chỉ thị số 09/CT-VKSTC ngày 
06/4/2016 về tăng cường các biện pháp 
nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng 
của KSV tại phiên tòa 
Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm 
vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và 
hội nhập quốc tế, trên lĩnh vực công tác 
thực hành quyền công tố, tranh tụng tại 
phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về 
các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân 
phẩm của phụ nữ, trẻ em, ngành Kiểm sát 
nhân dân cần tập trung thực hiện tốt các 
nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, KSV phải tăng cường trách 
nhiệm, nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án, 
chuẩn bị kỹ càng, cẩn trọng các chứng cứ, 
tài liệu trước khi tham gia phiên tòa, chủ 
động xét hỏi, tranh tụng để bảo vệ quan 
điểm truy tố của VKS
Yêu cầu đối với KSV được phân công 
thực hành quyền công tố trước khi tham 
gia phiên tòa là phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, 
nắm chắc nội dung vụ án, các chứng cứ 
buộc tội và chứng cứ gỡ tội, nắm vững đặc 
điểm nhân thân của bị cáo, dự kiến các luận 
cứ của những người tham gia tố tụng trình 
bày tại phiên tòa, dự kiến các tình huống 
phải tranh luận để xây dựng kế hoạch, đề 
cương xét hỏi, tranh luận, thực hiện việc 
buộc tội bị cáo. 
Đề cương xét hỏi dựa trên bản tổng 
hợp chứng cứ, đặt ra tình huống có thể 
xảy ra tại phiên tòa, chuẩn bị những luận 
cứ, luận chứng đối đáp với bị cáo, luật 
sư, những người tham gia tố tụng khác 
để khẳng định và bảo vệ quan điểm truy 
tố trong cáo trạng của VKS. Kế hoạch xét 
hỏi cần tập trung làm rõ những vấn đề cơ 
bản như: có vụ án xâm phạm sức khỏe, 
danh dự, nhân phẩm phụ nữ, trẻ em xảy 
ra; nơi, thời điểm xảy ra; người thực hiện 
các hành vi xâm hại; ý thức chủ quan của 
người phạm tội; thủ đoạn phạm tội là gì; 
hậu quả (về thể chất, tinh thần) do hành vi 
phạm tội gây ra cho bị hại. Kế hoạch xét 
hỏi dự kiến cả những vấn đề, những tình 
tiết còn mâu thuẫn trong tài liệu, chứng cứ 
vụ án, việc đối chất tại phiên tòa để làm rõ 
các mâu thuẫn cũng như việc công bố các 
tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Những 
vấn đề, tình huống cần dự kiến như: thái 
độ tâm lý của bị cáo, khả năng phản cung 
của bị cáo, khả năng thay đổi lời khai của 
những người tham gia tố tụng; những vấn 
đề cần tranh tụng tại phiên tòa; tài liệu, 
chứng cứ đưa ra để đấu tranh với bị cáo, 
trích lục lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều 
tra, đối chất tại phiên tòa; những vấn đề mà 
người bào chữa, bị cáo có khả năng đưa ra 
tại phiên tòa
Để đảm bảo tranh luận tại phiên toà 
đạt chất lượng tốt, đòi hỏi KSV phải nắm 
vững và đánh giá chứng cứ một cách khách 
quan, toàn diện, phải coi trọng cả chứng cứ 
buộc tội và chứng cứ gỡ tội, phải kiểm tra 
tính hợp pháp và tính có căn cứ của các 
chứng cứ, tài liệu thu thập được trong quá 
trình khởi tố, điều tra, truy tố.
KSV dự thảo bản luận tội theo mẫu 
chung, nhưng tùy từng vụ án về các tội xâm 
phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của 
29Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
TRẦN CÔNG PHÀN
phụ nữ, trẻ em khác nhau để xây dựng dự 
thảo luận tội có tính thuyết phục. Dự thảo 
luận tội phải phân tích, đánh giá chứng cứ 
khách quan, toàn diện, có căn cứ; đánh giá 
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm 
xâm hại phụ nữ, trẻ em (dựa vào hành vi 
phạm tội, các đặc điểm về nhân thân, đối 
tượng, điều kiện, yêu cầu chăm sóc, bảo vệ 
người bị hại để phân tích); hậu quả do tội 
phạm gây ra về thể chất, tinh thần (dựa vào 
khách thể là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm 
của phụ nữ, trẻ em bị xâm hại để phân tích); 
vai trò, trách nhiệm của từng bị cáo, nhân 
thân bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm 
nhẹ trách nhiệm hình sự; nguyên nhân, 
điều kiện phạm tội; đề xuất áp dụng điểm, 
khoản, điều của BLHS, hình phạt chính, 
hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp, 
bồi thường thiệt hại Những lý lẽ, lập luận 
để bác bỏ những quan điểm sai trái, không 
đúng của bị cáo, người bào chữa trên cơ sở 
viện dẫn chứng cứ để chứng minh, bảo vệ 
quan điểm truy tố của VKS. 
Tại phiên tòa, theo quy định tại Điều 
307 BLTTHS năm 2015 về trình tự xét hỏi 
thì khi xét hỏi từng người, Chủ tọa phiên 
tòa hỏi trước, sau đó quyết định để Thẩm 
phán, Hội thẩm nhân dân, KSV, người bào 
chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp 
pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Việc 
ai hỏi trước, ai hỏi sau là do Chủ tọa phiên 
tòa điều hành việc xét hỏi quyết định cho 
hợp lý, phù hợp với từng vụ án và diễn biến 
cụ thể tại các phiên tòa xét xử. Do vậy, KSV 
cần chủ động việc xét hỏi tại phiên tòa khi 
Chủ tọa phiên tòa yêu cầu xét hỏi. Khi được 
xét hỏi, KSV hoàn toàn có quyền hỏi ai 
trước, ai sau theo chủ ý của mình mà không 
phụ thuộc vào ý chí của Chủ tọa phiên toà. 
Để bảo vệ cáo trạng truy tố bị cáo về hành 
vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân 
phẩm của phụ nữ, trẻ em thì KSV phải hỏi 
về toàn bộ vụ án (trên cơ sở những vấn đề, 
tình huống đã được dự kiến, chuẩn bị trong 
giai đoạn chuẩn bị xét xử) để có cơ sở đề 
xuất trong phần luận tội về tội danh, hình 
phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của BLHS, 
những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách 
nhiệm hình sự; mức bồi thường thiệt hại, 
xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp KSV 
phải bảo đảm tất cả chứng cứ, tài liệu, đồ 
vật có trong hồ sơ vụ án, như: biên bản nhận 
dạng (bị hại và người làm chứng nhận dạng 
chính xác bị cáo); biên bản đối chất (giữa 
bị hại với bị cáo, giữa người làm chứng với 
bị cáo, giữa bị hại với người làm chứng); 
biên bản xác định địa điểm thực hiện hành 
vi phạm tội; bản ảnh hiện trường, biên bản 
khám nghiệm hiện trường, biên bản thực 
nghiệm điều tra (diễn lại hành vi, lập bản 
ảnh xác định vị trí xảy ra hành vi phạm 
tội) và nhiều chứng cứ, tài liệu khác đều 
phải được thẩm tra công khai tại phiên tòa, 
không bỏ sót chứng cứ, tài liệu, đồ vật nào.
Khi xét hỏi, KSV phải hướng đến các 
chứng cứ, tài liệu, đồ vật nêu trên được thu 
thập đúng trình tự, thủ tục theo quy định 
của tố tụng hình sự; không có dấu hiệu 
mớm cung hay dụ cung (dẫn dắt lời khai) 
của bất kỳ ai đối với bị hại và người làm 
chứng, giữa gia đình của bị hại và gia đình 
người làm chứng không có mâu thuẫn với 
bị cáo
Tùy từng đối tượng và thái độ của 
người được hỏi mà KSV có cách xét hỏi cho 
phù hợp. Việc xét hỏi bị cáo, bị hại, người 
làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên 
tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, 
mức độ phát triển của họ. KSV đặt câu hỏi 
phải ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, nếu thấy 
họ chưa hiểu câu hỏi thì cần nhắc lại và 
có thể giải thích cho rõ hơn; không được 
tỏ thái độ gay gắt mà phải làm cho những 
người được xét hỏi bình tĩnh trả lời đúng 
câu hỏi. KSV kết hợp xét hỏi đại diện gia 
30
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
đình, nhà trường để xác định nguyên nhân, 
điều kiện phạm tội, động cơ, mục đích, 
hoàn cảnh phạm tội nếu trong vụ án có bị 
cáo là người dưới 18 tuổi, trên cơ sở đó đề 
nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) áp dụng các 
biện pháp xử lý cho phù hợp.
Đối với những người tham gia tố tụng 
có vai trò làm rõ những tình tiết khách quan 
của vụ án như người làm chứng, người giám 
định thì KSV có thể hỏi trực diện vào vấn đề 
cần làm rõ. Nếu quá trình điều tra, truy tố 
hoặc tại phiên tòa, người tham gia tố tụng 
có biểu hiện không trung thực, không thành 
khẩn khai báo hoặc phản cung, thì KSV có 
thể không hỏi trực diện mà phải hỏi có tính 
chất “vòng quanh”. Khi hỏi “vòng quanh”, 
KSV phải chú ý lắng nghe, ghi chép nhanh 
và nhanh chóng tìm ra sự mâu thuẫn trong 
những câu trả lời, từ đó tranh luận trở lại 
để bác bỏ những nội dung không xác đáng, 
không logic với các tình tiết khác của vụ án. 
Đối với trường hợp bị cáo im lặng, không 
khai báo, KSV cần giải thích, thuyết phục 
bị cáo để bị cáo suy nghĩ trả lời. Nếu bị cáo 
vẫn thể hiện thái độ cố tình không khai báo 
thì KSV căn cứ vào các câu hỏi tình huống 
đã dự kiến sẵn để đặt câu hỏi hoặc chuyển 
sang hỏi những người khác. 
KSV tiến hành xét hỏi người bị hại là 
phụ nữ, t ...  đồ vật có trong 
hồ sơ vụ án và đã được kiểm tra, đánh giá 
công khai tại phiên toà. 
KSV chỉ tranh luận với những quan 
điểm, ý kiến khác với luận tội và có liên 
quan tới việc giải quyết vụ án. Khi có 
những ý kiến, quan điểm không liên quan 
tới việc giải quyết vụ án hoặc đã được KSV 
tranh luận, làm rõ trước đó thì KSV đề 
nghị HĐXX bác bỏ các ý kiến, quan điểm 
đó hoặc nêu rõ là ý kiến, quan điểm đó đã 
được KSV đối đáp, tranh luận, làm rõ.
Để thực hiện tranh luận tại phiên toà 
đạt chất lượng và đáp ứng được những yêu 
cầu cải cách tư pháp, đòi hỏi KSV phải nắm 
vững và đánh giá chứng cứ vụ án một cách 
khách quan, toàn diện, cả chứng cứ buộc 
tội và chứng cứ gỡ tội. KSV phải nắm vững 
những quy định của BLTTHS để khẳng 
định tính có căn cứ, hợp pháp của tài liệu 
có trong hồ sơ vụ án, đồng thời chú ý thẩm 
tra, xác minh công khai tại phiên toà để có 
cơ sở bác bỏ những vi phạm, thiếu sót về 
thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra khi 
tranh luận với người bào chữa, khẳng định 
32
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
bản chất của vụ việc đang được xem xét 
đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình tranh luận, KSV phải 
lắng nghe, ghi chép đầy đủ ý kiến của bị 
cáo, người bào chữa và những người tham 
gia tố tụng khác. Đây là vấn đề bắt buộc 
KSV phải thực hiện, qua đó xác định quan 
điểm, ý kiến nào trái với quan điểm của 
KSV để tập trung tranh luận. Nếu vụ án có 
nhiều người cùng bào chữa cho một bị cáo 
thì KSV có thể nghe từng người để tham 
gia đối đáp hoặc tổng hợp ý kiến chung của 
tất cả những người bào chữa để đối đáp. 
Chú ý những mâu thuẫn trong tranh luận 
với người bào chữa và giữa những người 
bào chữa với nhau, giữa người bào chữa 
với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 
của bị hại, đương sự để làm cơ sở phản 
bác lại những ý kiến của họ. KSV phải xác 
định những vấn đề mà các bên đưa ra phải 
là những nội dung có liên quan đến vụ án 
và phải có trong hồ sơ án; trường hợp tài 
liệu mới phát sinh thì cũng phải là tài liệu 
có liên quan đến vụ án và đã được kiểm tra 
nguồn gốc, tính hợp pháp tại phiên tòa để 
có phương án lập luận, đối đáp. 
Trong khi đối đáp, tranh luận, KSV 
phải có thái độ bình tĩnh, tự tin, không 
giận dữ, nóng nảy, lời lẽ đưa ra phải cân 
nhắc hết sức thận trọng để bảo đảm tính 
chính xác, tôn trọng bị cáo, người bào chữa, 
người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. 
Bên cạnh đó, KSV phải thực sự bản lĩnh, 
sắc bén để tranh luận, bảo vệ quan điểm 
truy tố, đồng thời cũng phải cầu thị, tôn 
trọng kết quả thẩm vấn công khai tại phiên 
tòa để đề xuất các quyết định xử lý đúng 
đắn, phù hợp. Khi quyết định xử lý các vấn 
đề trong vụ án, KSV phải và chỉ dựa trên cơ 
sở chứng cứ khách quan và quy định của 
pháp luật, không bị chi phối bởi bất kỳ tác 
động chủ quan nào. 
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý, 
chỉ đạo, điều hành, công tác hướng dẫn, trả 
lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân 
dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình 
hình mới
Viện trưởng VKS các cấp cần có kế 
hoạch bố trí KSV cho phù hợp với nhiệm 
vụ thực hành quyền công tố, tranh tụng 
tại phiên tòa; lựa chọn, phân công KSV có 
năng lực, trình độ, kinh nghiệm, bản lĩnh 
nghề nghiệp vững vàng giải quyết các vụ 
án về tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, 
nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em có tính 
chất phức tạp, được dư luận xã hội quan 
tâm. Trong trường hợp vụ án có đông bị 
cáo, có nhiều luật sư tham gia, Viện trưởng 
VKS phải xem xét, quyết định phân công 
số lượng KSV đủ để thực hiện tốt nhiệm 
vụ thực hành quyền công tố, tranh tụng 
tại phiên tòa. Các nhiệm vụ, quyền hạn 
của từng KSV này phải được phân công cụ 
thể, rõ ràng, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, 
nhịp nhàng, có hiệu quả tại phiên tòa. 
Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại 
phiên tòa, Lãnh đạo VKS phải tăng cường 
công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt 
động tố tụng hình sự trong suốt quá trình 
giải quyết vụ án về các tội xâm phạm sức 
khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, 
trẻ em. Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác 
chuẩn bị xét xử như nghiên cứu kỹ hồ sơ 
vụ án, chuẩn bị đề cương tham gia xét hỏi, 
dự kiến tình huống tranh tụng, dự thảo 
luận tội trên cơ sở nghiên cứu, nắm vững 
nội dung của vụ án, hệ thống chứng cứ 
buộc tội, gỡ tội và các nội dung khác có liên 
quan đến việc giải quyết vụ án. Thực hiện 
tốt việc nghe báo cáo án, chỉ đạo về đường 
lối giải quyết vụ án, chỉ đạo cụ thể các vấn 
đề nghiệp vụ mà KSV cần lưu ý khi tham 
gia phiên toà. Tại phiên tòa phải yêu cầu 
KSV quán triệt quan điểm chỉ đạo của Lãnh 
33Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
TRẦN CÔNG PHÀN
đạo Viện trong việc giải quyết vụ án. Nếu 
có phát sinh tình tiết mới tại phiên tòa làm 
thay đổi quan điểm trước đó về giải quyết 
vụ án thì phải kịp thời có phương án chỉ 
đạo giải quyết. 
Đối với các đơn vị nghiệp vụ thuộc 
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phải chủ 
động quản lý, theo dõi tình hình công tác 
của các VKS cấp dưới, nắm bắt các vấn đề 
chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải 
quyết vụ án về các tội xâm phạm sức khỏe, 
danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em để 
kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, tổ chức 
tập huấn và ban hành văn bản hướng dẫn 
nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm 
sát điều tra, kiểm sát xét xử, tranh tụng tại 
phiên tòa, nhất là đường lối giải quyết các 
vụ án khó, phức tạp, được dư luận quan 
tâm do VKS cấp dưới hoặc liên ngành tố 
tụng cấp dưới thỉnh thị; kịp thời đề xuất các 
biện pháp xử lý, bảo đảm áp dụng thống 
nhất pháp luật, đấu tranh có hiệu quả đối 
với loại tội phạm này.
Thứ ba, tăng cường công tác tập huấn, 
đào tạo, bảo đảm cho KSV nắm vững đầy 
đủ, nhận thức đúng đắn các quy định của 
pháp luật và các yêu cầu chuyên môn, 
nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân
VKS các cấp cần thường xuyên tổ 
chức quán triệt, tập huấn chuyên sâu cho 
cán bộ, KSV về những nội dung mới của 
BLHS (nhất là các tội phạm xâm phạm tính 
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của 
con người), BLTTHS và các quy định của 
pháp luật có liên quan. Mỗi cán bộ, KSV 
phải có sự chuyển biến, đổi mới nhận thức, 
chủ động nghiên cứu, nắm vững các quy 
định mới của pháp luật, nâng cao kiến 
thức chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kinh 
nghiệm thực tiễn. Đây là điều kiện tiên 
quyết không thể thiếu đối với KSV thực 
hiện chức năng thực hành quyền công tố, 
tranh tụng tại phiên tòa. Thực tế cho thấy, 
KSV nào có trình độ chuyên môn, nắm 
vững pháp luật, nhất là pháp luật về hình 
sự, tố tụng tụng hình sự, nắm bắt các kiến 
thức chuyên ngành, kiến thức xã hội thì 
rất chủ động trong việc tranh luận và việc 
tranh luận có căn cứ thuyết phục đối với 
bị cáo, người bào chữa, những người tham 
gia tố tụng khác, cũng như thuyết phục và 
được HĐXX chấp nhận. 
Ngoài ra, cần phải có những đột phá, 
đổi mới trong các công tác đào tạo kỹ năng 
như việc tổ chức tọa đàm, trao đổi, đối 
thoại giữa KSV với luật sư về kỹ năng tranh 
tụng, để từ đó KSV nhìn nhận lại những 
hạn chế, cũng như học hỏi thêm các kinh 
nghiệm của các luật sư trong quá trình 
tranh tụng tại phiên tòa. Tổ chức các phiên 
tòa rút kinh nghiệm, nhất là phiên tòa rút 
kinh nghiệm trực tuyến trên phạm vi toàn 
quốc để đội ngũ KSV toàn ngành Kiểm sát 
nhân dân có điều kiện học hỏi kinh nghiệm 
lẫn nhau. Bên cạnh đó, Lãnh đạo đơn vị, 
Lãnh đạo VKS cần có kế hoạch tự đào tạo, 
thông qua việc cử KSV có năng lực, kinh 
nghiệm hướng dẫn, kèm cặp KSV ngạch 
thấp hơn hoặc mới được bổ nhiệm nhằm 
từng bước nâng cao trình độ, năng lực của 
đội ngũ KSV. 
Thứ tư, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ 
máy, tăng cường cán bộ, KSV có đủ năng 
lực để thực hiện tốt công tác thực hành 
quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự 
Cần đổi mới và kiện toàn bộ máy các 
đơn vị làm công tác thực hành quyền công 
tố, tranh tụng tại phiên tòa theo hướng 
chuyên sâu. Khẩn trương, rà soát đội ngũ 
cán bộ, công chức, cử các đối tượng đủ tiêu 
chuẩn, điều kiện dự thi KSV các ngạch, 
không hạn chế số lượng. Đổi mới phương 
pháp thi tuyển KSV, nhất là khâu ra đề thi 
nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, 
34
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI...
Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020
chọn được người đủ phẩm chất, năng lực, 
trình độ để bổ nhiệm vào các ngạch KSV 
(KSV sơ cấp, KSV trung cấp, KSV cao cấp). 
Thông qua việc thi tuyển KSV, tạo phong 
trào học hỏi, nghiên cứu, tạo động lực phấn 
đấu trong đội ngũ cán bộ, KSV; đánh giá, 
phân loại cán bộ, KSV để có biện pháp đào 
tạo, bồi dưỡng, sử dụng thích hợp; tăng 
cường cán bộ, KSV có kinh nghiệm cho bộ 
phận làm công tác thực hành quyền công 
tố, kiểm sát xét xử hình sự; quan tâm xây 
dựng đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong 
từng loại án xâm phạm tính mạng, sức 
khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người 
nói chung, xâm phạm sức khỏe, danh dự, 
nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em nói riêng. 
Ngoài những giải pháp nêu trên, 
ngành Kiểm sát nhân dân cần tiếp tục triển 
khai nhiều giải pháp khác để nâng cao chất 
lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa 
như cơ chế biệt phái KSV ở VKS cấp trên 
xuống cấp dưới làm nhiệm vụ thực hành 
công tố và ngược lại đối với các vụ án về 
các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân 
phẩm của phụ nữ, trẻ em mà VKS cấp trên 
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, 
sau đó phân công cho VKS cấp dưới thực 
hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ 
thẩm tại phiên tòa. 
Thứ năm, xây dựng tốt mối quan hệ 
phối hợp giữa VKS với các cơ quan tiến 
hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức liên 
quan
VKS các cấp phải gắn chặt và chịu sự 
chỉ đạo của cấp ủy địa phương để thông 
qua chức năng thực hành quyền công 
tố, tranh tụng tại phiên tòa, thực hiện tốt 
nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Cần xây dựng tốt mối quan hệ, bảo 
đảm phối hợp chặt chẽ giữa VKS với các 
cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, 
tổ chức liên quan cũng như giữa các đơn 
vị ở các cấp VKS. Đây không chỉ là giải 
pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền 
công tố, tranh tụng tại phiên tòa mà còn là 
nguyên tắc hoạt động của VKS, bởi khi có 
cơ chế phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong 
các hoạt động tố tụng sẽ nâng cao hiệu quả 
công tác. Việc phối hợp phải thiết thực, cụ 
thể, không trái với các quy định của pháp 
luật, bảo đảm tính độc lập, thực hiện đúng 
đắn chức năng tố tụng. Đặc biệt, cần tiếp tục 
phối hợp với Tòa án các cấp để tổ chức tốt 
các phiên tòa rút kinh nghiệm, thông qua 
truyền hình trực tuyến kết nối từ phòng xử 
án đến VKS các cấp, phục vụ cho công tác 
đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, KSV 
về thực hành quyền công tố, nhất là kỹ 
năng tranh tụng trong các phiên tòa xét xử 
sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm 
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, 
trẻ em; chú trọng việc phân tích, đánh giá 
hoạt động tranh tụng của KSV và đề ra giải 
pháp nâng cao hơn nữa chất lượng tranh 
tụng của KSV tại phiên tòa.
Thứ sáu, tăng cường bảo đảm các 
điều kiện, phương tiện, trang thiết bị phục 
vụ cho công tác thực hành quyền công tố, 
tranh tụng tại phiên tòa 
Trong những năm gần đây, cơ chế chính 
sách, điều kiện về phương tiện, trang thiết 
bị, kinh phí bảo đảm hoạt động cho ngành 
Kiểm sát đã từng bước được nâng lên so 
với trước nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu 
cầu nên đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng, 
hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, BLTTHS 
năm 2015 đặt ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ 
mới, vai trò và trách nhiệm của VKS, KSV 
ngày càng cao, đòi hỏi các điều kiện bảo 
đảm, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện 
làm việc phải được trang bị đầy đủ để phục 
vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. 
Theo đó, phải bảo đảm cho VKS đủ phòng 
làm việc và các trang bị kỹ thuật (phương 
35Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020
TRẦN CÔNG PHÀN
tiện giao thông, liên lạc, máy vi tính, máy 
scan, USB, đĩa CD, VCD và các thiết bị kỹ 
thuật phục vụ công tác xét xử...), trang bị 
đủ các văn bản pháp luật hình sự, pháp 
luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên 
quan cho VKS các cấp. Tập trung kinh phí 
và xác định trọng điểm đầu tư xây dựng 
mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng trụ sở 
làm việc cho các VKS cấp huyện. Do vậy, 
VKS các cấp cần phải tự cân đối để sử dụng 
có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp; đồng 
thời tiếp tục nghiên cứu để đề xuất với các 
cơ quan có thẩm quyền quan tâm, đáp ứng 
tốt hơn những nhu cầu thiết yếu về trụ sở 
làm việc, kinh phí, trang thiết bị, phương 
tiện làm việc, bảo đảm cho hoạt động thực 
hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên 
tòa đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. Bên 
cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất 
đổi mới, cải cách chính sách tiền lương và 
các chế độ đãi ngộ khác thoả đáng, phù hợp 
với đặc thù nghề nghiệp của VKS. Kịp thời 
khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có 
thành tích xuất sắc trong công tác và tuyên 
dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến 
trong công tác này.
Kết luận
Thực hành quyền công tố, tranh tụng 
tại phiên tòa nói chung, tranh tụng tại 
phiên tòa xét xử vụ án về các tội xâm phạm 
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, 
trẻ em nói riêng là một trong những lĩnh 
vực công tác thực hiện chức năng quan 
trọng của ngành Kiểm sát nhân dân. Đây 
cũng là lĩnh vực công tác khó khăn và rất 
nhạy cảm, gắn với trách nhiệm của VKS 
trong việc bảo đảm chống làm oan người 
vô tội, chống bỏ lọt tội phạm, người phạm 
tội; bảo đảm quyền con người, quyền công 
dân. Trong những năm gần đây, quán triệt 
và thực hiện các chủ trương cải cách tư 
pháp của Đảng, VKS có nhiều biện pháp 
đổi mới, nâng cao vai trò, trách nhiệm của 
VKS, KSV trong công tác này nên hiệu quả, 
chất lượng công tác ngày được nâng cao. 
Tuy nhiên, trước tình hình tội phạm xâm 
phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của 
phụ nữ, trẻ em ngày càng gia tăng, với tính 
chất ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày 
càng tinh vi, đòi hỏi VKS các cấp cần chú 
trọng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; 
bố trí, sắp xếp cán bộ, KSV cho phù hợp, 
đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng 
để thực hiện tốt và có hiệu quả nhiệm vụ 
được giao. KSV chủ động nghiên cứu kỹ hồ 
sơ, chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi, dự kiến 
các nội dung tranh tụng; thực hiện việc xét 
hỏi, luận tội, tranh luận tích cực và có trách 
nhiệm; phát biểu quan điểm giải quyết vụ 
án khách quan, toàn diện, có căn cứ, đúng 
pháp luật. Tuy nhiên, để chất lượng tranh 
tụng ngày càng được tăng cường, đáp ứng 
yêu cầu cải cách tư pháp, đòi hỏi KSV phải 
nâng cao trách nhiệm pháp lý và phải được 
thường xuyên tập huấn, bồi d ưỡng kiến 
thức để nâng cao trình độ chuyên môn, 
nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết các vụ 
án về các tội xâm phạm sức khỏe, danh 
dự, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em. Bên 
cạnh đó, mỗi KSV phải thường xuyên rèn 
luyện đạo đức, tự trau dồi kiến thức, tích 
lũy kinh nghiệm Ngoài ra, để bảo đảm 
cho đội ngũ này yên tâm công tác, không 
vi phạm, tiêu cực, cần phải có chế độ tiền 
lương, phụ cấp phù hợp, bảo đảm các điều 
kiện, phương tiện, trang thiết bị phục vụ 
cho công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ 
được giao, bảo đảm giải quyết vụ án hình 
sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, 
đề cao quyền con người, quyền công dân 
trong tố tụng hình sự, giữ vững trật tự, kỷ 
cương pháp luật, khẳng định vị trí, vai trò 
của ngành Kiểm sát nhân dân./.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_tranh_tung_cua_kiem_sat_vien_tai_phien_t.pdf