Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại học viện Khoa học quân sự

Bài viết trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá môn tiếng

Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của Khung năng lực

ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam và Khung tham chiếu chung châu Âu về ngoại ngữ của thực

tế dạy-học-kiểm tra, đánh giá ở Tổ bộ môn tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự. Để thực

hiện công đoạn quan trọng của quá trình dạy-học ngoại ngữ nói chung và dạy-học tiếng Pháp nói

riêng, cần xác định phương thức đánh giá theo hướng phát triển năng lực ngoại ngữ theo chuẩn

đầu ra; xác định rõ lộ trình sau mỗi học phần học viên, sinh viên phải đạt đến chuẩn nhất định nào

đó; đa dạng các loại hình kiểm tra, đánh giá bằng cách bổ sung các loại hình đánh giá bằng bài tập

lớn, bài tập thuyết trình và hồ sơ học tập; tổ chức cho giảng viên trong Tổ bộ môn tham gia các

khoá bồi dưỡng về kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là kiểm tra, đánh giá theo trắc nghiệm khách quan,

kiểm tra, đánh giá kỹ năng nói và viết.

pdf 16 trang kimcuc 7720
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại học viện Khoa học quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại học viện Khoa học quân sự

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại học viện Khoa học quân sự
103KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm tra, đánh giá có một vai trò quan trọng 
trong quá trình dạy và học. Chính vì vậy, Bộ 
Giáo dục và Đào tạo chọn đổi mới kiểm tra, 
đánh giá là khâu đột phá trong chiến lược đổi 
mới căn bản toàn diện hệ thống giáo dục hiện 
nay. Trong đào tạo ngoại ngữ, kiểm tra đánh giá 
giúp người dạy xác định được khả năng, mức 
độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng vận dụng ngôn 
ngữ của người học, đánh giá được những vấn đề 
tồn tại trong kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của họ 
để từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp giảng 
TRẦN THỊ MINH THỤC*
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ minhthuc_1999@yahoo.fr
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA, 
ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG PHÁP THEO 
CHUẨN ĐẦU RA VỀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Bài viết trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá môn tiếng 
Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của Khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam và Khung tham chiếu chung châu Âu về ngoại ngữ của thực 
tế dạy-học-kiểm tra, đánh giá ở Tổ bộ môn tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự. Để thực 
hiện công đoạn quan trọng của quá trình dạy-học ngoại ngữ nói chung và dạy-học tiếng Pháp nói 
riêng, cần xác định phương thức đánh giá theo hướng phát triển năng lực ngoại ngữ theo chuẩn 
đầu ra; xác định rõ lộ trình sau mỗi học phần học viên, sinh viên phải đạt đến chuẩn nhất định nào 
đó; đa dạng các loại hình kiểm tra, đánh giá bằng cách bổ sung các loại hình đánh giá bằng bài tập 
lớn, bài tập thuyết trình và hồ sơ học tập; tổ chức cho giảng viên trong Tổ bộ môn tham gia các 
khoá bồi dưỡng về kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là kiểm tra, đánh giá theo trắc nghiệm khách quan, 
kiểm tra, đánh giá kỹ năng nói và viết. 
Từ khoá: chuẩn đầu ra, kiểm tra đánh giá, năng lực ngoại ngữ. 
dạy, giúp người học giải quyết các khó khăn đó. 
Kiểm tra đánh giá cũng là động lực để thúc đẩy 
và điều chỉnh phương pháp học tập của người 
học, thúc đẩy động cơ học tập, giúp người học 
tự đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng tiếp 
nhận, kỹ năng tương tác, kỹ năng sản sinh ngôn 
ngữ của mình, có kế hoạch, phương pháp tự ôn 
tập, củng cố kiến thức, tích luỹ kiến thức, nâng 
cao năng lực hướng đến chuẩn đầu ra. 
Trong bối cảnh nền giáo dục nước ta đang 
thực hiện nhiều đột phá nhằm chuyển mình từ 
nền giáo dục tập trung vào nội dung kiến thức 
104 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sang tiếp cận năng lực của người học, đặc biệt 
là năng lực đầu ra cho mỗi ngành học, việc đổi 
mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đào tạo 
nói theo định hướng phát triển năng lực và chuẩn 
đầu ra là việc làm cấp bách hiện nay. 
2. KHÁI NIỆM 
Theo Khung tham chiếu chung châu Âu 
(Cadre Europeseen Commun de Reference, viết 
tắt là CECR), năng lực (compétence) là tổng hoà 
các kiến thức và các kỹ năng đơn lẻ cần vận dụng 
để hành động; Năng lực ngoại ngữ (compétence 
linguistique) là khả năng vận dụng kiến thức về 
ngữ âm, từ vựng, cú pháp vào các mục đích 
giao tiếp trong các tình huống giao tiếp cụ thể 
(Conseil de l’Europe, 2001).
Kiểm tra (test) là quá trình đo lường kết quả 
thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn, mục 
tiêu đã đề ra nhằm phát hiện những gì đã đạt 
được, chưa đạt được, nguyên nhân và các yếu tố 
ảnh hưởng/ chi phối từ đó đưa ra những biện 
pháp điều chỉnh khắc phục nhằm đạt được mục 
tiêu (Tagliante Chirstine, 2005).
Đánh giá (Evaluation) là một hoạt động nhằm 
nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ 
hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công 
việc, trình độ, sự phát triển những kinh nghiệm 
được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so 
với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác 
lập. Trên cơ sở đó, nêu ra những biện pháp uốn 
nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng hoàn thành 
nhiệm vụ (Tagliante Chirstine, 2005).
 Như vậy, trong kiểm tra, người học được 
yêu cầu áp dụng những kiến thức đã học để 
làm các bài tập, thông qua các hoạt động, 
người học phải sử dụng kiến thức của mình, 
tình huống kiểm tra có thể là một bài tập, một 
nhiệm vụ đơn giản khác với nhiệm vụ được đưa 
ra trong tình huống học tập. Còn đánh giá là 
một nhiệm vụ phức tạp cần huy động các kiến 
thức, khả năng, nó có thể không dẫn đến một 
kết quả tốt mà dẫn đến một đề xuất xác đáng so 
với mục tiêu nêu ra trong tình huống học tập. 
Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến 
thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp 
mà người học phải đạt được sau khi hoàn thành 
chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam 
kết với người học, xã hội và công bố công khai 
cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện (Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, 2010).
Theo Nguyễn Thị Quỳnh Yến (2015), việc 
xây dựng chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của các cơ 
sở đào tạo có ý nghĩa quan trọng đối với chương 
trình đào tạo, đối với người dạy, người học và 
đối với xã hội. Cụ thể:
Đối với nhà trường, chuẩn đầu ra là cơ sở để 
nhà trường xây dựng chương trình đào tạo phù 
hợp, đảm bảo sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu 
nhân lực của xã hội, tạo được niềm tin cho người 
học và người sử dụng lao động.
Đối với người dạy, chuẩn đầu ra là cơ sở để 
thiết kế nội dung giảng dạy, là cơ sở để đổi mới 
phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung 
tâm, phát triển đều các kỹ năng ngôn ngữ, lượng 
hoá rõ ràng về các tiêu chí đánh giá kết quả học 
tập của người học, khắc phục những hạn chế 
còn tồn đọng của phương pháp giáo dục truyền 
thống. Bên cạnh đó, nhờ có quy định về chuẩn 
đầu ra, mối quan hệ giữa các yếu tố dạy-học- 
đánh giá được đổi mới và nhìn nhận theo hướng 
tích cực hơn.
Đối với người học, chuẩn đầu ra giúp lượng 
hoá được khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân, 
xác định được mục tiêu học tập, tạo động cơ học 
tập để đạt chuẩn theo yêu cầu của nhà trường và 
xã hội.
Đối với xã hội, chuẩn đầu ra là cơ sở giúp 
các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động đánh giá 
khả năng cung ứng nhân lực của nhà trường, xác 
định được nguồn cung cấp nhân lực phù hợp 
với yêu cầu lao động. Bên cạnh đó, các cá nhân, 
tổ chức cũng có thể lựa chọn chính xác nguồn 
nhân lực tiềm năng cho mình, từ đó, phối hợp 
với các cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo theo địa 
chỉ. Điều này vừa hỗ trợ cho hoạt động của các 
105KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
trường, vừa giảm được chi phí và thời gian đào 
tạo lại của nơi sử dụng nhân lực. 
 Trong đề án Ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo (theo Quyết định số 1400/QĐ-
TTg), chuẩn đầu ra “đối với các cơ sở giáo dục 
đại học không chuyên ngữ, chương trình đào tạo 
mới phải có mức kiến thức đạt trình độ tối thiểu 
là bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt 
Nam sau khóa tốt nghiệp”.
3. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
TRONG ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ
Trước đây, khi mục tiêu giáo dục được xác 
định là truyền thụ kiến thức càng nhiều càng tốt 
thì kiểm tra, đánh giá thường được sử dụng để so 
sánh kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học 
với mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến 
thức, kỹ năng cần đạt được. 
Hiện nay, khi mục tiêu giáo dục chuyển sang 
đào tạo và bồi dưỡng năng lực, phẩm chất người 
học thì việc thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng 
giáo dục đang đổi mới cả nội dung lẫn phương 
pháp đánh giá. Thay vì chỉ đánh giá kiến thức, 
kỹ năng mà người học nắm được, người đánh giá 
còn phải theo dõi và khích lệ quá trình hình thành 
và phát triển năng lực, phẩm chất của người học, 
kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá thường xuyên 
và định kỳ của người dạy với việc tự đánh giá 
của người học, đánh giá của nhà trường và đánh 
giá của xã hội.
Với từng loại ngôn ngữ, người đánh giá thu 
thập thông tin và đưa ra nhận định về mức độ 
người học ghi nhớ, tái hiện và vận dụng các kiến 
thức, hiểu biết chung, các kiến thức về ngữ âm, 
từ vựng, cú pháp để hiểu, phân tích, đánh giá 
và phản biện các nội dung đọc và nghe, tương 
tác nói và viết về các chủ đề tương tự nội dung 
giảng dạy nhưng gắn liền với thực tế và bản thân 
người học. Phương pháp kiểm tra, đánh giá đa 
dạng (từ đánh giá qua bài kiểm tra (test) đến các 
hình thức đánh giá phi kiểm tra (non-test) như 
quan sát, hồ sơ học tập, dự án học tập...). 
Nhìn chung, kiểm tra, đánh giá năng lực 
ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra đòi hỏi người dạy 
phải chuyển trọng tâm từ kiểm tra trí nhớ máy 
móc của người học về ngữ âm, từ vựng, ngữ 
pháp riêng lẻ sang kiểm tra, đánh giá năng lực 
giao tiếp, vận dụng những kiến thức ngôn ngữ 
đã học vào những tình huống giao tiếp cụ thể. 
Ngoài ra, đánh giá năng lực ngoại ngữ không 
hoàn toàn chỉ dựa vào chương trình thực hành 
tiếng như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng 
lực ngoại ngữ là tổng hoà, kết tinh kiến thức, kỹ 
năng ngôn ngữ, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn 
mực đạo đức được hình thành từ nhiều lĩnh 
vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt 
xã hội của một con người.
4. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC 
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA BỘ MÔN 
TIẾNG PHÁP TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC 
QUÂN SỰ
Tại Học viện Khoa học Quân sự, từ năm 
2010, môn tiếng Pháp được giảng dạy cho học 
viên, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và tiếng 
Trung Quốc. Chương trình môn học với 12 đơn 
vị học trình, được chia làm 3 học kỳ, thời lượng 
100-125 tiết/học kỳ (Học viên học theo niên chế 
với 100 tiết/học kỳ, sinh viên học theo tín chỉ 
125 tiết/học kỳ). Theo quy định về chuẩn đầu 
ra của Học viện, học viên, sinh viên sẽ phải đạt 
bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc 
dành cho Việt Nam, tương đương với trình độ 
A2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu. 
Công tác kiểm tra của Học viện được thực 
hiện theo quy định của Giám đốc Học viện về 
công tác kiểm tra, đánh giá của Học viện Khoa 
học Quân sự, cụ thể đối với bộ môn tiếng Pháp 
được quy định cụ thể như sau: 
Hình thức thi: Thi vấn đáp và viết; thi theo 
từng kỹ năng riêng lẻ (nghe, nói, đọc, viết).
Thang điểm: Điểm môn học (học phần) tính 
theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến 
0,5. Điểm môn học (học phần) là tổng các điểm: 
Điểm thi kết thúc học phần, chiếm tối đa 60% 
điểm môn học (học phần) và Điểm quá trình, 
106 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chiếm tối đa 40% điểm môn học, gồm các thành 
phần cụ thể như sau:
+ Điểm chuyên cần: 0,5 điểm.
+ Điểm kiểm tra học trình: 2,0 điểm 
+ Điểm thảo luận, thực hành: 1,5 điểm 
Quy định số lần kiểm tra học trình được tính 
như sau: 3 lần/học kỳ
 Điểm kiểm tra học trình là trung bình cộng 
điểm các lần kiểm tra học trình. Nếu người học 
vắng có lý do chính đáng thì được phép kiểm tra 
bổ sung. Các trường hợp vắng không có lý do 
chính đáng thì bị tính điểm 0 (Học viện Khoa 
học Quân sự, 2014).
Ở Tổ bộ môn tiếng Pháp, việc kiểm tra, đánh 
giá được tiến hành thường xuyên theo đúng quy 
định của Học viện bằng các bài kiểm tra trình (từ 
5 - 6 tuần học sẽ có 1 bài kiểm tra trình), hết học 
phần có bài thi theo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, 
viết. Điều này đã khuyến khích người học phải 
học tập thường xuyên, không phải đến lúc thi mới 
học. Tuy nhiên, hình thức đánh giá bằng các bài 
tập lớn, tiểu luận chưa được áp dụng. Hình thức 
kiểm tra trắc nghiệm khách quan chưa được sử 
dụng nhiều. Hiện nay, Tổ bộ môn đang triển khai 
xây dựng ngân hàng đề thi theo hình thức kiểm 
tra trắc nghiệm khách quan và dự kiến sẽ áp dụng 
thí điểm trong học kỳ II năm học 2016-2017.
Về nội dung kiểm tra đánh giá tập trung vào 
kiểm tra kiến thức, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ 
của học viên, sinh viên. Đánh giá chủ yếu thông 
qua các bài kiểm tra trình và bài thi cuối học 
phần. Tất cả các bài kiểm tra, bài thi đều bám 
sát nội dung môn học và theo yêu cầu chuẩn đầu 
ra của Học viện (Bậc 2 theo Khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hay A2 theo 
Khung tham chiếu chung châu Âu). Mỗi học 
phần đều xây dựng ngân hàng đề thi do tổ bộ 
môn xây dựng, được thẩm định và thông qua cấp 
Học viện. Quy trình ra đề thi, coi thi, chấm thi 
đảm bảo đúng quy chế. Các đề thi đều có đáp án 
và thang điểm rõ ràng và hàng năm được được 
rà soát, điều chỉnh, loại bỏ những câu không phù 
hợp, cập nhật kiến thức mới và bổ sung đề mới... 
để ngân hàng đề thi ngày càng hoàn thiện hơn.
5. NHỮNG ĐỀ XUẤT
Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, 
đánh giá môn tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về 
năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân 
sự, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, xác định rõ phương thức đào tạo môn 
tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự theo 
hướng phát triển năng lực ngoại ngữ theo chuẩn 
đầu ra bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc 
dành cho Việt Nam hoặc A2 theo Khung tham 
chiếu chung châu Âu. Cần xác định cụ thể, các 
hình thức, nội dung dạy - học và kiểm tra đánh 
giá nhằm hình thành, đào tạo, bồi dưỡng, phát 
triển các năng lực sử dụng ngôn ngữ vào mục 
đích giao tiếp; hình thành, đào tạo, bồi dưỡng, 
phát triển các năng lực chung như: năng lực tự 
học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn 
đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công 
nghệ thông tin....
Hai là, xác định cụ thể sau mỗi học phần học 
viên, sinh viên phải đạt được một bậc cụ thể theo 
Khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam 
hoặc Khung tham chiếu châu Âu để làm căn cứ 
để kiểm tra đánh giá trình độ sau mỗi học phần 
của môn học. Việc cụ thể hoá bậc năng lực ngoại 
ngữ cần đạt được sau mỗi khoảng thời gian nhất 
định có vai trò quan trọng, bởi xác định được 
mục tiêu cụ thể sẽ có tác động tích cực đến các 
khâu khác của quá trình đào tạo như xây dựng 
chương trình, tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh 
giá. Các bậc năng lực tiếng Pháp được đề xuất 
như sau: Kết thúc học phần 1 (tiếng Pháp 1), học 
viên sinh viên đạt được trình độ A1.1, hết học 
phần 2 (tiếng Pháp 2) là trình độ A1, học phần 3 
(tiếng Pháp 3) là trình độ A2. Cụ thể: 
Kết thúc học phần 1, học viên, sinh viên có 
thể nắm được một số cách diễn đạt thân mật và 
hàng ngày được sử dụng trong những tình huống 
giao tiếp thường xuyên cũng như những cách nói 
107KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
đơn giản dùng để đáp ứng một số nhu cầu thiết 
yếu trong cuộc sống xã hội; có thể tự giới thiệu 
bản thân, có thể đặt và trả lời các câu hỏi liên 
quan, ví dụ : quốc tịch, tuổi tác, nơi ở, trường 
học, có thể tham gia một cuộc trò chuyện thông 
thường, bằng cách nói đơn giản (tập trung vào 
một hoặc hai từ) và nhờ đến tiếng mẹ đẻ hoặc 
ngôn ngữ khác được chấp nhận nếu người trò 
chuyện cùng nói chậm rõ ràng đồng thời tỏ ra 
hợp tác và khoan dung.
Kết thúc học phần 2, học viên, sinh viên 
có thể hiểu và sử dụng các cấu trúc quen thuộc 
thường nhật và các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu 
cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân 
và người khác và có thể trả lời những thông tin về 
bản thân mình như sống ở đâu, biết ai và có cái 
gì. Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại 
nói chậm và rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
Kết thúc học phần 3, học viên, sinh viên có 
thể hiểu được các câu và cấu trúc thường xuyên 
được sử dụng liên quan đến nhu cầu giao tiếp 
tối cần thiết (chẳng hạn như các thông tin về gia 
đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc 
làm. Có thể giao tiếp về những chủ đề giao tiếp 
đơn giản, cần  ... about on their own as well as with friends. 
Men and women mix freely. 
Self-reliance and independence: Children 
are early gone to school to learn “self-reliance”, 
‘independence”. These values are developed and 
enhanced in British people’s lives. The British 
don’t subscribe to clinging.
Hard work: British people are pressured and 
constrained by time because they are trying to 
control it. People shouldn’t waste or kill time. 
They must rush to get things done. They must 
follow their schedules to be productive. Their 
hard work is measured by the numbers of hours 
worked in a week. Many people often work 
several hours overtime a week. 
3.4.2. Attitudes
The love of nature: British have an idealized 
vision of the countryside. They are known as a 
nation of gardeners. Many people in Britain are 
proud of their houses and gardens. They want 
their houses and gardens to look nice. Every 
town in Britain has one or more DIY (Do it 
yourself) centers and garden centers. 
The love of animals: The British tend to 
have a sentimental attitude to animals. Nearly 
half of the households in Britain keep at least one 
domestic pet. When these pets die, British buried 
114 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
them in their back gardens. The status of these 
pets is taken seriously. For example, it is illegal 
to run over a dog in your car and then keep on 
driving. You have to stop and inform the owner. 
Dresses: Style of dress depends more on 
personal preference than on position or rank: 
don’t be surprised to find lecturers in jeans 
or sweaters. British are very particular about 
the way they dress. The citizens always dress 
according to the occasion. 
Food: The eating habits of British are 
varied. However, despite regional and cultural 
disparities a few common benchmarks can be 
delineated. Usually, British people are fond of 
good food and they love to eat Italian, Indian 
and Chinese dishes. 
Drink: The attitude to alcohol in Britain is 
ambivalent. On the one hand, it is accepted and 
welcomed as an integral part of British culture. 
The local pub plays important role in almost 
every neighborhood and pubs, it should be 
noted, are predominantly for drinking of beer 
and spirits. Even a certain level of drunkenness 
is acceptable. Provided this does not lead to 
violence, there is no shame attached to it. A 
love for tea is almost a common trait among all 
British people. Britain is a tea-drinking nation. 
Entertainment: People enjoy various indoor 
and outdoor activities in Britain. The weekends 
are a time for families in Britain. Going shopping 
is popular with many families; especially 
Saturdays are a busy time for shops. Going to the 
pub is the most popular leisure activity outside the 
home.Sports and physical recreation has always 
been popular. Local governments provide cheap 
sport and leisure facilities such as swimming 
pools, tennis courts, parks and golf courses. 
Meals: Meals tend to be eaten quickly and 
the table clearly. Parties and celebrations are not 
normally centered on food. The evening meal is 
the main meal of the day in most parts of Britain. 
Eating out has grown in popularity. British are 
happy to have a business lunch and discuss 
business matters with a drink during the meal.
3.4.3. Communication styles
Politeness: British are very polite. It is 
an important value in British society, often 
accomplished by some rather pointless 
exchanges of pleasantries. When entering a 
business meeting, expect to spend the first 10 
minutes exchanging niceties before moving into 
business. In a restaurant, people will have to 
say thank you when they get the menu, thank 
you when they place the order, thank you when 
getting your dishes, thank you when the waiter 
takes away the plates and even thank you when 
paying! It is very good manners to say “please” 
and “thank you”. It is considered rude if people 
don’t. You will notice in England that people 
say “thank you” a lot. People will have to say 
“excuse me” if they want to pass someone and 
“I’m sorry” if accidentally touch someone. 
Indirectness: The British, in particular the 
English, are renowned for their politeness and 
courtesy. So “indirectness” is a key element 
of British culture and is a fundamental aspect 
of British communication style. When doing 
business in Britain you generally find that direct 
questions often receive evasive responses and 
conversations may be ambiguous and full of 
subtleties. 
Formality and informality: The British 
have both formality and informality; depend 
on different situations, roles and environment. 
Most people use the courtesy titles or Mr., 
Mrs. or Miss and their surname. However, if 
communicating with someone they know well, 
their style may be more informal, although they 
will still be reserved. First names usage and the 
lack of formal ritual are typical. People often call 
each other by their first names where in other 
countries people use last names.
Humor: Humor is a vital element in all aspects 
of British life and culture is the renowned British 
sense of humor. The importance of humor in all 
situations, including business contexts, cannot 
be overestimated. It is used in numerous ways: 
to establish a positive atmosphere, to create a 
115KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
sense of togetherness, to bridge differences, 
to introduce risky ideas, to criticize, to show 
appreciation or contempt of a person. British 
people joke about everything including the 
queen, politicians, religion, themselves. 
Understatement: British always understate 
what they do. For example, depending on the 
tone “Not bad” can actually mean “very good” 
and “not bad at all” might be the highest praise 
you ever get from a British person.
Friendliness and stiff upper lip: British are 
also very “quiet” and keep to themselves. There 
is a proper way to act in most situations and the 
British are sticklers for adherence to protocol. 
This can be hard if you want to make friends with 
them. Friendships take longer to build; however, 
once established they tend to be deep and may 
last over time and distance. “Stiff upper lip” is 
a term often used to describe the traditionally 
British portrayal of reserve and restraint when 
faced with difficult situations. Although the 
British are generally seen as being reserved, you 
will find that in the North of England, people 
are usually quite friendly. They will appreciate 
it if you make a chat about the weather or take 
an interest in local affairs. Especially as a man, 
you might have to get used to the fact that many 
(older) people address you as “Love”. Don’t 
worry, they don’t have amorous intentions. 
4. CONCLUSION
It is obvious that these course books are 
not cultural material sources but we can 
recognize that every text, conversation or 
activity contains cultural contents which are 
very vital to master English language the best. 
With the large cultural knowledge, the learners 
of English foreign language will know how to 
behave or communicate better and may gain 
English language more easily and effectively. 
As mentioned above, teaching and learning 
a second language is teaching and learning 
second culture. It is essential to learn it right 
when we start to learn a language. Hence, good 
methods for integrating culture teaching into 
English language teaching need to be focused 
and discussed, especially when teaching the 
communicative course books “New Headway” 
for students of the People police University. It 
is the foreign language teachers’ responsibility 
to find practical solutions to this problem to 
integrate culture teaching into their language 
teaching in one way or another. 
First of all, the teachers should provide 
the students with the knowledge of English 
speaking cultures which are considered the 
effective means of mastering English language 
and gaining good communication. In other 
words, the teachers should raise the students’ 
awareness and attitudes of the importance of 
culture in learning English and make sure that 
the knowledge of culture which students are 
exposed to be most benefit to them. 
Secondly, the teachers ought to help the 
students understand more about the cultural 
values and be aware of cultural differences. It 
means the students may be pointed out whether 
certain behaviors, attitudes, lifestyles, etc. are 
appropriate in English, Vietnamese cultures 
in certain situations. From that fact, students 
may relate to the native culture and give a 
comparison between English speaking cultures 
and the native culture. 
Subsequently, the teachers need to 
plan the cultural lessons and activities as 
carefully as language activities and integrated 
into lesson plans. If the cultural lessons 
are prepared carefully, they will transfer 
fully cultural knowledge to their students. 
Lastly, when using New Headway textbooks, 
the teachers are advised to create chances of 
social interactions for students because one 
of the best ways to teach social English is by 
social situations. Through the texts or activities, 
the teachers may help students recognize which 
behaviors are accepted in British. 
In short, teaching English cannot be 
separated from teaching its culture. In order to 
help the students master English effectively via 
116 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
the textbooks “New Headway”, cultural elements should be highlighted by the teachers during the 
language lessons. Also, it should be noted gradually that it is necessary to teach culture to the students 
so that they can overcome all difficulties or culture shock in real-life communication.
Reference:
1, Bentahila, A., & Davies, E. (1989). “Culture and language use: A problem for foreign language 
teaching”. IRAL, 27(2), 99-112. 
2. Bock, Philip K. (1970). Culture Shock: A Reader in Modern Cultural Anthropology. New 
York: A. A. Knoph Company.
3. Brown, G. (1990). “Cultural values: The interpretation of discourse”. ELT Journal, 44(1), 11-17.
4. Claire Kramsch. (1998). Language and Culture. Oxford. Oxford University Press. 
5. Kramsch, C. (1993). Context and culture in language teaching. Oxford: Oxford University 
Press.
6. Levine, Lawrence W. (1993). The Unpredictable Past: Explorations in American Cultural 
History. Oxford. Oxford University Press.
7. Soars, L & Soars, J. (2003). New Headway Elementary Students Book. Oxford: Oxford 
University Press.
8. Soars, L & Soars, J. (2003). New Headway Intermediate Students Book. Oxford: Oxford 
University Press.
9. Soars, L & Soars, J. (2003). New Headway Pre-intermediate Students Book. Oxford: Oxford 
University Press.
10. Nguyen Quang. (1983). Intercultural Communication. Vietnam National University - Hanoi 
College of Foreign Languages.
11. Politzer, R. (1959). “Developing Cultural Understanding through Foreign Language Study”, 
Report of the Fifth Annual Round Table Meeting on Linguistics and language Teaching, pp. 99-105, 
Washington, D.C, Georgetown University Press.
12. Saville-Troike, Muriel. (1982). The Ethnography of Communication: An Introduction. Oxford 
and Cambridge, MA: Blackwell.
13. Tavares, R., Cavalcanti, I. (1996). “Developing Cultural Awareness”. English Teaching 
Forum. Vol. 34, No 3-4, July – October 1996, Washington: The United States Information Agency, 
pp. 19-23.
14. Valdes, J.M. (1986). Culture Bound: Bridging the cultural gap in language teaching, 
Cambridge: Cambridge University Press.
15. Wardhaugh, R. (1972). Introduction to Linguistics. McGraw-Hill Book Company.
16. Wiseman, Richard L. (2003). “Intercultural Communication Competence”, in: Gudykunst, 
William B (ed.), Cross-Cultural and Intercultural Communication, 191-208, Thousand Oaks: Sage.
117KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
APPENDIX
1. The frequency of occurrence of British cultural elements in New Headway textbooks
British Cultural Elements The frequency of cultural elements in New Headway 
textbooks
Elementary
(14 units)
Pre-intermediate
(14 units)
Intermediate
(12 units) Norms
- Non-verbal behavior
- Gift giving
- Queuing
- Driving
- Table manners
- Punctuality
Unit 11
Units 5,9
Unit 13 Unit 2
Units 4, 8
Unit 4, 8
Unit 6
Units 4,11
Unit 4
 Attitudes
Unit 5
Units 5,9
Unit 9
Units 3,4,11,12,14
Unit 9
Units 4,5
Unit 5
Unit 14
Unit 1
Unit 13
Units 1,2,10
Unit 13
Units 2,6,9,11
Units 2,3,5,6
Unit 2
Unit 6,7
Units 2,8
Units 2,4
-The love of nature
-The love of animals
- Dresses
- Food
- Drink
- Entertainment
- Meals
Communication Styles
Units 1,2,3,4,5,8,13,14
Unit 8
Units 2,6
Unit 13
Units 3,4,9,12
Unit 8
Units 10,14
Units 2,8,13
Units 5,7,12
Units 6,11,12
Units 8,9
Unit 11
Unit 2
Units 4,7,9,10
- Politeness
- Indirectness
- Formality & informality
- Humor
- Understatement
- Friendliness & stiff upper lip
2. Examples:
 Politeness: In a snack bar (Unit 2 – 
Elementary)
A: Good morning.
B: Good morning. Can I have an orange 
juice, please?
A: Here you are. Anything else?
B: No, thanks. 
A: Ninety, please.
B: Thanks.
A: Thank you.
Food: (Tape script: Unit 9 - Elementary) 
Marian: 
Well, I love vegetables, all vegetables – I 
eat meat too – but not much. I think this is why 
I like Chinese food so much. There are lots of 
vegetables in Chinese food. Yes, Chinese is my 
favorite food, I like the noodles too. Can you eat 
with chopsticks? I can. 
Lucy:
Oh, no question, no problem. I know exactly 
what my favorite food is. Pasta. All pasta. 
Especially spaghetti. Pasta with tomato sauce – 
and I like it best when I’m in Italy. I went on 
holiday to the Italian lakes last year. The food 
was wonderful..
118 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
A STUDY ON BRISTISH CULTURAL ELEMENTS VIA LINGUISTIC MEANS 
IN NEW HEADWAY TEXTBOOKS
LE HUONG HOA, DAO THI LE MAI
Abstract: When trying to communicate with people from different cultures and languages, the 
possibility of miscommunication increases. Understanding a language involves not only knowledge 
of grammar, phonology and lexis but also certain features and characteristics of the related culture. 
However, the cultural elements in the New Headway textbooks seem to be neglected during the 
teaching and learning of English at the People’s Police University (PPU). Thus, this study was 
undertaken to highlight the cultural elements in the Elementary, Pre-intermediate and Intermediate 
textbooks so that the learners of English at the PPU can communicate appropriately during and after 
using the “New Headway” course materials. In addition, the authors also offer suggestions for 
incorporating cultural elements into language teaching so that English learning and teaching at the 
PPU can become more interesting and effective.
Keywords: New Headway textbooks, linguistic means,cultural elements. 
Received: 30/12/2016; Revised: 29/4/2017; Accepted for publication: 28/6/2017

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_kiem_tra_danh_gia_mon_tieng_phap_theo_ch.pdf