Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị góp phần giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường Đại học Hải Phòng hiện nay

Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn

diện về đức, trí, thể, mỹ. Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Trường Đại học Hải Phòng

hiện nay là một việc làm vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài, với mục đích là giáo

dục và đào tạo sinh viên trở thành những công dân vừa có đức, vừa có tài, có thể đáp ứng

được yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập. Bài viết tập trung làm rõ vai trò của

việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Trường

Đại học Hải Phòng.

pdf 9 trang kimcuc 4240
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị góp phần giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường Đại học Hải Phòng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị góp phần giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường Đại học Hải Phòng hiện nay

Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị góp phần giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường Đại học Hải Phòng hiện nay
 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 
GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN 
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG HIỆN NAY 
Nguyễn Thị Xuân 
Khoa Lý luận Chính trị 
Email: xuannt@dhhp.edu.vn 
Ngày nhận bài: 07/10/2019 
Ngày PB đánh giá: 25/10/2019 
Ngày đăng bài: 29/10/2019 
TÓM TẮT: Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn 
diện về đức, trí, thể, mỹ. Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong Trường Đại học Hải Phòng 
hiện nay là một việc làm vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài, với mục đích là giáo 
dục và đào tạo sinh viên trở thành những công dân vừa có đức, vừa có tài, có thể đáp ứng 
được yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập. Bài viết tập trung làm rõ vai trò của 
việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Trường 
Đại học Hải Phòng. 
Từ khóa: Vai trò của giáo dục đạo đức, vai trò giáo dục đạo đức của các môn Lý luận 
chính trị, nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lý luận chính trị. 
IMPROVING THE TEACHING QUALITY OF POLITICAL 
PHILOSOPHY THAT CONTRIBUTES TO ETHICAL EDUCATION (POLITICAL 
PHILOSOPHY SUBJECTS IN ORDER TO CONTRIBUTE THE ETHICAL EDUCATION) 
FOR STUDENTS AT HAI PHONG UNIVERSITY TODAY 
ABSTRACT: The goal of Vietnamese education is train people to develop virtue, 
intellect, physical health and beauty appreciation comprehensively. Ethical education for 
students at Hai Phong University is an urgent, strategic and long-term issue which aims at 
educating and training students to become both virtuous and talented citizens to be able to 
meet the needs of social development in the integration period. The paper focuses on 
clarifying the role of political philosophy subjects in the ethical eduction for students at Hai 
Phong University 
Keywords: Role of ethical education, ethical education role of political philosophy 
subjects, improving teaching quality of political philosophy subjects. 
 95 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trường Đại học Hải Phòng là một trong 
bốn trường đại học trên địa bàn thành phố, có 
lượng sinh viên tương đối lớn. Sinh viên nhà 
trường phần lớn có ước mơ, hoài bão, ham 
học hỏi, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, 
nhiều sinh viên đạt được những kết quả cao 
trong học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, vẫn có 
một bộ phận sinh viên thường xuyên bỏ học, 
mất niềm tin, sống không có lý tưởng, thụ 
động không phấn đấu, không có chí lập thân, 
lập nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, 
thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã 
hội. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức, lối 
sống cho sinh viên nhà trường trong giai đoạn 
hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng, cấp 
thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “có 
tài mà không có đức thì là người vô dụng, có 
đức mà không có tài thì làm gì cũng khó’’. 
Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc 
lần thứ X cũng khẳng định: “Bồi dưỡng các 
giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, 
sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, 
năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa 
con người Việt Nam” [1, tr. 106]. 
Giáo dục đạo đức trở thành một trong 
nội dung cơ bản trong quá trình đào tạo và các 
môn Lý luận chính trị có vai trò lớn trong việc 
hình thành nhân cách, giáo dục ý thức đạo đức, 
xây dựng lối sống lành mạnh cho sinh viên. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Vai trò của giáo dục đạo đức cho 
sinh viên 
Giáo dục đạo đức là hoạt động có định 
hướng, có tổ chức, có chủ đích của các chủ 
thể giáo dục nhằm trang bị tri thức đạo đức 
cơ bản, định hướng, phát triển nhân cách và 
tư cách công dân, nâng cao nhận thức, góp 
phần điều chỉnh hành vi, hình thành thói 
quen tự giác xử sự phù hợp chuẩn mực đạo 
đức xã hội, có tri thức về chuyên môn nghiệp 
vụ, ngành nghề lĩnh vực mình được đào tạo. 
Giáo dục đạo đức có vai trò to lớn đối với sự 
phát triển toàn diện của thế hệ trẻ, trong đó 
có việc hình thành ý thức đạo đức trong sinh 
viên, góp phần chăm lo tới tiềm lực phát triển 
lâu bền của đất nước. 
Giáo dục đạo đức giúp cho mỗi sinh viên 
nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo 
đức, lối sống từ đó tự điều chỉnh hành vi sao 
cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối 
sống của xã hội. Giáo dục đạo đức góp phần 
gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức mà các 
thế hệ trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần 
tích cực trong việc hình thành những giá trị đạo 
đức, lối sống mới, khắc phục những quan điểm 
lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị đạo đức 
truyền thống, những thói hư tật xấu hay những 
hiện tượng phi đạo đức. Trong chiến lược phát 
triển con người, Đảng và Nhà nước ta đề cao 
vai trò giáo dục đạo đức cho sinh viên - những 
chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục đạo 
đức cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng góp 
phần: Hoàn thiện nhân cách cho sinh viên thực 
hiện tốt những bổn phận đạo đức của bản thân 
đối với việc học tập, rèn luyện, có trách nhiệm 
với gia đình và xã hội; Nâng cao nhận thức 
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh 
viên; Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm cách 
mạng trong sang; Bồi dưỡng ý chí, hành động 
đúng, hình thành những thói quen đạo đức, lối 
sống đặc biệt là ý thức trách nhiệm công dân; 
Đấu tranh khắc phục, ngăn chặn những biểu 
hiện thiếu đạo đức trong tư tưởng, tình cảm, 
hành động của sinh viên. Xây dựng nếp sống 
văn minh, thanh lịch, tích cực tham gia phòng 
chống tệ nạn xã hội. 
 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 2.2. Đạo đức và vai trò của việc 
giảng dạy các môn Lý luận chính trị đối 
với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên 
trong Trường Đại học Hải Phòng hiện nay 
Đạo đức của sinh viên trong Trường 
Đại học Hải Phòng hiện nay 
Trường Đại học Hải Phòng là trường 
đại học đa ngành. Trường có 4 khối ngành 
đào tạo chính: Khối Kinh tế (kinh tế, quản trị 
kinh doanh, tài chính, kế toán...), Khối Công 
nghệ Kỹ thuật (kỹ sư cơ khí, điện, xây dựng, 
công nghệ thông tin, kiến trúc..), Khối Cử 
nhân (du lịch, công tác xã hội, ngoại ngữ), 
Khối Sư phạm (mầm non, tiểu học, toán, văn, 
ngoại ngữ, thể chất). 
Từ năm học 2014 - 2015, trường áp 
dụng mô hình đào tạo theo định hướng ứng 
dụng, thực học, thực nghiệp, nhằm cung cấp 
nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng 
làm việc đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động 
ngay sau khi tốt nghiệp ra trường. Giá trị cốt 
lõi của Trường là: Chất lượng - Hiệu quả - 
Đáp ứng nhu cầu xã hội - Phát triển bền vững 
- Hội nhập. Tiêu chí đạo đức của sinh viên 
nhà trường là: Năng động, Sáng tạo; Khát 
vọng, Hoài bão; Thực học, Thực nghiệp; Lập 
thân, Lập nghiệp. 
Hiện nay, Trường Đại học Hải Phòng 
là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng và 
chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân 
lực có chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và 
khu vực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - 
xã hội của Thành phố Hải Phòng, các tỉnh 
Duyên hải Bắc bộ và cả nước. Phạm vi tuyển 
sinh toàn quốc cho các khối kinh tế, kĩ thuật, 
công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã 
hội, kể từ năm học 2005 - 2006. Đối với các 
ngành sư phạm: đào tạo giáo viên phục vụ 
cho nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở 
giáo dục trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. 
Đạo đức của sinh viên Trường Đại học 
Hải Phòng là: Có ý thức về giá trị cốt lõi của 
nhà trường; Ý thức về tinh thần yêu nước 
nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc; Ý 
thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo 
trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa 
học; Có tinh thần đoàn kết cộng đồng, đoàn 
kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và trách nhiệm 
xã hội; Có lòng yêu thương con người, lối 
sống cao đẹp và đạo đức ứng xử trong tình 
bạn, tình yêu trong sáng, chống lại những 
hiện tượng phi đạo đức, phi văn hóa do mặt 
trái hội nhập quốc tế đem lại. 
Trường Đại học Hải Phòng có bề dày 
truyền thống, chất lượng giáo dục đào tạo 
của nhà trường đang dần được nâng cao, 
công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho 
sinh viên của nhà trường đã được quan tâm, 
triển khai, hoạt động quản lý với nội dung 
giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối 
sống cho sinh viên đã tiến hành theo đúng 
quy trình và chức năng của nó, tuy nhiên 
bên cạnh đó có một số vấn đề còn tồn tại 
trong sinh viên cần được khắc phục. Đại đa 
số sinh viên trong Trường Đại học Hải 
Phòng đã xác định đúng đắn mục tiêu học 
tập, lối sống có lý tưởng và sống lành 
mạnh. Tuy nhiên, còn một số bộ phận sinh 
viên có những biểu hiện lệch lạc trong học 
tập và đạo đức, lối sống. Vì vậy, vận dụng 
các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng 
Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức, lối 
sống cho sinh viên Trường Đại học Hải 
Phòng là vô cùng quan trọng. Để khắc phục 
thực trạng nêu trên cần có sự nỗ lực từ phía 
nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giảng dạy 
các môn Lý luận chính trị. 
 97 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
Vai trò của việc giảng dạy các môn Lý 
luận chính trị trong việc giáo dục đạo đức 
cho sinh viên 
Sinh viên trong Trường Đại học Hải 
Phòng được trang bị một hệ thống kiến thức 
chuyên môn nghiệp vụ; bên cạnh đó việc học 
tập các môn Lý luận chính trị giúp hình thành 
nên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan 
phù hợp. Các kiến thức này góp phần to lớn 
vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh 
viên, hình thành lý tưởng, niềm tin, ý chí nỗ 
lực phấn đấu, sự hy sinh, cống hiến, vượt 
khó, xung kích, trở thành người có nhân cách 
tốt, vừa có đức vừa có tài, đáp ứng được 
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 
Môn học Những nguyên lý cơ bản của 
chủ nghĩa Mác- Lênin chính là kết tinh tri 
thức nhân loại, cung cấp cho sinh viên những 
kiến thức chung nhất về thế giới tự nhiên và 
xã hội, giúp sinh viên có thế giới quan duy 
vật khoa học, phương pháp luận biện chứng 
đúng đắn; từ đó nhận thức được cái đúng, cái 
sai, cái tốt, cái xấu; quan trọng hơn là sinh 
viên có được phương pháp tư duy, phân tích, 
tổng hợp, hỗ trợ cho quá trình học tập, 
nghiên cứu các môn học khác. 
Đặc biệt, giáo dục triết học Mác - 
Lênin trong nhà trường có vị trí quan trọng 
đối với quá trình hình thành và phát triển thế 
giới quan khoa học - thế giới quan duy vật 
biện chứng của sinh viên. Bởi lẽ, triết học 
Mác - Lênin nghiên cứu những qui luật 
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, nó 
cung cấp cho con người một cách nhìn khoa 
học đối với hiện thực khách quan và khẳng 
định vai trò, vị trí của con người trong hoạt 
động nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó, 
giúp sinh viên có thái độ đúng đắn, khoa học 
đối với hiện thực, có phương hướng chính trị 
vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích 
và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong 
thực tiễn xã hội trên tinh thần thế giới quan 
Mác – Lênin. Xây dựng và phát triển thế giới 
quan Mác - Lênin chính là nhân tố đặc biệt 
quan trọng trong quá trình hình thành đạo 
đức, lối sống sinh viên. 
Giáo dục triết học Mác - Lênin sẽ góp 
phần từng bước xây dựng và bồi dưỡng nhân 
sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên 
thông qua việc trang bị cho họ những kiến 
thức cơ bản về lý luận cách mạng xã hội, về 
bản chất và chức năng của nhà nước, về con 
người và các quan hệ xã hội của con người, 
về giai cấp, dân tộc, về xu hướng phát triển 
tất yếu của xã hội... Đồng thời, từng bước 
xây dựng cho sinh viên cách nhìn, lối sống 
cũng như cách vận dụng những định hướng 
giá trị xã hội đã được nhận thức vào thực tiễn 
cuộc sống. 
Như vậy, sự hình thành đạo đức, lối 
sống sinh viên hiện nay dưới tác động của 
giáo dục triết học Mác - Lênin cũng chính là 
quá trình hình thành ở họ những phẩm chất 
cần thiết, thể hiện sự tri thức hóa, sự trưởng 
thành đến độ nhất định về mặt xã hội, giúp 
sinh viên nâng cao nhận thức lý luận, ý thức 
chính trị, nhạy bén với thực tiễn, xử lý tốt các 
tình huống xảy ra trong thực tiễn, sống có lý 
tưởng, có ước mơ để học tập, phấn đấu và 
cống hiến. Trong cuộc sống con người không 
thể sống mà thiếu lý tưởng phấn đấu. Lý 
tưởng là sự thôi thúc nội tâm giúp con người 
hành động để thỏa mãn những nhu cầu, lợi 
ích của cá nhân và xã hội. Vì vậy, giáo dục 
triết học Mác - Lênin nhằm từng bước xây 
dựng lý tưởng cách mạng cho sinh viên là 
vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đó cũng 
chính là giá trị đạo đức của từng cá nhân sinh 
 98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
viên mang nhân cách, là mục tiêu phấn đấu 
của mỗi sinh viên. Đạt đến mục tiêu này, 
giáo dục triết học Mác - Lênin hoàn toàn 
khẳng định vai trò quan trọng và quyết định 
của mình trong cuộc đấu tranh ngăn ngừa 
những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối 
sống của sinh viên trước những tác động tiêu 
cực của quá trình phát triển kinh tế thị 
trường, hội nhập quốc tế hiện nay. 
Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là lý 
luận khoa học về những vấn đề cơ bản của 
cách mạng Việt Nam như lý luận về dân tộc 
thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc; về 
chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã 
hội ở Việt Nam; lý luận về Đảng cộng sản 
Việt Nam; lý luận về đại đoàn kết dân tộc, về 
nhà nước của dân, do dân, vì dân; lý luận về 
văn hóa, đạo đức và xây dựng con người 
mới. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức 
cơ bản về tài sản tinh thần vô cùng to lớn và 
quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi 
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân 
dân ta dành thắng lợi. Chương VII: Tư tưởng 
Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và con 
người Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan 
trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống 
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt 
đối với sinh viên trong công cuộc đổi mới đất 
nước hiện nay, đặt ra những yêu cầu ngày 
càng cao trong việc phát huy sức mạnh toàn 
dân tộc, giải phóng mọi tiềm năng cho sự 
phát triển. Chính vì vậy, thông qua việc nhận 
thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn 
hóa, đạo đức và con người Việt Nam sẽ giúp 
sinh viên từ ý thức đạo đức có những biện 
pháp rèn luyện tu dưỡng đạo đức, thường 
xuyên tự giác để phát huy những mặt tích cực 
và khắc phục những mặt tiêu cực về đạo đức, 
lối sống để hoàn thiện nhân cách của mình. 
Môn học Đường lối cách mạng của 
Đảng Cộng sản Việt Nam cung cấp cho sinh 
viên những kiến thức cơ bản về quá trình vận 
động thành lập Đảng, quá trình Đảng lãnh đạo 
cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930- 
1945), Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến 
chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến 
chống Mỹ (1954- 1975) sẽ giúp sinh viên có 
cái nhìn đầy đủ, toàn diện về quá trình ra đời 
tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam- bộ 
tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân 
và dân tộc Việt Nam. Mặt khác, hệ thống kiến 
thức đã học còn giúp sinh viên nhận thức 
được toàn bộ quá trình trưởng thành, phát 
triển của Đảng gắn liền với hoạt động xây 
dựng một chính đảng cách mạng theo chủ 
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; 
hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng qua 
các thời kỳ, các giai đoạn cách mạng trong 
những bối cảnh lịch sử cụ thể và các phong 
trào cách mạng của quần chúng do Đảng tổ 
chức và lãnh đạo; những bài học kinh nghiệm 
thành công và thất bại trong quá trình Đảng 
lãnh đạo cách mạng... Từ những kiến thức đã 
được tiếp thu và trải qua quá trình nghiên 
cứu, học tập môn Đường lối Cách mạng của 
Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh viên sẽ có 
niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng 
và càng thêm tự hào về truyền thống đấu 
tranh kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha 
anh. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc giáo 
dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu 
nước và tinh thần dân tộc chân chính. 
Những bài học kinh nghiệm được rút ra 
trong quá trình học tập đó không chỉ giúp 
sinh viên lý giải được quy luật vận động tất 
yếu của lịch sử, vận dụng được quan điểm 
của Đảng vào cuộc sống mà nó còn hướng 
cho sinh viên sự kiên trì, thận trọng trong 
 99 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
định hướng mục tiêu, hành động sau này, hạn 
chế những sai lầm trong công việc chuyên 
môn cũng như trong cuộc sống. Từ đó, góp 
phần tạo ra những con người Việt Nam mới 
không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có phẩm 
chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giàu 
lòng yêu nước, tin theo lý tưởng của Đảng, 
đồng hành cùng Đảng và Nhà nước trong 
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
Thông qua việc nghiên cứu bản lĩnh 
lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng của Đảng, 
mỗi sinh viên sẽ ý thức được trách nhiệm của 
họ trước Đảng, trước dân tộc, từ đó bản lĩnh 
chính trị tư tưởng được được hình thành và 
dần nâng cao, vững vàng trước mọi thử thách 
của tình hình thế giới và trong nước; nâng 
cao được ý thức trách nhiệm của sinh viên 
trước những nhiệm vụ trọng đại của đất 
nước. Qua đó, góp phần đào tạo nên những 
lớp người kế tục trung thành xuất sắc sự 
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. 
Tri thức của các môn Lý luận chính trị 
có vai trò rất quan trọng đối với giáo dục đạo 
đức cho sinh viên ở Trường Đại học Hải 
Phòng, do vậy phải nâng cao chất lượng 
giảng dạy các môn khoa học này để góp phần 
giáo dục đạo đức cho sinh viên. 
2.3. Nâng cao vai trò giáo dục đạo 
đức của giảng viên trong quá trình giảng 
dạy các môn Lý luận chính trị 
Trường Đại học Hải Phòng đã tổ chức 
Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề 
“Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý 
luận và thực tiễn trong giảng dạy các môn Lý 
luận chính trị và pháp luật ở trường đại học 
và cao đẳng hiện nay”. Hội thảo cấp trường 
“Vai trò của các môn lý luận chính trị và 
pháp luật đối với việc giáo dục đạo đức, lối 
sống cho sinh viên”. Các chủ đề của Hội thảo 
đã được Khoa Lý luận Chính trị triển khai và 
vận dụng trong quá trình giảng dạy. Giảng 
viên đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao 
chất lượng giảng dạy học phần Lý luận chính 
trị thông qua đó giáo dục đạo đức cho sinh 
viên. Để thực hiện được điều này, giảng viên 
cần đảm bảo các điều kiện sau: 
Giảng viên cần có kiến thức chuyên 
sâu về khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ 
Chí Minh; đồng thời, nắm vững đường lối 
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà 
nước; có tri thức khoa học liên môn; có sự 
am hiểu về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn 
hóa, xã hội. Đây là điều kiện tiên quyết đặt ra 
đối với giảng viên để thực hiện thành công 
việc giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy 
các môn Lý luận chính trị. 
Bằng trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật 
của mình, giảng viên trong quá trình giảng 
dạy phải gieo vào lòng mỗi sinh viên lý 
tưởng, tình cảm cao đẹp; hun đúc ý chí vươn 
lên trong học tập và cuộc sống. Giảng viên 
phải nắm vững trình độ nhận thức của sinh 
viên; phải là người giải quyết tốt các tình 
huống nghiệp vụ sư phạm gặp phải trong quá 
trình giảng dạy. Bởi vì, một trong những điều 
kiện tạo nên sự thành công của quá trình 
giảng dạy, đó là việc nắm vững đối tượng 
người học và xử lý khéo léo các tình huống 
sư phạm diễn ra. 
Giảng viên phải sử dụng thành thạo 
phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ trong 
giảng dạy. Ngày nay, các phương tiện kỹ 
thuật có vai trò hỗ trợ rất lớn cho quá trình 
giảng dạy nói chung. Tuy không thay thế 
được vai trò của giảng viên nhưng các 
phương tiện kỹ thuật có tác động rất lớn đến 
hiệu quả giảng dạy. Đặc biệt, khi giảng viên 
 100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
muốn minh họa tri thức bằng các hình ảnh 
trực quan, bằng phim tài liệu lịch sử, các 
tình huống thực tế thì phương tiện kỹ thuật 
đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 
Để giáo dục đạo đức thông qua giảng 
dạy học phần đạt hiệu quả, đòi hỏi giảng viên 
phải là tấm gương sáng về đạo đức, tác 
phong, mẫu mực về lối sống, tâm huyết với 
nghề, hết lòng vì sinh viên. Đạo đức, lối 
sống, phong cách của người thầy là thực tiễn 
sinh động nhất minh chứng cho kết quả học 
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí 
Minh của chính thầy và là tấm gương sáng để 
sinh viên noi theo. 
- Hoạt động học tập của sinh viên là 
trung tâm trong việc nâng cao chất lượng 
giảng dạy học phần Lý luận chính trị. Đối với 
sinh viên chú trọng phát triển kỹ năng mềm 
trong việc học tập các môn Lý luận chính trị, 
đó là sự chủ động cao của người học, tinh 
thần đối thoại và tư duy phản biện, làm việc 
nhóm, tính linh hoạt và tập trung cao, chịu 
được áp lực, xử lý tình huống, nghiên cứu và 
chi tiết hoá công việc, thường xuyên học hỏi, 
tiếp cận và xử lý thông tin. Vì vậy, sinh viên 
phải đáp ứng được yêu cầu sau: 
Sinh viên thường xuyên học hỏi, tiếp 
cận và xử lý thông tin nhanh nhạy. Sinh viên 
phải có mục đích, thái độ học tập đúng, phải 
tự giác, nghiêm túc, cầu thị và phải biết xây 
dựng cho mình phương pháp học tập phù hợp 
để tạo sự hứng thú, say mê và có “tình yêu” 
với môn học. 
Sinh viên phải luôn có ý thức tự học, tự 
nghiên cứu, nhất là phải học tập trong thực tế 
cuộc sống. Đòi hỏi sinh viên phải là những 
người nỗ lực, hiện thực hóa những tri thức 
hàn lâm thành tri thức thực tiễn. 
Sinh viên phải biết rèn luyện tinh thần 
tự giác, say mê nghiên cứu khoa học. Học tập 
gắn với nghiên cứu khoa học chính là quá 
trình hiện thực hóa nguyên tắc thống nhất 
giữa lý luận và thực tiễn. 
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy các 
môn Lý luận chính trị, đòi hỏi nhà trường 
phải thực hiện tốt các điều kiện sau: 
Nhà trường có cơ chế khuyến khích 
giảng viên tham gia nghiên cứu các đề tài 
nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp thành 
phố, cấp bộ. Cần có chính sách khuyến 
khích những giảng viên có nhiều đóng góp 
đổi mới phương pháp dạy học cũng như 
nghiên cứu khoa học, trong đó cần coi trọng 
khuyến khích vận dụng nguyên tắc thống 
nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng 
dạy. Sự thành công của một công trình 
nghiên cứu khoa học phụ thuộc hoàn toàn 
vào chất lượng của thông tin đầu vào; do 
vậy, giảng viên phải được tiếp cận những 
thành tựu khoa học mới, nguồn thông tin có 
giá trị, nhất là những thông tin liên quan đến 
những vấn đề chính trị, xã hội của đất nước. 
Kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học 
là tạo điều kiện nâng cao trình độ cho giảng 
viên, đồng thời giảng viên cũng có thể tìm 
ra biện pháp thích hợp trong việc truyền đạt 
kiến thức cho sinh viên. 
Nhà trường tạo điều kiện cho các giảng 
viên của khoa Lý luận Chính trị tham gia các 
lớp tập huấn hè do Bộ Giáo dục đào tạo tổ 
chức hàng năm để cập nhật thông tin, bổ 
sung kiến thức phục vụ cho quá trình giảng 
dạy. Thường xuyên tổ chức lớp học bồi 
dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư 
phạm cho đội ngũ giảng viên, nhất là giảng 
viên trẻ về kinh nghiệm trong giảng dạy. 
 101 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
Đầu tư nâng cấp cơ sở - vật chất, trang 
thiết bị và phương tiện dạy học, kết hợp với 
việc khuyến khích giảng viên tham gia thiết kế 
và chế tạo phương tiện, đồ dùng giảng dạy. 
Nhà trường đầu tư nhiều hơn các trang thiết bị 
phục vụ cho hoạt động dạy và học như máy 
chiếu, loa, míctrên các giảng đường để giảng 
viên có thể tổ chức các tiết học ứng dụng công 
nghệ thông tin, sinh động, hấp dẫn. 
2.4. Các biện pháp nhằm nâng cao 
vai trò giáo dục đạo đức cho sinh viên 
Trường Đại học Hải Phòng 
Nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy lý 
luận chính trị là giúp sinh viên xác lập được 
thế giới quan và phương pháp luận khoa học, 
rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình 
thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa 
cả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Để 
phát huy vai trò giáo dục đạo đức cho sinh 
viên thông qua việc nâng cao chất lượng 
giảng dạy các môn Lý luận chính trị, cần 
thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau: 
Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ 
giảng viên theo hướng “Xây dựng đội ngũ 
giảng viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu 
về chất lượng” với cơ cấu phù hợp. Khoa Lý 
luận Chính trị hiện nay có 25 cán bộ giảng 
viên, trong đó có 24 giảng viên có trình độ từ 
thạc sĩ trở lên (01 PGS, 07 tiến sĩ, 02 nghiên 
cứu sinh, 01 GV cao cấp, 15 giảng viên 
chính). Đội ngũ này trước mắt là đủ về số 
lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, có cơ 
cấu hợp lý. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết 
định nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, 
đội ngũ giảng viên phải không ngừng học tập 
để nâng cao trình độ chuyên môn, phương 
pháp sư phạm; trau dồi phẩm chất đạo đức, 
lối sống, phong cách làm việc. 
Để làm được điều đó, đội ngũ giảng 
viên cần lưu ý: 
Không ngừng tự học tập, nghiên cứu 
để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý 
luận chính trị. Muốn nâng cao hiệu quả quá 
trình giảng dạy các môn Lý luận chính trị, 
trước hết giảng viên phải hiểu sâu sắc về thân 
thế, sự nghiệp, nội dung tư tưởng của các nhà 
kinh điển và những vấn đề liên quan. 
Tích cực nghiên cứu đổi mới phương 
pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp là khâu 
đột phá trong việc nâng cao chất lượng giảng 
dạy các môn Lý luận chính trị. Giảng viên phải 
đổi mới phương pháp thảo luận và tổ chức 
xêmina. Hình thức xêmina là một hình thức tổ 
chức dạy học quan trọng, là cách tốt nhất để 
gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy các 
môn lý luận chính trị. Bởi vì tổ chức xêmina, 
tính năng động tích cực của sinh viên được 
phát huy. Ở đây sinh viên được nghiên cứu tài 
liệu một cách khoa học, biết cách phân tích phê 
phán những ý kiến khác nhau, biết cách lập 
luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể 
Hướng dẫn thực hiện xêmina là một hoạt động 
khó hơn nhiều so với giảng lý thuyết trên lớp, 
nhất là khi hướng dẫn thảo luận những vấn đề 
thực tiễn sôi động đang diễn biến. Do đó, giảng 
viên phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, vững 
vàng về chuyên môn và phương pháp sư phạm, 
nhằm cuốn hút sinh viên và định hướng tốt 
trong xử lý các tình huống đặt ra, phải tổng kết, 
đánh giá kết quả tham gia của sinh viên. 
Phải luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị, 
phẩm chất đạo đức, lối sống; gương mẫu 
trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh. Giảng viên giảng dạy các môn 
Lý luận chính trị luôn vinh dự vì được góp 
một phần công sức của mình vào sự thành 
 102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
công của cuộc vận động “Học tập và làm 
theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh”. Vì vậy, bản thân giảng viên giảng dạy 
các môn Lý luận chính trị phải là tấm gương 
sáng thực hiện cuộc vận động đó. 
Giảng viên giảng dạy các môn Lý luận 
chính trị không chỉ truyền đạt tri thức lý luận 
khoa học và đạo đức, lối sống mà còn trực tiếp 
góp phần vào sự nghiệp giáo dục phong cách 
cho sinh viên. Vì vậy, giảng viên giảng dạy 
các môn Lý luận chính trị phải là tấm gương 
sáng về phong cách cho sinh viên noi theo. 
Thứ hai, Để nâng cao chất lượng giảng 
dạy phải sử dụng các phương pháp dạy học 
kết hợp với sự hỗ trợ của các phương tiện 
giảng dạy hiện đại. 
 Trong sử dụng các phương pháp dạy 
học tích cực, giảng viên cần chú ý kết hợp 
sự hỗ trợ tối ưu của các phương tiện giảng 
dạy hiện đại. Sự hỗ trợ này không chỉ góp 
phần kích thích sự hứng thú học tập mà còn 
nhằm nâng cao năng lực, phương pháp tự 
học, tự nghiên cứu của sinh viên. Quá trình 
này vừa giải quyết được yêu cầu nâng cao 
chất lượng nội dung bài giảng, vừa giúp sinh 
viên rèn luyện khả năng tự nghiên cứu phát 
hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ 
động, sáng tạo. 
Để làm được điều đó, giảng viên cần 
phải lưu ý những điểm sau: 
Cần kết hợp các phương pháp, kỹ năng 
dạy học truyền thống và hiện đại; có sự kế 
thừa những ưu điểm trong phương pháp 
thuyết trình, kết hợp với vận dụng sáng tạo 
các phương pháp, kỹ năng giảng dạy hiện 
đại. Phát huy vai trò ứng dụng công nghệ 
thông tin trong giảng dạy các môn Lý luận 
chính trị để kích thích khả năng tự học, tự 
nghiên cứu của sinh viên. Dù là sử dụng 
phương pháp truyền thống hay hiện đại, 
giảng viên phải biết kết hợp hài hòa tính khoa 
học và nghệ thuật; phải có phong cách sư 
phạm đạt đến trình độ kỹ năng, kỹ xảo và 
nghệ thuật xử lý tình huống sư phạm. 
Biết giáo dục, cổ vũ thái độ, động cơ, ý 
thức của sinh viên trong nghiên cứu, học tập 
lý luận. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy 
cần được kết hợp với đổi mới phương pháp 
học tập của sinh viên. Muốn có kết quả tốt 
phải có động cơ, thái độ, ý thức học tập tốt. 
Để có kết quả cao trong học tập các môn Lý 
luận chính trị, sinh viên phải tự trả lời và 
thực hiện đúng 3 câu hỏi của Hồ Chí Minh 
đặt ra: Phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? 
Học để làm gì? 
Để nội dung bài giảng các môn Lý luận 
chính trị sâu sắc, giảng viên cần nắm chắc 
các nguyên tắc sau: Cần nắm vững tiểu sử, 
cuộc đời hoạt động, xuất xứ bài nói, bài viết 
của C. Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lênin, Chủ 
tịch Hồ Chí Minh với việc hình thành các nội 
dung nguyên lý lý luận; Cần hiểu sâu sắc các 
nguồn gốc lý luận trực tiếp dẫn tới hình thành 
luận điểm của C. Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. 
Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh; Cần hiểu rõ 
những vấn đề lý luận cơ bản và khoa học mà 
các nhà kinh điển đề cập. 
Thứ ba, đổi mới nội dung, chương trình 
đào tạo phù hợp với đối tượng sinh viên. 
Trong thời kỳ mới, đòi hỏi nhà trường 
phải tiếp tục: “Đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục, đào tạo” để không ngừng nâng cao 
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Chúng ta 
cần khẳng định rằng, đổi mới căn bản và toàn 
diện giảo dục, đào tạo trong nhà trường vừa 
là tất yếu, vừa là yêu cầu thường xuyên, cấp 
thiết hiện nay. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_giang_day_cac_mon_ly_luan_chinh_tri_gop.pdf