Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ và kéo theo sự thay đổi
nhanh chóng đời sống xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực. Bản chất của cách mạng công
nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông
minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Giáo dục lý luận chính trị trong các
trường đại học cũng phải thay đổi để thích ứng với những tác động đó. Việc đổi mới dạy
và học các môn lý luận chính trị tại các trưởng cao đẳng và đại học đạt được những kết
quả nhất định, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Những hạn chế đó là trở ngại, giảm tính
hiệu quả trong việc dạy và học các môn lý luận chính trị trong bối cảnh cách mạng 4.0.
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thu Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ và kéo theo sự thay đổi nhanh chóng đời sống xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học cũng phải thay đổi để thích ứng với những tác động đó. Việc đổi mới dạy và học các môn lý luận chính trị tại các trưởng cao đẳng và đại học đạt được những kết quả nhất định, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Những hạn chế đó là trở ngại, giảm tính hiệu quả trong việc dạy và học các môn lý luận chính trị trong bối cảnh cách mạng 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, lý luận chính trị, đại học, khoa học công nghệ Nhận bài ngày 19.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.2.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thu Hạnh; Email: nthanh@hnmu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính trị gắn với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không có lĩnh vực nào của đời sống xã hội hiện đại lại đứng ngoài chính trị, từ vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa đến xây dựng đạo đức, lối sống; từ sự đánh giá về quá khứ đến dự báo tương lai... đều phải có định hướng chính trị rõ ràng. Theo đó, nội dung của các môn lý luận chính trị (LLCT) là rất rộng, từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Đối với sinh viên (SV), việc học tập các môn LLCT và quán triệt nghiêm túc nội dung LLCT có ý nghĩa quan trọng. Học tập và quán triệt nội dung các môn LLCT giúp SV có trình độ và năng lực tư duy lý luận khoa học, có quan điểm đúng đắn, lập trường cách mạng vững chắc và phương pháp luận khoa học, là điều kiện để SV chủ động, tự tin vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Thế giới ngày nay đang trải qua những thay đổi lớn lao chưa từng có. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - còn được gọi là cách mạng công nghiệp thế hệ 4.0 (CMCN 4.0) - TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 69 đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống con người trong thế kỷ 21. Cuộc cách mạng này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, xã hội toàn cầu, trong đó có có việc dạy và học các môn LLCT. Nó đặt ra những vấn đề cấp bách cho giáo dục đại học nói chung và việc dạy và học các môn LLCT nói riêng. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng việc dạy và học các môn LLCT của SV các trường đại học, cao đẳng hiện nay Mặc dù Đảng và Nhà nước rất quan tâm và coi trọng giáo dục LLCT trong các trường đại học, cao đẳng, tuy nhiên, việc dạy và học tập các môn LLCT còn chưa tương xứng, còn nhiều vấn đề bất cập. Một là, sự bất hợp lý trong kết cấu chương trình các môn LLCT Theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT (Quyết định ban hành chương trình các môn LLCT trình độ cao đẳng, đại học cho SV khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), các môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học đã hợp thành một môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đổi thành môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được giữ nguyên. Việc kết cấu lại chương trình, nội dung các môn LLCT đã giảm tải thời lượng học các môn LLCT vốn được xem là “nặng” đối với SV. Bên cạnh đó, việc ra đời môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin thay cho ba môn học bộ phận trước đây có thể giúp cho SV nhận thấy được tính thống nhất và logíc của học thuyết Mác - Lênin. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình môn học như trên đã xuất hiện một số bất cập “lớn” trong quá trình dạy và học tập như sau: Thứ nhất, sự hợp nhất trong nội dung môn học không đạt được sự thống nhất như mong muốn, bởi vì đã là một môn khoa học phải có đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu riêng của nó. Mỗi bộ phận trong chủ nghĩa Mác - Lênin có tính khu biệt về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu của mình. Như vậy, không làm rõ đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu riêng, thì rất khó có thể coi môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là một môn khoa học. Thứ hai, khi thay đổi kết cấu nội dung, chương trình các môn LLCT, đi liền với nó là sự giảm số tiết học đã đưa các khoa, bộ môn LLCT ở các trường đại học, cao đẳng tiến thoái lưỡng nan trong việc bố trí giảng viên (GV) giảng dạy sao cho đúng chuyên ngành 70 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI được đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo. Đối với môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, có trường cho SV học trong 1 kì và giao cho 1 GV đảm nhiệm; có trường cho học trong 1 kì và cử 3 GV giảng dạy từng phần theo chuyên môn được đào tạo. Hầu hết các trường chia môn học thành 2 phần: Nguyên lý 1 (phần 1: 2 tín chỉ), Nguyên lý 2 (phần 2 và 3: 3 tín chỉ). Nhìn chung, việc bố trí GV giảng dạy LLCT ở hầu hết các trường đều xáo trộn. Một GV có thể phải dạy cả phần triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, một mâu thuẫn lớn là GV dạy các môn LLCT thường chỉ được đào tạo chuyên sâu một chuyên ngành, nay họ phải dạy cả những môn trái chuyên ngành. Mặc dù, các trường đã cử GV đi tập huấn kiến thức theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Song dù có chứng chỉ bồi dưỡng, GV vẫn không có được kiến thức chuyên sâu. Một khi người dạy hiểu chưa sâu sắc thì không thể truyền thụ và giúp SV hiểu sâu sắc về kiến thức môn học. Nhiều GV dạy trái chuyên môn có tâm lý “chán nản”, không tâm huyết với nhiệm vụ. Hai là, đặc thù các môn LLCT có tính trừu tượng, lại nặng về lý thuyết hàn lâm, làm cho SV ngại học Thực tiễn đã có nhiều thay đổi, nhưng trong nội dung các môn LLCT vẫn nặng tính hàn lâm, ít có sự bổ sung, phát triển, nhiều vấn đề về kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhân quyền, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức... còn rất mờ nhạt, làm cho SV cảm thấy khô khan, khó hiểu, xa rời thực tiễn. Điều đó dẫn tới việc SV đã ngại học càng trở nên “nản học” các môn lý luận chính chị. Giáo trình và tài liệu học tập được biên soạn lại theo một chương trình khung và chuẩn quốc gia. Các kiến thức được bố trí theo kiểu “nhồi nhét”; tính gợi mở, tính mềm hóa bị thủ tiêu, làm cho người học khó lĩnh hội kiến thức. Ba là, thực hiện học chế tín chỉ đã làm cho thời lượng học giảm nhiều trong khi SV chưa thực sự có ý thức tự học, tự nghiên cứu Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục đại học theo học chế tín chỉ, số tiết dạy - học trên lớp của các môn LLCT giảm lớn: Trước năm 2009, số tiết môn Triết học Mác - Lênin là 90 đối với hệ đại học, 75 tiết hệ cao đẳng; môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin là 75 tiết (hệ đại học), 60 tiết (hệ cao đẳng) cho các ngành không chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh, 120 tiết (hệ đại học) và 90 tiết (hệ cao đẳng) đối với các ngành chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh; môn Chủ nghĩa xã hội khoa học là 60 tiết cho hệ đại học và 45 tiết cho hệ cao đẳng; môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là 45 tiết; môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là 30 tiết cho tất cả các ngành. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 71 Như vậy, tổng số tiết các môn LLCT như sau: Hệ đại học: Các ngành không chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh: 300 tiết; Các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh: 345 tiết. Hệ cao đẳng: Các ngành không chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh: 255 tiết; Các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh: 285. Hiện nay, số tiết các môn LLCT ở các trường cao đẳng, đại học như sau: Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin có 5 tín chỉ, môn Đường lối cách mạng Việt Nam có 3 tín chỉ, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có 2 tín chỉ. Việc thực hiện tín chỉ ở các trường cũng rất khác nhau, hầu hết các trường vẫn áp dụng số tiết tín chỉ như niên chế: 1 tín chỉ = 15 tiết; có trường thực hiện 1 tín chỉ = 22,5 tiết, nhưng những trường này lại quy định giờ học trên lên lớp chỉ có 2/3 thời lượng, tự nghiên cứu 1/3 thời lượng, như thế số tiết trên lớp vẫn không khác gì 1 tín chỉ = 15 tiết. Như vậy, số tiết học trên lớp của các môn LLCT áp dụng cho tất cả các ngành không chuyên chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hệ đại học và cao đẳng hiện nay rất “nghèo nàn”. Nếu cộng một cách cơ học, các môn LLCT sẽ có số tiết là: 75 tiết (môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin) + 45 tiết (môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) + 30 tiết (môn Tư tưởng Hồ Chí Minh) = 150 tiết. Thậm chí, một số trường đã áp dụng dạy học theo hình thức online, tiếp tục cắt giảm số tiết trên lớp chỉ còn lại 2/3. Với thời lượng học trên lớp ít như vậy, trong khi khối lượng kiến thức lại lớn, GV không thể truyền thụ được sâu sắc kiến thức môn học, lại càng không có điều kiện tổ chức học tích cực, còn SV lĩnh hội kiến thức theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Việc quy ước rằng SV phải tự học, tự nghiên cứu ở nhà cũng là một điều khó. Việc học ở nhà, GV phải giao bài tập, tổ chức thảo luận, semina, phải có tiêu chí kiểm tra đánh giá việc học ở nhà của SV... Đây quả thực cũng là một công việc mà không phải GV nào hay bài nào GV cũng có thể làm được. Bên cạnh việc giảm tiết, nhiều trường đã thực hiện ghép lớp. Các lớp được học tại hội trường lớn với sĩ số lên tới trên 100, thậm chí 200 SV. Thành phần SV thì đa dạng các chuyên ngành. Những hệ lụy của việc học các môn học này càng to lớn. Do lớp đông nên GV khó kiểm soát lớp học, GV không thể thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, thuyết trình trở thành “phương pháp vạn năng”, quan hệ tương tác giữa người dạy và người học không thể thực hiện được. Một số SV ngồi học theo kiểu có mặt điểm danh. Chất lượng dạy và học môn học bị giảm sút, kết quả học tập thấp, điều đó càng làm cho SV cảm thấy xa rời các môn LLCT. 72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Việc giảm tiết, ghép lớp đã làm giảm khối lượng công việc của GV giảng dạy các môn LLCT; thêm vào đó, nhiều trường không tuyển sinh đủ SV. Cho nên có trường, một năm, mỗi GV chỉ dạy 1 lớp; có trường, GV phải chuyển sang làm các công việc không đúng chuyên môn; thậm chí có trường cho GV nghỉ việc không lương và vào danh sách cắt giảm biên chế. Bốn là, trình độ và phương pháp giảng dạy các môn LLCT còn nhiều hạn chế Để giảng dạy lý luận tốt, các GV phải có trình độ lý luận; đồng thời cần có vốn sống, vốn hiểu biết xã hội dầy dặn; không chỉ có kinh nghiệm thực tiễn và mà còn cần có tư duy trừu tượng hóa, khái quát hóa. Bên cạnh nhiều GV đã sử dụng tốt giáo án điện tử, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, phim tư liệu; seminar, thảo luận vẫn còn một bộ phận không nhỏ GV còn chậm đổi mới phương pháp. Một số GV sử dụng giáo án điện tử chưa hiệu quả, theo kiểu chiếu chữ trên màn hình. Ở một số trường, cơ sở vật chất thiếu thốn, không có máy tính, máy chiếu, loa, tài liệu học tập... nên GV khó áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Tình trạng thầy cô đọc, trò chép vẫn còn nhiều. Giờ học thiếu tính đối thoại làm cho các tiết giảng trở nên nhàm chán, SV không hứng thú học tập. Năm là, SV thiếu hụt nền tảng kiến thức lịch sử, xã hội và ít trải nghiệm thực tiễn Để học tốt các môn LLCT, SV phải có nền tảng kiến thức khoa học xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây học sinh phổ thông ít quan tâm đến các môn khoa học xã hội, nhất là môn lịch sử, trừ một số học sinh chọn khối thi đại học có các môn xã hội. Lỗ hổng về kiến thức xã hội ở phổ thông là một trở lực khiến SV khó tiếp thu kiến thức các môn LLCT. Bên cạnh thiếu nền tảng kiến thức xã hội, SV Việt Nam còn ít trải nghiệm thực tiễn, ít hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội quốc tế và trong nước, nên càng khó khăn hơn khi học tập LLCT. Bảy là, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập cũng ảnh hưởng tới niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần học tập LLCT của SV Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên thành quả mà chúng ta đạt được còn chưa bắt kịp được với xu thế phát triển như vũ bão về kinh tế, xã hội toàn cầu. Nhiều mặt trái của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa thời kì đầu và hội nhập quốc tế đã nảy sinh, như: tình trạng phân hóa giàu nghèo ra tăng; nạn tham nhũng, quan liêu trở thành TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 73 gánh nặng xã hội; tình trạng suy thoái về đạo đức xã hội, tình trạng mất dân chủ, tình trạng người lao động bị bóc lột, nạn thất nghiệp... xuất hiện ngày càng nhiều. Trong bối cảnh như vậy, tư tưởng của SV cũng bị ảnh hưởng làm cho họ bị mất phương hướng và định hướng giá trị. Niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa vì thế bị tác động, SV vốn đã không thích học các môn LLCT nay lại càng suy giảm động lực để tiếp thu kiến thức các môn học này. 2.2. Tác động của cách mạng 4.0 tới việc dạy học các môn LLCT Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy... Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng, Internet vạn vật và điện toán đám mây. Qua đó, người ta tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lí. Đây còn được gọi là cuộc cách mạng số, vì chúng ta sẽ được chứng kiến công cuộc “số hóa” thế giới thực thành thế giới ảo. Điều khác biệt giữa CMCN 4.0 với ba cuộc cách mạng trước đó là CMCN 4.0 không gắn với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyền thông. Cuộc cách mạng này trực tiếp nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Nó sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Cuộc cách mạng 4.0 có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động trên cả thế giới và Việt Nam. Bởi một khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, số lượng người lao động mà máy móc có thể thay thế được sẽ bị dư thừa và các công việc an toàn với thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng. Chính vì vậy, lao động nghề, lao động trình độ thấp phải không ngừng trau dồi để nâng cao tay nghề, làm sao để năng suất tối ưu hơn những dây chuyền sản xuất tự động. Lao động trình độ cao, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên cũng phải không ngừng học hỏi, không ngừng cầu tiến, vì sự phát triển của máy móc đang theo rất sát đằng sau chúng ta. Như vậy, trong một thị trường việc làm vốn đã rất gay gắt bởi những cuộc cạnh tranh giữa người với người, bây giờ người ta còn phải cạnh tranh thêm với cả robot. Có thể hình dung, cách mạng 4.0 sẽ tiến tới loại bỏ những công việc phổ thông hoặc mang tính chất lặp đi lặp lại, thay thế toàn bộ bằng máy móc. Nhưng đồng thời, 74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề cao, tư duy sáng tạo, thực hiện những công việc phức tạp, làm chủ máy móc lại tăng lên. CMCN 4.0 lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn... Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục của Việt Nam cần phải nhận thức được, sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực. Trong tương lai, năng lực sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất. Điều đó sẽ tạo nên một sự gia tăng trong thị trường việc làm và ngày càng phân hóa theo hai nhóm: Nhóm kỹ năng thấp/trả lương thấp và nhóm kỹ năng cao/trả lương cao. Điều này sẽ góp phần làm gia tăng những mâu thuẫn trong xã hội. 2.3. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc dạy và học các môn LLCT Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục, trong thời đại mới, người ta sẽ không còn quá quan trọng đến một tấm bằng một cách hình thức, đến nguồn gốc xuất thân hay những mối quan hệ, vấn đề là kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng... Trong cuộc CMCN 4.0, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Ai có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công. Đối với các trường đại học, CMCN 4.0 đòi hỏi phải đào tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ giáo dục cao hơn so với 10 năm trước, bởi thị trường đòi hỏi lao động có trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn. Thực tế hiện nay, giáo dục đại học về tổng thể vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Cuộc CMCN 4.0 có ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất đến giáo dục nói chung và các môn LLCT nói riêng gắn liền trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực. Tác động trực tiếp thấy rõ đó là giúp thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình đại học. Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội. Trường không chỉ đóng khung trong các bức tường của giảng đường, lớp học hay phòng thí nghiệm, mà phải mở rộng liên kết, kết nối. Đây là một thách thức không nhỏ tới việc dạy và học các môn LLCT. Các môn LLCT cũng phải góp phần đào tạo ra những con người có năng lực tư duy, sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Đây cũng là những kỹ năng mà SV Việt Nam đang thiếu nhiều nhất. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 75 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đã đem lại việc giảng dạy đại học ở Việt Nam những thách thức mới, đòi hỏi những nỗ lực hết mình để theo kịp thời đại và để có thể cùng tham gia vào quá trình “kinh tế tri thức”. Khái niệm “biết đọc” cũng đã được định nghĩa lại để bao gồm “biết đọc công nghệ”. Điều đó đã tạo ra một nhu cầu rất lớn của xã hội đối với ngành giáo dục mà trong đó giáo viên là đối tượng cần phải “biết đọc công nghệ” để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc truyền tải kiến thức đến người học. “Những mô hình đại học truyền thống đang bị thách thức. Cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi bản chất của trường đại học truyền thống, tạo điều kiện cho đại chúng hóa giáo dục đại học phát triển”. Đứng trước xu thế của sự phát triển, đối với quá trình dạy, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; chuyển phát triển giáo dục đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng và hiệu quả; chuyển từ chỉ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân; chuyển từ quan niệm cứ có kiến thức là có năng lực sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực. Còn với việc học, cần chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, tư duy độc lập. Không chỉ học trong sách vở, qua tài liệu mà phải học qua nhiều hình thức khác như qua trò chơi, liên hệ tương tác, cung ứng đám đông, học bằng dự án. Đặc biệt, với SV là người lao động trong tương lai cần thay đổi suy nghĩ học một lần cho cả đời bằng việc học cả đời để làm việc cả đời. Tức là phương pháp giảng dạy cũng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong việc tổ chức giáo dục. Qua đó, hình thức giáo dục sẽ linh hoạt về thời gian, không gian, phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá nhân phát triển E- learning hay sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập lại các kết quả của quá trình dạy học từ phía người học một cách liên tục và linh hoạt. 2.4. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc học tập các môn LLCT cho SV Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể, các thầy cô không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Ngoài ra, ứng dụng CNTT trong dạy học còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình. SV được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc - chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp SV thêm tự tin mà còn để 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học. Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với CNTT trong lớp học còn mang đến cho SV những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp, đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin cho bài học của SV. Thứ hai, kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp giảng dạy hiện đại. Phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp mà trong đó chủ yếu là thầy nói, trò nghe. Hiện nay, chưa có một phương pháp giảng dạy hiện đại nào có thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống, mặc dù các phương pháp giảng dạy truyền thống cụ thể như thuyết trình còn tồn tại nhiều hạn chế như: không khuyến khích được tính chủ động của người học, người học muốn học tốt phải lắng nghe, cố ghi chép, cố nhớ kiến thức thay vì sáng tạo trong quá trình học tập. Để khắc phục những mặt hạn chế nêu trên, cần thiết phải có sự kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại với nhau, cụ thể như: kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp làm việc nhóm, giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp sử dụng tình huống, giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp thực tập Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung, chương trình dạy học cần được triển khai theo hướng mở, cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước, cần thiết sử dụng giáo trình, học liệu nước ngoài một cách linh hoạt để mở mang sự hiểu biết cho người dạy và người học, nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi. Cho phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để người học có thời gian tự học và tự nghiên cứu. Đối với phương pháp dạy, các môn LLCT vẫn rất cần phát huy phương pháp thuyết trình. Bên cạnh đó, để có một tiết giảng sinh động đem lại hứng thú và phát huy tính sáng tạo của SV, các GV cần áp dụng các phương tiện và phương pháp dạy học tiên tiến. Tổ chức các buổi thảo luận theo chuyên đề, hoạt động nhóm, trình chiếu slide, phim tư liệu. Tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau. Đồng thời, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin; về đường lối, chiến lược của Đảng; về những vấn đề quan trọng trong thực tiễn của đất nước và quốc tế; đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Giúp SV thấy được những giá trị to lớn của các môn LLCT và áp dụng vào cuộc sống của bản thân. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 77 Thứ tư, tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học và các hoạt động chuyên môn tại các cơ sở giáo dục đại học. CMCN 4.0 tác động toàn cầu, đối với công tác giáo dục thì ứng dụng công nghệ khoa học là một tất yếu khách quan, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ một trường đại học nào. Kết hợp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong giảng dạy luôn là một giải pháp tất yếu, một nội dung quan trọng trong tiến trình đào tạo đại học. Đối với mỗi trường đại học, cần đặt ra lộ trình tiến tới quốc tế hóa các tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động khoa học và các hoạt động về chuyên môn trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học. Từ lâu, việc ứng dụng thành tựu công nghệ trong dạy học đã được thực hiện ở rất nhiều nước phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, tuy khoảng thời gian ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tại các trường học còn khá ngắn, nhưng những lợi ích của điều đó đã được thể hiện rõ nét. Đứng trước yêu cầu của sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi chất lượng giáo viên phải được nâng cao, các phương pháp giảng dạy phải được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Thứ năm, cần có chính sách lương hợp lý để GV đủ sống bằng nghề của mình, chuyên tâm vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong việc chăm lo đến đội ngũ giáo chức, tuy nhiên sự chăm lo đó chưa thực sự tương xứng với nhu cầu phát triển; chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo còn thấp; đời sống giáo chức còn nhiều khó khăn. Những tác động của kinh tế thị trường làm cho không ít nhà giáo mất động lực cống hiến. Do vậy, phải có chế độ lương phù hợp để bảo đảm cuộc sống cho các GV yên tâm công tác; có chính sách đãi ngộ thích đáng nhằm thu hút các nhà khoa học, các GV giỏi trong tham gia nghiên cứu và giảng dạy LLCT tại các trường đại học, cao đẳng. 3. KẾT LUẬN Cuộc CMCN 4.0 có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục nói chung và các môn LLCT nói riêng gắn liền trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực. Các môn LLCT cũng phải góp phần đào tạo ra những con người có năng lực tư duy, sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Ứng dụng CNTT trong dạy học các môn LLCT sẽ giúp GV nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy, biết vận dụng kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp giảng dạy hiện đại theo hướng hội nhập quốc tế. 78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Cúc (2017), “Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, - Báo điện tử baomoi.com, ngày 27/8/2017. 2. Phùng Danh Cường (2017), “Dạy và học các môn LLCT ở các trường đại học, cao đẳng - Thực trạng và giải pháp”, - Tạp chí Lý luận chính trị, số 6-2017. 3. Kim Huyền (2017), “Microsoft và Tập đoàn Nguyễn Hoàng thúc đẩy trường học thông minh”, Báo Tuổi trẻ, ngày 16/6/2017. 4. Phan Quang Trung (2017), “Giáo dục đại học phải làm gì trước thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0?”, - Báo điện tử giaoduc.net.vn, ngày 22/07/2017. 5. Phan Văn Trường (2017), “Ngành giáo dục "đón đầu" cuộc Cách mạng 4.0 ra sao?”, - Báo điện tử baoquocte.vn, ngày 14/4/2017. 6. “Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?”, - Báo điện tử news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40- la-gi-post750267.html. 7. “Giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0”, - Nguồn: mang-cong-nghiep-40/308970.vgp. 8. “Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, - Báo điện tử baomoi.com.vn, ngày 27/08/2017. 9. “Cách mạng công nghiệp 4.0 với giáo dục đại học nói chung và Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng”, Báo điện tử - Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 22/11/2017. IMPROVING THE QUALITY OF TEACHING AND LEARNING THE POLITICAL THEORY IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Abstract: The Industrial Revolution 4.0 has a strong impact and has led to a rapid change in social life in all areas. The nature of the industrial revolution 4.0 is based on digital technology platform and integrates all smart technologies to optimize processes and production methods. The Political Theory of education in universities must also change to accommodate those impacts. Innovations in teaching and learning political reasoning at college and university leaders achieve results but certain limitations exist. These limitations are obstacles, reducing the effectiveness of teaching and learning political reasoning in the context of the 4.0 revolution. Keywords: Revolution 4.0, Political Theory, university, science and technology...
File đính kèm:
- nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_cac_mon_ly_luan_chinh_tri_tro.pdf