Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đảng ta hiện nay

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ rõ tầm quan trọng của công tác giáo

dục lý luận chính trị trong mọi giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Người nhấn

mạnh: “Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận

của Đảng ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của

Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ

cách mạng vĩ đại của mình”. Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận

chính trị cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của Đảng ta hiện nay

cần phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng

về vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị; tích cực đổi mới nội dung; không

ngừng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của mỗi

cán bộ, đảng viên; đề cao trách nhiệm trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện

của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

pdf 8 trang kimcuc 17140
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đảng ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đảng ta hiện nay

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đảng ta hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
93 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC 
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG 
YÊU CẦU SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY 
Vũ Thị Duyên 
Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 
Tóm tắt: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ rõ tầm quan trọng của công tác giáo 
dục lý luận chính trị trong mọi giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Người nhấn 
mạnh: “Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận 
của Đảng ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của 
Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ 
cách mạng vĩ đại của mình”. Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận 
chính trị cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của Đảng ta hiện nay 
cần phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng 
về vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị; tích cực đổi mới nội dung; không 
ngừng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của mỗi 
cán bộ, đảng viên; đề cao trách nhiệm trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện 
của đội ngũ cán bộ, đảng viên. 
Từ khóa: Chất lượng; giáo dục; chính trị; đảng viên; hiện nay. 
Nhận bài ngày 10.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 12.10.2019. 
Liên hệ tác giả: Vũ Thị Duyên; Email: duyenvulsd@gmail.com 
1. MỞ ĐẦU 
 Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến 
công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành 
động cho cán bộ, đảng viên để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Việc học tập lý luận 
chính trị là công việc thường xuyên đối với mỗi cán bộ, đảng viên nhằm hình thành thế 
giới quan, phương pháp luận khoa học, từ đó vận dụng vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ 
được giao. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán 
bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, sự nghiệp đổi mới của Đảng hiện nay là vấn đề rất quan 
trọng và cấp thiết, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đại 
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII yêu cầu: “Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận 
chính trị, học tập nghị quyết của Đảng. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật 
94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là 
cấp Trung ương. Tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính 
trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối 
tượng” [1, tr.201-202]. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên 
 Vai trò của lý luận chính trị là vô cùng quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, 
cũng như việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. V.I.Lênin chỉ rõ: Không có lý luận 
cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng; chỉ Đảng nào được một lý luận 
tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong. Kế thừa và 
phát triển quan điểm đó, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trong vai trò của lý luận. Người yêu cầu 
“Phải sửa đổi lề lối làm việc của Đảng”, thông qua việc mỗi đảng viên phải sửa chữa 
những khuyết điểm của mình và của đồng chí mình. Người cũng chỉ rõ, các khuyết điểm 
của cán bộ, đảng viên có nhiều thứ nhưng đầu tiên và nguy hiểm nhất là khuyết điểm về tư 
tưởng, tức là bệnh chủ quan. Nếu không chữa ngay, để nó lây ra, thì có hại vô cùng. Vậy 
bệnh chủ quan do đâu mà có? Nguyên nhân gây ra bệnh chủ quan được chỉ rõ, đó là do 
kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông. 
Theo Hồ Chí Minh, lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng 
hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Lý luận của chủ 
nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay 
của tất cả các nước, đó là “Khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa 
học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ 
nghĩa xã hội” [2, Tập 11, tr.96]. Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của lý luận chính trị. 
Theo Người, lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu 
tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận, rồi lại đem nó chứng 
minh với thực tế. Lý luận soi đường cho thực tiễn, như cái kim chỉ nam chỉ phương hướng 
cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. 
Nếu không chú tâm nghiên cứu, nắm vững lý luận sẽ dẫn đến suy thoái về tư tưởng 
chính trị. 
Hồ Chí Minh cho rằng, việc học tập lý luận chính trị có vai trò hết sức quan trọng, cần 
thiết, thường xuyên và lâu dài đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, Đảng ta cần phải có 
kế hoạch và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị bắt buộc hàng năm 
đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp 
với từng đối tượng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
95 
Việc học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng, góp phần 
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thực hiện có hiệu quả công tác 
này là cơ sở trực tiếp nhằm nâng cao bản lĩnh, trình độ, trí tuệ của toàn đảng và mỗi cán 
bộ, đảng viên. Trong đó, cần chú trọng việc quán triệt và vận dụng sáng tạo lý luận chủ 
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tránh giáo điều, dập khuôn máy móc. 
2.2. Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên thời 
gian qua 
 Ưu điểm 
Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên có ý nghĩa quan trọng trong 
mọi thời kỳ của cách mạng. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, công tác này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hiện 
việc sinh hoạt Đảng, tổ chức học tập quán triệt các chủ trương, chính sách mới của Đảng 
và Nhà nước được thực hiện thường xuyên tại các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước từ 
Trung ương đến địa phương. Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho các cán bộ cốt cán, 
đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền từ thôn xã, quận huyện đến 
các cấp cao hơn cũng được chú trọng. Vai trò của các trường chính trị ở Trung ương và các 
địa phương được nâng cao. Nhờ thực hiện tốt công tác này mà về cơ bản, đội ngũ cán bộ, 
đảng viên của Đảng đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong tình hình mới; góp 
phần xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng lẫn tổ chức quản lý và phẩm 
chất, đạo đức cách mạng. 
 Hạn chế 
Bên cạnh những chuyển biến tích cực trên, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của 
Đảng cũng thẳng thắn đánh chỉ rõ một số hạn chế của công tác bồi dưỡng lý luận chính trị 
cho cán bộ, đảng viên thời gian qua; trong đó, nhấn mạnh đến yếu tố ý thức của chính một 
bộ phận cán bộ, đảng viên được giáo dục, bồi dưỡng đó: Nhận thức sai lệch về ý nghĩa tầm 
quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật 
của Nhà nước. 
Đặc biệt, công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên còn chưa cập nhật 
kịp thời những vấn đề mới mà thực tiễn đang đặt ra: “Hệ thống, chương trình đào tạo, bồi 
dưỡng lý luận chính trị còn nhiều bất hợp lý. Phương pháp giảng dạy, học tập chính trị còn 
lạc hậu” [1, tr.193]. Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đúng vai trò, thiếu cố 
gắng học tập. Cá biệt có đồng chí không nắm được các nguyên lý xây dựng Đảng, không 
chịu học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là một trong 
những nguyên nhân của tình trạng chủ trương, đường lối của Đảng thì đúng, nhưng không 
96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
thấm đượm vào thực tiễn cuộc sống. Chương trình giáo dục lý luận chính trị còn nặng về lý 
thuyết, chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đặt ra. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thiếu 
sự trải nghiệm, kiến thức thực tiễn còn hạn chế. Tất cả những điều này đặt ra thách thức 
lớn cho công tác xây dựng Đảng hiện nay. 
2.3. Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận 
chính trị cho cán bộ, đảng viên trong bối cảnh mới 
Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện 
nay, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau: 
Một là, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng 
về vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. 
Xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị có 
ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, phải làm tốt việc giáo dục, quán triệt và tổ chức thực hiện có 
hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, 
đảng viên. Chú trọng việc quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII; Nghị quyết 
Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn 
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn 
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Theo đó, quy định việc học tập lý luận chính trị là 
nghĩa vụ và phải được quy định thành chế độ để mỗi cán bộ, đảng viên tự giác thực 
hiện. Có kế hoạch giáo dục nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, 
đảng viên gắn với chức danh, nghề nghiệp, nhiệm vụ cụ thể. 
 Đổi mới hình thức giáo dục lý luận chính trị phù hợp với trình độ, khả năng của mỗi 
cán bộ, đảng viên. Tuỳ thuộc vào điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, đảng 
viên, phải gắn với trình độ, công việc được giao để tổ chức các loại hình học tập cho phù 
hợp, thiết thực và hiệu quả. Luôn thống nhất cao trong nhận thức về tầm quan trọng của 
việc học tập lý luận chính trị thì công tác này mới đạt hiệu quả cao, nếu không thì sẽ không 
có kết quả tốt. Trong đó, cán bộ là khâu then chốt, nhân tố quyết định sự thành công của sự 
nghiệp cách mạng. Cán bộ và công tác cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong 
công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Mỗi giai đoạn cách mạng cần có đội 
ngũ cán bộ phù hợp, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của giai đoạn cách mạng đó. 
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng hoàn thiện mô hình chủ 
nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, 
làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và 
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, 
nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển 
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” [1, tr.201]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
97 
Hiện nay, tình hình quốc tế và khu vực ngày càng diễn biến phức tạp, nhiệm vụ cách 
mạng nước ta bên cạnh những thuận lợi cũng còn không ít khó khăn, đòi hỏi đội ngũ cán 
bộ, đảng viên phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác mới đáp 
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp là người 
trực tiếp đưa chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên và quần 
chúng nhân dân, càng đòi hỏi phải có trình độ cao về mọi mặt, nhất là trình độ lý luận 
chính trị. Do đó, phải thường xuyên “Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính 
chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản 
lý chủ chốt các cấp; không dao động trong bất kỳ tình huống nào. Giữ vững bản chất giai 
cấp công nhân của Đảng, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên” [1, tr.199]. 
Hai là, tích cực đổi mới nội dung giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đáp 
ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn của cách mạng. 
Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất 
lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: 
“Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết 
phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù 
hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, đồng thuận trong xã hội” [1, 
tr.200]. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính thiết thực, nâng cao trình độ, khả năng lãnh 
đạo, quản lý, đáp ứng nhu cầu công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những kiến thức 
trong chương trình góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận, niềm tin, rèn 
luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ, phương pháp công tác. 
Đây là một trong những yêu cầu cần được coi trọng và thể hiện trong nội dung chương 
trình giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. 
Nội dung giáo dục lý luận chính trị cần tập trung vào việc đổi mới và nâng cao chất 
lượng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kịp 
thời cập nhật những thông tin mới, kiến thức mới nhất là những thành tựu về lý luận và 
thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới đất nước. Nghiên cứu, làm sáng rõ hơn các thành tựu 
trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, những nhận thức, vấn đề mới nảy sinh về 
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển nền kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy 
quyền làm chủ của nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản 
lĩnh chính trị vững vàng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối 
sống, nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố niềm tin vào con 
đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. 
Quán triệt và thực hiện có hiệu quả các quan điểm trong Đại hội XII của Đảng, “đẩy 
mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, 
98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo 
hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả” [1, tr.200]. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan 
điểm lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Người nêu rõ: dạy chính trị thì mênh mông mà 
không thiết thực, học rồi không dùng được..., lý luận và thực tế không ăn khớp với nhau. 
Người đặc biệt phê phán bệnh nói suông, lan man, thiếu thực tế: Nói mênh mông trời đất. 
Nói gì cũng có. Nhưng chỉ chừa một điều không nói đến là những việc thiết thực cho địa 
phương đó, những việc mà dân chúng ở đó cần biết, cần hiểu, cần làm, thì không nói đến. 
Đây cũng là hạn chế rất lớn trong giáo dục lý luận chính trị hiện nay. Nội dung thường 
nặng về lý luận và những kiến thức tổng quát, vĩ mô. Phần nói về thực tiễn, các kỹ năng 
giải quyết công việc thực tế thường chiếm dung lượng nhỏ, sơ sài, cứng nhắc, không phù 
hợp. Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa 
đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận 
chính trị còn nhiều bất hợp lý. Phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị còn lạc 
hậu” [1, tr.193]. Giảng viên vì hạn chế về kiến thức thực tiễn nên cũng chỉ giảng sâu phần 
lý luận mà không đi sâu phần áp dụng thực tiễn. Để khắc phục hạn chế này, Người yêu 
cầu: “Học cốt để mà làm. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Vì vậy huấn 
luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực 
hành ngay”. Đại hội XII của Đảng yêu cầu phải “đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát 
triển đội ngũ cán bộ cán bộ lý luận, nhất là những chuyên gia đầu ngành; nâng cao chất 
lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đáp ứng yêu cầu mới” [1, tr.201]. 
Từ đây, công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên cần phải đổi mới về 
nội dung theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với trình độ và nhu cầu của người 
học. Xây dựng các chương trình giáo dục lý luận chính trị cần gắn với tình hình, nhiệm vụ 
cụ thể; bổ sung các kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế trong các lĩnh vực công tác; giảm bớt 
phần lý luận chung, trừu tượng, trùng lặp. 
Ba là, không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính độc lập, 
sáng tạo của mỗi cán bộ, đảng viên. 
Nói về phương pháp giáo dục lý luận chính trị, Hồ Chí Minh phê phán cách học một 
chiều, áp đặt, “nhồi sọ”, khô khan mà không hướng dẫn cách tổ chức thực hiện trên thực 
tế. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên tránh lối học thuộc lòng từng câu chữ, hiểu một 
cách máy móc lý luận Mác - Lênin. Theo Người, cách giáo dục đúng đắn là trong lúc học 
lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Trong cách học tập, phải 
lấy tự học làm cốt. 
Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ; rèn luyện bản lĩnh 
chính trị, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công 
vô tư. Gắn việc học tập lý luận chính trị với thực tiễn công tác hằng ngày. Trong công tác, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
99 
gắn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ 
thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) với việc tự học, tự nghiên cứu của mỗi cán bộ, 
đảng viên. Tích cực, chủ động đấu tranh, phê phán với các quan điểm sai trái làm thất bại 
mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội và bất 
mãn chính trị, bệnh “công thần và kiêu ngạo cộng sản”; “Tăng cường đấu tranh làm thất 
bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn 
chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch” [1, tr.201]. 
Thường xuyên, chú trọng nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị của mỗi cán 
bộ, đảng viên. Điều đó được thể hiện ở sự chuyển biến về nhận thức, quyết tâm học tập của 
mỗi cán bộ, đảng viên khi học. Cán bộ, đảng viên phải là người nhận thức sâu sắc vai trò 
và tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị. Chủ động, tích cực, sáng tạo trong học 
tập, nghiên cứu sâu để đạt chất lượng và kết quả cao nhất. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận 
thức việc học tập lý luận chính trị là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Kiên 
quyết khắc phục lối dạy “độc thoại”, thông tin một chiều, nặng về lý thuyết, áp đặt thụ 
động, máy móc, lý luận xa rời thực tiễn, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của mỗi cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, 
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. 
Bốn là, đề cao trách nhiệm trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của đội 
ngũ cán bộ, đảng viên. 
Bên cạnh việc học theo trường lớp, phải đặc biệt đề cao vai trò tự học, tự nghiên cứu, 
rèn luyện lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên. Kết quả học tập lý luận chính trị của cán 
bộ, đảng viên viên phải được xem xét như là những căn cứ quan trọng cho việc bố trí, sắp 
xếp vị trí công tác sau khi được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Nâng cao tính tự giác 
rèn luyện, học tập lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhu cầu học tập lý luận 
chính trị phải trở thành đòi hỏi tự thân, thúc đẩy người học thường xuyên tự nghiên cứu, 
học tập lý luận chính trị, học tập chuyên môn nghiệp vụ, không tự bằng lòng với kết quả 
học tập và phấn đấu của bản thân. Vì vậy, phải “Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên 
phong, gương mẫu có trách nhiệm cao trong công việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất 
đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng 
trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng” [1, tr.205]. 
Học lý luận chính trị để vận dụng vào thực tiễn; kiểm tra, tổng kết lại những kinh 
nghiệm thực tiễn phục vụ cho nhiệm vụ công tác. Kết hợp việc giáo dục nâng cao trình độ 
lý luận chính trị với công tác tổng kết thực tiễn. Từ việc rút ra những vấn đề có tính quy 
luật của sự phát triển, phát hiện bản chất của sự vật, hiện tượng, cần đưa ra được những 
quyết sách phù hợp, dự báo đúng đắn về xu hướng vận động và phát triển của hiện thực, 
thấy được sự biểu hiện sinh động của lý luận trong cuộc sống. Tổng kết thực tiễn để khái 
quát những kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận, sau đó dùng lý luận đó soi sáng cho hoạt 
động thực tiễn tiếp theo. 
100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
3. KẾT LUẬN 
Trên đây là những vấn đề cơ bản góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý 
luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới của Đảng hiện nay. 
Để thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy 
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển 
hóa” trong nội bộ”, nhất là trong việc ngăn chặn hiện tượng lười học tập lý luận chính trị 
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, cần quán triệt và thực hiện đầy đủ, đồng bộ 
các giải pháp trên. Có như vậy mới thực sự “ nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực trí 
tuệ, phẩm chất và đạo đức cách mạng, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, 
củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng” [1, tr.440]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, - Văn phòng 
Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016. 
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. 
3. Đỗ Thị Phượng, “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng 
viên”, - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 20/01/2018. 
4. V.I.Lênin, Toàn tập, - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. 
5. Nguyễn Văn Vương (2018), “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị”, - Tạp 
chí Tuyên giáo, ngày 27/12/2018. 
IMPROVING QUALITY OF EDUCATION WORK ON 
POLITICAL THEORY FOR INDIVIDUALS AND 
PARTICIPANTS TO MEET THE PARTY'S REQUESTED 
CAREER REQUIREMENTS 
Abstract: During his lifetime, President Ho Chi Minh always pointed out the importance 
of educating political theory in all stages of development of the Vietnamese revolution. 
He emphasized: “Our Party organized a theory school for officials to improve the Party's 
reasoning level in order to address the demands of the Party's revolutionary mission and 
the actual situation, so that our Party can do it. able to do better his work, better fulfill his 
great revolutionary task ”[2, Episode 11, p.90]. Therefore, in order to improve the quality of 
political theory education for cadres and party members who meet the requirements of our 
Party's renewal cause, it is necessary to regularly perform well the work of raising 
awareness. all forces on the position and role of political theoretical education; Active 
content innovation; constantly innovating educational methods towards promoting the 
independence and creativity of each cadre and party member; uphold the responsibility in the 
process of self-study, self-study and training of officials and party members. 
 Keywords: Quality; education; politic; party members; the current. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_cong_tac_giao_duc_ly_luan_chinh_tri_cho.pdf