Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế về chống lao động cưỡng bức

Để đánh giá pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức

cần có sự so sánh, đánh giá toàn diện với các chuẩn mực pháp luật

quốc tế về chống lao động cưỡng bức. Công ước số 29 và Công

ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế được coi là hai văn kiện

cơ bản về chống lao động cưỡng bức. Công ước số 29 được Hội

nghị toàn thể thông qua ngày 28/6/1930 và Công ước số 105 được

Hội nghị toàn thể thông qua ngày 25/6/1957. Hiện nay, Việt Nam

đã gia nhập Công ước số 29 và đang nghiên cứu để xem xét việc

gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế

pdf 10 trang kimcuc 5280
Bạn đang xem tài liệu "Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế về chống lao động cưỡng bức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế về chống lao động cưỡng bức

Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế về chống lao động cưỡng bức
MỨC ĐỘ TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
VỚI CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CHỐNG LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC1
1 Bài viết có sử dụng kết quả của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Lao động cưỡng bức - Tiêu chuẩn quốc tế, pháp 
luật và thực tiễn ở Việt Nam” do ThS. Lê Phú Hà làm chủ nhiệm.
Tóm tắt: 
Để đánh giá pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức 
cần có sự so sánh, đánh giá toàn diện với các chuẩn mực pháp luật 
quốc tế về chống lao động cưỡng bức. Công ước số 29 và Công 
ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế được coi là hai văn kiện 
cơ bản về chống lao động cưỡng bức. Công ước số 29 được Hội 
nghị toàn thể thông qua ngày 28/6/1930 và Công ước số 105 được 
Hội nghị toàn thể thông qua ngày 25/6/1957. Hiện nay, Việt Nam 
đã gia nhập Công ước số 29 và đang nghiên cứu để xem xét việc 
gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế2. 
2 Xem thêm Quyết định số 2528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Lê Phú Hà*
* ThS. Viện Nghiên cứu Lập pháp
Abstract 
In order to evaluate the Vietnamese law on the elimination of 
forced labour, it is needed to proceed comprehensive comparisons 
and assessments with international standards on the forced 
labour. The Convention No. 29 and Convention No. 105 of the 
International Labor Organization are considered as the two 
foundermental documents on anti-forced labour. The Convention 
No. 29 was adopted by the Plenary Session on June 28, 1930 and 
the Convention No. 105 was adopted by the Plenary Session on 
June 25, 1957. Currently, Vietnam has joined the Convention No. 
29 and is also reviewing to consider joining the Convention No. 
105 of the International Labor Organization.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: lao động cưỡng bức, chống lao 
động cưỡng bức, cưỡng bức lao động
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 18/11/2018
Biên tập : 12/12/2018
Duyệt bài : 18/12/2018
Article Infomation:
Keywords: forced labourers; anti-forced 
labour; compulsory labour 
Article History:
Received : 18 Nov. 2018
Edited : 12 Dec. 2018
Approved : 18 Dec. 2018
1. Về định nghĩa lao động cưỡng bức hoặc 
bắt buộc
Công ước số 29 của Tổ chức Lao động 
quốc tế (ILO) đã đưa ra định nghĩa khá đầy 
đủ về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc. 
Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Công ước số 
29 quy định: "Tất cả các công việc hay dịch 
vụ mà một người thực hiện dưới sự đe dọa 
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 4(380) T2/2019
phải chịu một hình phạt và vì hình phạt này 
người đó không tự nguyện làm việc". Như 
vậy, một hoạt động lao động được coi là lao 
động cưỡng bức hoặc bắt buộc khi có sự 
hiện diện của cả 3 yếu tố:
Thứ nhất, một người thực hiện một 
công việc hoặc dịch vụ cho người khác;
Thứ hai, người này không tự nguyện 
thực hiện công việc hoặc dịch vụ đó;
Thứ ba, người thực hiện công việc 
hoặc dịch vụ đó bị đe dọa sẽ chịu một hình 
phạt nào đó nếu không tiến hành công việc 
hoặc dịch vụ đó.
Về phạm vi, khái niệm mà Công ước 
29 đưa ra không bó hẹp dưới dạng các hành 
động cụ thể là "đánh đập, nhục mạ hoặc bị 
ép buộc" người lao động mà nó thể hiện 
dưới dạng cả đe dọa và cả hành động liên 
quan tới bạo lực, hay hạn chế về thân thể, 
hay tước đoạt quyền tự do và các đặc quyền 
khác của người lao động. Về đối tượng của 
đe dọa hay áp dụng các hình phạt nhằm ép 
buộc người lao động phải làm những công 
việc mà bản thân họ không tự nguyện hoặc 
trong những điều kiện lao động tồi tàn theo 
khái niệm của Công ước 29 không chỉ đối 
với người lao động mà còn có thể đối với cả 
thân nhân của họ. Về công việc sử dụng lao 
động cưỡng bức theo khái niệm của Công 
ước 29 cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi 
giao kết và thực hiện hợp đồng lao động hay 
trong quan hệ lao động mà đó có thể là bất 
kỳ một "công việc hoặc dịch vụ" nào "mà 
một người ép buộc phải làm dưới sự đe dọa 
của một hình phạt nào đó mà bản thân người 
đó không tự nguyện làm". 
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm 
lao động cưỡng bức được quy định tại khoản 
10 Điều 3 của Bộ luật Lao động (BLLĐ) 
năm 2012. Theo đó cưỡng bức lao động là 
việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc 
các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác 
3 Về vấn đề này, xem thêm Phan Thị Thanh Huyền, Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao động Việt Nam 
hiện hành, tại 
lao động trái ý muốn của họ. Quy định này 
chủ yếu nhấn mạnh yếu tố không tự nguyện 
là do việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ 
lực, trong khi thực tế có rất nhiều những 
dạng ép buộc, cưỡng bức khác. Thuật ngữ 
“thủ đoạn khác” chưa được giải thích một 
cách rõ ràng nên rất khó xác định. 
Ngoài ra, phạm vi điều chỉnh của 
BLLĐ năm 2012 là những hoạt động lao 
động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật 
cấm, nên việc dùng thuật ngữ “lao động” 
trong định nghĩa về lao động cưỡng bức ở 
BLLĐ năm 2012 dẫn đến cách hiểu là lao 
động cưỡng bức chỉ xảy ra khi một người 
phải thực hiện những công việc hợp pháp 
trái với ý muốn của họ, còn những công việc 
bất hợp pháp mà một người phải thực hiện 
ngoài ý muốn của họ không nằm trong nội 
hàm khái niệm lao động cưỡng bức. 
Cách hiểu đó hẹp hơn khái niệm về lao 
động cưỡng bức của Công ước số 29. Công 
ước này dùng thuật ngữ “một người phải 
thực hiện một công việc hoặc dịch vụ” để 
chỉ cả những trường hợp mà công việc hay 
dịch vụ hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Nói 
cách khác, theo Công ước số 29, lao động 
cưỡng bức không được xác định theo tính 
chất của công việc (có thể hợp pháp hoặc 
không hợp pháp theo luật quốc gia) mà phải 
theo tính chất của mối quan hệ giữa người 
thực hiện công việc và người hưởng lợi từ 
công việc3. 
Khái niệm lao động cưỡng bức chưa 
được làm rõ đã gây khó khăn cho việc xử lý, 
cũng như cho việc xác định nạn nhân và bảo 
vệ, hỗ trợ nạn nhân của lao động cưỡng bức 
theo như yêu cầu của Công ước số 29. 
2. Các công việc không được coi là lao 
động cưỡng bức hoặc bắt buộc
Theo quy định của Công ước 29, lao 
động cưỡng bức hoặc bắt buộc không bao 
gồm:
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 4(380) T2/2019
- Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc 
phải làm theo các đạo luật về nghĩa vụ quân 
sự bắt buộc và trong những công việc có 
tính chất quân sự thuần túy;
- Mọi công việc hoặc dịch vụ thuộc 
những nghĩa vụ công dân bình thường của 
công dân trong một nước tự quản hoàn toàn;
- Mọi công việc hoặc dịch vụ mà một 
người buộc phải làm do một quyết định của 
Tòa án, với điều kiện là công việc hoặc dịch 
vụ đó phải tiến hành dưới sự giám sát và 
kiểm tra của những nhà chức trách công 
cộng, và người đó không bị chuyển nhượng 
hoặc bị đặt dưới quyền sử dụng của những 
tư nhân, công ty hoặc hiệp hội tư nhân; 
- Mọi công việc hoặc dịch vụ buộc 
phải làm trong những trường hợp khẩn cấp, 
nghĩa là trong những trường hợp có chiến 
tranh, xảy ra tai họa hoặc có nguy cơ xảy ra 
tai họa như là cháy, lụt, đói, động đất, dịch 
bệnh dữ dội của người và gia súc, sự xâm hại 
của thú vật, côn trùng hoặc ký sinh trùng, và 
nói chung là mọi tình thế gây nguy hiểm cho 
đời sống hoặc cho sự bình yên của toàn thể 
hoặc một phần dân cư;
- Những công việc của thôn xã vì lợi 
ích trực tiếp của tập thể và do những thành 
viên của tập thể đó thực hiện, và vì vậy, 
có thể coi như là nghĩa vụ công dân bình 
thường của các thành viên tập thể, với điều 
kiện là những thành viên trong tập thể đó 
hoặc những người đại diện trực tiếp của họ 
có quyền được tham khảo ý kiến về sự cần 
thiết của công việc ấy. 
Theo quy định của pháp luật Việt Nam 
rải rác trong Bộ luật, Luật và các văn bản 
hướng dẫn thi hành thì có một số công việc 
mà công dân phải thực hiện như nghĩa vụ, 
không được coi là lao động cưỡng bức hoặc 
bắt buộc.
Thứ nhất, về những công việc liên quan 
đến nghĩa vụ quân sự, Luật Nghĩa vụ quân 
sự năm 2015 quy định công dân trong độ 
tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân 
biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, 
tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi 
cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo 
quy định. Về điểm này, quy định của pháp 
luật Việt Nam phù hợp với quy định của 
Công ước 29 về lao động cưỡng bức. 
Thứ hai, về nghĩa vụ công dân bình 
thường, pháp luật Việt Nam trước đây có 
quy định trong Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động 
công ích năm 1999 về nghĩa vụ của người 
dân đóng góp ngày công để làm những việc 
vì lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, cùng với 
điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, Pháp 
lệnh này đã được bãi bỏ. Hiện nay, quyền 
cũng như nghĩa vụ của công dân trong từng 
lĩnh vực được pháp luật điều chỉnh trong 
lĩnh vực đó quy định rõ ràng, cụ thể. Về cơ 
bản, công dân chỉ cần đảm bảo những nghĩa 
vụ bình thường trong chế độ XHCN tự do, 
tự nguyện, bình đẳng. Quy định về vấn đề 
này phù hợp với quy định về mọi công việc 
hoặc dịch vụ thuộc những nghĩa vụ công dân 
bình thường của công dân trong một nước tự 
quản hoàn toàn không được coi là lao động 
cưỡng bức. 
Thứ ba, về việc lao động theo quyết 
định của Tòa án, theo quy định của pháp luật 
Việt Nam bao gồm các trường hợp sau: lao 
động trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc 
(theo quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện 
bắt buộc của Tòa án đối với người nghiện ma 
túy); lao động trong các trường giáo dưỡng 
(theo quyết định đưa vào trường giáo dưỡng 
của Tòa án đối với trường hợp người chưa 
thành niên phạm tội); lao động trong trại 
giam (theo bản án, quyết định phạt tù của 
Tòa án đối với trường hợp người phạm tội 
theo quy định của Bộ luật Hình sự - BLHS). 
Trước hết là đối với trường hợp lao 
động trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc. 
Người nghiện ma túy được đưa vào cơ sở cai 
nghiện bắt buộc với mục đích trị liệu chữa 
bệnh, hướng nghiệp dạy nghề để tái hòa 
nhập cộng đồng cho họ. Lao động bắt buộc 
của họ trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc 
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 4(380) T2/2019
cũng không ngoài mục đích đó. Quy định 
của pháp luật Việt Nam về vấn đề này về cơ 
bản phù hợp với quy định của Công ước số 
29. Tuy nhiên, có điều cần lưu ý là thực tế 
cho thấy, dễ phát sinh cưỡng bức lao động 
từ các cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng việc 
thanh tra, giám sát lại chưa được chặt chẽ, 
kịp thời. 
Đối với lao động của người chưa thành 
niên trong các trường giáo dưỡng, theo quy 
định tại Điều 96 BLHS năm 2015 thì việc 
đưa người chưa thành niên vào trường giáo 
dưỡng không phải là hình phạt mà là một 
trong những biện pháp tư pháp có tính giáo 
dục, phòng ngừa do Tòa án quyết định, áp 
dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, 
nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành 
vi phạm tội, do nhân thân và môi trường 
sống của người đó mà cần đưa người đó vào 
một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. 
Người được đưa vào trường giáo dưỡng 
phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục của 
nhà trường và phải học tập, rèn luyện, lao 
động, sinh hoạt dưới sự quản lý, hướng dẫn 
của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng. 
Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng đã 
cách ly người chưa thành niên khỏi môi 
trường sống của người đó, khỏi gia đình, 
nhà trường và đưa họ vào một môi trường 
hoàn toàn mới với kỷ luật chặt chẽ, nghiêm 
khắc. Người chưa thành niên lại là những 
người chưa trưởng thành, tâm sinh lý còn 
đang phát triển và nhận thức chưa đầy đủ. 
Mặt khác, pháp luật quy định về lao động 
của người chưa thành niên trong trường 
giáo dưỡng còn chưa xác định rõ một số 
vấn đề cơ bản, trực tiếp liên quan đến quyền 
và nghĩa vụ lao động của các em như nghề 
phù hợp với người chưa thành niên, giám 
sát lao động của người chưa thành niên của 
các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực 
lao động Đặc biệt, về vấn đề thực thi các 
quy định pháp luật liên quan đến lao động 
trong trường giáo dưỡng còn thiếu sự giám 
sát thanh tra thường xuyên nên có thể dẫn 
đến trường hợp lợi dụng để cưỡng bức lao 
động trên thực tế. 
Đối với một hình thức lao động khác 
theo quyết định của Tòa án là lao động của 
các phạm nhân trong trại giam. Theo quy 
định của pháp luật Việt Nam, các phạm 
nhân trong tù phải chấp hành nội quy, quy 
chế trại giam trong đó phải chấp hành chế độ 
lao động bắt buộc phù hợp với độ tuổi, sức 
khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, 
hòa nhập cộng đồng. Quy định của pháp 
luật Việt Nam về cơ bản phù hợp với quy 
định pháp luật quốc tế về việc lao động theo 
quyết định của Tòa án không được coi là lao 
động cưỡng bức. Việc người phạm tội khi 
chấp hành án phạt tù hoặc người chưa thành 
niên phải thực hiện nghĩa vụ lao động, học 
tập nhằm giáo dục, cải tạo họ, ngăn ngừa 
tái phạm và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, 
cũng giống như các quy định pháp luật về 
lao động của người chưa thành niên trong 
trường giáo dưỡng, lao động của người 
nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện bắt 
buộc, việc hướng dẫn triển khai thi hành các 
quy định về lao động của phạm nhân trong 
trại giam còn chưa cụ thể và thi hành trên 
thực tế còn khoảng cách so với quy định của 
pháp luật. 
Thứ tư, về mọi công việc hoặc dịch 
vụ buộc phải làm trong những trường hợp 
khẩn cấp, nghĩa là trong những trường hợp 
có chiến tranh, xảy ra tai họa hoặc có nguy 
cơ xảy ra tai họa như là cháy, lụt, đói, động 
đất, dịch bệnh dữ dội của người và gia súc, 
sự xâm hại của thú vật, côn trùng hoặc ký 
sinh trùng và nói chung là mọi tình thế gây 
nguy hiểm cho đời sống hoặc cho sự bình 
yên của toàn thể hoặc một phần dân cư. Luật 
Quốc phòng Việt Nam tại Điều 37 có quy 
định: "Công dân Việt Nam là nguồn nhân 
lực cơ bản, chủ yếu của quốc phòng". Khi có 
chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp, Ủy ban 
Thường vụ Quốc hội có thể xem xét, quyết 
định tổng động viên hoặc động viên cục bộ 
(Điều 30 Luật Quốc phòng). Đây là việc huy 
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 4(380) T2/2019
động sức dân trong đảm bảo an ninh chung 
cho toàn xã hội, bảo vệ tài sản chung của 
nhân dân, của Nhà nước, phù hợp với quy 
định của pháp luật quốc tế và không được 
coi là cưỡng bức lao động. 
Tuy nhiên, đối với quy định tại Điều 
107 BLLĐ năm 2012 về việc người sử dụng 
lao động có quyền yêu cầu người lao động 
làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người 
lao động không được từ chối trong các 
trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động 
bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh 
trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an 
ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo 
vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, 
tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc 
phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh 
và thảm họa” .
Quy định của BLLĐ năm 2012 như 
vậy quá rộng so với quy định về các trường 
hợp khẩn cấp được phép huy động lao động 
cưỡng bức tại khoản 2 Điều 2 của Công ước 
số 29. Theo đó, Công ước số 29 chỉ cho phép 
lao động bắt buộc trong các trường hợp khẩn 
cấp, trong khoảng thời gian đặc biệt trong 
chiến tranh hoặc thiên tai hoặc nguy cơ thiên 
tai và trong các trường hợp nguy hiểm tới sự 
an toàn của một phần hoặc toàn nhân loại4. 
Thứ năm, về những công việc của thôn 
xã vì lợi ích trực tiếp của tập thể và do những 
thành viên của tập thể đó thực hiện. Hiến 
pháp năm 2013 có quy định: Công dân có 
nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; 
tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an 
toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh 
hoạt công cộng5. Trên thực tế, việc thực hiện 
những công việc của thôn xã là  ...  quốc tế về việc cam kết không sử dụng 
bất kỳ hình thức nào của lao động cưỡng bức. 
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam còn 
chưa đầy đủ đối với vấn đề này. Bên cạnh 
đó, việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này 
cũng chưa nghiêm túc và thiếu sự giám sát 
của các cơ quan có thẩm quyền. 
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 4(380) T2/2019
4. Chế tài đối với việc cưỡng bức hoặc bắt 
buộc lao động 
Pháp luật quốc tế có quy định về việc 
áp dụng chế tài đối với việc cưỡng bức lao 
động. Điều 25 Công ước số 29 về lao động 
cưỡng bức hoặc bắt buộc quy định: "Hành vi 
huy động bất hợp pháp việc đi làm lao động 
cưỡng bức hoặc bắt buộc sẽ phải bị chế tài 
hình sự" và chế tài do pháp luật quy định 
phải có đủ hiệu lực thực sự và được áp dụng 
nghiêm ngặt. Điều 2 Công ước số 105 về 
xóa bỏ lao động cưỡng bức quy định: "Mọi 
nước thành viên của ILO phê chuẩn Công 
ước này cam kết sử dụng các biện pháp có 
hiệu quả nhằm xóa bỏ ngay và toàn bộ lao 
động cưỡng bức bắt buộc". 
Theo pháp luật Việt Nam, cưỡng bức 
lao động là hành vi trái pháp luật. Người 
thực hiện hành vi này có thể phải chịu các 
chế tài về dân sự, hành chính và hình sự. 
Về chế tài dân sự: Bộ luật Dân sự năm 
2015 quy định: Cá nhân, pháp nhân có quyền 
dân sự bị xâm phạm phải được bồi thường 
toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có 
thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác7.
Về chế tài hành chính: BLLĐ năm 
2012 quy định cấm ngược đãi người lao 
động, cấm cưỡng bức lao động dưới bất kỳ 
hình thức nào đồng thời đưa ra các quy định 
về thanh tra nhà nước về lao động và việc 
xử phạt vi phạm pháp luật lao động, trong 
đó bao gồm cả việc xử phạt hành chính và 
kỷ luật. 
Bên cạnh đó, xuyên suốt trong Nghị 
định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ 
ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm 
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo 
hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam 
7 Điều 13 Bộ luật Dân sự năm 2015.
8 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh 
vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Nghị định số 
95/2013/NĐ-CP).
9 Điều 6 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP 
10 Điều 14 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP 
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và 
Nghị định số 88/2015/NĐ-CP của Chính 
phủ ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Nghị định số 95 cũng quy định 
việc xử phạt tiền và áp dụng các biện pháp 
khắc phục hậu quả đối với các hành vi có 
dấu hiệu của lao động cưỡng bức, ví dụ như: 
vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao 
động8, vi phạm quy định về thử việc9, vi 
phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ 
nghỉ ngơi10...
Về chế tài hình sự, BLHS năm 2015 
quy định Tội cưỡng bức lao động tại Điều 
297. Trong đó quy định rõ tùy theo tính 
chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà 
việc phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ 
hoặc phạt tù được áp dụng đối với người 
nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc 
thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao 
động. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị 
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 
05 năm. Bên cạnh đó, chế tài hình sự cũng 
được áp dụng đối với một số trường hợp 
cưỡng bức lao động nếu có các dấu hiệu như 
giam giữ người trái pháp luật, cưỡng ép bán 
dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em...
So sánh quy định về chế tài đối với 
cưỡng bức lao động của pháp luật quốc tế 
với pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương 
đồng về việc thực hiện các chế tài này. Tuy 
nhiên, có một số hành vi cưỡng bức lao 
động theo tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế 
như cưỡng bức lao động bằng việc sử dụng 
các biện pháp đe dọa tài chính, cưỡng bức 
lao động bằng việc sử dụng các biện pháp 
đe dọa về mặt tâm lý... vẫn chưa được quy 
định trong pháp luật Việt Nam và có chế tài 
xử phạt thích đáng.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 4(380) T2/2019
5. Một số kiến nghị 
Để công tác đấu tranh phòng ngừa và 
trấn áp tội phạm cưỡng bức lao động được 
thực hiện tốt trong thời gian tới, chúng ta 
phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, 
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và làm cơ sở 
pháp lý cho công tác này được thực thi có 
hiệu quả. Theo đó, chúng ta cần tiến hành 
nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện hệ thống 
pháp luật theo hướng: hoàn thiện các văn 
bản pháp luật trong nước và tăng cường hợp 
tác quốc tế (thông qua việc ký kết điều ước 
quốc tế, tham gia các hội nghị, diễn đàn khu 
vực và thế giới về vấn đề đấu tranh chống 
lao động cưỡng bức).
Trước hết, pháp luật Việt Nam cần có 
một định nghĩa đầy đủ và chính xác về lao 
động cưỡng bức và các hình thức lao động 
cưỡng bức cũng như các hình thức lao động 
không được coi là cưỡng bức. Để đấu tranh, 
hạn chế và xoá bỏ lao động cưỡng bức hoặc 
bắt buộc, vấn đề then chốt là chúng ta phải 
nhận diện được hành vi này thông qua các 
quy định cụ thể, nhất quán của pháp luật về 
định nghĩa lao động cưỡng bức cũng như 
các hình thức cưỡng bức hoặc bắt buộc lao 
động trong bối cảnh quan hệ lao động của 
nền kinh tế thị trường và mang tính đặc thù 
ở Việt Nam. Thực tế, cách hiểu và những 
biểu hiện của lao động cưỡng bức ở mỗi một 
khu vực địa lý, mỗi điều kiện kinh tế - xã 
hội khác nhau của các quốc gia trên thế giới 
lại có những đặc thù khác nhau. Nếu thiếu 
những quy định này sẽ gây khó khăn cho 
các chủ thể liên quan trong việc nhận diện, 
phát hiện hành vi lao động cưỡng bức hoặc 
bắt buộc trên thực tế, từ đó khó có thể giúp 
họ phòng tránh chúng, hay giúp các nạn 
nhân tố cáo các hành vi cưỡng bức lao động, 
đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền xử lý 
chúng một cách hiệu quả. 
Cụ thể, cần đề xuất định nghĩa và quy 
định về danh mục các hình thức được coi là 
lao động cưỡng bức và bị pháp luật nghiêm 
cấm. Đối với định nghĩa về lao động cưỡng 
bức, cần bổ sung và làm rõ hơn khái niệm 
lao động cưỡng bức quy định tại BLLĐ năm 
2012 mà hiện có nội hàm hẹp hơn quy định 
của Công ước số 29. Muốn vậy, cần thay đổi 
cách thức định nghĩa lao động cưỡng bức từ 
việc căn cứ vào tính hợp pháp của công việc 
như hiện nay sang căn cứ theo tính chất của 
mối quan hệ giữa người thực hiện công việc 
và người hưởng lợi từ công việc như cách 
tiếp cận của Công ước số 29.
Đối với danh mục các hình thức được 
coi là lao động cưỡng bức, pháp luật cần đặc 
biệt nghiêm cấm hình thức cò mồi, trung 
gian lao động, bắt ép người lao động đặt 
cọc, thế chấp hoặc chi trả tiền, tài sản vượt 
quá mức pháp luật cho phép để được đi xuất 
khẩu lao động, tổ chức đưa người qua biên 
giới nhằm mục đích lao động mà không có 
giấy phép lao động Cần bổ sung quy định 
nghiêm cấm sử dụng lao động cưỡng bức: 
Thứ hai, về thời gian làm việc, BLLĐ 
năm 2012 đã có những quy định chặt chẽ về 
giờ làm thêm của người lao động để tránh 
tình trạng bóc lột sức lao động, cưỡng bức 
lao động. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng lao 
động làm thêm giờ của doanh nghiệp là rất 
lớn, điều đó dẫn đến một thực tế là nhiều 
doanh nghiệp huy động lao động làm thêm 
quá số giờ quy định mà không có sự thoả 
thuận với người lao động, hoặc nếu người 
lao động không đồng ý sẽ bị đe doạ xử lý kỷ 
luật. Trong khi đó, giới hạn của thời giờ làm 
thêm vẫn có thể mở rộng hơn nữa, trên phạm 
vi đồng đều hơn nhưng vẫn nằm trong giới 
hạn cho phép để tránh và hạn chế tai nạn lao 
động cũng như đảm bảo được sức khoẻ và 
sự tái tạo sức lao động cho người lao động. 
Qua đó, nhu cầu về huy động lao động làm 
thêm giờ của doanh nghiệp được đáp ứng, 
cũng là cách thức chúng ta hạn chế và chấm 
dứt hình thức lao động cưỡng bức liên quan 
đến vấn đề thời giờ làm thêm. Ví dụ như đối 
với một số ngành nghề với đặc thù công việc 
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 4(380) T2/2019
cần phải huy động làm thêm giờ theo mùa 
vụ như dệt may, da giầy, chế biến thuỷ hải 
sản pháp luật cần có những quy định linh 
hoạt, dựa trên sự thoả thuận thống nhất giữa 
người sử dụng lao động và người lao động.
Thứ ba, về việc bổ sung, điều chỉnh 
các quy định pháp luật đối với lao động nước 
ngoài tại Việt Nam. Trong xu thế hội nhập 
kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở 
thành thành viên của Tổ chức Thương mại 
thế giới (WTO) và Cộng đồng ASEAN, căn 
cứ vào thực tế lao động nước ngoài tại Việt 
Nam thì việc dần dần phải loại bỏ các rào 
cản, tiến tới mở cửa thị trường lao động là xu 
hướng không thể tránh khỏi. Chính sách đối 
với người lao động nước ngoài làm việc tại 
Việt Nam cần được đặt trong chiến lược tổng 
thể phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Một 
mặt, cần có cơ chế khuyến khích, chào đón 
những nhân sự có trình độ cao gia nhập thị 
trường lao động Việt Nam phục vụ mục tiêu 
hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, cần hình 
thành một “bộ lọc tốt” để những lao động phổ 
thông, chất lượng thấp của nước ngoài không 
thể thẩm thấu vào thị trường nội địa. Đối với 
việc cấp giấy phép lao động cho người nước 
ngoài làm việc tại Việt Nam cần sửa đổi, bổ 
sung quy định cấp giấy phép đối với lao động 
nước ngoài làm việc có thời hạn dưới 3 tháng 
để đảm bảo quản lý và giám sát được đội ngũ 
lao động này, tránh để xảy ra tình trạng cưỡng 
bức lao động phát sinh. 
Thứ tư, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn 
thiện các quy định pháp luật về lao động 
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Các quy 
định hiện nay về hợp đồng, vấn đề chi phí 
môi giới, dịch vụ, tiền dịch vụ mà doanh 
nghiệp xuất khẩu lao động thoả thuận với 
người lao động cần sửa đổi theo hướng chặt 
chẽ và cụ thể hơn. Bên cạnh đó, cần bổ sung 
quy định để quản lý hình thức liên kết giữa 
doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cá nhân 
hoặc tổ chức trực tiếp tuyển lao động để đảm 
bảo nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân, doanh 
nghiệp và tổ chức này, để minh bạch hóa 
hoạt động xuất khẩu lao động. Đặc biệt cần 
có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những 
doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm 
pháp luật. Pháp luật hiện nay chỉ quy định 
duy nhất trường hợp người lao động được 
bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp xuất 
khẩu lao động gây ra. Thực tế, trường hợp 
người lao động bị tai nạn lao động, bị phá 
hợp đồng... do lỗi của phía sử dụng lao động 
nước ngoài cũng cần quy định chế tài xử 
phạt cụ thể, nghiêm minh. Bên cạnh đó, để 
đảm bảo vai trò của doanh nghiệp trong việc 
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người 
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, 
cần quy định doanh nghiệp hoạt động dịch 
vụ xuất khẩu lao động ký quỹ thế chấp để 
khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến quyền lợi 
người lao động, Chính phủ sẽ sử dụng quỹ 
này để hỗ trợ quyền lợi cho người lao động.
Thứ năm, cần tiến hành rà soát, sửa 
đổi một số quy định của pháp luật lao động 
nói chung và BLLĐ năm 2012 nói riêng để 
ngăn ngừa khả năng lợi dụng các quy định 
đó để cưỡng bức lao động, cụ thể như quy 
định về quyền tạm điều chuyển người lao 
động làm công việc khác (Điều 31), cho 
thuê lại lao động (các Điều từ 53-58).., đồng 
thời ban hành Nghị định mới hoặc sửa đổi, 
bổ sung Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 
12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết 
và hướng dẫn thi hành một số nội dung của 
BLLĐ năm 2012 theo hướng cụ thể hoá các 
quy định về liên quan đến lao động cưỡng 
bức hoặc lao động bắt buộc trong BLLĐ 
năm 2012. 
Thứ sáu, cần có những quy định về 
điều kiện đảm bảo cho hoạt động của tổ 
chức công đoàn một cách hiệu quả và có 
cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn khi họ 
bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động 
nói chung, trong đấu tranh với hiện tượng 
cưỡng bức lao động đối với người lao động 
nói riêng. Điều đó không chỉ góp phần hoàn 
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 4(380) T2/2019
thiện thêm cơ chế ba bên trong quan hệ lao 
động mà còn để tránh tình trạng phân biệt 
đối xử đã xảy ra trong thực tiễn với chính 
cán bộ công đoàn dưới góc độ là một trong 
những biểu hiện về lao động cưỡng bức 
hoặc bắt buộc vì lý do tham gia hoạt động 
công đoàn.
Thứ bảy, cần sửa đổi, bổ sung các quy 
định về thanh tra, kiểm tra và giám sát dối 
với việc sử dụng lao động trong các trường 
giáo dưỡng, các cơ sở cai nghiện bắt buộc và 
trại giam. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra 
và giám sát này cần có sự phối kết hợp của 
nhiều cơ quan chức năng. Triển khai nghiên 
cứu xây dựng cơ chế phù hợp đối với việc 
đưa người nghiện ma tuý, vào các cơ sở cai 
nghiện bắt buộc hoặc đưa người chưa thành 
niên vào trường giáo dưỡng. Thực tiễn này 
của Việt Nam trong suốt thời gian qua đã 
gặp nhiều phản ứng từ phía các tổ chức và 
các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế.
Thứ tám, hoàn thiện hơn nữa quy định 
trong lĩnh vực hình sự đối với các hành vi 
cưỡng bức lao động. ILO đã khuyến nghị 
Việt Nam nghiên cứu, xác định các hành vi 
liên quan đến cưỡng bức lao động. Thực tế, 
trước đây tại Việt Nam nếu có hành vi cưỡng 
bức lao động thì chủ yếu xử phạt hành chính 
hoặc xử lý hình sự bằng các tội danh khác 
như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giam giữ 
người trái pháp luật, mua bán phụ nữ, mua 
bán trẻ em mà chưa có tội phạm nào cụ thể 
về cưỡng bức lao động. Khắc phục hạn chế 
này, BLHS sửa đổi năm 2015 lần đầu tiên đã 
có tội danh riêng biệt về cưỡng bức lao động 
tại Điều 297 - Tội cưỡng bức lao động: 
Tuy nhiên, quy định chưa tương xứng 
với mức độ nguy hiểm của hành vi. Tội cố ý 
gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe 
của người khác thì tỷ lệ tổn thương cơ thể 
là từ 11% đến 30 % nhưng đối với tội về 
cưỡng bức lao động tỷ lệ tổn thương cơ thể 
lại là từ 31%. Hậu quả cả hành vi cưỡng bức 
lao động không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe 
của nạn nhân mà trong nhiều trường hợp còn 
ảnh hưởng đến tinh thần đối với nạn nhân.
Ngoài ra, cưỡng bức lao động còn 
được hình sự hóa trong trường hợp mua bán 
người nhằm mục đích cưỡng bức lao động. 
Lúc này hành vi mua bán người đã hoàn 
thành kể từ khi bên tuyển mộ tiếp nhận, 
chuyển giao người. Sau khi nạn nhân bị bán 
cho bên tuyển mộ họ có thể bị buộc lao động 
nặng nhọc, độc hại, vắt kiệt sức lao động
Mua bán người vì mục đích cưỡng 
bức lao động không được quy định trong tội 
Cưỡng bức lao động. Hiện nay, một người 
thực hiện hành vi mua bán người vì mục 
đích cưỡng bức lao động thì sẽ bị xử lý về 
tội danh mua bán người, mà không phải tội 
cưỡng bức lao động. Để tránh nhầm lẫn giữa 
hai tội danh này cần thiết phải có văn bản 
hướng dẫn. 
Thứ chín, hoàn thiện quy định về thi 
hành án hình sự đối với vấn đề cưỡng bức 
lao động. So với Pháp lệnh Thi hành án hình 
sự năm 2007, Luật Thi hành án hình sự năm 
2010 quy định về lao động phạm nhân tại 
các trại giam có nhiều hạn chế. Pháp lệnh thi 
hành án hình sự năm 2007 quy định cấm sử 
dụng lao động là tù nhân trong các cơ sở tư 
nhân; bảo đảm thời giờ, điều kiện làm việc, 
vệ sinh, trả công nhưng Luật Thi hành án 
hình sự năm 2010 bỏ quy định cấm sử dụng 
lao động là tù nhân trong các cơ sở tư nhân 
và bỏ ngỏ vấn đề này. Điều này không những 
đi ngược lại xu hướng của thế giới mà còn 
dẫn đến việc vi phạm Công ước 29 của ILO 
mà Việt Nam đã tham gia. Nhằm nâng cao 
hiệu quả phòng chống lao động cưỡng bức 
đối với phạm nhân, Luật Thi hành án hình 
sự cần có một chương riêng quy định về cơ 
chế giám sát kiểm tra nội bộ và cơ chế thanh 
tra, kiểm tra giám sát từ bên ngoài■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 4(380) T2/2019

File đính kèm:

  • pdfmuc_do_tuong_thich_cua_phap_luat_viet_nam_voi_cac_tieu_chuan.pdf