Một số yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại tràng

Chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh ung thư có liên quan tới sự tuân thủ điều trị cũng như giúp

cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SF - 36 để

đo lường chất lượng cuộc sống trên 205 bệnh nhân ung thư đại tràng, được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện

K năm 2018. Kết quả cho thấy CLCS chung của người bệnh ở mức trung bình (56,5 điểm). Bộ công cụ SF - 36

(version 2.0), đã được đánh giá tính giá trị cũng như áp dụng cho nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc

sống trên thế giới và tại Việt Nam, đánh giá 8 cấu phần về sức khỏe liên quan tới chất lượng cuộc sống, cụ thể

là: chức năng thể chất (physical functioning); vai trò của sức khỏe thể chất (role physical); vai trò của cảm xúc

(role emotions); chức năng sống (vitality); sức khỏe tâm thần (mental health); chức năng xã hội (social functions);

đau thực thể (pain) và sức khỏe chung (general health). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống

về "chức năng cảm xúc" của nam giới cao hơn nữ giới (p < 0,05);="" clcs="" về="" "vai="" trò="" của="" thể="" chất",="" "chức="" năng="">

hội", "đau thực thể" hay "sức khỏe chung" ở nhóm bệnh nhân nghèo/cận nghèo đều thấp hơn so với nhóm bệnh

nhân không nghèo (p < 0,05);="" clcs="" về="" "="" vai="" trò="" của="" cảm="" xúc"="" ở="" người="" uống="" rượu,="" hút="" thuốc="" lá="" cao="" hơn="">

người không uống rượu hay hút thuốc lá nhưng ở những người này thì CLCS về " chức năng thực thể" lại thấp

hơn (p < 0,05).="" cần="" đo="" lường="" clcs="" để="" tư="" vấn="" và="" có="" kế="" hoạch="" hỗ="" trợ="" toàn="" diện="" cho="" người="" bệnh="" ung="" thư="" đại="">

pdf 8 trang kimcuc 3320
Bạn đang xem tài liệu "Một số yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại tràng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại tràng

Một số yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại tràng
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
65TCNCYH 119 (3) - 2019
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 
CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
Trần Thị Thanh Hương1,2, Lương Viết Hưng1, Nguyễn Tiến Quang1
1Viện ung thư quốc gia, Bệnh viện K, 2Trường Đại học Y Hà Nội
Chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh ung thư có liên quan tới sự tuân thủ điều trị cũng như giúp 
cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SF - 36 để 
đo lường chất lượng cuộc sống trên 205 bệnh nhân ung thư đại tràng, được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện 
K năm 2018. Kết quả cho thấy CLCS chung của người bệnh ở mức trung bình (56,5 điểm). Bộ công cụ SF - 36 
(version 2.0), đã được đánh giá tính giá trị cũng như áp dụng cho nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc 
sống trên thế giới và tại Việt Nam, đánh giá 8 cấu phần về sức khỏe liên quan tới chất lượng cuộc sống, cụ thể 
là: chức năng thể chất (physical functioning); vai trò của sức khỏe thể chất (role physical); vai trò của cảm xúc 
(role emotions); chức năng sống (vitality); sức khỏe tâm thần (mental health); chức năng xã hội (social functions); 
đau thực thể (pain) và sức khỏe chung (general health). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống 
về "chức năng cảm xúc" của nam giới cao hơn nữ giới (p < 0,05); CLCS về "vai trò của thể chất", "chức năng xã 
hội", "đau thực thể" hay "sức khỏe chung" ở nhóm bệnh nhân nghèo/cận nghèo đều thấp hơn so với nhóm bệnh 
nhân không nghèo (p < 0,05); CLCS về " vai trò của cảm xúc" ở người uống rượu, hút thuốc lá cao hơn những 
người không uống rượu hay hút thuốc lá nhưng ở những người này thì CLCS về " chức năng thực thể" lại thấp 
hơn (p < 0,05). Cần đo lường CLCS để tư vấn và có kế hoạch hỗ trợ toàn diện cho người bệnh ung thư đại tràng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: ung thư đại tràng, chất lượng cuộc sống, SF-36
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái 
niệm được sử dụng rộng rãi để phản ánh sức 
khỏe thể chất của con người, trạng thái tâm lý, 
mức độ độc lập, quan hệ xã hội, niềm tin cá 
nhân và mối quan hệ của họ với những đặc 
điểm của môi trường [1]. Đo lường CLCS của 
người bệnh, đặc biệt là những người bệnh ung 
thư, trong đó có ung thư đại tràng đóng vai trò 
rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch 
chăm sóc toàn diện cho người bệnh. 
Theo ghi nhận ung thư toàn cầu 
(GLOBOCAN), trong số khoảng hơn 18 triệu 
ca ung thư mới mắc trong năm, có khoảng 1,8 
triệu trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư 
đại trực tràng mới. Tại Việt Nam, theo số liệu 
của GLOBOCAN vào năm 2018, ung thư đại 
trực tràng (ĐTT) là bệnh ung thư thường gặp 
thứ 8, với trên 5.000 trường hợp mới được 
chẩn đoán hàng năm [2]. Ung thư đại tràng đã 
và đang gây nên những tổn thất rất lớn đối với 
kinh tế của nước ta [3]. Người bệnh ung thư 
đại tràng phải chịu đựng sự đau đớn về thể 
xác, lo lắng về bệnh tật và phương pháp điều 
trị, có những bệnh nhân phải chịu đựng sự khó 
chịu do phải đeo hậu môn nhân tạo..., những 
điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng 
cuộc sống của người bệnh. Nhiều nghiên cứu 
trên thế giới đã chỉ ra chất lượng cuộc sống 
của bệnh nhân ung thư đại tràng, trực tràng 
cũng liên quan tới 
Tác giả liên hệ: Trần Thị Thanh Hương, Trường Đại 
học Y Hà Nội
Email: huongtran2008@gmail.com
Ngày nhận: 28/12/2019
Ngày được chấp nhận: 31/01/2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
66 TCNCYH 119 (3) - 2019
một số yếu tố khác nhau như: giai đoạn 
bệnh, thời gian mắc bệnh [3-5]. Tuy nhiên, 
tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về 
CLCS của người bệnh mắc ung thư đại tràng. 
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này 
với mục tiêu xác định một số yếu tố liên quan 
tới chất lượng cuộc sống của người bệnh ung 
thư đại tràng được điều trị tại Bệnh viện K năm 
2017. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến 
hành tại bệnh viện K Tân Triều.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2017 đến 
tháng 6/2018
Đối tượng nghiên cứu: là người bệnh đã 
được chẩn đoán xác định mắc ung thư đại 
tràng bằng kết quả giải phẫu bệnh, đang được 
điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: 
Là người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), 
có đầy đủ trí lực để hiểu rõ và trả lời các câu 
hỏi phỏng vấn
Thời gian điều trị ung thư đại tràng của 
người bệnh tại bệnh viện ít nhất từ 6 tháng trở 
lên, không có chỉ định đặt hậu môn nhân tạo
Đối tượng đồng ý tự nguyện tham gia vào 
nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: 
Những người có thái độ không hợp tác, từ 
chối trả lời và những người bệnh có điều kiện 
sức khỏe không cho phép
Người bệnh có bệnh lý tâm thần, rối loạn 
hành vi tâm thần hoặc xa sút trí tuệ hoặc đang 
sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến hoạt 
động tâm thần như các thuốc an thần, chống 
trầm cảm,
2. Phương pháp
Mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính dựa trên công thức tính 
cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang và ước 
lượng một giá trị trung bình trong quần thể
n = Z21-α/2 
s2 
𝜀𝜀!. 𝜇𝜇! 
 Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết; α: 
độ tin cậy 95%, tương ứng với Z1-α/2 là 1,96; μ 
= 47,03 điểm (dựa trên nghiên cứu Bùi Vũ Bình 
và các cộng sự về CLCS của bệnh nhân ung 
thư tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015) 
[2]. s = 13,84 là là độ lệch chuẩn được tham 
khảo từ nghiên cứu của Bùi Vũ Bình [3]; ε = 
0,042 là mức sai lệch tương đối mong muốn 
giữa tham số mẫu và tham số quần thể. Đưa 
vào công thức ta tính được cỡ mẫu tối thiểu 
cần thiết là 189 bệnh nhân. Thực tế có 205 
bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Sử 
dụng phương pháp chọn mẫu chủ đích, chọn 
toàn bộ các đối tượng hiện đang điều trị ung 
thư đại tràng đang điều trị tại bệnh viện thỏa 
mãn các tiêu chí trên. 
Công cụ nghiên cứu
Bộ công cụ SF-36 (version 2.0), đã được 
đánh giá tính giá trị cũng như áp dụng cho 
nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc 
sống trên thế giới và tại Việt Nam. Bộ công 
cụ này gồm 36 câu hỏi, đánh giá 8 cấu phần 
về sức khỏe liên quan tới chất lượng cuộc 
sống, cụ thể là: chức năng thể chất (physical 
functioning); vai trò của sức khỏe thể chất (role 
physical); vai trò của cảm xúc (role emotions); 
chức năng sống (vitality); sức khỏe tâm thần 
(mental health); chức năng xã hội (social 
functions); đau thực thể (pain) và sức khỏe 
chung. Điểm CLCS bằng điểm trung bình cộng 
của 08 lĩnh vực thuộc CLCS, theo 04 mức sau: 
0 - 25 điểm: CLCS kém; 26 - 50 điểm: CLCS 
trung bình kém; 51 - 75 điểm: CLCS trung bình 
khá và 76 - 100 đểm: CLCS khá tốt và tốt. 
Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
67TCNCYH 119 (3) - 2019
vấn trực tiếp từng đối tượng tham gia nghiên 
cứu, đồng thời thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh 
án của người bệnh (với thu thập các thông tin 
về đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên 
cứu).
3. Xử lý số liệu
Sau khi làm sạch phiếu, số liệu sẽ được 
tiến hành nhập vào phần mềm đã được thiết 
kế đặc thù cho bộ câu hỏi SF-36. Tiếp đó, 
sẽ được phân tích, xử lý thông tin trên phần 
mềm Stata 11. Với từng nhóm chức năng sẽ 
được xác định bằng các câu phù hợp với hệ 
số được thể hiện trong hướng dẫn đo lường 
của bộ câu hỏi SF-36. Để sử dụng test thống 
kê phù hợp, đầu tiên tiến hành khảo sát sự 
phân bố của các số liệu định lượng cần phân 
tích bằng test Skewness và Kurtosis. Kết quả: 
Điểm trung bình của: “Chức năng thể chất”, 
“Sự khỏe mạnh về tinh thần” và “Chức năng xã 
hội” phân bố chuẩn. Còn điểm trung bình “Hạn 
chế hoạt động do sức khỏe thể chất”, “Hạn chế 
hoạt động do sức khỏe tâm lý” “Năng lượng/
Mệt mỏi”, “Cảm giác đau” và “Sức khỏe chung” 
có phân bố không chuẩn. Với những biến độc 
lập được chia thành 2 nhóm: Phân bố chuẩn 
thì sử dụng t-test, phân bố không chuẩn sử 
dụng test Mann-Whitney. Với những biến độc 
lập được chia thành từ 3 nhóm trở lên: Phân 
bố chuẩn thì sử dụng test Anova, không chuẩn 
sử dụng test Kruskal-Wallis. 
4. Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng được giải thích rõ ràng về mục 
đích của nghiên cứu, chỉ tiến hành phỏng vấn 
khi được sự đồng ý tự nguyện tham gia của đối 
tượng. Tất cả những thông tin cung cấp được 
bảo mật tuyệt đối và chỉ phục vụ cho mục đích 
nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào 
khác.
III. KẾT QUẢ
Trong 205 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 61,0% là nam và 39,0% là nữ giới, độ tuổi trung 
bình là 57,9 ± 9,8, nghề nghiệp chủ yếu là nông dân (57,07%), 57,1% đối tượng có trình độ dưới 
THPT; 100% người bệnh có bảo hiểm y tế; 14,6% người bệnh thuộc hộ nghèo/cận nghèo (theo 
thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH). Về bệnh, 60,0% mắc bệnh dưới 1 năm, 100% người bệnh đã 
được phẫu thuật, và chủ yếu được điều trị bằng phương pháp hóa trị (83,9%); 42,4% người bệnh 
hiện đang hút thuốc hoặc đã từng hút, 46,4% người bệnh vẫn uống hoặc đã từng uống rượu bia.
63.0
35.2
73.7
48.0
63.4 67.7
75.8
40.8
56.5
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
Chức 
năng thể 
chất
Vai trò 
sức khỏe 
thể chất
Vai trò 
của cảm 
xúc
Chức 
năng 
sống
Sức khỏe 
tâm thân
Chức 
năng xã 
hội
Đau thực 
thể
Sức khoẻ 
chung
CLCS
chung
Biểu đồ 1. Điểm trung bình Chất lượng cuộc sống theo từng lĩnh vực
Biểu đồ 1 cho thấy điểm trung bình CLCS chung của người bệnh ở mức trung bình (56,5 điểm), 
trong đó CLCS liên quan tới “Đau thực thể” với điểm cao nhất (75,8 điểm) và thấp nhất là CLCS 
liên quan tới “sức khỏe thể chất” (35,2 điểm).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
68 TCNCYH 119 (3) - 2019
(*): p = 0,048 (< 0,05)
Biểu đồ 2. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với giới tính
Điểm trung bình CLCS về “Chức năng cảm xúc” của nam cao hơn nữ (77,7 điểm so với 67,1 
điểm) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Với các lĩnh vực khác thì điểm trung bình CLCS giữa nam 
và nữ đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (Biểu đồ 2).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm 
trung bình CLCS ở cả 8 lĩnh vực với những nhóm tuổi khác nhau, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp 
chính, trình độ học vấn, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng mắc bệnh kèm theo khác. 
(*): p < 0,05
Biểu đồ 3. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với kinh tế gia đình 
Biểu đồ 3 cho thấy CLCS liên quan tới "vai trò của thể chất", "chức năng xã hội", "đau thực thể" 
hay "sức khỏe chung" ở nhóm bệnh nhân nghèo/cận nghèo đều thấp hơn so với nhóm bệnh nhân 
không nghèo, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
(*): p < 0,05
Biểu đồ 4. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với hành vi uống rượu bia 
62.1
32.8
77.7
46.4
62.8 67.6
74.5
39.5
64.5
39.1
67.1
50.6
64.3 68
77.7
42.7
0
50
100
Chức năng 
thể chất
Vai trò sức 
khỏe thể 
chất
Vai trò của 
cảm xúc *
Chức năng 
sống
Sức khỏe 
tâm thân
Chức năng 
xã hội
Đau thực 
thể
Sức khoẻ 
chung
Nam Nữ
70.8
23.3
58.9
44.5
59.2 59.2 65.8
36.0
61.7
37.3
76.2
48.6
64.1 69.2
77.5
41.6
0
50
100
Chức năng 
thể chất *
Vai trò sức 
khỏe thể 
chất *
Vai trò của 
cảm xúc
Chức năng 
sống
Sức khỏe 
tâm thân
Chức năng 
xã hội *
Đau thực 
thể *
Sức khoẻ 
chung *
Nghèo/cận nghèo Không
63.7
30.5
78.9
48.4 63.8
67.5 74.3
40.7
62.5
39.3
69.1
47.7 63.0
68.0 77
40.9
0
50
100
Chức năng 
thể chất
Vai trò sức 
khỏe thể 
chất 
Vai trò của 
cảm xúc *
Chức năng 
sống
Sức khỏe 
tâm thân
Chức năng 
xã hội
Đau thực 
thể
Sức khoẻ 
chung
Có uống/Đã từng uống Không bao giờ uống
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
69TCNCYH 119 (3) - 2019
IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
với bệnh nhân ung thư đại tràng thì CLCS 
chung chỉ đạt trên mức trung bình (điểm trung 
bình là 56,5 điểm); điểm khó chịu và ảnh 
hưởng tới CLCS nhất liên quan tới " sức khỏe 
thể chất" và CLCS liên quan tới " đau" có điểm 
trung bình cao nhất. Bệnh ung thư là bệnh có 
thể đe dọa tới cuộc sống, phải điều trị bằng 
cách phối hợp nhiều phương pháp và lâu dài, 
do vậy CLCS của người bệnh nói chung không 
thể cao như những bệnh lý mạn tính khác. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
về điểm trung bình CLCS ở cả 8 lĩnh vực với 
nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp 
chính, trình độ học vấn, tình trạng dinh dưỡng, 
tình trạng mắc bệnh kèm theo khác... Kết quả 
này khác với nghiên cứu của Lumachi và cs. 
đã thực hiện trên 72 bệnh nhân ung thư đại 
tràng (giai đoạn bệnh I và II), cho thất CLCS về 
“Cảm giác đau” và “Sức sống” có tương quan 
có ý nghĩa thống kê với nhóm tuổi (p < 0,05), 
những người trẻ tuổi hơn (ở trong nghiên cứu 
này là ≤65 tuổi) có điểm trung bình chất lượng 
cuộc sống cao hơn nhóm người cao tuổi hơn 
(> 65 tuổi) [4]. Một nghiên cứu khác đo lường 
CLCS của người bệnh ung thư đại tràng đã 
được thực hiện vào năm 2015 tại Anh đã chỉ 
ra một số vấn đề thách thức có thể làm tăng 
hoặc giảm chất lượng cuộc sống của người 
bệnh, trong đó có độ tuổi [5]. Ngoài ra, nghiên 
cứu của Scott Adams và cs. khảo sát trên 1021 
bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Mỹ, năm 
2016 cho thấy, điểm chất lượng cuộc sống về 
thể chất có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
với nhóm tuổi, trình độ học vấn của đối tượng 
nghiên cứu, với p < 0,001. Cụ thể, tuổi càng 
cao thì có CLCS càng giảm, những người có 
trình độ học vấn cao hơn (tốt nghiệp cao đẳng 
trở lên) thì có điểm chất lượng cuộc sống tốt 
hơn người có trình độ học vấn từ THPT trở 
xuống [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng tìm 
ra điểm tương đồng là chỉ ra, CLCS thể chất 
không có sự khác biệt với những đối tượng 
có tình trạng hôn nhân khác nhau (p = 0,49 > 
0,05) [6].
CLCS liên quan tới " cảm xúc" có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với giới tính của người 
Với những bệnh nhân đã từng/hiện đang uống rượu thì CLCS liên quan tới "vai trò của cảm 
xúc" lại cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) khi so sánh với những bệnh nhân không uống rượu 
(Biểu đồ 4). 
(*): p < 0,05
Biểu đồ 5. Mối liên quan giữa điểm Chất lượng cuộc sống với thời gian mắc bệnh 
 Kết quả phân tích tại biểu đồ 3.5 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
về điểm trung bình CLCS của “Chức năng xã hội”, nhóm mắc bệnh từ 1 năm trở lên là 69,9, cao 
hơn nhóm mắc bệnh dưới 1 năm (64,5 điểm).
62.3
31.7
68.7
48.1 63.0 64.5
75.1
40.4
63.5 37.6
77.0 48.0 63.6 69.9
76.2
41.0
0
50
100
Chức năng 
thể chất
Vai trò sức 
khỏe thể 
chất 
Vai trò của 
cảm xúc
Chức năng 
sống
Sức khỏe 
tâm thân
Chức năng 
xã hội *
Đau thực 
thể
Sức khoẻ 
chung
Dưới 1 năm Từ 1 năm trở lên
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
70 TCNCYH 119 (3) - 2019
bệnh, cụ thể là điểm trung bình CLCS của lĩnh 
vực này ở nam cao hơn nữ (p < 0,05). Kết 
quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của 
MohsenAkhondi-Meybodi và cs. Thực hiện 
trên 120 bệnh nhân ung thư đại trực tràng vào 
năm 2016 tại Iran cho thấy điểm CLCS của 
bệnh nhân nữ là 77,4 ± 8,7, còn của nam thấp 
hơn một chút với 76,6 ± 8,7 điểm. Tuy nhiên, 
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
giữa điểm CLCS này và giới tính của đối tượng 
nghiên cứu [7]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi lại tương đồng với nghiên cứu 
của Scott Adams và cs. cho thấy, điểm CLCS 
thể chất và tinh thần có mối liên quan với giới 
tính của đối tượng (p = 0,001): những người 
bệnh là nữ giới có điểm CLCS thấp hơn nam 
[6]. Nhóm bệnh nhân nữ có khả năng có điểm 
CLCS thấp hơn nam, điều này cũng đã được 
chỉ ra trong nghiên cứu của Đỗ Thúy Hằng và 
cộng sự trên đối tượng là bệnh nhân chạy thận 
nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Quân y 103. 
Điều này cũng dễ giải thích do bản thân phụ 
nữ thường dễ yếu đuối, vả lại phụ nữ Việt nam 
thường lo các công việc gia đình và con cái, do 
vậy bị mắc ung thư sẽ dễ làm bệnh nhân nữ rơi 
vào trạng thái suy sụp hơn so với nam giới [8].
Có thể thấy khả năng kinh tế là một yếu 
tố quan trọng liên quan tới CLCS của người 
bệnh ung thư, trong đó có ung thư đại tràng. 
Người bệnh có điều kiện kinh tế gia đình thuộc 
hộ nghèo/cận nghèo có nguy cơ điểm CLCS 
càng thấp. Việc thường xuyên phải nghĩ ngợi 
đến các khoản chi trả không chỉ trở thành gánh 
nặng của gia đình và còn gây ra vấn đề tâm lý 
của chính người mắc bệnh. Kết quả này khác 
với kết quả từ nghiên cứu của Bùi Vũ Bình thực 
hiện trên 175 người bệnh được chẩn đoán xác 
định bệnh ung thư hiện đang điều trị tại Bệnh 
viện Đại học Y Hà Nội vào năm 2015, khi chưa 
tìm thấy mối tương quan giữa CLCS với điều 
kiện kinh tế gia đình [3]. 
Hành vi lối sống là một trong các yếu tố 
nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, trong đó 
có ung thư. Một kết quả rất thú vị từ nghiên cứu 
này cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa 
giữa CLCS về "sức khỏe thể chất" và "vai trò 
của cảm xúc" đối với hành vi hút thuốc lá và 
uống rượu. CLCS "về cảm xúc" cao hơn ở 
những người hút thuốc lá nhưng những người 
này lại có CLCS "sức khỏe thể chất" thấp hơn. 
Như vậy, mỗi người bệnh sẽ phải tự lựa chọn 
cho hành vi sức khỏe của mình. Kết quả này 
của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên 
cứu về Chất lượng cuộc sống và tử vong của 
những người còn sống sau ung thư đại tràng, 
qua sử dụng bộ công cụ the Veterans RAND 
12-i tem, bởi tác giả chỉ ra, trung bình điểm 
về sức khỏe thể chất có mối liên quan với tình 
trạng hút thuốc của đối tượng nghiên cứu [6]. 
Nghiên cứu của Scott Adams và cộng sự lại chỉ 
ra, hút thuốc lá có mối liên quan với CLCS thể 
chất và tinh thần (p < 0,001): Những người vẫn 
đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc thì có 
CLCS thấp hơn những người không bao giờ 
hút thuốc [6].
Thời gian mắc bệnh cũng là một yếu tố 
được tính đến khi đề cập đến CLCS của người 
bệnh. Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình 
CLCS của “Chức năng xã hội” của những 
người bệnh có thời gian mắc bệnh khác nhau 
(p < 0,05). Kết quả của chúng tôi có sự tương 
đồng với Jeff Dunn và các cộng sự thông qua 
nghiên cứu tổng quan 41 tài liệu trên thể giới, 
tác giả nhận định rằng: thời gian từ khi được 
chẩn đoán mắc bệnh có liên quan đến CLCS 
của bệnh nhân ung thư trực tràng. Thời gian 
mắc bệnh càng nhiều thì dường như CLCS 
của họ lại càng được cải thiện [9]. Điều này có 
thể được giải thích là khi mắc bệnh càng lâu 
thì người bệnh đã có nhiều thời gian hơn để 
chấp nhận và sống chung với ung thư, không 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
71TCNCYH 119 (3) - 2019
còn cảm giác sốc, sợ hãi, tuyệt vọng như ban 
đầu nên sẽ ít ảnh hưởng đến các hoạt động xã 
hội và tinh thần hơn những đối tượng mới biết. 
Qua kết quả này, chúng ta nên lưu tâm hơn 
đến chăm sóc và cải thiện chất lượng cuộc 
sống về tình cảm, xã hội cho những đối tượng 
mới mắc hơn để họ có động lực vượt qua bệnh 
tật, có niềm tin hơn và chất lượng cuộc sống 
tốt hơn.
 V. KẾT LUẬN
Người bệnh ung thư đại tràng có chất 
lượng cuộc sống ở mức trung bình, với điểm 
chất lượng cuộc sống chung là 56,5 điểm theo 
thang đo SF-36. CLCS của người bệnh có mối 
liên quan với giới tính, tình trạng kinh tế, thời 
gian mắc bệnh và một số hành vi lối sống như 
hút thuốc lá, uống rượu (p < 0,05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ware JE Jr SC, Ware JE, Sherbourne 
CD. The MOS 36-item Short-Form Health 
Survey (SF-36). I. Conceptual framework and 
item selection. Med Care. 1992;90(6):473 - 
483. doi:10.1097/00005650-199206000-00002
2. World Health Organization (2018), 
Globocan 2018: Estimated Cancer Incidence, 
Mortality and Prevalence worldwide.
3. Bùi Vũ Bình, Đỗ Thị Ánh, Dương Tiến 
Đỉnh và các cộng sự. (2015), Khảo sát chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và 
một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại 
học Y Hà Nội năm 2015, Báo cáo Hội nghị 
khoa học chào mừng 65 năm truyền thống 
Bệnh viện Quân y 103, Hội nghị Khoa học điều 
dưỡng, Hà Nội.
4. F. Lumachi, L. Di Gennaro., G. 
Chiara and et al. (2016), "Evaluation of short-
term quality of life changes after surgery in 
elderly patients with colorectal cancer using 
the Medical Outcomes Study short form (MOS-
SF-36) questionnaire ", Annals of Oncology, 
27(suppl_2).
5. Charlotte Wood, Sarah Lawton, Amy 
Downing and et al. (2015), Quality of Life 
of Colorectal Cancer Survivors in England, 
England.
6. Scott V. Adams, Rachel Ceballos and 
Polly A. Newcomb (2016), "Quality of Life 
and Mortality of Long-Term Colorectal Cancer 
Survivors in the Seattle Colorectal Cancer 
Family Registry", PLOS One.
7. Mohsen Akhondi-Meybod, Sara 
Akhondi-Meybodi, Mahmood Vakili and 
et al. (2016), "Quality of life in patients with 
colorectal cancer in Iran", Arab Journal of 
Gastroenterology, 17(3), pp. 127 - 130.
8. Đỗ Thuý Hằng, Vũ Hồng Hạnh, Nguyễn 
Văn Chiến và các cộng sự. (2015), Khảo 
sát chất lượng cuộc sống bằng bảng điểm 
SF36 ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại 
Bệnh viện Quân y 103, truy cập ngày 28-05-
2018, tại trang web 
vn/vietnamese/bao-cao-hoi-nghi-khoa-hoc-
chao-mung-65-nam-truyen-thong-bvqy103/
hoi-nghi-khoa-hoc-dieu-duong/cac-bao-cao/
khao-sat-chat-luong-cuoc-song-bang-bang-
diem-sf36-o-benh-nhan-than-nhan-tao-chu-
ky-tai-benh-vien-quan-y-103/1389/.
9. Jeff Dunn, Brigid Lynch, Joanne Aitken 
and et al. (2003), "Quality of life and colorectal 
cancer: a review", Australian and New Zealand 
Journal of Public Health, 27(1), pp. 41 - 53.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
72 TCNCYH 119 (3) - 2019
Summary
FACTORS RELATED TO QUALITY OF LIFE IN COLON 
CANCER PATIENTS
Quality of Life (QoL) of cancer patients is important for the adherence to and support of 
comprehensive care for patients. The study applied SF - 36 to measure QoL in 205 colon cancer 
patients diagnosed and treated at K Hospital during 2018. The SF - 36 evaluated 8 components of 
QoL: physical functioning, role physical, role emotion, social function, vitality, mentl health, pain and 
general health. The results showed that QoL was “average” with a mean score of 56.5 points. QoL on ‘ 
function of emotion” in men was higher than in women (p < 0.05); QoL on “role of physical”, “function 
of social”, “physical pain” or “general health” in poor/near poor patients was lower than patients in 
more affluent income brackets (p < 0.05); QoL on “role of emotion” in patients who drink and smoke 
was higher than patients who do not, but QoL on “physical functioning” was lower. There is a need to 
measure QoL for consultation and to carry out a comprehensive care plan for colon cancer patients. 
Keyword: colon cancer, quality of life, SF-36

File đính kèm:

  • pdfmot_so_yeu_to_lien_quan_toi_chat_luong_cuoc_song_cua_nguoi_b.pdf