Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng sau học thực hành mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâm sàng trường đại học điều dưỡng Nam Định
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên
quan đến sự hài lòng của sinh viên điều
dưỡng sau học thực hành mô phỏng tại
trung tâm thực hành tiền lâm sàng trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định. Đối tượng
và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
định lượng được thực hiện trên 200 sinh
viên cử nhân điều dưỡng chính quy sau khi
kết thúc học thực hành mô phỏng tại trung
tâm thực hành tiền lâm sàng. Các sinh viên
này sử dụng bộ công cụ được thiết kế sẵn
để đánh giá sự hài lòng của sinh viên về học
thực hành mô phỏng và tìm hiểu một một
số yếu tố liên quan đến sự hài lòng đó. Kết
quả: Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của sinh viên khi học thực hành mô phỏng,
bao gồm: Cơ sở vật chất; Giảng viên; Nhận
thức sinh viên; thời gian học và phân nhóm
thực hành mô phỏng. Trong nghiên cứu và
kiểm định mô hình hồi qui, 4 thành phần đề
xuất phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Trong
4 thành phần được xác định trong mô hình
nghiên cứu, mức độ tác động của các thành
phần khác nhau đối với sự hài lòng của sinh
viên về học thực hành mô phỏng tại trung
tâm tiền lâm sàng. Cụ thể, tác động đến sự
hài lòng của sinh viên là thành phần Giảng
viên (Beta = 0,136); thứ hai là Nhận thức
sinh viên (Beta = 0,226); thứ ba là thành
phần thành phần Thời gian và phân nhóm
học thực hành mô phỏng (Beta = 0,095) và
thành phần cuối cùng là cơ sở vật chất (beta
= 0,419). Kết luận: Sự hài lòng của sinh
viên có mối liên quan chặt chẽ với cơ sở
vật chất (r=0,54), giảng viên (r=0,38), nhận
thức sinh viên (r=0,39), thời gian và phân
nhóm học thực hành mô phỏng (r=0,33).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng sau học thực hành mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâm sàng trường đại học điều dưỡng Nam Định
5NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG SAU HỌC THỰC HÀNH MÔ PHỎNG TẠI TRUNG TÂM THỰC HÀNH TIỀN LÂM SÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH Mai Thị Yến1, Nguyễn Thị Thanh Huyền1, Vũ Thị Minh Phượng1, Đặng Thị Hân1, Trần Thị Thanh Mai1 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng sau học thực hành mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên 200 sinh viên cử nhân điều dưỡng chính quy sau khi kết thúc học thực hành mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâm sàng. Các sinh viên này sử dụng bộ công cụ được thiết kế sẵn để đánh giá sự hài lòng của sinh viên về học thực hành mô phỏng và tìm hiểu một một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng đó. Kết quả: Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học thực hành mô phỏng, bao gồm: Cơ sở vật chất; Giảng viên; Nhận thức sinh viên; thời gian học và phân nhóm thực hành mô phỏng. Trong nghiên cứu và kiểm định mô hình hồi qui, 4 thành phần đề Người chịu trách nhiệm: Mai Thị Yến Email: yen20031986@gmail.com Ngày phản biện: 30/9/2019 Ngày duyệt bài: 14/10/2019 Ngày xuất bản: 16/3/2020 xuất phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Trong 4 thành phần được xác định trong mô hình nghiên cứu, mức độ tác động của các thành phần khác nhau đối với sự hài lòng của sinh viên về học thực hành mô phỏng tại trung tâm tiền lâm sàng. Cụ thể, tác động đến sự hài lòng của sinh viên là thành phần Giảng viên (Beta = 0,136); thứ hai là Nhận thức sinh viên (Beta = 0,226); thứ ba là thành phần thành phần Thời gian và phân nhóm học thực hành mô phỏng (Beta = 0,095) và thành phần cuối cùng là cơ sở vật chất (beta = 0,419). Kết luận: Sự hài lòng của sinh viên có mối liên quan chặt chẽ với cơ sở vật chất (r=0,54), giảng viên (r=0,38), nhận thức sinh viên (r=0,39), thời gian và phân nhóm học thực hành mô phỏng (r=0,33). Từ khóa: mô phỏng, sự hài lòng, sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất, thời gian và phân nhóm thực hành SOME FACTORS RELATED TO FATIGUE IN PATIENTS WITH CHRONIC RENAL FAILURE WITH DIALYSIS IN SOME HOSPITALS IN NAM DINH CITY ABSTRACT Objective: Learn some factors related to the satisfaction of post-graduate students to practice simulation at the pre-clinical practice center of Nam Dinh Nursing University. Method: Quantitative research was carried out on 200 full-time bachelor’s nursing students after finishing studying simulation practice at the pre-clinical practice center. These students use a set of pre-designed tools to evaluate students’ satisfaction with learning simulation practice and learn some of the factors related to that satisfaction. Results: There are four factors that influence student satisfaction when learning simulation practice, including: Facilities; Lecturers; Student awareness; study time and grouping simulation practice. In the study and verification of regression models, 4 proposed components are suitable and statistically significant. In the four components identified in the research model, the degree of impact of different components on the satisfaction of students 6NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 on learning simulation practice at pre- clinical centers. Specifically, the impact on student satisfaction is the Faculty component (Beta = 0,136); the second is Student Awarenes (Beta = 0,226); The third is component composition Time and sub- group of simulated practice (Beta = 0,095) and the final component is facilities (beta = 0,419). Conclusion: Student satisfaction is closely related to facilitie (r=0,54), faculty (r=0,38), student awareness (r=0,39), time and grouping of simulation practice (r=0,33). Keywords: simulation, satisfaction, students, lecturers 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mô phỏng là phương pháp đào tạo với mục đích nhân rộng các kinh nghiệm lâm sàng, cho phép sinh viên học tập trong một môi trường an toàn và được kiểm soát. Mô phỏng cho phép sinh viên thực hành chăm sóc người bệnh dựa trên các tình huống lâm sàng mà không sợ thất bại hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh. Giảng dạy mô phỏng đã được áp dụng trong giảng dạy thực hành điều dưỡng ở các nước trên Thế giới [7]. Tuy nhiên việc triển khai phương pháp giảng dạy này ít được biết đến và hiệu quả của nó vẫn rất cần được đánh giá về sự phù hợp trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Để có cái nhìn toàn diện về việc triển khai phương pháp giảng dạy này, việc khảo sát sự hài lòng sinh viên là rất cần thiết. Sự hài lòng của sinh viên là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của môi trường học tập mô phỏng và là động lực giúp sinh viên học tập tốt hơn đồng thời cũng giúp giảng viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp [13]. Trong các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, sự hài lòng sinh viên trong thực hành mô phỏng liên quan một số yếu tố như: giảng viên, cơ sở vật chất (trang thiết bị, âm thanh,..), phân nhóm học thực hành mô phỏng, thời gian phân nhóm, nhận thức sinh viên, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên..[8], [9],[13]. Tại Việt Nam, hiện nay nhiều trường đại học vẫn áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống với việc lấy người thầy làm trung tâm.Vì vậy, nhiều sinh viên ra trường nhất là sinh viên y khoa nói chung, sinh viên điều dưỡng nói riêng, mặc dù kiến thức lý thuyết rất tốt nhưng áp dụng vào trong thực hành người bệnh còn kém, còn nhiều lúng túng và thiếu sót [2]. Có một số trường Đại học với mục đích nâng cao chất lượng học và giảng dạy nên nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên và các yếu tố liên quan: cơ sở vật chất, giảng viên,..Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định áp dụng phương pháp mô phỏng với mục đích giúp sinh viên có kiến thức, kỹ năng thực hành thành thạo, phát triển tư duy và hình thành năng lực. Tuy nhiên, để biết hiệu quả của phương pháp giảng dạy thì sự hài lòng của sinh viên sau khi học thực hành mô phỏng là rất cần thiết. Vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên này với mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng sau học thực hành mô phỏng tại trung tâm thực hành tiền lâm sàng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học điều dưỡng hệ chính quy khóa 11 của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định có lịch học thực hành mô phỏng tại trung tâm tiền lâm sàng từ tháng 08 đến tháng 10/2017 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang - Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn tất cả 200 sinh viên Đại học Điều dưỡng hệ chính quy khóa 11 học thực hành mô phỏng tại trung tâm tiền lâm sàng từ tháng 08 đến tháng 10/2017 - Công cụ thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn gồm 2 phần: Phần 1: Thông tin chung đối tượng nghiên cứu về giới. Phần 2: Sự hài lòng của sinh viên về học thực hành mô phỏng: Sử dụng bộ công cụ Simulation Experence scale (SSE) của Levett-Jones et al. (2011) [10] gồm 18 câu với 3 nội dung là: thảo luận và phản hồi (9 câu); áp dụng lâm sàng (5 câu); lý luận lâm sàng (4 câu).Các câu trả lời được đo theo thang điểm Likert 5 (1 = hoàn toàn 7NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 không hài lòng, 2 = không hài lòng, 3 = không chắc chắn, 4 = hài lòng, 5 = hoàn toàn hài lòng). Đánh giá sự hài lòng của sinh viên được thực hiện như sau: tính mức điểm: Lấy điểm số cao nhất trừ đi điểm số thấp nhất và chia cho 3 (khoảng = (5-1)/3 = 1.33). Khoảng điểm trung bình được sử dụng để mô tả sự hài lòng của sinh viên theo các tiêu chuẩn sau (Polit & Hungler, 1999): Điểm trung bình từ 1,00 - 2,33 điểm: Không hài lòng; Điểm trung bình từ 2,34 - 3,67 điểm: Hài lòng ; Điểm trung bình từ 3,68 - 5,00 điểm: Rất hài lòng Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ Câu hỏi nghiên cứu nguyên văn tiếng Anh (đánh giá sự hài lòng sinh viên về kinh nghiệm mô phỏng (SSE) được dịch sang Tiếng việt để sử dụng phù hợp với mẫu Việt Nam bằng phương pháp dịch ngược. Quá trình dịch ngược đảm bảo tính nội dung công cụ ; Độ tin cậy của bộ công cụ được đánh giá dựa trên chỉ số Cronbach alpha . Một điều tra thử nghiệm được tiến hành trên 30 sinh viên. Kết quả phân tích chỉ số Cronbach alpha trên nghiên cứu thử nghiệm này như sau: sự hài lòng = 0,810. Như vậy với các chỉ số Cronbach alpha đều > 0,70; các thang đo này đều đảm bảo độ tin cậy ở mức tốt. - Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu sau khi kết thúc môn học thực hành môn học mô phỏng. 2.3. Phân tích số liệu: Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các test thống kê: tỷ lệ, giá trị trung bình, phân tích tương quan hồi quy và phân tích phương sai ANOVA, kiểm định kết quả nghiên cứu 3. KẾT QUẢ Các yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của sinh viên Bảng 3.1. Các yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của sinh viên Các yếu tố liên quan Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng r p SL TL % SL TL % SL TL % Cơ sở vật chất 0,544 <0,05 Không đồng ý 0 0 3 0 1 0,5 Đồng ý 1 0,5 15 7,5 80 40 Rất đồng ý 0 0 5 2,5 95 47,5 Giảng viên 0,383 <0,05 Không đồng ý 0 0 0 0 0 0 Đồng ý 1 0,5 9 4,5 11 5,5 Rất đồng ý 0 0 14 7 165 82,5 Nhận thức sinh viên 0,393 <0,05 Không đồng ý 0 0 0 0 0 0 Đồng ý 0 0 12 6 17 8,5 Rất đồng ý 1 0,5 11 5,5 159 79,5 Thời gian và phân nhóm 0,339 <0,05 Không đồng ý 0 0 0 0 2 1 Đồng ý 0 0 15 7,5 37 18,5 Rất đồng ý 1 0,5 8 4 139 69,5 8NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 Quả bảng 3.1 cho thấy: Về cơ sở vật chất: có 47,5% sinh viên rất đồng ý cơ sơ vật chất có liên quan đến rất hài lòng sinh viên và có 40% sinh viên đồng ý liên quan đến rất hài lòng của sinh viên. Chỉ có 1% sinh viên không đồng ý liên quan đến sự hài lòng của sinh viên. Về giảng viên: có đến 82,5% sinh viên rất đồng ý giảng viên có liên quan đến sự rất hài lòng sinh viên. Đặc biệt có 0% sinh viên không đồng ý giảng viên không liên quan đến sự hài lòng sinh viên. Về nhận thức sinh viên: có 79,5% sinh viên rất đồng ý nhận thức sinh viên có liên quan đến sự rất hài lòng sinh viên. Đặc biệt có 0% sinh viên không đồng ý nhận thức sinh viên liên quan đến sự hài lòng của sinh viên. Về thời gian học và phân nhóm thực hành: có 69,5% sinh viên rất đồng ý thời gian học và phân nhóm thực hành có liên quan đến sự rất hài lòng sinh viên. Chỉ có 1% sinh viên không đồng ý thời gian và phân nhóm liên quan đến sự hài lòng của sinh viên. Qua bảng trên ta còn thấy yếu tố cơ sở vật chất có mối tương quan mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên với r = 0,544.Yếu tố có mối tương quan mạnh thứ 2 đến sự hài lòng của sinh viên là nhận thức sinh viên. Yếu tố có mối tương quan yếu nhất là thời gian và phân nhóm thực hành mô phỏng với r = 0,339. Để đánh giá chính xác độ ảnh hưởng của các biến độc lập ở trên tới mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng, chúng tôi thực hiện kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến. Mô hình lý thuyết đề xuất gồm có 4 thành phần: Cơ sở vật chất; giảng viên; nhận thức sinh viên; thời gian học và phân nhóm thực hành.Trong đó, 4 thành phần là những thành phần độc lập và được giả định là các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Tiến hành phân tích hồi qui để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi qui được thực hiện bằng phương pháp hôi qui tổng thể các biến với phần mềm SPSS version 20.0. Kiểm định giả thuyết mô hình hồi qui giữa 4 thành phần là biến độc lập: Cơ sở vật chất (ký hiệu là CSVC); giảng viên (ký hiệu GV); nhận thức sinh viên (ký hiệu là NTSV); thời gian học và phân nhóm thực hành (ký hiệu là TGVPN). Hài lòng (ký hiệu PLHL) là biến phụ thuộc vào 4 thành phần trên. Bảng 3.2. Kết quả hồi quy của mô hình Mô hình R R bình phương R điều chỉnh Bậc tự do p 1 0,633a 0,401 0,388 4 0,000 Nhận xét: Trị số R có giá trị 0,633 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tương quan rất chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi qui của mô hình cho thấy giá trị R2 (R Square) bằng 0,401 điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 40,1% hay nói cách khác là 40,1% sự biến thiên của biến Sự hài lòng được giải thích bởi 4 thành phần trong học thực hành mô phỏng. Giá trị R điều chỉnh phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, ta có giá trị R điều chỉnh bằng 0,388 (hay 38,8%) có nghĩa tồn tại mô hình hồi qui tuyến tính giữa Sự hài lòng và 4 yếu tố trên. Bảng 3.3. Phân tích phương sai ANOVA Mô hình Df F P 1 4 32,597 0,000b Nhận xét: Phân tích phương sai ANOVA cho thấy giá trị F = 32,597được dùng để kiểm định giả thiết H0, ở đây ta thấy mối quan hệ tuyến tính là rất có ý nghĩa với p < 0,05. Ta có thể bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số góc của 4 yếu tố liên quan đến hài lòng mô phỏng bằng 0. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc Sự hài lòng 9NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 Bảng 3.4. Các hệ số hồi qui trong mô hình Mô hình Hệ số hồi quy Hệ số β p (Constant) 1,570 0,000 PLDiemTBCSVC 0,352 0,419 0,000 PLDiemTBNTSV 0,291 0,226 0,000 PLdiemTBTGPN 0,098 0,095 0,12 PLdiemTBGV 0,201 0,136 0,030 Nhận xét: Kết quả phân tích các hệ số hồi qui trong mô hình cho thấy, có 3 thành phần đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05, chỉ có thời gian và phân nhóm thực hành có p>0,05 không có ý nghĩa thống kê. Do đó, ta có thể nói rằng các biến độc lập đều có tác động đến sự hài lòng của sinh viên về học thực hành mô phỏng. Các thành phần liên quan đến sự hài lòng sinh viên đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động hầu hết cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên do các hệ số hồi qui đều mang dấu dương. Giá trị hồi qui chuẩn của các biến độc lập trong mô hình có giá trị báo cáo lần lượt: Giảng viên là 0,136; nhận thức sinh viên là 0,226; Cơ sở vật chất là 0,419; Thời gian và phân nhóm là 0,095.Trong đó có 3 yếu tố đều ảnh hưởng thực sự đến sự hài lòng của sinh viên là giảng viên, nhận thức sinh viên và cơ sở vật chất. Qua kết quả phân tích hồi qui ta có phương trình: HL= 1,570 + 0,291NTSV+0,201GV + 0,098 TGPN + 0,352CSVC Qua phương trình hồi qui ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi thì khi điểm đánh giá về Cơ sở vật chất tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng trung bình lên + 0,352 điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về giảng viên tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên trung bình + 0,201 điểm; khi điểm đánh giá về nhận thức sinh viên tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên trung bình +0,291 điểm 4. BÀN LUẬN Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng sinh viên Quả bảng 3.4 cho thấy: - Cơ sở vật chất (Bảng 3.1): có 47,5% sinh viên rất đồng ý cơ sơ vật chất có liên quan đến rất hài lòng sinh viên và có 40% sinh viên đồng ý liên quan đến rất hài lòng của sinh viên. Chỉ có 1% sinh viên không đồng ý liên quan đến sự hài lòng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với Prystowsky, J. B. & Bordage, G [12] : cở sở vật chất đóng vai trò quan trọng chiếm 68% và tài liệu chuẩn bị cho học thực hành mô phỏng chiếm 72%. Điều này có thể giải thích được là mặc dù mô hình hiện đại, âm thanh tốt, nhiều trang thiết bị, dụng cụ trong phòng mô phỏng đầy đủ nhưng nếu tài liệu chuẩn bị cho buổi học không tốt, không rõ ràng thì sinh viên không có định hướng xử trí tình huống trong môi trường mô phỏng đó. - Giảng viên (bảng 3.1): có 82,5% sinh viên rất đồng ý giảng viên có liên quan đến sự rất hài lòng sinh viên. Đặc biệtcó 77,5 - 93% sinh viên rất đồng ý giảng viên liên quan sự hài lòng sinh viên, chỉ có 0,5- 3,5% sinh viên không đồng viên không đồng ý giảng viên không liên quan đến sự hài lòng sinh viên. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với một số tác giả Brett Williams, Simon Dousek (2012) đánh giá sự hài lòng giảng viên với điểm trung bình từ 4,01-4,29 [8]. Kết quả nghiên cứu TagwaOmer (2016) đánh giá sự hài lòng giảng viên với điểm trung bình từ 3,97-4,09 [37]. Qua nghiên cứu có thể thấy giảng viên là người có vai trò quan trọng trong giảng dạy mô phỏng, giảng viên giúp sinh tóm tắt những vấn đề trong trong tình huống mô phỏng, cung cấp đầy đủ thông tin, mục tiêu cho buổi học, giảng viên nhiệt tình giảng dạy, giảng viên thu hút sự chú ý sinh viên trong lớp. - Nhận thức sinh viên (bảng 3.1): có 79,5% sinh viên rất đồng ý nhận thức sinh viên có liên quan đến sự rất hài lòng sinh viên. Đặc biệt có 0% sinh viên không đồng ý nhận thức sinh viên liên quan đến sự hài lòng của sinh viên. 10 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 Qua nghiên cứu có thể thấy nhận thức sinh viên đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên cảm nhận được mô phỏng rất thú vị, mô phỏng hỗ trợ sự hiểu biết của sinh viên, sinh viên được chia sẻ kiến thức của mình trong quá trình thực hành, mô phỏng giúp cho sinh viên hình thành năng lực, Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với một số tác giả AghaS,AlhamraniA,KhanM. (2015) [5], Brett Williams, Simon Dousek (2012) [8]; G.V. Diamantis và V.K. Benos, University of Piraeus, Greece (2007) [9]] - Thời gian học và phân nhóm thực hành (bảng 3.1): có 69,5% sinh viên rất đồng ý thời gian học và phân nhóm thực hành có liên quan đến sự rất hài lòng sinh viên. Chỉ có 1% sinh viên không đồng ý thời gian và phân nhóm liên quan đến sự hài lòng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu củaTen Eyck RP, Tews M, Ballester JM (2009) [15], có 86,4% sinh viên đồng ý với việc phân nhóm thực hành. Như vậy, qua nghiên cứu có thể thấy thời gian học và phân nhóm thực hành mô phỏng giúp sinh viên đều được trải nghiệm tình huống mô phỏng với một thời gian thích hợp. Qua kết quả nghiên cứu kiểm định mô hình hồi quy giữa các yếu tố với sự hài lòng của sinh viên (bảng 3.2, bảng 3.3, bảng 3.4) ta thấy: có 4 thành phần liên quan chặt chẽ đến sự hài lòng của sinh viên với R =0,633 trong đó Giảng viên (Beta = 0,136); Cơ sở vật chất (Beta = 0,419); Nhận thức sinh viên (Beta = 0,226) và Thời gian và phân nhóm thực hành (Beta = 0,095) Mô hình trên giải thích được 40,1% sự thay đổi của biến hài lòng là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra (cơ sở vật chất, giảng viên, nhận thức sinh viên, thời gian học và phân nhóm thực hành mô phỏng), còn lại 59,9% biến thiên được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình như: chất lượng đào tạo, dịch vụ, chương trình đào tạo do phòng đào tạo quy định, sự quan tâm nhà trường.Mô hình cho thấy các biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ thỏa mãn của người sử dụng ở độ tin cậy 95%. Qua phương trình hồi qui chúng ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi thì khi điểm đánh giá về Cơ sở vật chất tăng lên 1 thì sự hài lòng của sinh viên tăng trung bình lên + 0,352 điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về giảng viên tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên trung bình + 0,201 điểm; khi điểm đánh giá về NTSV tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên trung bình +0,291 điểm; khi điểm đánh giá TGPN tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên tăng lên trung bình 0,095 điểm. Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị Beta tại bảng 3.4, cho ta biết mức độ ảnh hưởng giữa 4 biến độc lập và biến phụ thuộc, giá trị hồi qui chuẩn của Nhận thức sinh viên ảnh hưởng 22,6% đến sự hài lòng; giá trị hồi qui chuẩn của giảng viên ảnh hưởng 13,6 % đến Sự hài lòng; giá trị hồi qui chuẩn của cơ sở vật chất ảnh hưởng 41,9% đến sự hài lòng; giá trị hồi qui chuẩn của Thời gian và phân nhóm ảnh hưởng 9,5% đến sự hài lòng. Do đó, trong bảng 3.4 chúng ta thấy sự hài lòng chịu nhiều nhất là yếu tố cơ sở vật chất (beta = 0,419); quan trọng thứ hai là yếu tố Nhận thức sinh viên (Beta = 0,226) ;quan trọng thứ ba là Giảng viên (Beta = 0,136); thành phần cuối cùng là Thời gian và phân nhóm thực hành (Beta = 0,095). Tuy nhiên cũng có kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Ngọc Ánh (2013) tại trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội [1] yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên là thành phần Chương trình đào tạo (Beta = 0,143); quan trọng thứ hai là thành phần Cơ sở vật chất (Beta = 0,116); quan trọng thứ ba là thành phần Khả năng phục vụ (Beta = 0,106) và thành phần giảng viên (Beta = 0.058 ). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm tại trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG TP HCM, sự hài lòng của sinh viên phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố chương trình đào tạo (với hệ số Beta = 0.265), thứ 2 là yếu tố giảng viên (với hệ số Beta=0.185), thứ 3 là mức độ đáp ứng từ phía nhà trường (với hệ số Beta=0.126),và cuối cùng là yếu tố trang thiết bị học tập (với hệ số Beta=0.072) [3]. 11 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 Điều này có thể giải thích được do tùy từng điều kiện cụ thể của từng trường đại học, tùy theo nội dung nghiên cứu mà các nghiên cứu đưa ra các mô hình nghiên cứu khác nhau. Qua mô hình nghiên cứu, chúng tôi thấy: Lí do cơ sơ vật chất có vai trò quan trọng nhất vì cơ sở vật chất có tốt thì sinh viên có kỹ năng thực hành tốt, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp thành thạo được. Thành phần tác động mạnh thứ hai nhận thức sinh viên có vai trò quan trọng thứ hai trong quá trình học mô phỏng vì sinh viên nhận thấy được tầm quan trọng trong thực hành mô phỏng như: mô phỏng rất thú vị, mô phỏng hỗ trợ sự hiểu biết sinh viên, mô phỏng giúp sinh viên hình thành năng lực. Giảng viên có vai trò quan trọng thứ ba đến sự hài lòng sinh viên có thể là do giảng viên là cầu nối giữa sinh viên và tình huống mô phỏng lâm sàng. Giảng viên có nhiệt tình, có thu hút sinh viên, có cung cấp đầy đủ thông tin, có giúp sinh viên nhận biết được những vấn đề làm được và chưa làm được thì sinh viên mới được trải nghiệm tình huống tự tin và có được năng lực một cách thực sự.Thành phần tác động cuối cùng đến sự hài lòng của sinh viên là thời gian và phân nhóm thực hành mô phỏng tuy không có ý nghĩa trong dự báo do kiểm định không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng cũng tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên. Điều này có thể giải thích có thể là do sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của thời gian học một tình huống và vai trò của việc phân nhóm. Vì vậy, giảng viên cần chú trọng nâng cao vai trò của việc thời gian cho một tình huống mô phỏng và phân nhóm hợp lý, có như vậy tất cả các sinh viên đều được trải nghiệm tình huống tốt hơn để có các kỹ năng thành thạo hơn. 5. KẾT LUẬN Sự hài lòng của sinh viên có mối liên quan chặt chẽ và tác động cùng chiều với cơ sở vật chất, giảng viên, nhận thức sinh viên, thời gian và phân nhóm học thực hành mô phỏng. Vì vậy, cần trú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành mô phỏng để tăng cường sự hài lòng của sinh viên. Giảng viên cần định hướng nội dung, phương pháp học tập cho sinh viên trước khi bắt đầu môn học thực hành mô phỏng. Giảng viên soạn giáo án và thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cho buổi học mô phỏng. Đề xuất tăng số buổi học mô phỏng giúp cho sinh viên hình thành được năng lực nhiều hơn trước khi ra lâm sàng. . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Ngọc Ánh (2013), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế - đại học quốc gia Hà Nội. nvcl.ueb.edu.vn/ 2. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Thanh Xuân (2011), “Thực trạng dạy học lâm sàng cử nhân điều dưỡng bậc đại học hệ chính quy tại trường Đại học Y Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành (827-828), tr.292-296. 3. Nguyễn Thị Thắm (2010), “ Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia HCM”. Luận văn thạc sỹ. Đại học quốc gia Hà Nội 4. Trần Xuân Kiên (2009), “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Viện đảm bảo Chất lượng Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. 5 . A g h a S , A l h a m r a n i A , K h a n M . (2015). Satisfaction of Medical Students withSimulation based learning. SaudiMedicalJournal.36:731-736. 6. Alinier, G., Hunt, B., Gordon, R., & Harwood, C. (2006).Effectiveness of intermediate-fidelity simulation training technology in undergraduate nursing education. Journal of Nursing,54(3), 359- 369. 7. Bandura, A. (2007). Social learning theory. New York: General Learning Press.Bearnson, C. S., &Wilker, K. M. (2005). Human patient simulators: Anew face in baccalaureate nursing education at Brigham Young University. Journal of Nursing Education, 44(9), -425. 12 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01 8. Brett Williams, Simon Dousek (2012), The satisfaction with simulation experience scale(SSES): A Validation Study Journal of Nursing Education and Practice, August 2012, Vol. 2, No. 3. 9. G.V. Diamantisvà V.K. Benos, University of Piraeus, Greece (2007), Measuring student satisfaction with their studies in an International and European Studies Departerment, Operational Research, An International Journal. Vol.7. No 1, pp 47 - 59. 10. Hall, Rachel M., “Effects of High Fidelity Simulation on Knowledge Acquisition, Self Confidence, and Satisfaction with Baccalaureate Nursing Students Using the Solomon-Four Research Design” (2013). Electronic Theses and Dissertations. Paper 2281. 11. Levett-Jones, T., McCoy, M., Lapkin, S., Noble, D., Hoffman, K., Dempsey, J., Arthur, C., & Roche, J. (2011).The development and psychometric testing of the Satisfaction with Simulation Experience Scale. Nurse Education Today, 31(7), 705- 710. doi:10.1016/j.nedt.2011.01.004. 12. Prystowsky, J. B. &Bordage, G. (2001). An outcomes research perspective on medical education: the predominance of trainee assessment and satisfaction. MedicalEducation, 35(4), 331-336. doi: 10.1046/j.1365-2923.2001.00910. 13. Smith SJ, Roehrs CJ. Hight-Fidelity Simulation: Factors Correlated with Nursing Student Satisfaction and Self-Confidence. NursEducPerspect. 2009;30(2):74-8. 14. Tagwa Omer NursingStudents’Perceptionsof Satisfaction and Self ConfidencewithClinicalSimulati onExperience Journal of Education and Practice Vol.7, No.5, 2016 15. Ten Eyck RP, Tews M, Ballester JM. Improved medical student satisfaction and test performance with a simulation- based emergency medicine curriculum: a randomized controlled trial. Ann Emerg Med. 2009;54:684-691. NHỮNG THÁCH THỨC MÀ SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG GẶP PHẢI TẠI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÂM SÀNG TẠI ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG NĂM 2019 Trần Thị Huyền1 1Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các vấn đề/ thách thức mà sinh viên điều dưỡng của Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) ghi nhận phải đối mặt trong môi trường học tập lâm sàng (MTHTLS). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một thiết kế cắt ngang mô tả sử dụng bộ câu hỏi tự điền Clinical Learning Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Huyền Email: tranhuyen9090@gmail.com Ngày phản biện: 30/12/2019 Ngày duyệt bài: 06/01/2020 Ngày xuất bản: 16/3/2020 Environment Inventory phiên bản tiếng Việt (V-CLEI) để khảo sát Cử nhân Điều dưỡng năm thứ ba của Đại học Quốc tế Hồng Bàng (58 nữ và 11 nam). Kết quả: Điểm trung bình thang đo V-CLEI của mẫu nghiên cứu là 145±11.02, với điểm số thấp nhất là 123 và điểm số cao nhất ghi nhận được là 177. Một số thách thức trong môi trường học tập lâm sàng đối với sinh viên điều dưỡng liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với các bên liên quan. Sinh viên điều dưỡng không thực sự nhận thức được vai trò của họ trong các buổi thực hành lâm sàng cũng trở thành một trong những rào cản. Tuy nhiên, một
File đính kèm:
- mot_so_yeu_to_lien_quan_den_su_hai_long_cua_sinh_vien_dieu_d.pdf