Một số vấn đề về tư duy và định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn tới (Kỳ 2 và hết)

Hiện nay, các quan điểm về quyền tư

pháp ở Việt Nam có một số nội dung đã

đạt được sự đồng thuận, ví dụ như: khẳng

định xác định quyền tư pháp là một trong

ba nhánh quyền lực nhà nước; mục đích,

vai trò của quyền tư pháp; biểu hiện của

quyền tư pháp, cơ sở phát sinh quyền tư

pháp, nguyên tắc hoạt động Tuy nhiên,

liên quan đến chủ thể thực hiện quyền tư

pháp, hiện nay có nhiều quan điểm khác

nhau. Có quan điểm cho rằng, Toà án là

cơ quan thực hiện quyền tư pháp, với hệ

thống cơ quan tham gia thực hiện quyền

tư pháp như: Điều tra, Viện kiểm sát, Thi

hành án, Luật sư, và các cơ quan bổ trợ tư

pháp khác.

Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho

rằng, Toà án là cơ quan duy nhất thực

hiện quyền tư pháp, bởi bản chất và các

nguyên tắc hoạt động của quyền tư pháp

khác so với các quyền khác. Quyền lập

pháp là việc đưa ra các quy tắc xử sự

chung có tính bắt buộc đối với công dân,

cơ quan, tổ chức trong xã hội; quyền hành

pháp là quyền thực thi các quy tắc do cơ

quan lập pháp ban hành; và quyền tư

pháp xem xét việc áp dụng các quy tắc đó

trong các tranh chấp cụ thể. Hay nói cách

khác, lập pháp là hoạt động xác lập quyền

trong tương lai; hoạt động hành pháp là

thi hành quyền trong hiện tại; và hoạt

động tư pháp là đánh giá việc thực hiện

quyền trong quá khứ. Quyền lập pháp đại

diện cho lợi ích của cử tri, hay một nhóm

đối tượng nhất định trong xã hội; quyền

tư pháp không chỉ bảo vệ quyền của

người dân, mà còn bảo vệ công lý. Quyền

tư pháp với các đặc điểm bị chi phối của

nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc

tranh tụng có sự khác biệt so với quyền

hành pháp, với đặc trưng của hoạt động

mang tính hành hành chính công vụ, mối

quan hệ cấp trên - cấp dưới

pdf 7 trang kimcuc 6120
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về tư duy và định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn tới (Kỳ 2 và hết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về tư duy và định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn tới (Kỳ 2 và hết)

Một số vấn đề về tư duy và định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn tới (Kỳ 2 và hết)
49Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019
NGUYỄN MINH KHUÊ 
2. Bảo đảm quyền tư pháp; bảo đảm 
độc lập tư pháp và trách nhiệm giải trình 
- những giá trị cốt lõi của cải cách tư pháp
 2.1. Bảo đảm quyền tư pháp
Quá trình lập hiến của Việt Nam từ 
năm 1946 đến nay cho thấy, mặc dù với 
cách thể hiện khác nhau nhưng các bản 
Hiến pháp cũng đã định hình khá rõ nét 
các nhánh quyền lực tạo nên quyền lực 
nhà nước. Tuy nhiên, lần đầu tiên trong 
lịch sử lập hiến, Hiến pháp năm 2013 xác 
định Tòa án là cơ quan xét xử của nước 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 
thực hiện quyền tư pháp, qua đó đã phân 
định rõ chủ thể thực hiện các bộ phận cấu 
thành quyền lực nhà nước. 
Hiện nay, các quan điểm về quyền tư 
pháp ở Việt Nam có một số nội dung đã 
đạt được sự đồng thuận, ví dụ như: khẳng 
định xác định quyền tư pháp là một trong 
ba nhánh quyền lực nhà nước; mục đích, 
vai trò của quyền tư pháp; biểu hiện của 
quyền tư pháp, cơ sở phát sinh quyền tư 
pháp, nguyên tắc hoạt động Tuy nhiên, 
liên quan đến chủ thể thực hiện quyền tư 
pháp, hiện nay có nhiều quan điểm khác 
nhau. Có quan điểm cho rằng, Toà án là 
cơ quan thực hiện quyền tư pháp, với hệ 
thống cơ quan tham gia thực hiện quyền 
tư pháp như: Điều tra, Viện kiểm sát, Thi 
hành án, Luật sư, và các cơ quan bổ trợ tư 
pháp khác. 
Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho 
rằng, Toà án là cơ quan duy nhất thực 
hiện quyền tư pháp, bởi bản chất và các 
nguyên tắc hoạt động của quyền tư pháp 
khác so với các quyền khác. Quyền lập 
pháp là việc đưa ra các quy tắc xử sự 
chung có tính bắt buộc đối với công dân, 
cơ quan, tổ chức trong xã hội; quyền hành 
pháp là quyền thực thi các quy tắc do cơ 
quan lập pháp ban hành; và quyền tư 
pháp xem xét việc áp dụng các quy tắc đó 
trong các tranh chấp cụ thể. Hay nói cách 
khác, lập pháp là hoạt động xác lập quyền 
trong tương lai; hoạt động hành pháp là 
thi hành quyền trong hiện tại; và hoạt 
động tư pháp là đánh giá việc thực hiện 
quyền trong quá khứ. Quyền lập pháp đại 
diện cho lợi ích của cử tri, hay một nhóm 
đối tượng nhất định trong xã hội; quyền 
tư pháp không chỉ bảo vệ quyền của 
người dân, mà còn bảo vệ công lý. Quyền 
tư pháp với các đặc điểm bị chi phối của 
nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc 
tranh tụng có sự khác biệt so với quyền 
hành pháp, với đặc trưng của hoạt động 
mang tính hành hành chính công vụ, mối 
quan hệ cấp trên - cấp dưới
Các đạo luật về tổ chức và hoạt động 
các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các 
đạo luật về tố tụng tư pháp được ban 
hành trong thời gian qua đã bước đầu 
thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP 
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI (KỲ 2 VÀ HẾT)
NGUYỄN MINH KHUÊ *
* Tiến sĩ, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp 
50
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở ...
Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019
năm 2013 liên quan đến quyền tư pháp, 
cơ quan thực hiện quyền tư pháp như: 
quy định Toà án trong quá trình xét xử 
phát hiện văn bản pháp luật vi hiến thì có 
quyền dừng xét xử và đề nghị cơ quan có 
thẩm quyền trả lời hoặc sửa đổi làm cơ sở 
để Toà án giải quyết vụ án1; Toà án không 
được từ chối thụ lý giải quyết vụ án vì lý 
do luật chưa quy định2; Toà án nhân dân 
tối cao có nhiệm vụ phát triển án lệ3 
Tuy nhiên, việc thể chế hoá tinh thần của 
Hiến pháp năm 2013 về việc xác định Toà 
án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền 
tư pháp trong các luật hiện nay còn chưa 
được đầy đủ. Cụ thể: Trong mối quan hệ 
giữa các cơ quan thực hiện quyền hành 
pháp và tư pháp, Chính phủ đang thực 
hiện một phần của chức năng Toà án thông 
qua việc thực hiện chức năng xử lý hành 
chính; chưa có cơ chế giám sát giữa Chính 
phủ và Toà án và ngược lại, Toà án chưa 
thực hiện đầy đủ chức năng của quyền 
tư pháp thông qua thực hiện việc xét xử 
đưa ra phán quyết của mình đối với các 
hoạt động của Chính phủ; biểu hiện phối 
hợp giữa cơ quan hành pháp và cơ quan 
tư pháp còn chưa phù hợp với nguyên tắc 
hoạt động của quyền tư pháp; trong mối 
quan hệ giữa cơ quan thực hiện quyền tư 
pháp và quyền lập pháp, Quốc hội đang 
thực hiện chức năng của tư pháp thông 
1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (Điều 2, 
khoản 7), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 
47, khoản 1, điểm h; Điều 221), Luật Tố tụng hành 
chính (Điều 37, khoản 1, điểm i; các điều 112, 113, 
114) và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 
265)
2 Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
3 Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013, khoản 2 
Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 
qua việc xem xét lại các bản án đã có hiệu 
lực pháp luật; chức năng giải thích luật 
của Toà án còn chưa thực sự bảo đảm
2.2. Bảo đảm độc lập tư pháp và trách 
nhiệm giải trình của Toà án 
* Độc lập tư pháp 
Độc lập tư pháp là một trong những 
giá trị chung, cơ bản của mọi chế độ dân 
chủ, của nhà nước pháp quyền. Độc lập 
tư pháp là yêu cầu cơ bản của quyền tư 
pháp trong cơ chế thực hiện quyền lực 
nhà nước, đảm bảo cho quyền tư pháp 
thực hiện chức năng của mình, ngăn chặn 
việc lạm dụng quyền lực giữa các nhánh 
quyền lực của nhà nước, bảo vệ công lý 
và công bằng xã hội. Hiến pháp năm 2013 
đã xác định Tòa án nhân dân (TAND) là 
cơ quan thực hiện quyền tư pháp (Điều 
102) và “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân khi 
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; ng-
hiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp 
vào việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm” 
(Điều 103). 
Quá trình cải cách tư pháp (CCTP) 
ở Việt Nam thời gian qua đã có những 
bước phát triển nhằm đảm bảo thực hiện 
tốt hơn nguyên tắc độc lập xét xử, biểu 
hiện của việc đã có sự tách bạch hơn so 
với hành pháp; quy trình bổ nhiệm Thẩm 
phán thông qua thi tuyển nhằm giảm sự 
can thiệp của các cơ quan chính quyền 
địa phương, cũng như tạo mặt bằng đồng 
đều về trình độ của các ứng cử viên tham 
gia tuyển chọn; nhiệm kỳ của Thẩm phán 
được kéo dài hơn trong trường hợp bổ 
nhiệm lại, quy tắc đạo đức và ứng xử của 
Thẩm phán đã được ban hành làm cơ sở 
để đánh giá Thẩm phán; chế độ Hội thẩm 
nhân dân đã có những thay đổi nhằm 
51Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019
NGUYỄN MINH KHUÊ 
đảm bảo sự độc lập, không chịu sự quản 
lý của Toà án
Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế 
nhằm đảm bảo nguyên tắc độc lập của 
Toà án, cụ thể: 
- Chưa xây dựng được cơ chế đồng 
bộ, khoa học để quản lý TAND về mặt tổ 
chức nhằm đảm bảo tính độc lập, khách 
quan; 
- Công tác quản lý hành chính tư 
pháp trong Toà án hiện nay chưa có đổi 
mới (cơ chế phân công án, khen thưởng, 
kỷ luật, điều động, cử các lớp đào tạo, bồi 
dưỡng) nên chưa đảm bảo thực hiện 
nguyên tắc độc lập; nhiệm kỳ của Thẩm 
phán, mặc dù đã đổi mới nhưng vẫn chưa 
đảm bảo cho Thẩm phán an tâm thực hiện 
nhiệm vụ. Chế độ thang bảng lương vẫn 
như cán bộ công chức khác; chưa có chế 
độ đãi ngộ hợp lý để Thẩm phán yên tâm 
thực hiện chức năng xét xử, không bị chi 
phối bởi các quan hệ hành chính và sự tác 
động bởi các yếu tố lợi ích...;
+ Chưa sắp xếp tinh gọn được tổ chức, 
bộ máy TAND cấp sơ thẩm, Toà án chưa 
thực sự tách bạch với chính quyền địa 
phương, điều này dẫn đến những hạn 
chế, chưa thực sự đảm bảo tính độc lập;
+ Ở Việt Nam, tác động của truyền 
thông đối với các quyết định của Thẩm 
phán chưa được chứng minh, nhưng rõ 
ràng những biểu hiện gần đây của báo 
chí, đặc biệt là các mạng xã hội (blog, 
facebook) đang có những tác động nhất 
định theo cả hướng tích cực và tiêu cực. 
Một mặt, truyền thông đem lại sự giám 
sát mạnh mẽ đối với các hành vi tiêu cực 
của tư pháp. Mặt khác, truyền thông cũng 
tác động tiêu cực nhất định, đe dọa không 
kém gì các tác nhân khác ảnh hưởng đến 
độc lập tư pháp4, biểu hiện ở việc đưa tin 
phiến diện, chủ quan và có sự tác động 
của các đối tượng trong vụ việc Tuy 
nhiên, hiện nay chúng ta chưa cơ chế bảo 
vệ Thẩm phán trước sự tác động tiêu cực 
của thông tin, dư luận xã hội. 
*Trách nhiệm giải trình
Độc lập tư pháp luôn gắn liền với 
quyền tự chủ của Thẩm phán và Toà án, 
là quyền thực hiện các nhiệm vụ của mình 
trên cơ sở luật pháp. Quan niệm về độc 
lập Tòa án mang tính khép kín, chỉ trong 
việc xét xử tuân theo pháp luật trước đây 
đã dần thay đổi. Tòa án không chỉ thực 
hiện chức năng xét xử mà còn có trách 
nhiệm giải trình, trách nhiệm chứng minh 
và tạo niềm tin của công chúng đối với 
các phán quyết của mình là vô tư, khách 
quan, không thiên vị, không bị can thiệp, 
hay nói cách khác là chứng minh tính độc 
lập của nó. Ở khía cạnh khác, Tòa án cũng 
phải đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động 
(không có án tồn đọng, án quá hạn), 
tính minh bạch trong quá trình sử dụng 
các nguồn lực nhà nước (cơ sở vật chất, tài 
chính, con người...). Tư pháp không phải 
chỉ được thực hiện mà phải được nhìn 
thấy được thực hiện để tạo ra niềm tin cho 
công chúng.
Để thực hiện trách nhiệm giải trình, 
tư pháp cần phải đảm bảo sự minh bạch. 
Minh bạch và trách nhiệm giải trình trong 
tư pháp là một phương thức quan trọng 
để góp phần tạo sự công bằng tư pháp, 
4 Law and Policy Reform at theAsian Development 
Bank , 2003, page 19
52
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở ...
Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019
ngăn ngừa tham nhũng trong hệ thống tư 
pháp và nâng cao sự tin cậy của tư pháp, 
đồng thời nhằm thực hiện các nguyên tắc 
hiến pháp, các nguyên tắc tổ chức và hoạt 
động tư pháp, bảo vệ quyền của công dân 
trong hoạt động tố tụng.
 Ở Việt Nam, trong những năm gần 
đây cho thấy, TAND đã chú trọng đến tính 
minh bạch của Toà án như: Đăng công 
khai các bản án, chú trọng cung cấp thông 
tin hoạt động của Toà án, quy chế hoá 
các quy định khen thưởng, xử lý, kỷ luật 
Thẩm phán, tăng cường công khai thông 
tin của Toà án liên quan đến công tác xét 
xử, các văn bản của Toà án, các lịch tiếp 
công dân; hỗ trợ và trợ giúp nhân dân 
Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, đối mặt với 
yêu cầu mới của Đảng và Nhà nước, kỳ 
vọng mới của người dân và những thách 
thức mới trong kỷ nguyên thông tin, việc 
tăng cường minh bạch tư pháp trở nên 
quan trọng và cấp bách hơn. Khi quá 
trình xây dựng pháp luật tăng tốc, công 
chúng có kỳ vọng cao hơn về tính minh 
bạch của tư pháp. Với sự phát triển nhanh 
chóng của dữ liệu lớn, điện toán đám mây 
và phương tiện truyền thông mới, tốc độ, 
mô hình phổ biến thông tin thay đổi rất 
nhiều và nhu cầu của công chúng về tăng 
cường thông tin tư pháp, việc thúc đẩy sự 
minh bạch của tư pháp trong tình hình 
mới đang phải đối mặt với những thách 
thức lớn.
Với những phân tích trên, chúng tôi 
cho rằng, CCTP trong thời gian tới cần 
tiếp tục tập trung hoạt động cải cách vào 
đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, 
đảm bảo thực hiện đúng quyền tư pháp, 
tiếp tục có giải pháp tăng cường độc lập 
xét xử và nâng cao trách nhiệm giải trình 
của Toà án với một số nhiệm vụ, giải 
pháp sau: 
- Trên cơ sở xác định Toà án là cơ quan 
duy nhất thực hiện quyền tư pháp, cần sửa 
các luật tổ chức và các luật có liên quan 
theo hướng Toà án là cơ quan duy nhất 
thực hiện chức năng xét xử, phán quyết 
liên quan đến quyền con người, quyền 
công dân, các tranh chấp trong xã hội. Rà 
soát loại bỏ những cơ chế phối hợp giữa các 
nhánh quyền lực ảnh hưởng đến nguyên 
tắc hoạt động của quyền tư pháp. Mở rộng 
quyền kiểm soát của Toà án đối với các 
nhánh quyền lực khác như: quyền xem xét 
các văn bản pháp luật vi hiến; đồng thời 
đảm bảo quyền kiểm soát của hành pháp 
đối với tư pháp thông qua việc thực hiện 
chức năng công tố của Chính phủ;
- Quy định các điều kiện và nội dung 
để TAND thực sự trở thành cơ quan thực 
hiện quyền tư pháp. Cơ chế giám sát chặt 
chẽ nhằm bảo đảm Thẩm phán và Hội 
thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật;
- Luật hoá cơ chế quản lý, đánh giá, 
nhận xét, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen 
thưởng, kỷ luật đối với Thẩm phán; điều 
chỉnh nhiệm kỳ của Thẩm phán theo 
hướng kéo dài hơn. Xây dựng thang bảng 
lương riêng và có chế độ đãi ngộ hợp lý 
để Thẩm phán yên tâm thực hiện chức 
năng xét xử, không bị chi phối bởi các 
quan hệ hành chính và sự tác động bởi các 
yếu tố lợi ích...; xây dựng cơ chế báo cáo 
các hành vi can thiệp hoạt động xét xử; xử 
lý nghiêm minh những cơ quan, tổ chức, 
cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt 
động của Tòa án;
- Thiết lập mô hình Hội đồng tư pháp 
53Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019
NGUYỄN MINH KHUÊ 
quốc gia - Mô hình độc lập với các cơ 
quan Tư pháp trực thuộc Chủ tịch nước, 
trong đó các vấn đề quản lý hành chính, 
công tác quản lý tài sản, tài chính và tổ 
chức, nhân sự của Tòa án, công tác đào 
tạo bồi dưỡng, theo dõi, khen thưởng kỷ 
luật Thẩm phán sẽ do cơ quan này đảm 
nhiệm nhằm loại bỏ quan hệ hành chính 
cấp trên, cấp dưới giữa các cấp Toà án;
- Thu gọn đầu mối các cơ quan TAND 
cấp huyện theo hướng thành lập Toà án 
nhân dân khu vực, không phụ thuộc vào 
đơn vị hành chính, tạo điều kiện để Nhà 
nước tập trung nguồn lực về tài chính 
tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật 
chất, trang thiết bị và phương tiện làm 
việc; hiện đại hóa hệ thống các cơ quan tư 
pháp; bảo đảm việc đầu tư có hiệu quả, 
tiết kiệm ngân sách, khắc phục tình trạng 
đầu tư manh mún, dàn trải;
- Tiếp tục tăng thẩm quyền cho 
TAND cấp huyện (Toà án sơ thẩm khu 
vực) theo hướng xét xử sơ thẩm hầu hết 
các vụ, việc; TAND tỉnh, thành phố trực 
thuộc Trung ương chủ yếu xét xử phúc 
thẩm các bản án, quyết định của TAND 
sơ thẩm khu vực có kháng cáo, kháng 
nghị; TAND cấp cao chủ yếu xét xử giám 
đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định 
của TAND cấp dưới đã có hiệu lực pháp 
luật nhưng bị kháng nghị; TAND tối cao 
chủ yếu tập trung tổng kết thực tiễn xét 
xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp 
luật trong xét xử của cả hệ thống;
- Tiếp tục đổi mới chế định Hội thẩm 
nhân dân theo hướng đảm bảo thực chất 
quyền tham gia của nhân dân trong hoạt 
động tư pháp; đảm bảo sự khách quan 
trong hoạt động tố tụng;
- Cùng với việc tăng cường giám sát 
hoạt động tư pháp và tiêu chuẩn hóa các 
hành vi tư pháp, cần thúc đẩy sự cởi mở 
tư pháp và thiết lập một hình ảnh đáng 
tin cậy của Tòa án. Một mặt, tối ưu hóa và 
tích hợp các chức năng khác nhau của nền 
tảng công bố thông tin, mở rộng phạm vi 
thực hiện công bố thông tin, công bố số liệu 
tư pháp, số lượng và thúc đẩy việc thực 
hiện thông tin xử lý vụ việc, thông tin của 
người thi hành Mặt khác, tạo ra cơ chế 
giao tiếp thông tin tương tác hai chiều để 
tạo ra bầu không khí dư luận đúng đắn; 
xây dựng các cơ chế đối phó, phản ứng 
của Tòa án đối với các tình huống khác 
nhau trong dự luận xã hội nhằm thể hiện 
sự minh bạch và công bằng, tạo niềm tin 
của công chúng đối với cơ quan và hoạt 
động tư pháp.
3. Hiện đại hoá nền tư pháp 
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học 
kỹ thuật hiện nay đã có những tác động 
rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội 
nói chung và trong hoạt động tư pháp 
nói riêng. Internet, công nghệ sinh học, 
công nghệ lưu trữ và truyền tải thông 
tin bằng chuỗi khối (blockchains), trí tuệ 
nhân tạo đã và đang đặt ra những thay 
đổi liên quan đến chính sách pháp luật, 
tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư 
pháp trong việc đầu tranh phòng chống vi 
phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp
Hiện nay, các cơ quan tư pháp Việt 
Nam đã bước đầu có những nghiên cứu 
và ứng dụng những thành tựu khoa học 
kỹ thuật trong tổ chức và hoạt động của 
mình. TAND tối cao đã xây dựng Hệ 
thống gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, 
chứng cứ và cấp tống đạt, thông báo văn 
54
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở ...
Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019
bản tố tụng của Toà án bằng phương tiện 
điện tử5; Hệ thống đăng ký trực tuyến cấp 
sao, trích lục bản án, tài liệu trong hồ sơ 
vụ án của Tòa án (triển khai trong toàn hệ 
thống Toà án) là những hệ thống tích hợp 
trên Cổng thông tin điện tử TAND tối cao. 
Thông qua các hệ thống này, người dân 
có thể nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, tài 
liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử 
mà không cần trực tiếp đến Tòa án; Tòa án 
cũng có thể nhanh chóng thông báo, tống 
đạt giấy tờ, văn bản tố tụng cho đương 
sự, người tham gia tố tụng bằng phương 
thức điện tử. Việc yêu cầu TAND cấp sao 
bản án, quyết định và các tài liệu trong hồ 
sơ vụ án theo quy định của pháp luật tố 
tụng cũng được thực hiện nhanh chóng, 
đơn giản tại bất cứ nơi nào và vào bất kỳ 
thời điểm nào. Trong lĩnh vực thi hành án 
dân sự, thủ tục hỗ trợ trực tuyến về thi 
hành án dân sự đã được đưa vào sử dụng 
ở một số tỉnh/thành phố nhằm hỗ trợ các 
đương sự rút ngắn thủ tục thi hành án 
Tuy nhiên, có thể thấy việc ứng dụng 
các thành tựu khoa học công nghệ trong 
hoạt động tư pháp tố tụng ở Việt Nam 
vẫn còn hạn chế, chủ yếu ở các mức cơ 
bản, hướng tới rút ngắn thời gian, thủ tục 
cho người dân mà còn chưa ứng dụng 
một cách sâu rộng trong các hoạt động tư 
pháp. 
Ở các nước trên thế giới, việc ứng 
dụng khoa học công nghệ trong hoạt động 
tư pháp được tiến hành ngày càng sâu, 
rộng. Châu Âu vừa kết thúc Kế hoạch Tư 
pháp điện tử giai đoạn 2014-2018 với việc 
sử dụng và phát triển công nghệ thông 
5 Được triển khai thí điểm tại TAND cấp cao tại Hà 
Nội, TAND hai cấp thành phố Hà Nội, Hải Phòng 
và tỉnh Quảng Ninh
tin và truyền thông phục vụ các hệ thống 
tư pháp của các quốc gia thành viên, đặc 
biệt là trong các tình huống xuyên biên 
giới nhằm cho phép tiếp cận nhiều hơn 
đến công lý và thông tin tư pháp cho công 
dân, doanh nghiệp và các nhà thực hành 
pháp lý; tạo điều kiện hợp tác giữa các cơ 
quan tư pháp của các quốc gia thành viên, 
đồng thời nâng cao hiệu quả của chính 
hệ thống tư pháp trong khi tôn trọng sự 
độc lập và đa dạng của hệ thống tư pháp 
của các quốc gia thành viên cũng như các 
quyền cơ bản. Ngày 6/12/2018, Hội đồng 
Tư pháp và Nội vụ đã chính thức thông 
qua Chiến lược và kế hoạch hành động về 
phát triển Tư pháp điện tử cho giai đoạn 
2019-2023 theo hướng tiếp túc đẩy mạnh 
việc ứng dụng công nghệ nhằm đơn giản 
hoá việc tiếp cận công lý và tăng cường 
các thủ tục pháp lý xuyên biên giới
Trung Quốc đã ứng dụng trí tuệ nhân 
tạo (AI) nhằm cải thiện hiệu quả hệ thống 
Tòa án và cho phép tăng khả năng tiếp 
cận các dịch vụ tư pháp. Các Tòa án địa 
phương ở 9 khu vực cấp tỉnh, bao gồm 
Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Đông đã 
chính thức ra mắt robot hỗ trợ các phòng 
dịch vụ của Tòa án, nhằm tạo điều kiện 
cho công chúng truy cập các hướng dẫn 
về các thủ tục tố tụng tư pháp, ngoài ra 
các robot còn có khả năng đánh giá, dự 
đoán kết quả thắng kiện khi nộp đơn khởi 
kiện. Các Tòa án Thượng Hải, Hà Nam đã 
sử dụng công nghệ AI để quét và gửi hồ 
sơ vụ án điện tử. Các Tòa án ở Thượng 
Hải, Chiết Giang đã triển khai hệ thống 
nhận dạng giọng nói ứng dụng AI để ghi 
biên bản tự động trong thời gian diễn ra 
các phiên tòa, phiên họp của Tòa án nhằm 
55Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019
NGUYỄN MINH KHUÊ 
hướng đến thay thế cho Thư ký Tòa án6.
Tại Mỹ, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ 
(ACLU) đã sử dụng phần mềm AI nhận 
diện khuôn mặt Rekognition của hãng 
Amazon để kiểm chứng với các thành viên 
Quốc hội Hoa Kỳ. Kết quả là 28 nghị sĩ bị 
ứng dụng AI này nhận diện là tội phạm, 
trong số đó có đàn ông, có phụ nữ, có 
thành viên của Đảng Cộng hòa, cũng như 
Đảng Dân chủ ở các độ tuổi khác nhau.7. 
Bên cạnh đó, tại Mỹ, AI đã được sử dụng 
tại 60 Tòa án, nhưng người ta không để 
tự AI đưa ra phán quyết mà sử dụng nó 
để tư vấn cho Thẩm phán trong một số 
vụ việc. Phần mềm này có tên COMPAS 
(Correctional Offender Management 
Profiling for Alternative Sanctions), tập 
hợp 137 câu hỏi khác nhau phục vụ cho 
quá trình giải quyết vụ việc.
Tại Hàn Quốc, đã thiết lập hệ thống 
phát hiện và xử lý các đe dọa tấn công 
mạng dựa trên trí thông minh nhân tạo. 
Trung tâm dữ liệu lớn về an ninh mạng 
đang vận hành và khuyến khích doanh 
nghiệp đầu tư bảo vệ an ninh mạng. Thiết 
lập cac quy tắc đạo đức cho người pháp 
triển và sử dung công nghệ thông minh 
để tránh tình trạng lạm dụng năm 20188.
6 TS. Nguyễn Bích Đào, Trí tuệ nhân tạo và tiếp 
cận công ký, Kỷ yếu hội thảo Trí tuệ nhân tạo và 
những vấn đề đặt ra đối với pháp luật và quyền 
con người, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
2019, trang 22, 23
7 TS. Nguyễn Văn Quân, Một số tác động của trí 
tuệ nhân tạo tới nghề luật, Kỷ yếu hội thảo Trí tuệ 
nhân tạo và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật 
và quyền con người, Khoa luật, Đại học Quốc gia 
Hà Nội, 2019, trang 35
8 PGS.TS. Trịnh Tiến Việt, Chính sách và pháp luật 
hình sự Việt Nam trước thách thức cách mạng công 
Trong bối cảnh sự phát triển mạnh 
mẽ của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng 
các thành tựu khoa học trong hoạt động 
tư pháp, xây dựng một nền tư pháp hiện 
đại nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi 
ích của người dân, Nhà nước là một định 
hướng đúng đắn. Trong đó, tập trung vào 
một số phương hướng như:
- Tăng cường xây dựng hệ thống hỗ 
trợ tư pháp thông minh và cải thiện các 
chức năng lưu trữ, so sánh, trích xuất dữ 
liệu tư pháp; Thúc đẩy thành lập một nền 
tảng xử lý dữ liệu lớn trong lĩnh vực tư 
pháp có khả năng liên thông để đạt được 
khả năng tương tác, truyền dữ liệu tự 
động và chia sẻ tài nguyên phục vụ hoạt 
động tư pháp; Xây dựng cơ chế quản lý 
và sử dụng dữ liệu tư pháp; Thiết lập hệ 
thống bảo vệ an ninh cho cơ sở hạ tầng 
thông tin quan trọng cho các cơ quan tư 
pháp; 
- Nghiên cứu, thúc đẩy ứng dụng 
thành tựu khoa học và công nghệ như 
nhận dạng giọng nói, video từ xa, hỗ trợ 
thông minh và hồ sơ điện tử, khởi kiện 
điện tử trong hoạt động tư pháp;
- Xây dựng các Tòa án thông minh 
trên nền tảng Internet, trí tuệ nhân tạo và 
cơ sở hạ tầng thông tin tư pháp tích hợp 
đầy đủ được hỗ trợ bởi điện toán đám 
mây. Xây dựng phần mềm và củng cố cơ 
sở hạ tầng như các phiên tòa xét xử từ xa, 
tòa kỹ thuật số và giảm thời gian xử lý các 
vụ kiện./.
nghiệp lần thứ 4, Kỷ yếu hội thảo Trí tuệ nhân tạo 
và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật và quyền 
con người, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
2019, trang 45

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_tu_duy_va_dinh_huong_cai_cach_tu_phap_o_vie.pdf