Một số vấn đề về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án nhân dân

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Luật TTHC năm 2015) quy định khá

đầy đủ và cụ thể thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với việc giải quyết các

khiếu kiện hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính

cho thấy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với việc xét xử vụ

án hành chính không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì vậy, việc nhận thức thống

nhất quy định của pháp luật tố tụng hành chính là cơ sở đảm bảo hiệu quả áp

dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ án. Xác định thẩm quyền giải

quyết vụ án hành chính là căn cứ xác định Tòa án có trách nhiệm giải quyết

đối với yêu cầu khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền, lợi ích hợp

pháp của họ bị xâm phạm.

pdf 5 trang kimcuc 3240
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án nhân dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án nhân dân

Một số vấn đề về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của tòa án nhân dân
64
Một số vấn đề về thẩM quyền giải quyết vụ án hành chính...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
Thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt vấn đề theo pháp luật.1 Thẩm quyền xét xử vụ 
án hành chính của Tòa án nhân dân có 
thể hiểu là quyền xem xét và quyết định 
hoạt động giải quyết vụ án hành chính 
theo quy định của pháp luật. Thẩm 
quyền giải quyết vụ án hành chính của 
1 Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà 
Nẵng
Tòa án nhân dân được Luật TTHC năm 
2015 quy định tại các điều 30, 31, 32, 33; 
trong đó quy định thẩm quyền của Tòa 
án nhân dân theo loại việc; thẩm quyền 
theo các cấp Tòa án; thẩm quyền theo 
lãnh thổ và thẩm quyền trong trường 
hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn 
khởi kiện. Trong thực tiễn hoạt động tố 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT 
VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
* Giảng viên Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại 
học Kiểm sát Hà Nội.
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Luật TTHC năm 2015) quy định khá 
đầy đủ và cụ thể thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với việc giải quyết các 
khiếu kiện hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính 
cho thấy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với việc xét xử vụ 
án hành chính không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì vậy, việc nhận thức thống 
nhất quy định của pháp luật tố tụng hành chính là cơ sở đảm bảo hiệu quả áp 
dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ án. Xác định thẩm quyền giải 
quyết vụ án hành chính là căn cứ xác định Tòa án có trách nhiệm giải quyết 
đối với yêu cầu khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền, lợi ích hợp 
pháp của họ bị xâm phạm.
Từ khóa: Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính, Tòa án nhân dân, Luật 
tố tụng hành chính năm 2015, khiếu kiện hành chính.
Law on Administrative procedures in 2015 has prescribed quite fully and 
specifically on jurisdictions of the People’s Court in resolving administrative 
complaints. However, in the process of dealing with adminstrative cases, the 
determination of jurisdictions of the People’s Court in resolving them has not 
been always easy. Therefore, consistent perceptions on adminstrative procedure 
regulations are basis to ensure effective legal application in handling these 
cases. The determination of jurisdictions in resolving administrative cases are 
foundation to determine that the Court is responsible for resolving individuals, 
agenvies and organizations’ lawsuit claims in case their legitimate rights and 
interests are violated.
Keywords: Jurisdictions in resolving administrative cases, the People’s 
Court, Law on Administrative procedures in 2015, administrative complaints.
NguyễN ĐứC Tâm*
65Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
NguyễN Đức Tâm
tụng hành chính, việc nhận thức và áp 
dụng các quy định về thẩm quyền giải 
quyết vụ án hành chính của Tòa án còn 
chưa thống nhất, ảnh hưởng đến chất 
lượng công tác xét xử nói riêng, hiệu 
quả hoạt động của cơ quan nhà nước nói 
chung, trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ 
đề cập đến hai nội dung thường có nhận 
thức khác nhau như sau:
1. Nhận thức về quy định “sự việc 
không thuộc thẩm quyền giải quyết của 
Tòa án”
Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết 
của Tòa án bằng một vụ án hành chính 
theo thủ tục tố tụng hành chính là nội 
dung cần làm rõ từ giai đoạn xem xét đơn 
khởi kiện. Trong đó, nếu sự việc không 
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 
thì Thẩm phán được phân công xem xét 
đơn khởi kiện phải ra quyết định trả lại 
đơn khởi kiện theo quy định tại điểm đ 
khoản 1 Điều 123 Luật TTHC năm 2015. 
Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án để giải 
quyết theo thủ tục chung mới phát hiện 
“sự việc không thuộc thẩm quyền giải 
quyết của Tòa án” thì Thẩm phán được 
phân công giải quyết vụ án hành chính 
phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ 
án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 
143 Luật TTHC năm 2015. Vậy, “sự việc 
không thuộc thẩm quyền giải quyết của 
Tòa án” được hiểu như thế nào? Căn cứ 
nào để xác định sự việc có thuộc thẩm 
quyền của Tòa án hay không? Sau đây là 
một tình huống thực tiễn:
Ông Trần Văn A nhận được quyết 
định thu hồi đất số 25/QĐ - UBND của 
Ủy ban nhân dân huyện T, tỉnh N. Không 
đồng ý với quyết định thu hồi đất nói 
trên, ông Trần Văn A đã gửi đơn khởi 
kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa 
án nhân dân huyện T, tỉnh N giải quyết 
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của 
mình. Sau khi tiến hành xem xét đơn 
khởi kiện và các tài liệu kèm theo, Tòa án 
nhân dân huyện T, tỉnh N đã ra văn bản 
trả lại đơn khởi kiện cho ông Trần Văn 
A với lý do “sự việc không thuộc thẩm 
quyền giải quyết của Tòa án” theo quy 
định tại khoản điểm đ khoản 1 Điều 123 
Luật TTHC năm 2015. Trường hợp này, 
Tòa án nhân dân huyện T trả lại đơn khởi 
kiện cho ông Trần Văn A có đúng căn cứ 
pháp luật không? Về vấn đề này hiện có 
hai quan điểm khác nhau, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc trả 
lại đơn khởi kiện vụ án hành chính của 
Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh N là đúng 
căn cứ, bởi lẽ: đối tượng khởi kiện trong 
trường hợp này là quyết định thu hồi đất 
số 25/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân 
huyện T; theo quy định tại khoản 4 Điều 
32 Luật TTHC năm 2015, Tòa án nhân 
dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết 
theo thủ tục sơ thẩm đối với “khiếu kiện 
quyết định hành chính, hành vi hành chính 
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch 
Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm 
vi địa giới với Tòa án”. Như vậy, đối với 
yêu cầu khởi kiện của ông Trần Văn A, 
Tòa án nhân dân huyện T không có thẩm 
quyền giải quyết, mà thuộc thẩm quyền 
của Tòa án nhân dân tỉnh N, nên Tòa án 
nhân dân huyện T, tỉnh N trả lại đơn 
khởi kiện cho ông Trần Văn A là đúng và 
có căn cứ pháp luật.
Quan điểm thứ hai cho rằng, việc trả 
lại đơn khởi kiện của Tòa án nhân dân 
huyện T là không đúng căn cứ pháp luật, 
66
Một số vấn đề về thẩM quyền giải quyết vụ án hành chính...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
bởi lẽ: Tòa án nhân dân huyện T , tỉnh N 
đã áp dụng căn cứ pháp luật chưa chính 
xác, do nhận thức quy định của pháp 
luật chưa đúng. Trường hợp này, sự việc 
hoàn toàn thuộc thẩm quyền giải quyết 
của Tòa án vì theo quy định tại Điều 30 
Luật TTHC năm 2015, Tòa án có thẩm 
quyền giải quyết các khiếu kiện sau: 
“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, 
hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành 
vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành 
chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong 
các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao 
theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong 
việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử 
lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành 
chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ 
chức”
Như vậy, căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật 
TTHC năm 2015, đối tượng khởi kiện 
trong tình huống trên là quyết định hành 
chính, thỏa mãn quy định tại khoản 1, 2 
Điều 3 Luật TTHC năm 2015 và không 
thuộc các các trường hợp tại điểm a, b, c 
khoản 1. Do đó, quyết định thu hồi đất 
số 25/QĐ - UBND thuộc thẩm quyền giải 
quyết của Tòa án, việc Tòa án huyện T trả 
lại đơn khởi kiện cho ông Trần Văn A là 
trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi 
ích hợp pháp của ông Trần Văn A.
Chúng tôi nhất trí với quan điểm thứ 
hai, “sự việc không thuộc thẩm quyền 
giải quyết của Tòa án” được hiểu là sự 
việc không thuộc thẩm quyền của Tòa 
án theo vụ việc, nghĩa là khi đối tượng 
khởi kiện không thuộc các loại khiếu 
kiện được quy định tại Điều 30 của Luật 
TTHC năm 2015 (thẩm quyền theo loại 
việc) thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện; 
trường hợp đối tượng khởi kiện đảm bảo 
các quy định tại Điều 30 nhưng không 
đảm bảo quy định tại Điều 31 và 32 Luật 
TTHC năm 2015 (thẩm quyền theo các 
cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ) thì Tòa 
án cần chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án 
nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo 
quy định tại điểm c khoản 3 Điều 121 
Luật TTHC năm 2015. Nếu Tòa án đã thụ 
lý vụ án để giải quyết vụ án, sau đó mới 
phát hiện vụ việc thuộc thẩm quyền giải 
quyết của Tòa án khác thì Tòa án phải ra 
quyết định chuyển vụ án theo quy định 
tại Điều 34 Luật TTHC năm 2015.
Như vậy, trong trường hợp này Tòa 
án nhân dân huyện T, tỉnh N đã áp dụng 
căn cứ trả lại đơn khởi kiện chưa chính 
xác, người khởi kiện có quyền khiếu 
nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp 
có quyền kiến nghị việc trả lại đơn khởi 
kiện theo quy định của pháp luật tố tụng 
hành chính.
2. Xác định thẩm quyền trong trường 
hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn 
khởi kiện vụ án hành chính
So với Luật TTHC năm 2010, việc xác 
định thẩm quyền giải quyết vụ việc hành 
chính trong trường hợp vừa có khiếu nại, 
vừa có đơn khởi kiện được Luật TTHC 
năm 2015 quy định đầy đủ, chi tiết hơn 
do đã luật hóa các nội dung hướng dẫn 
áp dụng Luật TTHC năm 2010, tạo điều 
kiện thuận lợi để các cơ quan tiến hành 
tố tụng hành chính thực hiện nhiệm vụ, 
quyền hạn khi xem xét, giải quyết vụ án. 
67Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
NguyễN Đức Tâm
Theo đó, trường hợp người khởi kiện 
có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại 
Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn 
khiếu nại đến người có thẩm quyền giải 
quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu 
người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải 
quyết và có văn bản thông báo cho Tòa 
án. Trường hợp người khởi kiện không 
thể tự mình làm văn bản thì đề nghị Tòa 
án lập biên bản về việc lựa chọn cơ quan 
giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể 
Tòa án xử lý như sau:
Nếu người khởi kiện lựa chọn Tòa án 
giải quyết thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ 
án theo thủ tục chung, đồng thời thông 
báo cho người có thẩm quyền giải quyết 
khiếu nại và yêu cầu người có thẩm 
quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn 
bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án;
Nếu người khởi kiện lựa chọn người 
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải 
quyết thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và 
các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện 
theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 
123 Luật TTHC năm 20152.
Ngoài ra, Luật TTHC năm 2015 cũng 
quy định cụ thể việc xác định thẩm 
quyền giải quyết tranh chấp hành chính 
trong trường hợp có nhiều người vừa 
khởi kiện vụ án hành chính, vừa khiếu 
nại đến người có thẩm quyền giải quyết 
khiếu nại. Tuy nhiên, thực tiễn giải 
quyết vụ án hành chính nói chung, việc 
áp dụng quy định của Luật TTHC năm 
2015 về xác định thẩm quyền giải quyết 
vụ việc trong trường hợp này vẫn chưa 
thống nhất, cần được hướng dẫn thi 
2 Khoản 1 Điều 33 Luật TTHC năm 2015
hành cụ thể, đảm bảo việc áp dụng pháp 
luật được chính xác và thống nhất, thể 
hiện qua tình huống như sau:
Ngày 10/5/2018, bà Nguyễn Thị V 
nhận được quyết định giao đất số 18/
QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân 
huyện K, tỉnh H. Cho rằng quyết định 
giao đất số 18/QĐ - UBND của Ủy ban 
nhân dân huyện K là không đúng căn 
cứ pháp luật, vị trí thửa đất không đúng 
với hồ sơ thực tế nên ngày 27/5/2018, 
bà Nguyễn Thị V đã làm đơn khiếu nại 
gửi đến Ủy ban nhân dân huyện K xem 
xét, giải quyết. Ngày 05/6/2018, Ủy ban 
nhân dân huyện K đã thụ lý đơn khiếu 
nại của bà Nguyễn Thị V và gửi văn bản 
thông báo cho bà V biết. Ngày 25/6/2018, 
do chưa nhận được bất kỳ văn bản trả 
lời nào của Ủy ban nhân dân huyện 
K về việc giải quyết khiếu nại nên bà 
Nguyễn Thị V đã gửi đơn khởi kiện yêu 
cầu Tòa án nhân dân tỉnh H giải quyết 
theo thủ tục tố tụng hành chính. Tòa 
án nhân dân tỉnh H đã áp dụng Điều 
33 Luật TTHC năm 2015 để yêu cầu bà 
Nguyễn Thị V lựa chọn cơ quan có thẩm 
quyền giải quyết. 
Việc Tòa án nhân dân tỉnh H áp dụng 
Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để yêu 
cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan có 
thẩm quyền giải quyết trong trường hợp 
trên có đúng căn cứ pháp luật không, 
vấn đề này cũng có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tòa 
án nhân dân tỉnh H áp dụng Điều 33 
Luật TTHC năm 2015 là đúng căn cứ 
pháp luật, vì trước khi thực hiện quyền 
khởi kiện vụ án hành chính, người khởi 
kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến cơ 
68
Một số vấn đề về thẩM quyền giải quyết vụ án hành chính...
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
quan nhà nước có thẩm quyền, người 
khởi kiện chưa rút đơn khiếu nại, vụ 
việc đang được Ủy ban nhân dân huyện 
K giải quyết. Do đó, để xác định cơ quan 
có thẩm quyền giải quyết thì cần áp 
dụng Điều 33 Luật TTHC năm 2015 để 
người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải 
quyết; nếu người khởi kiện lựa chọn cơ 
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu 
nại thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho 
người khởi kiện, nếu người khởi kiện 
lựa chọn Tòa án thì Tòa án thực hiện các 
thủ tục luật định để giải quyết theo thủ 
tục chung.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tòa án 
nhân dân tỉnh H áp dụng Điều 33 Luật 
TTHC năm 2015 là chưa chính xác, bởi lẽ 
điều kiện để áp dụng Điều 33 Luật TTHC 
năm 2015 là người khởi kiện phải “đồng 
thời” thực hiện quyền khởi kiện vụ án và 
quyền khiếu nại hành chính. Trong tình 
huống trên, bà Nguyễn Thị V không đủ 
điều kiện để người khởi kiện thực hiện 
quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền 
giải quyết. Bởi vì, theo Từ điển Tiếng 
Việt, “đồng thời” được hiểu là cùng xảy 
ra một lúc; các sự kiện, hoạt động cùng 
xảy ra một thời điểm3. Tình huống trên, 
ngày 27/5/2018 bà Nguyễn Thị V đã làm 
đơn khiếu nại, ngày 05/6/2018, Ủy ban 
nhân dân huyện K đã thụ lý đơn khiếu 
nại, đến ngày 25/6/2018, người khởi kiện 
mới gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án 
nhân dân tỉnh H giải quyết. Do đó, Tòa 
án nhân dân tỉnh H áp dụng Điều 33 Luật 
TTHC năm 2015 để người khởi kiện lựa 
chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết 
là không đúng căn cứ. 
3 Từ điển Tiếng Việt - NXB Hồng Đức
Chúng tôi đồng tình với quan điểm 
thứ hai, trong tình huống trên không 
đảm bảo điều kiện áp dụng Điều 33 Luật 
TTHC năm 2015.
 Vậy khi nào mới đủ điều kiện áp 
dụng? Khi khiếu nại của người khởi kiện 
chưa được cơ quan có thẩm quyền thụ 
lý giải quyết, người khởi kiện đã khởi 
kiện vụ án tại Tòa án nhân dân có thẩm 
quyền; trường hợp khiếu nại đã được 
thụ lý giải quyết thì người khởi kiện chỉ 
được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án 
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 
mình khi hết thời hạn giải quyết khiếu 
nại mà khiếu nại không được giải quyết 
hoặc đã được giải quyết nhưng không 
đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại 
theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật 
TTHC năm 2015. Do đó, trong trường 
hợp này, Tòa án nhân dân cần trả lại đơn 
khởi kiện vụ án hành chính cho người 
khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 
123 Luật TTHC năm 2015.
Từ những vướng mắc, bất cập trên, 
để đảm bảo chất lượng giải quyết vụ án 
nói chung, hiệu quả công tác của các cơ 
quan tiến hành tố tụng hành chính, đảm 
bảo tính thống nhất khi áp dụng quy 
định của Luật TTHC năm 2015 trong 
hoạt động tố tụng hành chính, đề nghị 
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
cần nghiên cứu và sớm ban hành văn 
bản hướng dẫn thực hiện quy định của 
Luật TTHC năm 2015 về thẩm quyền 
giải quyết của Tòa án, đảm bảo quy 
định của pháp luật có tính khả thi trong 
thực tiễn./.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_tham_quyen_giai_quyet_vu_an_hanh_chinh_cua.pdf