Một số vấn đề về mở rộng phạm vi tính chi phí trong hạch toán kinh tế phân xưởng ở các doanh nghiệp ngành than

Hạch toán kinh tế nội bộ, trong đó khoán chi phí cho các đơn vị sản xuất, trong

những năm gần đây đang trở thành một phương pháp quản trị được các doanh nghiệp mỏ

quan tâm và áp dụng ngày càng rộng rãi và đạt được nhiều kết quả tốt trong việc giảm chi

phí sản xuất và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên thực tế cho thấy xuất hiện

những vấn đề cần giải quyết, trong đó có những câu hỏi mới đặt ra như: có cần thiết phải

khoán sâu không, nếu có thì đến mức độ nào, tiêu chí nào cho sự lựa chọn phạm vi mở rộng

phạm vi chi phí khoán, những khó khăn vướng mắc gì khi định mở rộng phạm vi chi phí

khoán, và giải quyết những vướng mắc đó như thế nào? Bài viết này bàn luận về các mức độ

mở rộng phạm vi chi phí trong khoán chi phí cho các đơn vị trong doanh nghiệp nhìn từ các

góc độ khác nhau về quản trị chi phí, những vấn đề kỹ thuật tính chi phí khoán, làm căn cứ

cho doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định lựa chọn phạm vi tính chi phí đưa vào danh mục

khoán cho đơn vị. Trong bài viết cũng đưa ra những phương pháp khoán khác nhau về một

số loại chi phí được cho là gặp nhiều khó khăn nhất hiện nay trong khoán chi phí như chi

phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng, chi phí bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị

của phân xưởng, và chi phí các loại vật tư sử dụng dài hạn không thể tính một lần ngay vào

giá thành sản phẩm. Các phương pháp tương ứng với các mức độ sâu và điều kiện khác

nhau để các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của mình.

pdf 5 trang kimcuc 7320
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về mở rộng phạm vi tính chi phí trong hạch toán kinh tế phân xưởng ở các doanh nghiệp ngành than", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về mở rộng phạm vi tính chi phí trong hạch toán kinh tế phân xưởng ở các doanh nghiệp ngành than

Một số vấn đề về mở rộng phạm vi tính chi phí trong hạch toán kinh tế phân xưởng ở các doanh nghiệp ngành than
 72 
T¹p chÝ KHKT Má - §Þa chÊt, sè 49, 01-2015, tr.72-76 
KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH (trang 72-76) 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỞ RỘNG PHẠM VI TÍNH CHI PHÍ 
TRONG HẠCH TOÁN KINH TẾ PHÂN XƯỞNG 
Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THAN 
ĐẶNG HUY THÁI, Trường Đại học Mỏ - Địa chất 
Tóm tắt: Hạch toán kinh tế nội bộ, trong đó khoán chi phí cho các đơn vị sản xuất, trong 
những năm gần đây đang trở thành một phương pháp quản trị được các doanh nghiệp mỏ 
quan tâm và áp dụng ngày càng rộng rãi và đạt được nhiều kết quả tốt trong việc giảm chi 
phí sản xuất và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên thực tế cho thấy xuất hiện 
những vấn đề cần giải quyết, trong đó có những câu hỏi mới đặt ra như: có cần thiết phải 
khoán sâu không, nếu có thì đến mức độ nào, tiêu chí nào cho sự lựa chọn phạm vi mở rộng 
phạm vi chi phí khoán, những khó khăn vướng mắc gì khi định mở rộng phạm vi chi phí 
khoán, và giải quyết những vướng mắc đó như thế nào? Bài viết này bàn luận về các mức độ 
mở rộng phạm vi chi phí trong khoán chi phí cho các đơn vị trong doanh nghiệp nhìn từ các 
góc độ khác nhau về quản trị chi phí, những vấn đề kỹ thuật tính chi phí khoán, làm căn cứ 
cho doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định lựa chọn phạm vi tính chi phí đưa vào danh mục 
khoán cho đơn vị. Trong bài viết cũng đưa ra những phương pháp khoán khác nhau về một 
số loại chi phí được cho là gặp nhiều khó khăn nhất hiện nay trong khoán chi phí như chi 
phí khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng, chi phí bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị 
của phân xưởng, và chi phí các loại vật tư sử dụng dài hạn không thể tính một lần ngay vào 
giá thành sản phẩm. Các phương pháp tương ứng với các mức độ sâu và điều kiện khác 
nhau để các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của mình. 
1. Đặt vấn đề 
Trong những năm gần đây, với những đòi 
hỏi thúc ép của cơ chế thị trường về hiệu quả 
sản xuất kinh doanh, cùng với những chủ 
trương tăng cường hạch toán kinh tế của Tập 
đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam, công tác 
quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 
trong các doanh nghiệp ngành than đã và đang 
được tăng cường đồng thời theo 2 hướng: mở 
rộng và đi sâu. 
Quá trình mở rộng hạch toán kinh tế trong 
các doanh nghiệp mỏ được thể hiện ở các góc 
độ như: mở rộng đối tượng khoán, mở rộng 
phạm vi tính chi phí khoán. Đối với Tập đoàn 
Than- KS Việt Nam, khoán chi phí được bắt 
đầu từ các doanh nghiệp khai thác và mở rộng 
đến tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Quản 
trị chi phí được thiết kế dựa trên tính toán chi 
phí theo các công đoạn sản xuất. Trong nội bộ 
các doanh nghiệp khoán chi phí được bắt đầu từ 
cấp độ đơn giản nhất là chi phí tiền lương và 
những năm gần đây đang có xu hướng mở rộng 
hướng tới giá thành phân xưởng. 
Quá trình đi sâu của công tác quản trị tập 
trung vào những vấn đề như: phân cấp khoán 
xuống các đơn vị, đối tượng ngày càng ở cấp 
thấp hơn, áp dụng những phương pháp khoán 
đa dạng, linh hoạt và hiệu quả hơn. Từ chỗ ban 
đầu Tập đoàn khoán cho các công ty thành viên, 
đến nay một số lớn các công ty đã và đang tổ 
chức khoán cho các phân xưởng sản xuất trong 
nội bộ. Xu hướng đó phù hợp với quá trình 
phân cấp ngày càng sâu, gắn trách nhiệm và lợi 
ích của các đơn vị sản xuất với kết quả và hiệu 
quả sản xuất kinh doanh. 
Bài viết này tập trung vào một vấn đề trong 
 73 
số đó, là sự mở rộng phạm vi tính chi phí khoán 
trong cơ chế khoán chi phí của các công ty đến 
các đơn vị nội bộ (phân xưởng). Lý do là xuất 
hiện những vấn đề phải bàn luận, như: 
- Có cần thiết phải khoán sâu không? Nếu 
có thì đến mức độ nào? 
- Tiêu chí nào cho sự lựa chọn phạm vi mở 
rộng phạm vi chi phí khoán? 
- Những khó khăn vướng mắc gì khi định 
mở rộng phạm vi chi phí khoán? 
- Giải quyết những vướng mắc đó như thế 
nào? 
2. Các mức độ mở rộng phạm vi khoán chi 
phí cho các đơn vị sản xuất trong doanh 
nghiệp và sự cần thiết phải mở rộng 
Phạm vi khoán chi phí sản xuất cho các đơn 
vị trong công ty từ hẹp nhất (đơn giản nhất) đến 
đầy đủ nhất xét từ góc độ lý thuyết bao gồm các 
cấp độ như sau: 
- Cấp độ 1: Chi phí lao động sống (Tiền 
lương và các khoản trích theo lương tính vào 
chi phí sản xuất) (C1); 
- Cấp độ 2: Thêm: chi phí nguyên vật liệu, 
nhiên liệu, động lực có thể tính trực tiếp vào sản 
phẩm và ngay trong 1 chu kỳ sản xuất (C2); 
- Cấp độ 3: Thêm: chi phí nguyên vật liệu, 
phụ tùng chi tiết sử dụng dài hạn (nhiều chu kỳ 
sản xuất) (C3); 
- Cấp độ 4: Thêm: Chi phí khấu hao TSCĐ 
giao cho đơn vị sử dụng (C4); 
- Cấp độ 5: Thêm: Chi phí sửa chữa máy 
móc thiết bị, TSCĐ giao cho đơn vị sử dụng 
(C5); 
- Cấp độ 6: Thêm: Chi phí bán hàng được 
phân bổ cho đơn vị (C6); 
- Cấp độ 7: Thêm: Chi phí quản lý doanh 
nghiệp được phân bổ cho đơn vị (C7). 
Đa số các doanh nghiệp hiện nay chọn 
phương án khoán đến cấp độ 2. Một số ít các 
doanh nghiệp bắt đầu tính xét đến cấp độ 3, 4 
và 5 (Công ty Cổ phần than Hà Lầm). Cấp độ 6 
và 7 trên thực tế chưa thấy có doanh nghiệp nào 
trong ngành than áp dụng. 
Trường hợp đầy đủ nhất (đến cấp độ 7), 
doanh nghiệp coi như đã xác định được giá 
thành đầy đủ của sản phẩm cấp đơn vị khoán 
(giá thành phân xưởng). Trong giá thành đó có 
cả những chi phí sản xuất chung của toàn doanh 
nghiệp được phân bổ cho đơn vị. 
Lý do có sự cần thiết phải mở rộng phạm vi 
tính chi phí sản xuất là: 
- Doanh nghiệp muốn xác định giá thành 
phân xưởng một cách đầy đủ nhất làm căn cứ 
phân tích những tiềm năng tiết kiệm chi phí hạ 
giá thành sản phẩm tại từng đơn vị sản xuất; 
- Càng mở rộng phạm vi tính chi phí, tính 
trách nhiệm và lợi ích kinh tế của đơn vị gắn 
với kết quả và hiệu quả kinh doanh sẽ càng cao; 
- Thực hiện sự phân cấp quản lý xuống cấp 
dưới, giảm tải công tác quản lý sự vụ cho cấp 
trên để tập trung vào các vấn đề chiến lược hơn; 
Điều này rất có ý nghĩa với các doanh nghiệp 
lớn với cơ cấu tổ chức nhiều cấp và các đơn vị 
hoạt động có tính độc lập nhất định; 
- Có thể dùng kết quả hạch toán để đối 
chiếu ra thị trường (so sánh giá thành với giá 
bán); 
- Có thể dùng kết quả hạch toán để làm căn 
cứ cho những chủ trương như đấu thầu các hoạt 
động riêng biệt nào đó, tính và dự toán các chi 
phí dịch vụ thuê ngoài 
3. Những vấn đề gặp phải khi mở rộng phạm 
vi khoán chi phí cho các đơn vị sản xuất 
trong doanh nghiệp 
Để lựa chọn phạm vi các chi phí khoán cho 
đơn vị sản xuất cần xuất phát từ những yêu cầu 
sau: 
- Tính đủ những chi phí nào có thể tính 
được; 
- Trước hết là những chi phí phát sinh tại 
chính đơn vị; 
- Chi phí phải càng liên quan đến nỗ lực cố 
gắng của đơn vị nhận khoán càng có ý nghĩa; 
- Chi phí phải có thể tính được, tính có căn 
cứ, có phương pháp hợp lý; 
- Đảm bảo lợi ích của tất cả các bên có liên 
quan (Doanh nghiệp, phân xưởng, người lao 
động, các đơn vị khác trong cùng công ty). 
Tuy nhiên, thực tế quản trị chi phí theo 
phương thức khoán tại các doanh nghiệp ngành 
 74 
than đã chỉ ra những vấn đề sau đây mà doanh 
nghiệp có thể hoặc không thể giải quyết được 
khi có chủ trương mở rộng phạm vi tính chi phí 
khoán cho các đơn vị: 
- Làm thế nào để gắn chi phí đó với trách 
nhiệm và lợi ích của đơn vị nhận khoán. Ví dụ 
chi phí khấu hao TSCĐ trong trường hợp TSCĐ 
đó được điều chuyển giữa các đơn vị khác nhau 
ngay trong các kỳ hạch toán 
- Có đủ căn cứ để tính loại chi phí đó 
không? Ví dụ có mức tiêu hao cho các loại vật 
tư sử dụng dài hạn hay không vì thực tế đây là 
một loại tiêu hao rất khó định mức, hay tính 
theo giá nào: giá hạch toán nội bộ hay giá thị 
trường 
- Có thể có một số phương pháp khác nhau 
để tính khoán loại chi phí này, song trong điều 
kiện cụ thể tại doanh nghiệp thì phương pháp 
nào sẽ là hợp lý hơn cả? Ví dụ cũng là tính khấu 
hao cho TSCĐ dùng tại phân xưởng có thể tính 
theo nguyên giá, giá trị còn lại, tính theo tỷ lệ 
khấu hao hay theo sản lượng định mức? 
- Làm thế nào để cụ thể hóa, định lượng 
hóa được một cách hài hòa mối quan hệ lợi ích 
của các bên có liên quan như lý thuyết đã nêu? 
Ví dụ đó là các quy định về tăng giảm thu nhập 
do tiết kiệm hoặc bội chi chi phí khoán? Khi 
phạm vi tính chi phí càng mở rộng thì vấn đề 
này càng trở nên khó khăn hơn. Càng mở rộng 
phạm vi, tính chặt chẽ về lợi ích và trách nhiệm 
dường như lại càng giảm đi, như vậy đi ngược 
lại với mục tiêu khuyến khích của khoán; 
- Khi đưa vào những chi phí có tính dài 
hạn, lại phát sinh mâu thuẫn với yêu cầu hạch 
toán nhanh, kịp thời để trả lương và các khoản 
thu nhập cho người lao động từ khoán hàng 
tháng hoặc cùng lắm là theo quý. 
Tựu trung nhất có thể thấy rằng việc lựa 
chọn phạm vi tính chi phí giao khoán cho các 
đơn vị sản xuất chính là giải quyết và tìm ra 
điểm cân bằng giữa các vấn đề mâu thuẫn nêu 
trên, nhằm thỏa mãn các nhu cầu của cả doanh 
nghiệp về tính đủ hạch toán sâu, và của phân 
xưởng, người lao động về tính công bằng và 
hiệu quả khoán. 
4. Một số phương án tính chi phí khi mở 
rộng phạm vi giao khoán cho phân xưởng 
Qua nghiên cứu thực tế và vận dụng lý luận 
vào điều kiện cụ thể trong một số doanh nghiệp 
mỏ, có thể đề xuất các phương án tính mở rộng 
một số loại chi phí khoán như sau: 
a) Giao khoán chi phí khấu hao máy móc 
thiết bị sử dụng tại phân xưởng 
Từ phân tích sơ bộ và tổng hợp theo các 
tiêu chí, các nhà nghiên cứu đã xác định 6 
phương án cụ thể (mà thực chất là sự phối hợp 
của hai phương án xây dựng tiêu chuẩn khoán 
và 3 phương án giao khoán). Đó là: 
- Phương án 1. Tính mức chi phí khấu hao 
theo nguyên giá và xác định tiêu chuẩn khoán 
theo công suất thiết kế; 
- Phương án 2. Tính mức chi phí khấu hao 
theo giá trị còn lại và xác định tiêu chuẩn khoán 
theo công suất thiết kế; 
- Phương án 3. Tính mức chi phí khấu theo 
giá đánh lại và xác định tiêu chuẩn khoán theo 
công suất thiết kế; 
- Phương án 4. Tính mức chi phí khấu hao 
theo nguyên giá và xác định tiêu chuẩn khoán 
theo sản lượng giao khoán; 
- Phương án 5. Tính mức chi phí khấu hao 
theo giá trị còn lại và xác định tiêu chuẩn khoán 
theo sản lượng giao khoán; 
- Phương án 6. Tính mức chi phí khấu hao 
theo giá đánh lại và xác định tiêu chuẩn khoán 
theo sản lượng giao khoán. 
b) Giao khoán chi phí sửa chữa lớn máy móc 
thiết bị sử dụng tại phân xưởng 
Có thể đề xuất 4 phương án tính toán giao 
khoán, bao gồm: 
- Phương án 1: Trích dần và giao khoán 
ngay từ đầu khi giao thiết bị, kể cả trong kỳ 
chưa có hoạt động sửa chữa lớn, tính cho cả 
thiết bị mới hay đã cũ. 
- Phương án 2: Tạm giao khoán chi phí này 
cho các thiết bị tại thời điểm đầu kỳ khi có kế 
hoạch sửa chữa lớn, khi phát sinh, tiến hành 
quyết toán và phân bổ dần cho các kỳ sau, phù 
hợp với khả năng gánh chịu của doanh thu hoặc 
theo chu kỳ sửa chữa lớn. 
- Phương án 3: Thực hiện giao khoán sau 
khi hoạt động sửa chữa đã hoàn thành. Xác định 
 75 
toàn bộ chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, 
coi chi phí này là chi phí nâng cấp, làm tăng giá 
trị của thiết bị, tính năng được phục hồi, tăng 
năng suất thiết bị Khi đó coi giá trị này như 
nguyên giá tăng thêm, và tiến hành giao khoán 
giống như chi phí khấu hao của thiết bị; 
- Phương án 4: Kết hợp giữa 1 và 3: Toàn 
bộ dự toán sửa chữa lớn được coi là nguyên giá 
thiết bị tăng dự kiến, phân bổ theo thời gian 
trước và sau khi sửa chữa như chi phí khấu hao. 
c) Giao khoán chi phí vật tư sử dụng dài hạn 
tại phân xưởng 
Có thể đề xuất 6 phương án giao khoán 
dưới đây: 
+ Phương án 1: Theo khối lượng sản xuất 
kế hoạch và thực tế nghiệm thu (gắn với định 
mức tiêu hao vật tư và có xét đến điều kiện thực 
tế sản xuất trong kỳ). 
+ Phương án 2: Theo công suất thiết kế, 
khối lượng sản xuất theo kế hoạch và thực tế 
nghiệm thu. 
+ Phương án 3: Theo giờ hoạt động, khối 
lượng sản xuất kế hoạch và thực tế nghiệm thu. 
+ Phương án 4: Theo tháng hoạt động, khối 
lượng SX kế hoạch và thực tế nghiệm thu. 
+ Phương án 5: Theo chi phí vật tư tiêu hao 
thường xuyên, khối lượng kế hoạch và thực tế 
nghiệm thu. 
+ Phương án 6: Theo thời gian hoạt động, 
chi phí vật tư tiêu hao thường xuyên, khối 
lượng sản xuất kế hoạch và thực tế nghiệm thu. 
5. Kết luận và kiến nghị 
Kết luận 
Qua nghiên cứu lý luận và thực tế sản xuất 
kinh doanh ở các doanh nghiệp mỏ về vấn đề 
này có thể đưa ra một số nhận định sau: 
Một là: Mở rộng phạm vi tính và khoán chi 
phí sản xuất cho các đơn vị đã bắt đầu hình 
thành xu hướng trong quản trị chi phí ở các 
doanh nghiệp, tuy nhiên nó chưa trở nên phổ 
biến rộng rãi; 
Hai là: Các doanh nghiệp một mặt muốn 
tăng cường khoán chi phí theo mục tiêu hiệu 
quả từ phía các đơn vị nhận khoán, một mặt 
muốn làm cho chi phí khóan ngày càng đầy đủ 
hơn, tiệm cận giá thành đầy đủ cấp phân xưởng. 
Đây là một bài toán gặp nhiều trở ngại và các 
mâu thuẫn phải giải quyết; 
Ba là: Có nhiều phương pháp có thể áp 
dụng để mở rộng phạm vi khoán chi phí, việc 
lựa chọn không chỉ phụ thuộc vào ưu nhược 
điểm trên lý thuyết của từng phương án, mà còn 
tùy thuộc trình độ và điều kiện thực tế hiện tại 
của doanh nghiệp. 
Kiến nghị 
1) Trong điều kiện hiện tại các doanh nghiệp 
ngành than chỉ nên mở rộng khoán chi phí đến 
cấp độ 5 (tức là chưa khoán bằng cách phân bổ 
chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán 
hàng cho phân xưởng); 
2) Đồng thời, doanh nghiệp vẫn cần tính các chi 
phí này nhằm phục vụ cho công tác phân tích 
kinh tế và dự toán cho những trường hợp cần 
dùng giá thành phân xưởng như một căn cứ để 
đấu thầu dịch vụ thuê ngoài, hay đấu thầu một 
khâu sản xuất. 
3) Việc lựa chọn phương pháp khoán mở rộng 
cần đồng thời xét đến những ưu nhược điểm từ 
góc độ về tính hiệu quả, và những điều kiện 
hiện tại và trình độ quản lý (công tác kế hoạch 
hóa, định mức, thống kê và hạch toán) của 
doanh nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đặng Huy Thái và nnk, 2010. Hoàn thiện 
công tác khoán chi phí sản xuất cho các phân 
xưởng Công ty than Hà Lầm năm 2010 - Đề tài 
NCKH PVSX. Đại học Mỏ- Địa chất. 
[2]. Nguyễn Văn Bưởi và nnk. Hoàn thiện 
khoán chi phí tiền lương cho các phân xưởng 
Công ty CP than Hà Lầm. Đề tài NCKH PVSX, 
Đại học Mỏ- Địa chất. 
[3]. Đặng Huy Thái và nnk, 2013. Hoàn thiện 
quản trị chi phí theo phương thức khoán chi phí 
cho các phân xưởng Công ty CP than Hà Lầm 
năm 2013. Đề tài NCKH PVSX, Đại học Mỏ- 
Địa chất. 
[4]. Nguyễn Văn Bưởi và nnk. Hoàn thiện công 
tác khoán quản trị chi phí phân xưởng tại Công 
ty Xây dựng mỏ Hầm Lò 2 - TKV. Đề tài 
NCKH PVSX, Đại học Mỏ- Địa chất. 
 76 
SUMMARY 
Some problems of extending levels of cost accounting in internal cost accounting, 
the allocation of costs to production units in coal mining enterprises 
Dang Huy Thai, Hanoi University of Mining and Geology 
Internal cost accounting, the allocation of costs to production units, in recent years has been 
widely employed by the management in mining companies as a managerial tool. This method has 
been proven effective in reducing production costs and hence improving business results. However, 
the fact that a number of issues have appeared in practice gives rise to questions such as “Is it 
necessary to deepen the level of cost accounting?”, “If yes, to what extent?”, “What are the criteria 
for selecting the level of costs for accounting?”, and “What are the potential challenges in doing so 
and how to resolve them?”. This article discusses the extent to expand the scope of cost counted for 
the business units viewed from different perspectives in cost management, and some technical 
problems allocating costs. The purpose of this discussion is to provide a foundation to aid the 
management in their decision making process with regards to the range of costs included the 
portfolio of costs for the unit. In addition, the article also suggests different methods of allocating 
certain types of costs which is considered most difficult in practice. Those methods include 
depreciation expenses of fixed assets in the factories, repair and maintenance costs of machinery 
factory, and the cost of materials for long-term use that cannot be counted all at once into product 
costs. Each method corresponds with a different level of depth and firm’s conditions so that firms 
can choose one that suits their conditions the best. 
THIẾT KẾ KẾT CẤU CHỐNG (tiếp theo trang 71) 
SUMMARY 
Support Design based on the Displacement Analysis 
Pham Van Thương, Nguyen Dinh Thinh, Nguyen Chi Truong, 
Duong Huy Coal Mine 
Nguyen Quang Phich, Hanoi University of Mining and Geology 
The geomechanical processes in rock mass around the drifts in the Coal Mining Region 
Quang Ninh are analysed by using Phase 2 and parametric studies. Combining the simulation 
results with the displacement mearsurement results in different coal mines allows building of 
relationships between the boundary displacement at the support installing time, the maximum 
boundary displacement of the drifts, the boundary displacement by equilibrium state and the 
relevant geomechanical and geometric parameters, like UCS, the in-situ stress and the drift-span. 
Subject to all regulations, the steel arch support can be choosed and design on the basis of obtains 
relations. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_mo_rong_pham_vi_tinh_chi_phi_trong_hach_toa.pdf