Một số vấn đề về giáo dục niềm tin cho sinh viên qua bài giảng phần III Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin

Giáo dục niềm tin cho sinh viên qua bài giảng của các môn Lý luận Chính trị

là hết sức cần thiết, vì đó là niềm tin dựa trên cơ sở khoa học và quy luật vận động của

xã hội, tin vào tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua đó tin tưởng

tuyệt đối vào đường lối chính sách của Đảng và con đường Xã hội chủ nghĩa (XHCN)

mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang quyết tâm phấn đấu xây dựng. Nhờ đó mà

làm tăng thêm ý chí, nghị lực phấn đấu ở mỗi con người, sẽ phát huy cao độ tính tự giác,

sáng tạo vốn có trong mỗi con người, để vượt qua những khó khăn thử thách trong công

cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

pdf 5 trang kimcuc 6200
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về giáo dục niềm tin cho sinh viên qua bài giảng phần III Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về giáo dục niềm tin cho sinh viên qua bài giảng phần III Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin

Một số vấn đề về giáo dục niềm tin cho sinh viên qua bài giảng phần III Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2013 11 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC NIỀM TIN 
CHO SINH VIÊN QUA BÀI GIẢNG PHẦN III 
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN 
Nhà giáo ƣu tú - Hoàng Văn Tý 
Phụ trách Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt: Giáo dục niềm tin cho sinh viên qua bài giảng của các môn Lý luận Chính trị 
là hết sức cần thiết, vì đó là niềm tin dựa trên cơ sở khoa học và quy luật vận động của 
xã hội, tin vào tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua đó tin tưởng 
tuyệt đối vào đường lối chính sách của Đảng và con đường Xã hội chủ nghĩa (XHCN) 
mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang quyết tâm phấn đấu xây dựng. Nhờ đó mà 
làm tăng thêm ý chí, nghị lực phấn đấu ở mỗi con người, sẽ phát huy cao độ tính tự giác, 
sáng tạo vốn có trong mỗi con người, để vượt qua những khó khăn thử thách trong công 
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. 
Từ khóa: Giáo dục niềm tin, sinh viên, môn học. 
 Sự nghiệp đổi mới đất nước ta gần 
ba mươi năm qua đã thu được nhiều thành 
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa nước ta 
thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng 
cao vị thế của dân tộc Việt Nam trên 
trường quốc tế. Chúng ta không những 
khắc phục được sự tụt hậu về kinh tế so 
với các nước trong khu vực và thế giới mà 
còn tạo được những nhân tố thuận lợi để 
đưa đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy 
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và 
mở rộng hội nhập quốc tế. 
Tuy nhiên bên cạnh những thành tự 
to lớn về kinh tế - xã hội mà chúng ta đã 
đạt được thì ở nhiều lĩnh vực khác, do tác 
động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 
và sự mở cửa giao lưu với thế giới bên 
ngoài, trong cuộc sống hàng ngày đang có 
những biểu hiện đáng lo ngại như: tội 
phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, đạo đức 
lối sống có nhiều biểu hiện lệch lạc, văn 
hoá giao tiếp, ứng xử thiếu lòng tự trọng, 
ý thức chấp hành pháp luật không 
nghiêm. Đặc biệt là hiện tượng phai nhạt 
niềm tin, lý tưởng cách mạng ở một bộ 
phận cán bộ, đảng viên, thanh niên, sinh 
viên. Trong bối cảnh đó các thế lực thù 
địch quốc tế và trong nước đang tăng 
cường chiến lược “Diễn biến hoà bình” 
chúng lợi dụng sự sa sút về phẩm chất 
chính trị, đạo đức, lối sống và sự phai 
nhạt niềm tin của một bộ phận cán bộ, 
nhân dân, thanh niên để gây nghi ngờ, 
mất đoàn kết, gây rối loạn xã hội, qua đó 
để chuyển hoá, tiến tới làm lệch hướng 
phát triển XHCN. 
Để giữ vững những thành quả đã 
đạt được, để đưa sự nghiệp đổi mới đất 
nước tiếp tục thu được những thành tựu 
to lớn hơn nữa thì công tác tư tưởng lý 
luận phải là bước đột phá nhằm tạo nên 
sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, 
nhận thức niềm tin, lý tưởng ở mỗi con 
nguời và cộng đồng xã hội. Với yêu cầu 
như vậy thì việc giảng dạy các môn Lý 
luận Chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh có 
vai trò như thế nào và cần phải làm gì để 
góp phần giáo dục, hình thành và củng cố 
niềm tin cho sinh viên thông qua những 
bài giảng của mình. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2013 12 
Như chúng ta đã biết, Chủ nghĩa xã 
hội (CNXH) Khoa học là một trong ba bộ 
phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Ba 
bộ phận này có mối quan hệ gắn bó không 
thể chia cắt, chính điều đó làm cho học 
thuyết Mác - Lênin vừa mang tính khoa 
học, vừa mang tính cách mạng sâu sắc. 
Trong ba bộ phận đó thì CNXH Khoa học 
là bộ phận thể hiện rõ nhất mục đích của 
học thuyết Mác - Lênin, bởi vì nó trực 
tiếp lý giải những điều kiện, lực lượng, 
con đường, biện pháp nhằm giải phóng 
giai cấp công nhân, giải phóng toàn xã hội 
khỏi tình trạng áp bức bóc lột của các giai 
cấp thống trị, để xây dựng một kiểu xã hội 
hoàn toàn mới, một kiểu xã hội mà người 
lao động là chủ thể của mọi tư liệu sản 
xuất và mọi quan hệ sản xuất, một kiểu xã 
hội có khả năng đem lại quyền lực chính 
trị, quyền lợi kinh tế cho các cấp lao 
động. Mặt khác CNXH Khoa học là một 
phận thể hiện rõ nhất tính hiệu lực của 
học thuyết Mác - Lênin, bởi vì quá trình 
thực hiện những quy luật xã hội - chính trị 
của CNXH Khoa học cũng chính là quá 
trình giải quyết các yêu cầu của hoạt động 
thực tiễn, làm cho mục đích của học 
thuyết Mác - Lênin trở thành hiện thực. 
Với ý nghĩa như vậy, xét theo nghĩa 
rộng thì CNXH Khoa học chính là chủ 
nghĩa Mác - Lênin. Do đó ở mỗi bài giảng 
của CNXH Khoa học quá trình giảng viên 
nêu và luận giải những nguyên lý, qui luật 
của sự vận động xã hội để hướng đến mục 
tiêu CNXH - CNCS cũng chính là quá 
trình hình thành củng cố niềm tin cho sinh 
viên về tương lai của CNXH hiện thực. 
Tuy nhiên để việc giảng dạy các môn Lý 
luận Chính trị nói chung, phần ba “Lý 
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về 
CNXH” nói riêng đạt được hiệu quả cao 
nhất thì cần chú ý đến các yếu tố sau: 
1. Trƣớc hết và vai trò quan trọng nhất 
là ngƣời giảng viên phải thực sự có 
niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tin 
vào tƣơng lai của CNXH 
Thực tế cho thấy khi nào người 
giảng viên thực sự có niềm tin thì mới 
tâm huyết trong việc đi truyền niềm tin 
cho người khác, mới chịu khó đi sâu 
nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tìm ra 
được những lý giải khoa học, để qua từng 
bài giảng thuyết phục được sinh viên có 
niềm tin như mình. Như chúng ta đã biết 
các môn Lý luận Chính trị có đối tượng, 
phương pháp và nội dung nghiên cứu 
riêng, song tất cả đều nhằm đến mục 
đích chung là tạo cho sinh viên có một 
niềm tin vào sự đúng đắn của học thuyết 
Mác - Lênin, tin vào một xã hội tốt đẹp 
đã và đang từng bước thể hiện trong đời 
sống hiện thực ở nhiều nước - Đó là 
CNXH. Qua đó để sinh viên tin vào con 
đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta 
đã lựa chọn và đang quyết tâm phấn đấu 
xây dựng. 
Khi đã tạo được niềm tin như vậy, 
thì nó sẽ làm tăng thêm ý chí, nghị lực 
phấn đấu ở mỗi con người, nó sẽ phát 
huy cao độ tính tự giác, sáng tạo vốn có 
trong mỗi con nguời để họ vượt qua 
những khó khăn thử thách trong công 
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt 
Nam XHCN. Đặc biệt khi đã có được 
niềm tin thì con người sẽ luôn vững 
vàng trước những biến động phức tạp, 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2013 13 
thậm chí bất lợi xảy ra ở nơi này, nơi 
khác, ở thời điểm này, thời điểm khác 
của quá trình xây dựng CNXH hiện thực 
trong phạm vi từng nước và phạm vi thế 
giới. Theo tôi trong đội ngũ giảng viên 
Lý luận Chính trị nếu có cá nhân quan 
niệm đi giảng bài chỉ để “kiếm cơm”, 
còn trong đầu không thực sự có niềm tin 
vào những nguyên lý cơ bản của chủ 
nghĩa Mác - Lênin thì không nên đứng 
vào hàng ngũ này. 
2. Hình thành niềm tin trong sinh viên 
phải trên cơ sở lý giải một cách khoa 
học những nguyên lý cơ bản của CNXH 
Khoa học 
Để hình thành và củng cố niềm tin 
cho sinh viên thì yếu tố không kém phần 
quan trọng là phải biết vận dụng một 
cách nhuần nhuyễn những nguyên lý của 
triết học, kinh tế - chính trị học Mác - 
Lênin vào thực tiễn quá trình cách mạng 
trong nước, thế giới để lý giải những 
nguyên lý của CNXH Khoa học. Đây là 
một trong những phương pháp nghiên 
cứu của CNXH Khoa học, đồng thời nó 
cũng là yếu tố để tạo được niềm tin khoa 
học cho sinh viên. 
Nếu trước đây khi CNXH Hiện thực 
còn là một hệ thống thế giới với đầy đủ uy 
tín và sức mạnh thì việc giảng dạy các 
môn Lý luận Chính trị nói chung, phần 
CNXH Khoa học nói riêng là hết sức 
thuận lợi. Giảng viên chỉ cần nêu những 
nguyên lý của CNXH Khoa học là có thể 
tạo được những niềm tin trong sinh viên 
về chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH Hiện 
thực. Nhưng ngày nay tình hình đã hoàn 
toàn khác, những diễn biến thực tế của 
CNXH Hiện thực và cuộc sống có nhiều 
điều không hoàn toàn thuận chiều với 
nguyên lý của CNXH Khoa học. Vì vậy, 
nếu cứ thuyết giảng một chiều, áp đặt, 
hoặc chỉ nêu thành tựu thắng lợi như 
trước đây thì không có tính thuyết phục, 
không tạo được sự chấp nhận để có được 
niềm tin đối với sinh viên. Do đó đòi hỏi 
giảng viên khi giảng mỗi vấn đề của 
CNXH Khoa học phải thông tin nhiều 
chiều, phải đưa ra nhiều qua điểm khác 
nhau, trên cơ sở đó vận dụng những 
nguyên lý của triết học, kinh tế - chính trị 
học Mác - Lênin để lý giải sự đúng đắn 
những nguyên lý, quy luật của CNXH 
Khoa học. Khi một vấn đề nêu ra được 
chứng minh trên cơ sở khoa học sẽ tạo 
được niềm tin đối với sinh viên. 
Chẳng hạn, khi lý giải tính tất yếu ra 
đời của học thuyết kinh tế - xã hội cộng 
sản (XHCS) mà CNXH là giai đoạn đầu 
của nó thì ta phải dựa vào triết học Mác 
để chứng minh được rằng: lịch sử loài 
người phát triển không ngừng theo quy 
luật từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao. 
Nguyên nhân tạo nên bước chuyển từ học 
thuyết kinh tế - xã hội có trình độ thấp 
đến học thuyết kinh tế - xã hội có trình độ 
cao là do sự phát triển của phương thức 
sản xuất nội tại, trong đó yếu tố quyết 
định là sự phát triển của lực lượng sản 
xuất (LLSX). Với quan niệm như vậy thì 
học thuyết kinh tế - xã hội TBCN không 
phải là điểm dừng cuối cùng của loài 
người (vì như vậy sẽ trái với qui luật), 
chính sự phát triển của phương thức sản 
xuất TBCN, trong đó yếu tố quyết định là 
sự phát triển của LLSX trong xã hội tư 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2013 14 
bản (XHTB), tất yếu làm xuất hiện một 
học thuyết kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn, 
Mác, Ăngghen chỉ là người phát hiện và 
đặt tên là học thuyết kinh tế - xã hội cộng 
sản chủ nghĩa (CSCN). Qua sự minh 
chứng một cách khoa học như vậy sẽ làm 
cho sinh viên thấy được rằng sự ra đời của 
CNXH - giai đoạn đầu của học thuyết 
kinh tế - xã hội CSCN là do qui luật vận 
động tất yếu khách quan của lịch sử, chứ 
không phải là áp đặt chủ quan của học 
thuyết Mác. Từ đó sẽ hình thành trong 
sinh viên niềm tin về tương lai của 
CNXH Hiện thực. 
Hoặc khi lý giải sự sụp đổ của 
CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, giảng viên 
cần chứng minh được rằng: Đây là sự sụp 
đổ của những mô hình CNXH không 
đúng với tư tưởng cơ bản của chủ chủ 
nghĩa Mác - Lênin, chứ không phải là sự 
sụp đổ của chính bản thân học thuyết 
Mác. Đồng thời, phải chỉ ra được nguyên 
nhân cơ bản của sự sụp đổ này là do các 
Đảng Cộng sản (mà trước hết là Liên Xô) 
đã không vận dụng đúng đắn và thiếu 
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực 
tiễn cuộc sống, cũng như do chậm tổng 
kết những bài học, từ thực tiễn xây dựng 
CNXH để bổ sung phát triển đường lối, 
chính sách và phát triển lý luận. Mặt khác 
trong quá trình luận giải này cần phải lấy 
thực tiễn sinh động của CNXH hiện thực 
ở Trung Quốc, Việt Nam để minh họa cho 
sinh viên thấy được rằng gần 1/4 dân số 
trên hành tinh này vẫn đang quan tâm xây 
dựng CNXH và đã đạt được những thành 
tựu kỳ diệu. Đây chính là cơ sở để tạo 
được niềm tin cho sinh viên về CNXH 
hiện thực trong điều kiện hiện nay. 
3. Để tạo đƣợc niềm tin của sinh viên về 
tƣơng lai của CNXH thì khi giảng giải 
những vấn đề của CNXH Khoa học 
không đƣợc né tránh những sai lầm 
trong đƣờng lối mà các đảng cộng sản 
mắc phải, không đƣợc né tránh những 
yếu kém và cả những tiêu cực trong bộ 
máy của hệ thống chính trị 
Như chúng ta đã biết, đặc điểm của 
sinh viên ngày nay là họ được thường 
xuyên tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, 
nên tuy đang ngồi trên ghế nhà trường 
nhưng họ đã biết được nhiều diễn biến 
của đời sống xã hội, cả trong nước và thế 
giới. Vì vậy, nếu giảng viên chỉ nêu và 
giảng giải thuần túy những nguyên lý, lý 
luận, không liên hệ với thực tiễn hoặc chỉ 
nêu thành tựu và những mặt tốt đẹp của 
xã hội theo kiểu một chiều, áp đặt thì 
cũng không thuyết phục được sinh viên, 
không tạo được niềm tin khoa học trong 
sinh viên. Do đó, giảng viên một mặt cần 
nêu và khẳng định những thành tựu mà 
CNXH đã đạt được, cần nêu và khẳng 
định bản chất tốt đẹp của CNXH, cũng 
như của các tổ chức trong hệ thống chính 
trị XHCN. Mặt khác trong quá trình đó thì 
cũng phải nêu ra được những mặt yếu 
kém, thậm chí cả những biểu hiện tiêu cực 
trong các bộ phận của hệ thống chính trị 
XHCN. Tuy nhiên khi nêu và phân tích 
mặt yếu kém, những tiêu cực trong đời 
sống xã hội, cần làm rõ để sinh viên thấy 
được nó không phải là một bản chất, mà 
chỉ là những hiện tượng của quá trình phát 
sinh, phát triển của một xã hội mới mà 
thôi. Đồng thời phân tích để sinh viên 
thấy được Đảng ta, nhân dân ta đã nhận 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2013 15 
thấy và đang từng bước khắc phục những 
mặt yếu kém và hạn chế này. 
Tóm lại, việc giáo dục niền tin cho 
sinh viên qua bài giảng của các môn Lý 
luận chính trị là hết sức cần thiết, nếu mỗi 
giảng viên đều có ý thức giáo dục đạo 
đức, niền tin cho sinh viên qua các bài 
giảng của mình thì hiệu quả của nó sẽ 
ngày càng to lớn hơn, chúng ta không chỉ 
đào tạo được những con người có năng 
lực chuyên môn cao mà còn có cả niềm 
tin, lý tưởng cao đẹp, đảm bảo cho sự 
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến 
thắng lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin dành cho sinh viên 
ĐH, CĐ khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. 2012. NXB 
Chính trị Quốc gia. 
[2] Tạp chí cộng sản số 849, 850, 851. 2013. Cơ quan Lý luận - Chính trị TW Đảng CSVN. 
[3] Tạp chí triết học số 6 (265), số 7 (266), số 8 (267). 2013. Viện triết học. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_giao_duc_niem_tin_cho_sinh_vien_qua_bai_gia.pdf