Một số vấn đề về cảm thụ âm nhạc của trẻ

Có thể thấy vai trò của âm nhạc đối với đời sống xã

hội là thiết yếu và quan trọng đặc biệt đối với trẻ, nó

không những chỉ tác động sâu sắc đến thế giới tinh thần

mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở mỗi em.

Khi nghe nhạc, sự chú ý quan sát, lắng nghe, sự nhạy bén

về thị giác và thính giác ở trẻ được tăng cường. Tiếp xúc

với âm nhạc trẻ còn được rèn luyện một số kĩ năng về

giao tiếp, kĩ năng vận động, hợp tác Qua các bài hát,

trẻ còn được rèn luyện phát âm một cách chính xác hơn

để từ đó mở rộng vốn từ trong lĩnh vực phát triển ngôn

ngữ. Âm nhạc còn giúp cho trí tưởng tượng ở trẻ càng trở

nên phong phú đa dạng hơn.

pdf 5 trang kimcuc 8920
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về cảm thụ âm nhạc của trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về cảm thụ âm nhạc của trẻ

Một số vấn đề về cảm thụ âm nhạc của trẻ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 67-70; 96 
67 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢM THỤ ÂM NHẠC CỦA TRẺ 
Nguyễn Anh Việt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Ngày nhận bài: 01/12/2017; ngày sửa chữa: 02/12/2017; ngày duyệt đăng: 11/12/2017. 
Abstract: At present, with increasing development of the society, there are many opportunities for 
children to approach to music. Children have good capacity in perceiving music through pitch, 
length, volume, melody, rhythm, etc. In addition, according to age and experience, children 
understand complex elements such as timbre, harmony, instrument, etc. It can be said that sense of 
music of children is developed since early ages. Therefore, parents should pay attention to and 
encourage their children to promote the potential and competence. This article provides some 
knowledge to help parents guide their children to develop the music capacity. 
Keywords: Music, sense of music, children. 
1. Mở đầu 
Có thể thấy vai trò của âm nhạc đối với đời sống xã 
hội là thiết yếu và quan trọng đặc biệt đối với trẻ, nó 
không những chỉ tác động sâu sắc đến thế giới tinh thần 
mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở mỗi em. 
Khi nghe nhạc, sự chú ý quan sát, lắng nghe, sự nhạy bén 
về thị giác và thính giác ở trẻ được tăng cường. Tiếp xúc 
với âm nhạc trẻ còn được rèn luyện một số kĩ năng về 
giao tiếp, kĩ năng vận động, hợp tác Qua các bài hát, 
trẻ còn được rèn luyện phát âm một cách chính xác hơn 
để từ đó mở rộng vốn từ trong lĩnh vực phát triển ngôn 
ngữ. Âm nhạc còn giúp cho trí tưởng tượng ở trẻ càng trở 
nên phong phú đa dạng hơn. 
Theo một số tài liệu đã chỉ ra rằng những đứa bé khi 
còn ở trong bụng mẹ đã có biểu hiện đối với âm nhạc và 
hơn nữa chúng có thể cảm nhận âm nhạc sau khi sinh. Từ 
khi còn là thai nhi, cơ quan thính giác cũng đã khá nhạy 
cảm. Những âm thanh từ cơ thể người mẹ như tiếng thở, 
nhịp đập của tim, tiếng mẹ nói hoặc các âm thanh khác 
từ bên ngoài đều có thể kích thích các cơ quan đặc biệt là 
cơ quan thính giác của thai nhi. Đến khoảng 28-32 tuần 
tuổi, thai nhi đã có thể có những phản ứng, cử động nhẹ 
nhàng đối với sự kích thích của âm thanh từ bên ngoài. 
Khi tiếp xúc với các loại âm thanh từ khi còn trong bụng 
mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến độ nhạy cảm và sở thích 
âm nhạc của trẻ sau này. Mặc dù thai nhi chỉ có thể nghe 
được những âm thanh đơn giản có tần số sóng âm thấp 
và cũng có thể các âm thanh đó không phản ánh đúng với 
âm thanh thực do sóng âm khi truyền qua nước ối (giống 
như khi ta nghe âm thanh dưới nước). Tuy vậy, bé vẫn 
có thể nhận ra đường nét giai điệu và tiết tấu của lời nói 
hoặc âm nhạc và trở thành những âm thanh gần gũi quen 
thuộc. Một vài kết quả nghiên cứu cho thấy các bé tỏ ra 
thích thú hơn với ngữ điệu của những câu chuyện được 
mẹ nhắc lại nhiều lần thành tiếng trong những tháng cuối 
của thai kì. Các em bé sơ sinh có khả năng nhận ra giọng 
nói của cha mẹ mình do sự yêu thương ngay từ khi còn 
trong bụng mẹ. Như vậy, có thể nói khi vừa được sinh ra, 
các em bé đã có sự nhạy cảm nhất định đối với âm thanh. 
Đây có thể coi là nền tảng chuẩn bị cho những trải 
nghiệm âm nhạc của bé sau này và cũng chính là vấn đề 
mà bài báo muốn đề cập tới. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Cảm thụ là quá trình giác quan tiếp nhận sự kích thích 
của sự vật bên ngoài, nhận biết được cái tế nhị bằng cảm 
tính tinh vi. Những cảm nhận của trẻ được lưu lại trong 
đầu và có thể được bộc lộ ra bên ngoài những gì chúng 
cảm thấy được. 
Những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên 
cứu về những vấn đề phát triển trẻ em. Ngoài việc chăm 
sóc, dinh dưỡng, y tế thì việc phụ huynh cho con tiếp 
xúc với âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc 
phát triển trí tuệ của trẻ. Âm nhạc là một trong những yếu 
tố giúp kích thích trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, tăng 
khả năng cảm nhận tinh tế và giúp trẻ bộc lộ cảm xúc của 
mình một cách chân thật nhất, tự nhiên nhất. 
Độ tuổi mầm non là độ tuổi mà trẻ đã có thể có những 
cảm nhận nhất định về âm nhạc qua việc làm quen với 
phím đàn, với một vài nhạc cụ quen thuộc. Cũng có thể 
là một vài câu hát, hay tự đánh một vài nốt nhạc đơn giản 
cùng với giáo viên và cùng các bạn. Giáo viên có thể chơi 
những trò chơi âm nhạc để cho trẻ thấy sự lôi cuốn và 
hấp dẫn từ âm nhạc, giúp trẻ cảm thấy âm nhạc thật gần 
gũi, dễ dàng. Phương pháp dạy cho trẻ ở độ tuổi này là 
việc kết hợp giữa việc học mà chơi và mục đích cuối 
cùng là tiến tới việc trẻ biết cảm thụ âm nhạc. 
 Thông qua những giai điệu không lời giúp bé phát 
triển trí tuệ, sự sáng tạo, trẻ có thể tưởng tượng một cách 
tự do thông qua những cảm xúc của bản thân. Khả năng 
ngôn ngữ của bé cũng sẽ được phát triển tốt khi trẻ tập 
hát trước khi học chữ. Những trò chơi âm nhạc trong 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 67-70; 96 
68 
quá trình học tập cảm thụ âm nhạc sẽ giúp các bé phát 
triển khả năng vận động thể chất. Âm nhạc là một trong 
những yếu tố giúp các bé tự nhiên biểu lộ tình cảm, cảm 
xúc một cách chân thật và đúng mực. Trong lớp cảm 
thụ âm nhạc, các bé có thể được tiếp xúc với các bạn 
trong nhóm giúp cho các bé có thêm các kĩ năng 
giao tiếp, kĩ năng phối kết hợp tốt và các bé sẽ trở nên 
tự tin hơn. 
Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi nên việc giáo 
dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo cách “Học 
mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, giáo dục âm nhạc cho lứa 
tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện 
cho trẻ. 
2.1. Một số yếu tố cơ bản của âm nhạc mà trẻ có thể 
nhận biết 
2.1.1. Cao độ 
Cao độ (hay độ cao) là độ cao thấp của âm thanh được 
đo bằng tần số dao động (tần số dao động càng nhiều thì 
âm thanh càng cao và ngược lại). 
Trong âm nhạc người ta đã sắp xếp các âm thanh tự 
nhiên theo trật tự từ thấp đến cao và được kí hiệu bằng 
chữ cái hoặc trên khuông nhạc. Đây là sự thể hiện mức 
độ đơn giản của giai điệu trong âm nhạc. 
Đối với trẻ từ 0-3 tuổi cũng đã có biểu hiện về âm 
nhạc, tuy nhiên biểu hiện này hết sức sơ đẳng và đơn 
giản. các âm thanh tác động đến trẻ như mọi âm thanh 
khác. Trẻ có thể nhận biết được bất kì âm thanh nào phát 
ra mà trẻ nghe được. Lúc đầu trẻ chỉ cảm thấy đó tiếng 
động và phản ứng tức thời là quay về phía có âm thanh, 
chú ý lắng nghe, chờ đợi âm thanh tiếp theo và có những 
biểu hiện thích thú, hưng phấn. Những âm thanh mà bé 
có thể cảm nhận được chỉ mang tính bản năng đó là các 
âm thanh như mọi tiếng động khác mà chưa có sự phân 
biệt giữa âm thanh mang tính chất tiếng động (tiếng ồn- 
có độ cao không xác định) và âm thanh có tính nhạc (có 
độ cao xác định). Tuy nhiên, trẻ sẽ thích các âm thanh có 
tính nhạc hơn bởi tính chất nhẹ nhàng mềm mại mà trẻ 
dễ tiếp nhận. 
Trẻ từ 3-5 tuổi có khả năng nhận biết cao độ và âm 
sắc của các nhạc cụ cũng phụ thuộc vào sự hoàn thiện 
của cơ quan thính giác. Trẻ có khả năng nghe và 
thấy được những âm thanh được sắp xếp theo trình tự (7 
âm) hoặc sự xáo trộn các âm không theo trình tự. Đối với 
trẻ thông thường thì dừng lại ở việc trẻ nghe và cảm nhận 
được âm thanh đó bên trong mà chưa có biểu hiện ra 
bên ngoài nhiều. Đối với trẻ có năng khiếu âm nhạc thì 
những gì nghe thấy sẽ được thể hiện ra bên ngoài bằng 
thái độ, hành động, cử chỉ thông qua việc hát lại những 
cao độ đã nghe được có trẻ thực hiện một cách chính xác 
tuyệt đối các độ cao này. 
Trẻ trên 5 tuổi đã có nhận thức tốt hơn so với các lứa 
tuổi trên nên khả năng cảm nhận tốt hơn, biểu hiện đã 
khá rõ ràng và thuần thục. Vì vậy ở lứa tuổi này trẻ sẽ 
được quan tâm chủ yếu đến vấn đề năng khiếu nhiều hơn. 
Đặc biệt có những trẻ có thể nhớ được nốt la thanh mẫu 
trong đầu (A chuẩn = 440 Hz - dùng cho âm nhạc các 
nước trên thế giới). Nếu được tiếp xúc thường và luyện 
tập một cách bài bản thì những biểu hiện, phản ứng, sự 
nhạy bén, khả năng của trẻ dần được hình thành và ngày 
càng tăng lên theo thời gian. 
2.1.2. Trường độ 
Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh phụ thuộc vào 
thời gian dao động của nguồn phát âm, tầm cữ dao động 
càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài. Độ dài 
cũng có các kí hiệu nhằm quy định sự dài ngắn khác nhau 
của âm thanh, khoảng thời gian âm thanh được ngân 
vang trong không gian. Đây cũng là một trong những yếu 
tố cơ bản cấu thành nên âm nhạc. 
Ví dụ: Nốt tròn ; Nốt trắng có độ dài bằng nửa 
nốt tròn; Nốt đen có độ dài bằng nửa nốt trắng; Nốt 
móc đơn có độ dài bằng nửa nốt đen; Nốt móc kép 
 có độ dài bằng nửa nốt móc đơn; Nốt móc tam (móc 
ba) có độ dài bằng nửa nốt móc kép 
Trẻ có thể nghe được âm thanh có trường độ khác 
nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ quan thính giác. 
Khi trẻ lớn lên các cơ quan này cũng phát triển theo nên 
khả năng nhận biết rõ ràng, ổn định và ngày một hoàn 
thiện hơn. Trẻ có thể cảm nhận rõ rệt một vài âm thanh 
có độ dài ngắn khác nhau liên tiếp nhau tuy nhiên không 
quá nhiều hoặc không quá nhanh. 
Có thể thấy ở trẻ từ 0-3 tuổi, sự tập trung với những 
âm thanh có độ dài đơn giản là xuất phát từ cảm nhận tự 
nhiên mang tính bản năng chứ chưa hề có sự rèn luyện. 
Ví dụ khi chơi với trẻ người lớn thường tặc lưỡi để 
trẻ chú ý và chúng hưởng ứng rất nhiệt tình thông qua 
việc quơ tay, đạp chân 
Với những trẻ từ 3-5 tuổi, cảm nhận về trường độ trở 
nên rõ nét hơn. Với các âm thanh dài ngắn chúng muốn 
bắt chước và thể hiện lại tương đối chính xác. 
Nhìn chung, trẻ trên 5 tuổi sự nhận biết độ dài các âm 
thanh dễ dàng và bắt chước lại thành thạo hơn rất nhiều. 
2.1.3. Tiết tấu 
Tiết tấu là hệ thống mối tương quan về các độ dài 
giữa các âm thanh nối tiếp nhau. Tiết tấu chính là mặt 
biểu hiện phức tạp của trường độ bởi nó còn liên quan 
tới nhịp độ trong âm nhạc. Nếu trường độ là những âm 
thanh rời rạc thì tiết tấu là sự kết hợp nhiều âm thanh đó 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 67-70; 96 
69 
theo quy luật nhất định. Ngay từ trong bụng mẹ trẻ đã 
có thể cảm nhận tiết tấu một cách khá nhậy cảm thông 
qua những âm thanh bên ngoài mà nó nghe được. Biểu 
hiện đơn giản nhất là những cử động trong bụng và 
chính người mẹ có thể thấy khá rõ điều này. 
Khả năng của trẻ từ 0-3 tuổi có thể cảm nhận được nhịp 
điệu ổn định. Khi cho nghe những bản nhạc có tiết tấu vui 
nhộn thì biểu hiện của trẻ là cười và cử động tay, chân vô 
thức liên tục theo tiết tấu một cách vô cùng hào hứng. 
Trẻ 3-5 tuổi có thể cảm nhận được nhiều dạng tiết tấu 
ở những nhịp điệu đơn giản. Trẻ có thể phân biệt được 
các dạng tiết tấu khác nhau, có thể phân loại các dạng tiết 
tấu nhanh, chậm, vừa dựa theo nhịp điệu của bản nhạc. 
Biểu hiện đầu tiên khi lắng nghe những bản nhạc có 
tiết tấu chậm là trẻ rất cách chăm chú sau đó trẻ chỉ đu 
đưa người nhẹ nhàng theo tiết tấu hoặc nhịp. Còn bản 
nhạc sôi động bé bắt đầu nhún nhảy, lắc lư theo nhạc mặc 
dù không ai tác động. Điều này cho thấy trẻ đã có khả 
năng cảm nhận và phân biệt các dạng tiết tấu khác nhau 
đặc biệt là những tiết tấu vui tươi sôi động. 
Đối với trẻ trên 5 tuổi các biểu hiện về sự cảm nhận 
tốt hơn rất nhiều. Độ tuổi này có nhu cầu cảm nhận các 
bài hát, các bản nhạc có tiết tấu phức tạp hơn từ đó chúng 
và muốn thực hiện vỗ tay, giậm chân hoặc gõ theo những 
loại tiết tấu phức tạp đó. 
Đối với trẻ có năng khiếu, việc thực hiện các bài tập về 
tiết tấu của chuyên ngành âm nhạc thường là khá tốt. Đây 
sẽ là cơ sở phát hiện ra những trẻ có khả năng về âm nhạc 
để kịp thời bồi dưỡng, đào tạo theo hướng chuyên nghiệp. 
2.1.4. Giai điệu 
Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh thành một bè có 
tổ chức về phương diện điệu thức, tiết nhịp, tiết tấu. 
Giai điệu chính là hình thức biểu hiện cao nhất của 
cao độ kết hợp với tiết tấu (gồm nhiều âm thanh kết hợp 
với nhau). Nội dung âm nhạc có thể được thể hiện bằng 
một giai điệu, một ý nhạc hoàn chỉnh giống với sự hoàn 
chỉnh của một câu, đoạn trong văn học. Vì vậy mà đường 
nét giai điệu là yếu tố thu hút nhiều sự chú ý nhất của 
những người nghe nhạc. Rất nhiều thí nghiệm đã cho 
thấy khả năng nhận biết đường nét giai điệu ở trẻ. Trẻ có 
thể nhận ra khi một giai điệu thay đổi đường nét (ví dụ 
giai điệu đi lên thay vì đi xuống) vì thế trẻ có thể nhớ một 
nét giai điệu hoàn chỉnh như người lớn. Các nhà khoa 
học cũng chú ý rất nhiều đến mối liên hệ giữa ngôn ngữ 
và âm nhạc, bởi lời nói bổng trầm cũng có những đặc tính 
về đường nét giai điệu và tiết tấu như âm nhạc. Càng 
được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ, lời nói có vần điệu thì 
càng tăng khả năng cảm nhận đường nét giai điệu trong 
âm nhạc. Sự cảm nhận về đường nét giai điệu phụ thuộc 
nhiều vào độ tuổi và thời gian mà trẻ được tiếp xúc. 
Ở trẻ từ 0-3 tuổi, sự cảm nhận về giai điệu được biểu 
hiện rõ nhất qua việc chú ý của trẻ. Đặc biệt các đường 
nét giai điệu hay sẽ khiến trẻ tập trung hơn, sự hứng thú 
cũng rõ ràng hơn rất nhiều. Trẻ thường thể hiện sự cảm 
nhận đó thông qua những phản ứng, cử chỉ thích thú 
nhưng biểu hiện này chỉ mới đánh giá về mặt bản năng. 
Trẻ từ 3-5 tuổi có thể nhận biết được các giai điệu 
đơn giản dựa trên sự thay đổi trật tự các âm thanh. Ở độ 
tuổi này trẻ bắt đầu có những biểu hiện theo cách riêng 
của chúng. Có trẻ nhún nhảy, hào hứng vỗ tay theo điệu 
nhạc một cách tự phát nhưng cũng có trẻ lại tập trung và 
có ý thức hơn nhắm vào đường nét giai điệu để hát nhẩm 
theo một cách chính xác. Sự cảm thụ âm nhạc còn biểu 
hiện ở việc trẻ muốn nghe nhạc gì? Ví dụ có những bài 
hát trẻ thích và muốn nghe thường xuyên nhưng có 
những bài hát trẻ không hề muốn nghe. Điều này càng 
khẳng định trẻ có cảm xúc, cảm nhận khá rõ ràng đối với 
âm nhạc. 
Ngoài sự cảm nhận và thực hiện những giai điệu đơn 
giản (chỉ có 3-5 nốt), có những trẻ có cảm nhận và ghi 
nhớ những giai điệu dài hơn. 
Còn trẻ 5 tuổi trở lên có thế nhớ được nét giai điệu 
dài hay câu nhạc dài. Trẻ thường thích nghe một câu nhạc 
hay một đoạn nhạc hoàn chỉnh bởi điều đó sẽ giúp cho 
việc ghi nhớ dễ dàng và trọn vẹn hơn. Trẻ có thể cảm 
nhận phân biệt được tính chất âm nhạc khác nhau của 
mỗi giai điệu như: giai điệu vui tươi, náo nhiệt, giai điệu 
nhẹ nhàng sâu lắng và đa phần là trẻ thích những giai 
điệu, bài hát có tiết tấu vui hoạt, sôi nổi. 
Giai điệu cũng là một trong những yếu tố để xác định 
mức độ năng khiếu, khả năng về âm nhạc của trẻ. Nếu 
trẻ có khả năng ghi nhớ và nhẩm lại những giai điệu ấy 
một cách chính xác thì trẻ được đánh giá là có năng khiếu 
về âm nhạc. 
2.1.5 Cường độ 
Cường độ (độ mạnh) là độ to nhỏ của âm thanh phụ 
thuộc vào tầm cữ của nguồn phát âm (biên độ dao động 
càng lớn thì âm thanh càng to và ngược lại). 
Một bản nhạc không phải lúc nào cũng đều đặn một 
mức độ mà luôn có sự thay đổi về cường độ và cũng không 
chỉ đơn giản là to và nhỏ. Mặt biểu hiện cao nhất của 
trường độ trong âm nhạc còn gọi là sắc thái. Sắc thái thể 
hiện rõ tính chất âm nhạc mềm mại hay mạnh mẽ, gay gắt 
hay sâu lắng Trẻ có thể nhận biết âm thanh to, nhỏ khi 
phát ra điều này biểu hiện khá rõ nét ở các bản nhạc cổ 
điển, khi được nghe trẻ sẽ nhận biết một cách rõ ràng. 
Hầu hết trẻ đều có những cảm nhận về độ mạnh nhẹ 
của âm thanh, điều này thể hiện rõ trong cách hát của trẻ, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 67-70; 96 
70 
lúc trẻ hát to nhưng có chỗ trẻ hát nhỏ tùy thuộc vào từng 
bài hát cụ thể. Thông thường, khi nghe nhạc, những âm 
thanh to, mạnh mẽ đều tạo nên sự tập trung đối với trẻ, 
chúng không những thích nghe những âm thanh to mà 
còn cố tình tạo ra những âm thanh ấy nhằm thỏa mãn ý 
thích của mình nhằm tạo chú ý và hưởng của người khác. 
2.2. Một số yếu tố phức tạp hơn mà trẻ có thể nhận biết 
2.2.1. Âm sắc 
Âm sắc là màu sắc của âm thanh. Màu sắc ở đây là 
sự trong, đục, khàn gay gắt, êm dịu, chói tai... của âm 
thanh. Mỗi nhạc cụ, mỗi vật phát âm đều có âm sắc khác 
nhau dù là có cùng một cao độ. Âm sắc thể hiện ngay 
trong giọng người phân biệt đơn giản là giọng nam - nữ. 
Giọng nữ lại chia thành các loại cơ bản cao, vừa 
(Soprano, Mezzo soprano, Anto); giọng nam cũng chia 
cơ bản thành cao, trung, trầm (terno, baritone, bass). 
Phức tạp hơn cả là màu sắc các nhạc cụ khi diễn tả 
bằng lời không thể diễn đạt hết được mà chỉ có thể thông 
qua việc nghe để phân biệt các loại nhạc cụ Ví dụ, tiếng 
kèn tiếng sáo, các loại đàn dây, các loại nhạc cụ gõ 
Trẻ từ 0-3 tuổi cũng đã có những cảm nhận về âm sắc 
ở mức độ đơn giản đó là trẻ có thể phân biệt được giọng 
nói của người thân trong gia đình: Ông, bà, cha, mẹ; 
hay trẻ có thể nhận biết tiếng kêu của các con vật: chim, 
chó, mèo, gà 
Trẻ từ 3-5 tuổi thì biểu hiện cao hơn, đó là sự phân 
biệt được giọng nam hay nữ, giọng cao hay thấp. 
Cả hai độ tuổi trên chưa có sự cảm nhận rõ nét về âm 
sắc của các nhạc cụ. 
Trẻ từ 5 tuổi trở lên thì ngoài sự phân biệt về giọng 
người và tiếng kêu của các loài vật, trẻ bước đầu có thể 
nhận biết được một số loại nhạc cụ quen thuộc và âm sắc 
của nhạc cụ ấy. Tuy nhiên điều này phần lớn phụ thuộc 
vào vốn hiểu biết cũng như việc tiếp xúc của trẻ về các 
loại nhạc cụ ấy. 
Qua các bài tập thử nghiệm trên trẻ, chúng tôi nhận 
thấy nhìn chung các em có thể nhận và phân biệt một số 
nhạc cụ khi được giới thiệu (điều này đôi khi cũng tùy 
thuộc vào trí nhớ của trẻ); mức độ khó dần với những trẻ 
lớn hơn, khi đã có nhiều “trải nghiệm” hơn. 
2.2.2. Hòa âm 
Hòa âm là sự kết hợp các âm thành chồng âm và có 
sự liên hệ nối tiếp nhau có quy luật của các chồng âm đó. 
Nói tóm lại, hòa âm là môn học nghiên cứu về sự cấu tạo 
và nối tiếp của các hợp âm theo một quy luật nhất định. 
Hòa âm “chắp cánh” cho giai điệu thêm bay bổng, tăng 
hiệu quả diễn đạt cho giai điệu. Nếu không có hòa âm 
giai điệu chỉ là một câu nhạc đơn giản, đơn lẻ mà khó có 
hấp dẫn được người nghe. Vì vậy, hòa âm là một yếu 
quan trọng không thể thiếu để cấu thành nên âm nhạc, 
giúp âm trẻ có thể nhớ một nét giai điệu, một câu nhạc 
hay một đoạn nhạc nào đó trong việc cảm thụ âm nhạc 
và sự phức tạp của hòa âm cũng là những tiêu chí để nhận 
biết trẻ có năng khiếu. 
Đối với trẻ trong giai đoạn đầu của cảm thụ âm nhạc 
thì hòa âm là một khái niệm rất xa vời, tuy nhiên trẻ vẫn 
có thể cảm nhận, phân biệt được sự pha trộn của các âm 
thanh là mềm mại, hòa hợp hay gay gắt căng thẳng 
Mặt biểu hiện dễ thấy nhất của hòa âm đó chính là 
phần đệm của một giai điệu hay bài hát nào đó. Trẻ nghe 
giai điệu đơn lẻ (1 bè) cũng đã có những cảm nhận và 
thích nhưng khi đưa phần đệm vào nét giai điệu ấy thì trẻ 
sẽ cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều, đặc biệt là những 
giai điệu có phần đệm tươi vui hoạt bát. 
Âm hưởng vang lên trẻ có thể thấy được cái hay của 
âm nhạc dù chưa hiểu biết gì nhiều nhưng sẽ là nguồn 
kích thích sự hứng thú, đam mê khiến chúng muốn tiếp 
cận môn âm nhạc nhiều hơn. Biểu hiện đơn giản nhất khi 
cho trẻ nghe các hợp âm thông qua nhạc cụ đàn phím đó 
là làm chúng thấy hay, dễ chịu, hay các hợp âm sẽ khiến 
trẻ thấy chói tai nhưng sẽ vẫn thấy thích thú. 
Các yếu tố này là những yếu tố cơ bản nhất trong quá 
trình cảm nhận âm nhạc. Những nhận thức ở cấp độ cao 
hơn như về thang âm, điệu thức, giọng, hòa âm thông 
thường không có được ở trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ em dưới 5 
tuổi khó có thể hát chuẩn xác trong một giọng ổn định 
hoặc phân biệt các giai điệu ở một giọng. Tuy nhiên, vẫn 
có một số ít trẻ đặc biệt có thể thực hiện khá tốt và thậm 
chí là rất nhạy cảm với các âm thanh. 
Người lớn mới có thể nghe được các chuyển biến về 
hòa âm trong một bản nhạc nên phải đến khoảng bảy tuổi 
trở lên, trẻ mới có khả năng này. Như vậy, để phát triển 
khả năng nhận thức những yếu tố này, trẻ cần một thời 
gian nghe và tiếp xúc nhiều với âm nhạc. Các vấn đề như 
điệu thức, giọng, hòa âm đều là những khái niệm khó 
hiểu nên việc cần được tiếp xúc nhiều thông qua học tập 
trẻ sẽ dần hiểu và cảm nhận tốt hơn về các hình thức biểu 
hiện của âm nhạc. 
3. Kết luận 
Ở Việt Nam, các lớp cảm thụ âm nhạc không còn là 
mới mẻ, nhưng các bậc phụ huynh vẫn chưa thực sự quan 
tâm, chú ý đến khả năng của con mình. Không đơn thuần 
là một lớp năng khiếu, một sân chơi lành mạnh cho trẻ 
mà nó còn giúp ích rất nhiều cho việc phát triển trí tuệ 
của các con. 
(Xem tiếp trang 96)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 92-96 
96 
giai đoạn; được khuyến khích nêu lên các ý tưởng để cải 
thiện những mặt còn hạn chế của sản phẩm. SV nắm được 
quy tắc đánh giá trên cơ sở tôn trọng bạn, góp ý và nhận 
xét trên tinh thần xây dựng để thực hiện tốt hơn ở lần sau. 
NL đánh giá của SV được đánh giá bằng điểm số. 
- NL phát triển bản thân: Thông qua các dự án, SV thể 
hiện được khả năng sáng tạo của mình, tự cập nhật kiến 
thức về một số lĩnh vực môi trường, nghệ thuật, giáo dục 
môi trường và vận dụng các kiến thức đó vào nhiệm vụ 
xây dựng chương trình nghệ thuật vì môi trường, phân tích 
vấn đề môi trường. Nhờ đó, SV lĩnh hội được những kiến 
thức, kĩ năng nhất định trong việc tổ chức hoạt động giáo 
dục môi trường cho trẻ mầm non, biết trình bày một vấn 
đề về môi trường, có trách nhiệm với việc tuyên truyền, 
giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ và cho cộng đồng. 
3. Kết luận 
Vận dụng DHDA trong dạy học học phần “Giáo dục 
bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non” có thể giải quyết 
hiệu quả vấn đề môi trường cho SV. Kết thúc dự án, SV 
có thể xây dựng một sản phẩm vật chất hoặc trí tuệ, đưa 
ra chủ đề mới hoặc hướng triển khai mới cho dự án đã có 
để tiếp tục thực hiện những dự án tiếp theo. Qua đó, SV 
có thể áp dụng phương pháp DHDA trong việc giáo dục 
trẻ mầm non bảo vệ môi trường và phát triển được một 
số NL cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp sau này. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Noémi Szállassy (2008). Project Method, As One of 
The Basic Methods of Environmental Education. 
Acta Didactica Napocensia, Vol.1, No.2, Babes-
Bolyai University, Cluj - Napoca, Romania. 
[2] Trịnh Văn Biều - Phan Đồng Châu Thủy - Trịnh Lê 
Hồng Phương (2011). Dạy học dự án - Từ lí luận 
đến thực tiễn. Tạp chí Khoa học, số 28, Trường Đại 
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 
[3] Hoàng Thị Phương (2014). Giáo trình giáo dục môi 
trường cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2014). Chương 
trình chi tiết giáo dục đại học (theo học chế tín chỉ), 
ngành đào tạo: Giáo viên mầm non - Hệ chính quy 
(Tài liệu lưu hành nội bộ). 
[5] Michael Knoll (2014). Project Method. In: 
Encyclopedia of Educational Theory and 
Philosophy, ED: D. C. Phillips, Thousend Oaks, 
CA: Sage (2014), pp 665-669. 
[6] Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp 
phát triển năng lực học sinh (Quyển 1 -Khoa học tự 
nhiên). NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Đinh Văn Vang (2009). Giáo trình tổ chức hoạt động 
vui chơi cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục Việt Nam. 
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢM THỤ 
(Tiếp theo trang 70) 
Nên chăng chúng ta cần có cách nhìn khác để các bé 
được thỏa sức sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng 
phong phú của mình đối với nghệ thuật nhất là âm nhạc. 
Thành công của việc cho trẻ cảm thụ âm nhạc là giúp trẻ 
có một tình yêu đối với âm nhạc, thẩm mĩ âm nhạc. Cảm 
thụ âm nhạc là bước khởi đầu hiệu quả trong việc tạo ra 
những điều kiện tốt nhất để trẻ có thể tiếp xúc, lĩnh hội 
những tri thức, tinh hoa văn hóa của thế giới. 
Trẻ thơ rất nhạy cảm với âm nhạc, ngay ở lứa tuổi 
mẫu giáo, trẻ đã biết cảm thụ và thích thú với những 
hoạt động mang tính nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. 
bởi đó là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Thông qua 
các hoạt động âm nhạc, trẻ phát triển nhạc cảm, mở 
rộng nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển các 
kĩ năng vận động, phát triển kĩ năng nghe và cải thiện 
kĩ năng giao tiếp 
Âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển trí thông 
minh, khích lệ tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận 
tinh tế những nét đẹp trong cuộc sống mà còn giúp trẻ 
bộc lộ cảm xúc của mình với thế giới xung quanh. Âm 
nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống con người nói 
chung trẻ nhỏ nói riêng, vì vậy các bậc phụ huynh, 
những người làm công tác giáo dục âm nhạc cần phải 
quan tâm nhiều hơn nữa để trẻ được phát triển một cách 
toàn diện hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ngô Thị Nam - Phạm Thị Hòa (2008). Giáo dục âm 
nhạc (tập 1,2). NXB Giáo dục 
[2] Hoàng Hoa (2008). Giáo trình Hòa âm ứng dụng. 
NXB Đại học Sư phạm 
[3] Phạm Tú Hương (2004). Lí thuyết âm nhạc cơ bản. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Hoàng Phê (chủ biên, 1994). Từ điển tiếng Việt. NXB 
Khoa học xã hội - Trung tâm Từ điển học Hà Nội. 
[5] Nhiều tác giả (1993). Phát hiện, đào tạo bồi dưỡng 
năng khiếu, tài năng văn hóa nghệ thuật. NXB Văn 
hóa - Thông tin. 
[6] Hồng Đăng (1972). Các nhạc khí trong dàn nhạc 
giao hưởng. NXB Văn hóa. 
[7] Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên, 2013). Giáo trình 
Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB Đại học 
Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_cam_thu_am_nhac_cua_tre.pdf