Một số vấn đề về bảo đảm thực hiện hợp đồng song vụ bằng biện pháp cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cụ thể là trong hợp đồng song vụ.

Trước khi BLDS năm 2015 được ban

hành, nhiều ý kiến cho rằng nên đưa quy

định về cầm giữ tài sản thành một biện

pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ độc lập

để thể hiện chức năng của nó trong việc

thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song

vụ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc

có quy định cầm giữ tài sản thành một biện

pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ độc lập

hay không cũng không thật sự cần thiết,

bởi lẽ quyền cầm giữ tài sản trong hợp

đồng song vụ sẽ đương nhiên phát sinh khi

bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ

hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ. Nó

thể hiện lẽ công bằng trong quan hệ dân

sự. Mặc dù vậy, để tránh những tranh chấp

phát sinh trên thực tiễn, việc quy định cầm

giữ tài sản thành một biện pháp bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự độc lập sẽ tạo

cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng để giải quyết

những tranh chấp đó là phù hợp. Hơn nữa,

nếu để quy định về cầm giữ tài sản là một

trong những nội dung nằm trong phần

hợp đồng thì nó chỉ phát sinh hiệu lực giữa

các bên trong hợp đồng. Các chủ thể khác

không có nghĩa vụ phải biết tài sản đó đang

là đối tượng của biện pháp cầm giữ tài sản,

do đó sẽ tạo ra nhiều rủi ro đối với các bên

khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản

cầm giữ.

pdf 5 trang kimcuc 3560
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về bảo đảm thực hiện hợp đồng song vụ bằng biện pháp cầm giữ tài sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về bảo đảm thực hiện hợp đồng song vụ bằng biện pháp cầm giữ tài sản

Một số vấn đề về bảo đảm thực hiện hợp đồng song vụ bằng biện pháp cầm giữ tài sản
47Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI
Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cụ thể là trong hợp đồng song vụ. 
Trước khi BLDS năm 2015 được ban 
hành, nhiều ý kiến cho rằng nên đưa quy 
định về cầm giữ tài sản thành một biện 
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ độc lập 
để thể hiện chức năng của nó trong việc 
thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song 
vụ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc 
có quy định cầm giữ tài sản thành một biện 
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ độc lập 
hay không cũng không thật sự cần thiết, 
bởi lẽ quyền cầm giữ tài sản trong hợp 
đồng song vụ sẽ đương nhiên phát sinh khi 
bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ 
hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ. Nó 
thể hiện lẽ công bằng trong quan hệ dân 
sự. Mặc dù vậy, để tránh những tranh chấp 
phát sinh trên thực tiễn, việc quy định cầm 
giữ tài sản thành một biện pháp bảo đảm 
thực hiện nghĩa vụ dân sự độc lập sẽ tạo 
cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng để giải quyết 
những tranh chấp đó là phù hợp. Hơn nữa, 
nếu để quy định về cầm giữ tài sản là một 
trong những nội dung nằm trong phần 
hợp đồng thì nó chỉ phát sinh hiệu lực giữa 
các bên trong hợp đồng. Các chủ thể khác 
không có nghĩa vụ phải biết tài sản đó đang 
là đối tượng của biện pháp cầm giữ tài sản, 
do đó sẽ tạo ra nhiều rủi ro đối với các bên 
khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản 
cầm giữ. 
Việc BLDS năm 2015 quy định biện 
pháp cầm giữ tài sản thành một trong chín 
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân 
sự độc lập đã phần nào giải quyết được vấn 
đề này. Bởi lẽ, khi trở thành một biện pháp 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG SONG VỤ 
BẰNG BIỆN PHÁP CẦM GIỮ TÀI SẢN 
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI*
* Thạc sĩ, Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân 
sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Cầm giữ tài sản từ một quy định nằm trong phần Thực hiện hợp đồng của Bộ 
luật dân sự (BLDS) năm 2005 đến BLDS năm 2015 đã được nâng lên là một biện 
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự độc lập. Tuy nhiên, quy định về biện pháp 
cầm giữ tài sản theo BLDS năm 2015 còn nhiều bất cập, vướng mắc cần hoàn thiện 
để phù hợp với thực tiễn. 
Từ khóa: Hợp đồng, cầm giữ tài sản, biện pháp bảo đảm, tài sản.
Ngày nhận bài: 27/3/2020; Ngày biên tập xong: 10/4/2020; Ngày duyệt đăng: 
15/4/2020.
Lien on property that a regulation of Performance of contracts part in the 2005 
and 2015 Civil Code has been an independent security measure for performance 
of civil obligations. However, that provision according to the 2015 Civil Code has 
remained several obtacles which needs to complete to fit the reality.
Keywords: Contracts, lien on property, security measure, property.
48
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG SONG VỤ...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020
bảo đảm nghĩa vụ dân sự độc lập, nó sẽ 
phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 
ba1. Khi đó, tài sản đang là đối tượng của 
biện pháp cầm giữ không chỉ buộc các bên 
trong hợp đồng mà còn buộc tất cả các chủ 
thể khác có nghĩa vụ phải biết và tôn trọng. 
Đây cũng là quy định được hầu hết các 
quốc gia như Pháp2, Bỉ3, Anh4,... ghi nhận.
Tuy nhiên, kể từ khi BLDS năm 2015 
được ban hành và có hiệu lực, quy định về 
biện pháp cầm giữ tài sản đã bộc lộ một số 
bất cập, hạn chế. Những bất cập, hạn chế 
này chủ yếu xuất phát từ quy định còn 
thiếu, chưa rõ ràng, dẫn đến việc khó khăn 
khi áp dụng trên thực tiễn. Trong khuôn 
khổ của bài viết này, tác giả đề cập đến một 
số vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong 
quy định của BLDS năm 2015, qua đó đưa 
ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy 
định về biện pháp cầm giữ tài sản với bản 
chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện 
trong hợp đồng song vụ.
BLDS năm 2015 quy định rõ ràng hơn 
về việc xác lập quyền cầm giữ; quyền, 
nghĩa vụ của bên cầm giữ và các trường 
hợp chấm dứt cầm giữ tài sản, tuy nhiên 
vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau:
1. Về đối tượng của biện pháp cầm 
giữ tài sản
1 Khoản 2 Điều 347 Bộ luật dân sự năm 2015 quy 
định: “Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối 
kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm 
giữ chiếm giữ tài sản.”
2 Điều 2286 Bộ luật dân sự Pháp
3 GS. Eric Van Den Haute trao đổi ý kiến về các 
quy định liên quan đến biện pháp bảo đảm ở Bỉ 
tại Hội thảo về Những điểm mới trong Bộ luật dân 
sự năm 2015, tháng 3/2016, Đại học Luật TP. Hồ 
chí Minh
4 TS. Bùi Đức Giang, Có nên coi quyền cầm giữ tài 
sản là một biện pháp bảo đảm, Tạp chí Nghiên cứu 
lập pháp, số 22/2014
BLDS năm 2015 không có điều luật 
quy định riêng về đối tượng của biện pháp 
cầm giữ tài sản. Điều 346 khi quy định về 
khái niệm cầm giữ tài sản cũng đã đề cập 
đến đối tượng của biện pháp cầm giữ là tài 
sản nói chung. Trong khi đó, theo quy định 
tại Điều 105 BLDS năm 2015 thì tài sản là: 
Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 
Như vậy, mọi tài sản theo quy định tài Điều 
105 đều có thể trở thành đối tượng của biện 
pháp cầm giữ tài sản hay chỉ có một số loại 
tài sản nhất định mới có thể trở thành đối 
tượng của biện pháp này? Bởi nói đến tài 
sản thì đó có thể là tài sản hữu hình hoặc 
tài sản vô hình. 
Về bản chất pháp lý, cầm giữ tài sản 
vốn gắn liền với việc chiếm giữ về mặt vật 
chất của tài sản nên biện pháp cầm giữ tài 
sản chỉ có thể áp dụng được với tài sản hữu 
hình chứ không thể áp dụng được với tài 
sản vô hình. Như vậy, chỉ có tài sản hữu 
hình mới có thể trở thành đối tượng của 
biện pháp cầm giữ tài sản. Do đó, việc quy 
định tại Điều 346 BLDS năm 2015 sẽ dẫn 
đến cách hiểu là mọi tài sản theo quy định 
tại Điều 105 BLDS năm 2015 đều có thể trở 
thành đối tượng của biện pháp cầm giữ tài 
sản là chưa thực sự phù hợp. Bởi lẽ, tài sản 
vô hình thì không thể nắm giữ về mặt vật 
chất được mà chỉ có thể quản lý tài sản đó 
thông qua giấy tờ chứng minh quyền sở 
hữu. Hơn nữa, trên thực tế, có rất nhiều 
loại tài sản vô hình được xác lập theo cơ 
chế tự động mà không cần phải đăng ký 
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì 
lại việc trở thành đối tượng của biện pháp 
cầm giữ tài sản lại càng khó khăn hơn như: 
Quyền tài sản đối với quyền tác giả, quyền 
tài sản đối với quyền liên quan đến quyền 
tác giả, Theo quan điểm của tác giả, cần 
sửa đổi, làm rõ quy định về đối tượng của 
biện pháp cầm giữ tài sản cho phù hợp 
49Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI
theo hướng quy định chỉ những tài sản 
hữu hình mới có thể trở thành đối tượng 
của biện pháp cầm giữ tài sản.
2. Về căn cứ xác lập cầm giữ tài sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 347 
BLDS năm 2015, “cầm giữ tài sản phát sinh từ 
thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có 
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không 
đúng nghĩa vụ”. Như vậy, căn cứ để xác lập 
biện pháp cầm giữ tài sản là cứ khi đến hạn 
thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ 
không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng 
thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có 
quyền được cầm giữ tài sản để buộc bên 
có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đầy đủ 
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ mà 
các bên đã thỏa thuận. Dựa trên quy định 
này, có thể thấy rằng căn cứ xác lập biện 
pháp cầm giữ là theo luật định chứ không 
dựa trên sự thỏa thuận5. Có nhiều ý kiến 
cho rằng, cầm giữ tài sản chỉ là một biện 
pháp bảo đảm chứ không phải là một giao 
dịch bảo đảm, bởi biện pháp này chỉ được 
xác lập dựa trên căn cứ luật định mà không 
dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể 
giống như biện pháp cầm cố, thế chấp, 
Bên có quyền sẽ ngay lập tức được chiếm 
giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ vi phạm 
nghĩa vụ do các bên thỏa thuận trong hợp 
đồng mà không cần có bất kỳ một sự thỏa 
thuận nào về việc cầm giữ. Bên có quyền 
chỉ phải trả lại tài sản cầm giữ cho bên có 
nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện 
đầy đủ nghĩa vụ nếu các bên không có thỏa 
thuận khác.
Với những quy định của BLDS năm 
2015, tác giả cũng đồng tình với quan điểm 
cầm giữ tài sản chỉ là một biện pháp bảo 
5 PGS.TS. Phùng Trung Tập, Bàn về cầm giữ tài sản 
- Một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Tạp chí 
Kiểm sát, số 9/2018
đảm chứ không phải là một giao dịch bảo 
đảm. Tuy nhiên, nếu quy định căn cứ xác 
lập cầm giữ tài sản chỉ theo quy định của 
luật thì việc này đã hạn chế rất nhiều về 
phạm vi áp dụng của biện pháp này. Theo 
quan điểm của tác giả, nên bổ sung thêm 
quy định về căn cứ xác lập biện pháp cầm 
giữ theo thỏa thuận. Đây cũng là quy định 
được pháp luật của nhiều quốc gia như 
Pháp6, Anh, ghi nhận7. Bởi lẽ, quy định 
như vậy sẽ mở rộng phạm vi áp dụng biện 
pháp cầm giữ và thể hiện được bản chất 
của một quan hệ dân sự. Ở đó, các chủ thể 
được tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, 
miễn là cam kết, thỏa thuận đó không vi 
phạm điều cấm của luật, không trái đạo 
đức xã hội.
3. Về tài sản là đối tượng của hợp 
đồng song vụ
Điều 346 BLDS năm 2015 quy định tài 
sản cầm giữ chính là đối tượng của hợp 
đồng song vụ. Một vấn đề đặt ra là hợp 
đồng song vụ nào thì bên có quyền được 
cầm giữ tài sản và hợp đồng nào thì không? 
Nếu theo quy định tại Điều 346 thì có thể 
hiểu rằng trong mọi hợp đồng song vụ, 
bên có quyền đều được cầm giữ tài sản, kể 
cả đó là hợp đồng song vụ có đền bù hay 
không có đền bù.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là đối 
với những hợp đồng có đối tượng là công 
việc như: Hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gửi 
giữ tài sản, hợp đồng vận chuyển tài sản, 
thì bên có quyền có được cầm giữ tài sản 
không? Bởi lẽ, về mặt lý thuyết, đối tượng 
của những hợp đồng này là công việc, còn 
tài sản chỉ là đối tượng của công việc đó. 
Nếu xét theo logic thì quy định về cầm giữ 
6 Điều 2286 Bộ luật dân sự Pháp
7 TS. Bùi Đức Giang, tlđd. 
50
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG SONG VỤ...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020
tài sản không áp dụng được với những hợp 
đồng có đối tượng là công việc, bởi lẽ Điều 
346 BLDS năm 2015 đã quy định rõ là biện 
pháp cầm giữ tài sản chỉ phát sinh trong 
hợp đồng song vụ mà có đối tượng là tài 
sản. Thế nhưng trên thực tế, biện pháp cầm 
giữ tài sản lại được áp dụng rất phổ biến 
đối với những loại hợp đồng này. Điển 
hình của hợp đồng dịch vụ thường phát 
sinh việc cầm giữ tài sản là hợp đồng sửa 
chữa tài sản. Ví dụ: A là chủ sở hữu của 
chiếc ô tô, A mang chiếc ô tô này đến cửa 
hàng của B để sửa chữa. Đến hạn, A đến 
lấy xe nhưng không thanh toán đủ tiền sửa 
chữa xe cho B. Trong trường hợp này, B có 
quyền cầm giữ chiếc xe ô tô cho đến khi nào 
A thanh toán đủ tiền sửa xe. Như vậy, biện 
pháp cầm giữ tài sản đã phát sinh ngay kể 
từ thời điểm đến hạn nhưng A không thanh 
toán đủ tiền sửa xe cho B. Hơn nữa, đối với 
những loại hợp đồng mà đối tượng của nó 
là công việc thuần túy chứ không phải là 
công việc được vật thể hóa như: hợp đồng 
làm gia sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý, 
thì không thể áp dụng được biện pháp cầm 
giữ tài sản, vì thực chất trong các hợp đồng 
này thường không có tài sản để bên có 
quyền có thể cầm giữ khi bên có nghĩa vụ 
vi phạm nghĩa vụ. Do đó, không phải mọi 
hợp đồng song vụ đều có thể áp dụng biện 
pháp cầm giữ tài sản.
Theo quan điểm của tác giả, cần thiết 
phải sửa đổi, bổ sung quy định này để làm 
rõ hơn phạm vi hợp đồng song vụ nào thì 
bên có quyền được cầm giữ tài sản. Có thể 
sửa đổi, bổ sung theo hướng bỏ từ “đối 
tượng” trong cụm từ “tài sản là đối tượng 
của hợp đồng song vụ” đi, thay vào đó là 
cụm từ “tài sản trong hợp đồng song vụ”.
4. Về hậu quả khi bên có nghĩa vụ 
không thực hiện nghĩa vụ với bên có 
quyền
Trong trường hợp quy định về các 
biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp 
khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có 
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện 
không đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm 
có quyền xử lý tài sản bảo đảm, BLDS năm 
2015 lại chưa dự liệu quy định về trường 
hợp bên có tài sản không thực hiện nghĩa vụ 
thì hậu quả giải quyết sẽ như thế nào. Quy 
định trong BLDS năm 2015 về cầm giữ tài 
sản từ Điều 346 đến Điều 350 không đề cập 
gì đến vấn đề xử lý tài sản cầm giữ khi bên 
có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Điều này vô 
tình đã tạo ra sự yếu thế cho bên có quyền 
cầm giữ tài sản, bởi nếu các bên không có 
thỏa thuận gì khác thì bên có quyền cầm 
giữ tài sản chỉ đạt được mục đích khi bên 
có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ 
nghĩa vụ. Việc thực hiện nghĩa vụ này hoàn 
toàn phụ thuộc vào ý chí của bên có nghĩa 
vụ. Điều này thể hiện rất rõ nét qua quy 
định tại Điều 348 và Điều 350 BLDS năm 
2015 khi Bộ luật không đề cập gì đến việc 
xử lý tài sản cầm giữ. Điều 348 BLDS năm 
2015 quy định về quyền của bên cầm giữ, 
cụ thể:
“1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện 
đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán 
chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài 
sản cầm giữ.
3. Được khai thác tài sản cầm giữ để 
thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ 
đồng ý.
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ 
được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có 
nghĩa vụ.”
Theo quy định trên thì bên cầm giữ tài 
sản chỉ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ 
phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh 
51Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI
từ hợp đồng song vụ chứ không được xử 
lý tài sản cầm giữ. Vì vậy, cần thiết phải 
cho phép bên cầm giữ có quyền xử lý tài 
sản cầm giữ để bù trừ nghĩa vụ nếu bên có 
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc 
thực hiện không đúng nghĩa vụ cho bên 
cầm giữ tài sản. Theo quan điểm của tác 
giả, BLDS cần bổ sung thêm quy định về 
xử lý tài sản cầm giữ theo hướng: Trường 
hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ 
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên 
cầm giữ có quyền bán tài sản hoặc nhận tài sản 
để thanh toán nghĩa vụ. Nếu giá trị của tài sản 
cầm giữ lớn hơn nghĩa vụ thì bên cầm giữ phải 
thanh toán phần chênh lệch cho bên có tài sản 
cầm giữ8. Đồng thời, bổ sung thêm quy định 
về xử lý tài sản cầm giữ là một trong những 
căn cứ chấm dứt cầm giữ quy định tại Điều 
450 BLDS năm 2015. Có như vậy mới đảm 
bảo được quyền của bên cầm giữ tài sản và 
phát huy được bản chất của một biện pháp 
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
5. Về nghĩa vụ của bên cầm giữ 
tài sản
Điều 349 BLDS năm 2015 quy định về 
nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản, trong đó 
có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản cầm 
giữ; bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc 
hư hỏng tài sản cầm giữ. Nếu xét những 
quy định về nghĩa vụ này trong phạm vi 
Điều 349 thì hoàn toàn phù hợp, nhưng 
xét trong tổng thể các quy định của BLDS 
năm 2015 về cầm giữ tài sản thì lại tồn tại 
sự bất cập. Đó là việc trong tất cả các quy 
định về biện pháp cầm giữ tài sản, BLDS 
năm 2015 không có quy định nào về việc 
bên có quyền cầm giữ tài sản được xử lý tài 
8 TS. Nguyễn Minh Tuấn, Những nội dung của phần 
nghĩa vụ và hợp đồng còn nhiều bất cập, Hội thảo về 
Góp ý dự thảo bộ luật dân sự 2005 sửa đổi, Trường 
Đại học Luật Hà Nội, tháng 3/2015
sản cầm giữ hay quy định về thời hạn mà 
bên có nghĩa vụ buộc phải thực hiện đúng 
và đầy đủ nghĩa vụ cho bên có quyền cầm 
giữ tài sản kể từ thời điểm phát sinh biện 
pháp cầm giữ. Chính vì lẽ đó, Bộ luật quy 
định bên cầm giữ tài sản phải giữ gìn, bảo 
quản tài sản, nếu làm mất hoặc hư hỏng 
sẽ phải bồi thường. Vậy bên có quyền cầm 
giữ phải bảo quản, giữ gìn tài sản đó như 
thế nào, giữ trong thời gian bao lâu... thì 
mới không vi phạm nghĩa vụ được quy 
định tại Điều 346 BLDS năm 2015? Thực tế 
quy định này rất dễ dẫn tới thực trạng là 
bên có nghĩa vụ sẽ lạm dụng để trì hoãn 
việc thực hiện nghĩa vụ và lấy đó là căn cứ 
để yêu cầu chấm dứt biện pháp cầm giữ 
tài sản, buộc bên cầm giữ tài sản phải bồi 
thường thiệt hại. Kết hợp với những phân 
tích ở mục 4 về hậu quả khi bên có nghĩa vụ 
không thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền 
trong bài viết này, tác giả nhận thấy việc bổ 
sung quy định về xử lý tài sản cầm giữ là 
rất cấp thiết.
Như vậy, việc đưa biện pháp cầm giữ 
tài sản trở thành một trong các biện pháp 
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Điều 292 
BLDS năm 2015 là phù hợp với thực tiễn. 
Hầu hết các quốc gia có nền lập pháp phát 
triển như Anh, Pháp, Nhật Bản, đều quy 
định biện pháp cầm giữ tài sản là những 
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân 
sự. Tuy nhiên, quy định trong BLDS năm 
2015 về biện pháp cầm giữ tài sản vẫn còn 
chung chung, mang tính chất nguyên tắc 
chứ chưa quy định cụ thể và bao quát hết 
được những vấn đề pháp lý liên quan đến 
biện pháp bảo đảm này. Do đó, BLDS năm 
2015 cần có những chỉnh sửa, bổ sung để 
biện pháp cầm giữ tài sản thực sự phát huy 
được giá trị của nó trên thực tế, cũng như 
bảo vệ được lợi ích của bên có quyền trong 
biện pháp bảo đảm này./.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_bao_dam_thuc_hien_hop_dong_song_vu_bang_bie.pdf