Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu phát triển văn hóa, con người, nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Ngày 7/4/2007 tại Viện Thông tin KHXH, đề tài KH-CN cấp nhà nước KX.05.01

“Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hóa - con người - nguồn

nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” do

PGS.TS. Hồ Sĩ Quý làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu cấp Nhà nước. Đây là đề

tài thuộc Chương trình KH-CN cấp Nhà nước KX.05: “Nghiên cứu và phát triển

văn hóa - con người - nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu

hóa và hội nhập quốc tế”; Chương trình do GS.VS.TSKH. Phạm Minh Hạc làm

chủ nhiệm. Sau khi nghiệm thu, đề tài đã được đăng ký tại Bộ KHCN với Giấy

chứng nhận số 6381/KQ-TTKHCN. Để kết quả nghiên cứu của đề tài có thể

nhanh chóng đến với bạn đọc, tạp chí Thông tin KHXH xin giới thiệu bài viết của

Chủ nhiệm đề tài.

 

pdf 24 trang kimcuc 7380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu phát triển văn hóa, con người, nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu phát triển văn hóa, con người, nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu phát triển văn hóa, con người, nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
Một số vấn đề ph−ơng pháp luận 
nghiên cứu và phát triển văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân lực 
trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 
(về kết quả nghiên cứu của đề tài kh-cn cấp nhà n−ớc kx.05.010) 
 Hồ Sĩ Quý*
Ngày 7/4/2007 tại Viện Thông tin KHXH, đề tài KH-CN cấp nhà n−ớc KX.05.01 
“Cơ sở ph−ơng pháp luận nghiên cứu và phát triển văn hóa - con ng−ời - nguồn 
nhân lực trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” do 
PGS.TS. Hồ Sĩ Quý làm chủ nhiệm đã đ−ợc nghiệm thu cấp Nhà n−ớc. Đây là đề 
tài thuộc Ch−ơng trình KH-CN cấp Nhà n−ớc KX.05: “Nghiên cứu và phát triển 
văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng, toàn cầu 
hóa và hội nhập quốc tế”; Ch−ơng trình do GS.VS.TSKH. Phạm Minh Hạc làm 
chủ nhiệm. Sau khi nghiệm thu, đề tài đã đ−ợc đăng ký tại Bộ KHCN với Giấy 
chứng nhận số 6381/KQ-TTKHCN. Để kết quả nghiên cứu của đề tài có thể 
nhanh chóng đến với bạn đọc, tạp chí Thông tin KHXH xin giới thiệu bài viết của 
Chủ nhiệm đề tài. 
* PGS.TS., Chủ nhiệm đề tài KX.05.01. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 1
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
I. 
Khách thể nghiên cứu của đề tài là ph−ơng pháp luận - cơ sở ph−ơng pháp luận 
và những vấn đề ph−ơng pháp luận của việc nghiên cứu và phát triển văn hóa - con 
ng−ời - nguồn nhân lực trong điều kiện của xã hội Việt Nam ngày nay - một xã hội chấp 
nhận toàn cầu hóa nh− bối cảnh khách quan của những cơ hội và thách thức đang đặt ra 
cho sự phát triển; một xã hội hiểu và năng động sử dụng các ph−ơng thức của kinh tế thị 
tr−ờng để xây dựng đất n−ớc; một xã hội chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và trên 
thực tế, đó là xã hội thay đổi từng ngày với tốc độ tăng tr−ởng kinh tế khoảng 7-
8%/năm. 
Vấn đề là ở chỗ, ph−ơng pháp luận nghiên cứu với các phạm vi ứng dụng và trình 
độ khái quát rộng hẹp khác nhau, x−a nay luôn đ−ợc quan tâm trong hầu hết các công 
công trình, thậm chí trong từng công đoạn nghiên cứu văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân 
lực. Dù ý thức hay (vô tình/cố ý) không ý thức, không có nghiên cứu nào lại thoát ly 
đ−ợc các định h−ớng, chỉ dẫn ph−ơng pháp luận. Sự thật này đã đ−ợc xác nhận trong 
suốt chiều dài của lịch sử khoa học, cả trên thế giới cũng nh− ở Việt Nam. Tuy thế, đối 
với sự tìm tòi khoa học, ph−ơng pháp luận đã có ch−a bao giờ đ−ợc coi là đã tuyệt đối 
đầy đủ, hoàn thiện hoặc vạn năng đối với hầu hết các quy trình nghiên cứu. Bởi thế các 
nghiên cứu về ph−ơng pháp luận luôn đ−ợc chú ý bổ sung, cải tạo hoặc xây dựng theo 
những ý t−ởng mới. Các nhà nghiên cứu đều ít nhiều hy vọng rằng, có thể có một 
ph−ơng pháp luận tốt hơn, có hiệu quả hơn hoặc đỡ phiến diện hơn cho các công trình 
nghiên cứu của mình. 
Đề tài đã triển khai theo h−ớng vừa chú trọng nghiên cứu định tính, vừa chú trọng 
nghiên cứu định l−ợng, nhằm tìm hiểu (từ hai phía có vẻ nh− ng−ợc nhau) những 
ph−ơng pháp luận đã có về nghiên cứu và phát triển văn hoá - con ng−ời – nguồn nhân 
lực và xác định những vấn đề có ý nghĩa ph−ơng pháp luận mới. 
• Cách thức triển khai đề tài: 
- Một lần nữa, đề tài chú trọng rà soát lại các tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăngghen, 
những t− t−ởng cơ bản của Hồ Chí Minh, những văn kiện quan trọng của Đảng và 
Nhà n−ớc về lĩnh vực văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân lực; nghiên cứu làm rõ 
một số khái niệm cơ bản, nhấn mạnh hoặc bổ sung cho những cách tiếp cận, những 
chỉ dẫn ph−ơng pháp luận mà lâu nay, do điều kiện nào đó, các nhà nghiên cứu và 
hoạt động xã hội đã lãng quên hoặc không chú ý thỏa đáng. 
- Tìm hiểu những vấn đề mới đặt ra cho sự nghiên cứu và phát triển của văn hóa - 
con ng−ời - nguồn nhân lực trong điều kiện hiện nay: tiến bộ khoa học - công nghệ 
ở thế kỷ XXI, kinh tế thị tr−ờng ở trình độ toàn cầu hóa, những đòi hỏi về t− duy 
phức hợp về con ng−ời, vấn đề giá trị và giá trị châu á, vấn đề sử dụng bộ công cụ 
HDI để xác định những định h−ớng và những chỉ dẫn ph−ơng pháp luận cần 
thiết, phù hợp cho sự nghiên cứu và phát triển văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân 
lực ở Việt Nam giai đọan hiện nay. 
- Đề tài đã tổ chức điều tra xã hội học với tiêu đề Ng−ời Việt Nam trong quan niệm 
của các tầng lớp c− dân tiêu biểu để khảo sát quan niệm của chính ng−ời Việt 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 2
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
Nam (các tầng lớp c− dân tiêu biểu) về ng−ời Việt Nam (theo mẫu đ−ợc lựa chọn 
t−ơng ứng với dân số của 6 tỉnh/thành gồm Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, 
Hà Tĩnh, Lạng Sơn và Cần Thơ; tổng số nghiệm thể là 1043). Tìm hiểu thái độ (từ 
cảm nhận đến các trình độ nhận thức sâu sắc hơn) và sự đánh giá của các tầng lớp 
c− dân tiêu biểu về những nét đặc thù, những phẩm chất tích cực, thế mạnh và 
những hạn chế của ng−ời Việt Nam tr−ớc đòi hỏi mới của xã hội trong điều kiện 
kinh tế thị tr−ờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó (từ thực tế) xác 
định những vấn đề có ý nghĩa về mặt ph−ơng pháp luận đối với công tác nghiên 
cứu và phát triển con ng−ời trong quan hệ với văn hóa và nguồn nhân lực. 
• Tổ chức lực l−ợng nghiên cứu 
- Nhóm các cộng sự (có sự tham gia của nhiều sinh viên, học viên cao học và nghiên 
cứu sinh) tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội, do TS. L−u Minh 
Văn, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Chính trị học và TS. Nguyễn Anh Tuấn, khoa Triết 
học chủ trì: Đọc lại toàn bộ các tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập 
V.I. Lênin, những t− t−ởng cơ bản của Hồ Chí Minh, những văn kiện quan trọng 
của Đảng và Nhà n−ớc về lĩnh vực văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân lực. Nghiên 
cứu các vấn đề về di sản kinh điển, về Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Tổ chức 
bản thảo một số ấn phẩm. 
- Nhóm các cộng sự Viện nghiên cứu con ng−ời, do TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc 
chủ trì: Nghiên cứu các lý thuyết hiện đại về văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân lực, 
mối quan hệ hữu cơ, nhân quả của quan hệ văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân lực. 
- Nhóm các cộng sự ĐH Mỏ Địa chất, do TS. Nguyễn Bình Yên chủ trì: Nghiên cứu 
Vấn đề về quan hệ văn hoá - con ng−ời - nguồn nhân lực trong t− t−ởng truyền 
thống; khai thác di sản t− t−ởng của một số danh nhân dân tộc. 
- Nhóm các cộng sự Viện Triết học, do PGS. TSKH. L−ơng Việt Hải, Phó Viện 
tr−ởng Viện Triết học chủ trì: Nghiên cứu tiến bộ khoa học - công nghệ trong thế 
kỷ XXI và những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu và phát triển văn hóa - con 
ng−ời - nguồn nhân lực ở Việt Nam và trên thế giới. 
- Nhóm các cộng sự Viện Triết học, do PGS. TS. Phạm Văn Đức, Viện tr−ởng Viện 
Triết học chủ trì: Nghiên cứu vai trò nguồn nhân lực trong sự phát triển xã hội hiện 
đại; kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm Việt Nam trong việc xây dựng và phát 
triển nguồn nhân lực sao cho thích ứng với nhu cầu của thời đại ngày nay. 
- Nhóm các cộng sự ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Viện Khoa học xã 
hội Việt Nam, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn tp Hồ Chí Minh, Cao đẳng S− 
phạm Hà tĩnh, ĐH S− phạm Hà Nội II do PGS. TS. Vũ Hào Quang, chủ nhiệm 
khoa Xã hội học, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, TS. D−ơng Bạch 
Kim,Viện nghiên cứu Con ng−ời và TS. Nguyễn Hữu V−ợng, khoa Xã hội học ĐH 
Khoa học xã hội và nhân văn tp Hồ Chí Minh chủ trì: Thiết kế và tổ chức điều tra 
xã hội học tại các tỉnh/thành trong cả n−ớc; xử lý kết quả điều tra theo phần mềm 
SPSS, làm báo cáo kết quả điều tra. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 3
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
- Nhóm các cộng sự Viện nghiên cứu con ng−ời, một số viện thuộc Viện Khoa học 
xã hội Việt Nam, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn tp Hồ Chí Minh do PGS. TS. 
Hồ Sĩ Quý chủ nhiệm Đề tài chủ trì: Nghiên cứu các vấn đề về t− duy phức hợp, về 
giá trị và giá trị châu á, về sử dụng bộ công cụ HDI, về những kết luận chung 
và các báo cáo của Đề tài. 
- Th− ký đề tài: ThS. Nguyễn Hoài Sanh, Cao đẳng S− phạm Hà tĩnh; CN. Nguyễn 
Đình Tuấn, Viện nghiên cứu con ng−ời. 
• Ngoài Báo cáo tóm tắt và Bản kiến nghị, kết quả nghiên cứu phong phú của đề tài 
đ−ợc trình bày trong Báo cáo tổng hợp (hơn 400 trang khổ A4) gồm 4 phần: 
- Phần thứ nhất: Nghiên cứu và phát triển văn hoá - con ng−ời - nguồn nhân lực: từ 
lý luận đến thực tiễn Kinh nghiệm thế giới và Kinh nghiệm việt nam. 
- Phần thứ hai: Chủ nghĩa Mác, di sản t− t−ởng truyền thống và t− t−ởng Hồ Chí 
Minh: những chỉ dẫn trong nghiên cứu và phát triển văn hoá, con ng−ời và nguồn 
nhân lực trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng,toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 
- Phần thứ ba: Ng−ời Việt Nam trong quan niệm của các tầng lớp dân c− tiêu biểu 
(Kết quả Điều tra xã hội học). 
- Phần thứ t−: Kết luận. 
Sau đây là một số kết quả đáng l−u ý của đề tài về mặt ph−ơng pháp luận đối với 
sự nghiên cứu và phát triển văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế 
thị tr−ờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 
II. 
1. Vấn đề sử dụng thành quả của tiến bộ khoa học - công nghệ 
Từ vài thập niên tr−ớc, tiến bộ KH-CN đã đ−ợc nhận định là có ý nghĩa cách 
mạng đối với sự phát triển của xã hội loài ng−ời; sự tác động mạnh và sâu của KH-CN 
đã hiển nhiên đến mức không còn là vấn đề phải bàn cãi. Đến nay, d−ới góc độ ph−ơng 
pháp luận, nếu phải nói đến những vấn đề đặt ra từ tiến bộ KH-CN, ít nhất, có hai điều 
cần đ−ợc l−u ý: 
Thứ nhất, ngày nay KH-CN đã đem lại “những kết quả có lợi ở mức cao nhất” 
cho con ng−ời - tính chất “vị nhân sinh” của KH-CN ch−a bao giờ đạt tới trình độ nh− 
hiện nay. Mỗi thế hệ ng−ời ngày nay đều đ−ợc h−ởng “một phổ các sản phẩm công nghệ 
và công nghiệp” lớn hơn so với cha anh họ; nếu tr−ớc đây phải một vài thế hệ, thì nay 
chỉ trong khoảng 7-10 năm, sản phẩm KH-CN đã phải chuyển sang một thế hệ mới. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 4
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
Trên thực tế, KH-CN “đã tác động sâu sắc tới hành vi và triển vọng” của chính con 
ng−ời 1. 
Thứ hai, nh−ng KH-CN thế giới lại đang vận động với tốc độ “v−ợt quá khả năng 
tiếp nhận của phần lớn c− dân” 2: ng−ời có mức sống thấp, ng−ời nghèo cũng đ−ợc 
h−ởng thành quả KH-CN, nh−ng quá ít, trong khi số ng−ời nghèo lại chiếm phần lớn 
nhân loại. 
Đây là bài toán hóc búa nhất về mặt văn hóa - con ng−ời - nguồn nhân lực đặt ra 
cho mọi chiến l−ợc phát triển. 
2. Toàn cầu hoá, kinh tế thị tr−ờng và hội nhập quốc tế: vấn đề về t− duy toàn cầu, 
hành động địa ph−ơng 
Trong khi tại các khu vực khác trên thế giới, TCH bị tẩy chay và chống đối rất 
mạnh, thì ở Đông á, Đông nam á, trong đó có Việt Nam, TCH đ−ợc đón nhận khá 
nồng nhiệt. ở khu vực này, tất cả các chính phủ đều chủ tr−ơng chấp nhận và tham gia 
TCH (ngay cả Malaysia, nơi lên án trực diện nhất và gay gắt nhất TCH, cũng không tẩy 
chay TCH theo kiểu ở Italy, Pháp, Mỹ Latinh hay Nam Phi...). Ng−ời ta th−ờng giải 
thích điều này rằng, đây là khu vực đ−ợc h−ởng lợi nhiều hơn từ TCH. Tuy nhiên, 
nguyên nhân không chỉ là kinh tế, mà sâu xa hơn, hiện t−ợng này còn do những nguyên 
nhân thuộc về văn hóa và con ng−ời. Không thể giải thích thấu đáo bất cứ hoạt động nào 
nếu ng−ời ta tách kinh tế ra khỏi nhân tố con ng−ời và văn hóa. 
Mấu chốt của vấn đề là, TCH mở ra cơ hội và đặt ra thách thức đối với mọi quốc 
gia, mọi khu vực, nh−ng nắm bắt đ−ợc cơ hội và khống chế đ−ợc thách thức đến mức 
nào lại là điều phụ thuộc đáng kể vào nội lực của từng quốc gia và của từng chủ thể. 
Nhân tố văn hóa và con ng−ời có vai trò rất lớn ở đây. 3 
Cùng với TCH, là kinh tế thị tr−ờng ở trình độ toàn cầu. Từ hơn 20 năm nay, nền 
kinh tế thế giới đã từng b−ớc thiết lập đ−ợc những quan hệ và thể chế đa quốc gia, 
xuyên quốc gia. Ngày nay, bất cứ nền kinh tế nào cũng phải tự đặt mình trong xu thế 
toàn cầu để hoạch định các kế hoạch phát triển. Các nhân tố chung của sự phát triển 
kinh tế trong thời đại TCH 4 mà các quốc gia đều buộc phải chú ý là: 
- Trình độ dân trí của c− dân. Vị thế của tiếng Anh trong đời sống xã hội. 
1 Xem: Khoa học và công nghệ thế giới: Thách thức và vận hội mới. TT Thông tin KH & CN 
QG xuất bản. Hà Nội, 2005 (Ch−ơng 3).// Tuyên bố của Hội nghị thế giới “khoa học cho thế kỷ 
XXI: Những trách nhiệm mới”. Tạp chí Thông tin KHXH số 5, 2000. 
2 Xem: Nh− chú thích trên. 
3 Xem Bản tin TTXVN số 150/TKNB-QT ngày 9/8/2005: Tại Hội nghị Bộ tr−ởng châu á -Thái 
Bình D−ơng, Jacarta, 8/8/2005, Rodrik so sánh Việt Nam với Mehico và cho rằng, đ−ợc h−ởng 
lợi từ TCH thì không n−ớc nào có điều kiện nh− Mehico, còn chịu thiệt thòi vì TCH, thì không 
n−ớc nào rơi vào hoàn cảnh nh− Việt Nam. Vậy mà kết quả phát triển lại trái ng−ợc nhau. 
4 Xem: Asian Week. Volume 26. No. 48. November 2006. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 5
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
- Sự chuẩn bị các nguồn lực của sự phát triển, đặc biệt là nguồn lực lao động trí 
tụê. Thị tr−ờng lao động sẽ ngày càng đ−ợc quốc tế hóa. Đội ngũ các nhà doanh 
nghiệp buộc phải có trình độ ngày càng cao hơn, năng động hơn. 
- Thông tin ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tăng tr−ởng kinh tế. 
- Hệ thống tài chính bị chi phối từ bên ngoài nhiều hơn. Thị tr−ờng tiền tệ trở 
thành thị tr−ờng quốc tế. 
- Các chế định quốc gia ngày càng thích nghi với các chế định quốc tế. Hệ thống 
pháp chế trở thành hệ thống pháp chế toàn cầu. 
- Các công ty đa quốc gia - xuyên quốc gia sẽ ngày càng chi phối cả bốn thị 
tr−ờng: hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ và lao động. 
- Các mục tiêu của nhân loại sẽ ngày càng nhất trí hoặc thỏa hiệp với nhau. 
Tất cả đều là những bài toán về mặt ph−ơng pháp luận: Ngày nay, nếu mỗi quốc 
gia muốn phát triển theo các chiến l−ợc của mình, thì bản thân các chiến l−ợc đó phải 
đ−ợc hoạch định ở tầm t− duy toàn cầu, phải giải quyết đ−ợc các quan hệ về chủ quyền 
quốc gia - thể chế quốc tế, khống chế đ−ợc các nguồn nội lực và nguồn lực bên ngoài 
T− duy toàn cầu, hành động địa ph−ơng là một đòi hỏi thực tế đối với mỗi hoạt động cụ 
thể, dù là hoạt động chỉ diễn ra ở phạm vi cục bộ địa ph−ơng. 
3. Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan 
Quy hoạch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ mới đối với sự 
phát triển ở Việt Nam. Kinh nghiệm về lĩnh vực này, thế giới, đặc biệt khu vực Đông á, 
có những bài học rất quý. Vấn đề là làm thế nào để Việt Nam sử dụng đ−ợc những kinh 
nghiệm đó. 
Sau chiến tranh thế giới II, số ng−ời không có việc làm ở Nhật Bản lên tới 13,1 
triệu ng−ời, chiếm 17,5% dân số và 37,4% lực l−ợng lao động. Nhờ một loạt chính sách 
kịp thời, trong đó về lao động là giảm tốc độ tăng dân số, phát triển cơ cấu kinh tế phù 
hợp, cải cách quản lý ở các công ty, chú trọng chăm sóc sức khỏe và phát triển giáo dục, 
nên chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã trở thành c−ờng quốc có nền kinh tế đứng 
thứ hai trên thế giới và về ph−ơng diện phát triển con ng−ời, Nhật Bản cũng trở thành 
n−ớc có chỉ số phát triển ng−ời cao (2005: HDI 0,943; xếp thứ 11/177 n−ớc). 
Đáng l−u ý là, lúc đầu (khoảng những năm 1946-1952) ở Nhật Bản cũng đã có 
những quan điểm ảo t−ởng về sức mạnh của KH-CN, mà cụ thể là quá đặt niềm tin vào 
tác dụng của tự động hóa. Nh−ng chỉ sau vài năm, ng−ời ta sớm nhận ra cái quyết định 
sự phát triển là con ng−ời, nhân tố con ng−ời rồi mới đến các nhân tố khác. Đề cao con 
ng−ời không phải chỉ là một khẩu hiệu suông. Sự tỉnh táo này là bài học rất đáng l−u ý 
cho các quốc gia đi sau. 
Bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc trong ba thập kỷ (1961-1991), cũng từ một n−ớc 
nghèo, bị chiến tranh tàn phá trở thành một  ... hau. Giàu có không đi liền với tinh thần ham 
học và ng−ợc lại, nghèo khó tuy có ảnh h−ởng đến điều kiện học tập song không cản trở 
nổi, không làm thui chột đ−ợc đức tính hiếu học. Thậm chí trong nhiều tr−ờng hợp, chính 
nghèo đói lại hun đúc tinh thần khát khao học tập. 
Nh− vậy, sẽ là quá vội vàng nếu nói đức tính hiếu học ngày nay chỉ còn lại trong 
những gia đình trí thức; trên thực tế, hiếu học đang là động lực tinh thần của mọi tầng 
lớp xã hội trên con đ−ờng phát triển. Trong điều kiện ngày nay, nên chấp nhận động cơ 
của việc học tập có thể đổi khác theo h−ớng thực tế hơn, thậm chí thực dụng hơn. Tuy 
nhiên, ở Việt Nam, hiếu học và nghèo đói không phải là hai đại l−ợng quá phụ thuộc 
vào nhau; giàu có không đi liền với tinh thần ham học và ng−ợc lại. 
12. Về vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại 
Kết quả điều tra xã hội học của Đề tài xác nhận rằng, ngày nay, giao tiếp giữa 
các thành viên gia đình đã ít nhiều hạn chế hơn so với tr−ớc kia. Số l−ợng gia đình nhiều 
thế hệ cũng ít dần. Sự khác biệt giữa các thế hệ về thị hiếu, về quan niệm sống, về các 
giá trị... tăng lên. Rõ ràng, có sự lỏng lẻo hơn trong thiết chế gia đình khi xã hội ở vào 
giai đoạn kinh tế thị truờng và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, không nên coi sự lỏng lẻo hơn 
của thiết chế gia đình trong xã hội này nay thuần túy chỉ là tiêu cực. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 19
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
Bởi lẽ, số liệu cũng cho thấy, việc tôn trọng gia đình, đề cao giá trị gia đình trong 
số các thiết chế xã hội trực tiếp gắn với hạnh phúc con ng−ời vẫn là một phẩm chất 
truyền thống đ−ợc xã hội Việt Nam ngày nay tôn trọng. Các nghiên cứu mới đây của Dự 
án Điều tra giá trị thế giới (WVS) cũng khẳng định nh− vậy: ở Việt Nam, vai trò của gia 
đình đ−ợc 82% những ng−ời trả lời phỏng vấn coi là “rất quan trọng” và 88% những 
ng−ời trả lời phỏng vấn nghĩ rằng quan tâm hơn nữa đến cuộc sống gia đình là một điều 
tốt. Theo các tác giả WVS, "khi so sánh với các n−ớc Đông á khác trong Điều tra giá trị 
thế giới 1995-1998, Việt Nam xếp ở vị trí cao nhất về lòng tôn trọng đối với cha mẹ" 16. 
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị tr−ờng, TCH và hội nhập quốc tế, cơ cấu quyền lực 
của các quan hệ gia đình đang dần dần bị xói mòn, và điều đó làm cho các khía cạnh xã 
hội và chính trị liên quan tới quyền lực gia đình cũng thay đổi theo, mặc dù vai trò xã 
hội của gia đình có thể vẫn đ−ợc duy trì ở mức cao . 
Những năm gần đây, về ph−ơng diện xã hội, các quan hệ xã hội có liên quan tới 
quyền lực gia đình cũng bắt đầu thay đổi. Kinh doanh, hợp tác theo các quan hệ huyết 
tộc không còn chiếm −u thế nh− thời kỳ xã hội mới bắt đầu tập làm quen với cơ chế thị 
tr−ờng. Về ph−ơng diện kinh tế, việc kinh doanh, hợp tác... có xu h−ớng nghiêng về mở 
rộng các quan hệ ngoài huyết tộc, trong đó có cả các quan hệ xuyên quốc gia, quốc tế. 
Và điều này phải đ−ợc coi là một sự biến đổi tích cực. 
13. Nghiên cứu con ng−ời Việt Nam và vấn đề kế thừa các học giả đi tr−ớc 
Con ng−ời vốn đ−ợc coi là một thực thể bí ẩn. I. Kant là ng−ời đầu tiên của nền 
triết học châu Âu khẳng định rằng, con ng−ời “là khách thể bí ẩn và hấp dẫn tột cùng 
của sự t− biện triết học. Để khám phá bí ẩn của con ng−ời, cần phải có những công cụ 
không tầm th−ờng và độc lập. Nhận thức về con ng−ời đối lập với khu vực tri thức triết 
học truyền thống - bản thể luận (học thuyết về tồn tại), logic học, lý luận nhận thức, lịch 
sử triết học, đạo đức học, thầm mỹ học, triết học tự nhiên, triết học xã hội, triết học lịch 
sử” 17 . Vấn đề là ở chỗ, nếu con ng−ời nói chung vốn đã là một bí ẩn, thì con ng−ời 
ph−ơng Đông và con ng−ời Việt Nam chắc còn là một đối t−ợng nhận thức bí ẩn hơn. 
Điều thú vị là, sự bí ẩn này làm cho việc nghiên cứu con ng−ời Việt Nam luôn 
luôn là vấn đề có sức cuốn hút đối với nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt, các nhà khoa học 
- cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, và gần 
đây, cả báo giới và các doanh nhân cũng cảm thấy cần phải khám phá sâu hơn nữa về 
ng−ời Việt: Tại sao ng−ời Việt Nam đa phần là thông minh, năng động, sáng tạo, nh−ng 
lại hiếm những phát kiến lớn? Tại sao tiềm năng trí tuệ ở ng−ời Việt đ−ợc khẳng định từ 
lâu đến nay vẫn chỉ là tiềm năng? Tại sao không ít cái hay, cái tốt tiếp thu từ bên ngoài 
lại trở thành vô dụng hoặc méo mó khi triển khai trong thực tế? Tại sao có những giai 
1. Russell J. Dalton, Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị & Ông Thuỵ Nh− Ngọc. Quan hệ Xã 
hội và Nguồn vốn Xã hội ở Việt Nam: WVS 2001. Tạp chí Nghiên cứu Con ng−ời số 2/2002. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 20
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
? 
Thực ra, đầu thế kỷ XX, với phong trào Duy tân, Đông du, con ng−ời Việt Nam 
đã đ−ợc so sánh với ng−ời ph−ơng Tây và ng−ời Đông á 18 . Kể từ đó, cùng với sự tiếp 
thu và phát triển các khoa học chuyên ngành, tri thức về con ng−ời nói chung và về con 
ng−ời Việt Nam nói riêng đã đ−ợc tích lũy ngày một phong phú hơn, đầy đủ hơn và về 
một số ph−ơng diện đã chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, trong khi thế giới đã đạt tới những 
nhận thức rất sâu về con ng−ời về ph−ơng diện sinh thể (qua thành tựu của các khoa học 
nh− y học, sinh học ng−ời, tâm lý học, nhân trắc học) và về ph−ơng diện xã hội (qua 
thành tựu của các khoa học nh− dân tộc học, xã hội học, đạo đức học, văn hóa học, nhân 
học triết học); con ng−ời d−ới con mắt nhận thức luận ph−ơng Tây đã đ−ợc chú ý 
khám phá theo đặc tr−ng của nhiều vùng văn hoá khác nhau, theo tính quy định của lịch 
sử hình thành và phát triển khác nhau của các dân tộc, thì tri thức về con ng−ời Việt 
Nam, có thể nói, vẫn còn khá đơn giản, nặng về mô tả và có phần cảm tính trong nhiều 
ấn phẩm. Cho đến nay, những tác phẩm thực sự đi vào lĩnh vực nghiên cứu con ng−ời 
Việt Nam còn ch−a nhiều, nhất là các tác phẩm có giá trị. Những kiến thức cơ bản về 
con ng−ời trong các khoa học y, sinh, tâm lý hoặc xã hội và nhân văn... trên thực tế, vẫn 
là những kiến thức nền, ch−a đủ để xác định đặc tr−ng ng−ời Việt. Hình ảnh con ng−ời 
Việt Nam trong các khoa học xã hội và nhân văn của các thế hệ học giả đi tr−ớc nh− 
Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn, Từ Chi nhìn chung ch−a đ−ợc 
chú ý một cách thỏa đáng để kế thừa (hay bổ sung, phát triển). Mặc dù các ch−ơng trình 
nghiên cứu cấp Nhà n−ớc về văn hóa và con ng−ời từ năm 1991 đến nay đã khắc phục 
đ−ợc một phần những hạn chế này, song khoa học xã hội trong mấy thập kỷ qua, trên 
thực tế, vẫn ch−a đi sâu hơn đ−ợc bao nhiêu vào khám phá đặc tr−ng của ng−ời Việt với 
t− cách là những thực thể sinh học - xã hội, chủ thể của một nền văn hóa phong phú, đặc 
thù. 
Quả thực, khoa học về con ng−ời ở Việt Nam, trên thực tế, còn là một mảnh đất 
t−ơng đối hoang dã, ch−a đ−ợc cày xới. Việc trả lời câu hỏi con ng−ời Việt Nam là gì và 
đặc tr−ng riêng biệt của con ng−ời Việt Nam ra sao rõ ràng vẫn ch−a có câu trả lời. 
Những kết quả trong nghiên cứu ng−ời Việt (kể cả ở các nhà Việt Nam học n−ớc ngoài) 
cũng còn rất khiêm tốn. Có lý do để nói chúng ta thực sự hiểu biết quá ít về ng−ời Việt 
Nam. Bởi vậy, cần thiết phải có kế hoạch tổng thể khai thác di sản và thành tựu nghiên 
cứu con ng−ời Việt Nam của các nhà khoa học đi tr−ớc, trong đó, đặc biệt chú ý những 
tác phẩm về con ng−ời Việt Nam của các học giả thời Pháp – các tác phẩm tiếng Pháp 
17 Trích lại theo: Гурович П.С (1999). Философия человека. Nota Bene. Mocквa. tr. 84. 
18 Xem: Đào Duy Anh (2000). Việt Nam văn hoá sử c−ơng. Nxb Hội nhà văn. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 21
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
ở mức cần thiết 19 . 
Vấn đề là ở chỗ, nếu không chú ý khai thác các tài liệu này, tiếng nói của khoa 
học ngày nay về ng−ời Việt trong quá khứ sẽ mất đi một chỗ dựa có sức thuyết phục. 
Việc tán đồng hay phản đối các nhận định đã có từ thời tr−ớc, hiển nhiên sẽ là một cứ 
liệu đối sánh làm tăng thêm giá trị cho việc nghiên cứu con ng−ời ở thời điểm hiện nay. 
14. Niềm tin: thái độ đối với t−ơng lai - vấn đề tâm thế phát triển 
Trong đời sống tinh thần của các tầng lớp dân c− nói chung, niềm tin, tinh thần 
lạc quan đối với tuơng lai, mấy năm gần đây, rất có thể là một trong những giai đoạn 
đ−ợc thể hiện đặc biệt tích cực so với nhiều thời kỳ đã qua. Nếu nhìn qua lăng kính tâm 
thế phát triển của đa số c− dân, qua đánh giá tích cực và có thiện cảm của những chuyên 
gia n−ớc ngoài, hay qua chỉ số hạnh phúc của Việt Nam mà thế giới đã đo đạc và công 
bố, thì phải thừa nhận, đời sống tinh thần của các tầng lớp dân c− nói chung hiện đang 
có nhiều nhân tố tốt đẹp và lành mạnh, có nhịp điệu năng động và tích cực, chứa đựng 
nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt động của mọi cá nhân và cộng đồng vì sự phát triển 
chung của xã hội. 
Nếu nhìn qua lăng kính tâm thế phát triển 20 của đa số c− dân, qua đánh giá tích 
cực và có thiện cảm của những chuyên gia n−ớc ngoài, hay qua chỉ số hạnh phúc của 
Việt Nam mà thế giới đã đo đạc và công bố, thì phải thừa nhận đời sống tinh thần của 
các tầng lớp dân c− hiện đang có nhiều nhân tố tốt đẹp và lành mạnh, có nhịp điệu năng 
động và tích cực, chứa đựng nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt động của mọi cá nhân và 
cộng đồng vì sự phát triển chung của xã hội. 
Trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, khắp nơi đều nói đến cơ hội, thậm chí 
“cơ hội vàng” của sự phát triển. Đã có những cuộc thảo luận ở quy mô lớn về việc nhìn 
nhận “n−ớc Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” 21. Sau khi đã trải qua những gian nan của 
thời kỳ khủng hoảng, thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đã tạo đ−ợc những tiền đề quan 
trọng để toàn xã hội và mỗi ng−ời nhìn về t−ơng lai bằng con mắt lạc quan hơn. 76,6% 
số ng−ời đ−ợc hỏi đánh giá xã hội trong 10-15 năm tới sẽ tốt đẹp hơn. Trong đó, có 
91,3% những ng−ời đ−ợc hỏi là quân nhân và 78,1% những ng−ời đ−ợc hỏi là trí thức 
(91,3% số quân nhân đ−ợc hỏi và 78,1% số trí thức đ−ợc hỏi). Có thể thấy cách nhìn 
19 Chẳng hạn, các tác phẩm của Par.L. Cadier, Paul Giran, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn 
Huyên, Hoàng Xuân Hãn, a.Pazzi, Leon Ch. Martin Saint, Vũ Tam Tập,... 
20 Có thể hiểu “Tâm thế phát triển” t−ơng đ−ơng với khái niệm “Tâm quyển” (Psychosphere) 
của Alvin Toffler, dùng để chỉ trạng thái tâm lý - tinh thần chung của xã hội, trạng thái phổ 
biến nhất, thuộc về số đông, có sức chi phối, cuốn hút toàn bộ sự vận động của đời sống tinh 
thần xã hội, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. 
21 Xem: Nhiều tác giả. Tranh luận để đồng thuận. Nxb Tri thức. Hà Nội, 2006.// Việt Nam 20 
năm đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 22
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
này là có cơ sở, có lý do khách quan thuộc về sự phát triển thực tế của nền kinh tế – xã 
hội. Không ít các chính khách, các nhà nghiên cứu n−ớc ngoài cũng nhìn thấy triển 
vọng phát triển của Việt Nam với con mắt lạc quan nh− vậy 22. 
Vấn đề là ở chỗ, ch−a bao giờ bầu không khí xã hội ở Việt Nam chứa đựng nhiều 
nét tích cực và lạc quan nh− hiện nay. Mức độ tích cực và lạc quan của môi tr−ờng văn 
hóa Việt Nam hiện đã đủ để nuôi d−ỡng mọi ý t−ởng tốt đẹp, khích lệ mọi lợi thế trong 
phát kiến, sáng tạo. Sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu nhìn sự phát triển của xã hội Việt Nam 
ngày nay với con mắt lạc quan đến mức mất cảnh giác cho rằng, không nhân tố tiêu cực 
nào có thể cản trở hoặc làm hỏng sự phát triển xã hội. Thế giới ngày nay rất dễ bị 
th−ơng tổn, đổ vỡ, hoặc bùng nổ vì những nguyên nhân đôi khi bất ngờ và không tất yếu 
23 và Việt Nam không nằm ngoài trật tự chung đó. 
Nh−ng cũng sẽ là thiếu sáng suốt nếu nhìn sự phát triển của xã hội Việt Nam 
ngày nay với con mắt thiên về bi quan. Môi tr−ờng văn hóa ở Việt Nam hiện có không ít 
nhân tố tiêu cực và không bình th−ờng, thậm chí rất không bình th−ờng. Nh−ng lôgic 
khách quan của đời sống xã hội hiện nay là tích cực và hứa hẹn chứ không phải ng−ợc 
lại. 
Và, đó là nét chủ đạo của tâm thế phát triển ở Việt Nam. 
Tài liệu trích dẫn: 
1. Đào Duy Anh (2000). Việt Nam văn hoá sử c−ơng. Nxb Hội nhà văn. 
2. Asian Week. Volume 26. No. 48. November 2006. 
3. Chỉ số màn hình phẳng và câu chuyện phát triển ở Việt Nam. VietNamNet, 
3/8/2006. 
22 Xem: Minh Huy. Ng−ời Việt Nam lạc quan nhất thế giới. Kết quả khảo sát của tổ chức 
Gallup international (Gia) tại 53 n−ớc. VietNamNet, 2/1/2007 // Vietnam: Good morning at 
last. www.economic.com. Chỉ số màn hình phẳng và câu chuyện phát triển ở Việt Nam. 
VietNamNet, 3/8/2006.// Richard Quest. Việt Nam có thể thành con rồng châu á. 23/08/2005 // 
Rakesh Nangia. Việt Nam đang nổi lên nh− một con hổ châu á. VietNamNet, 16/08/2005. Việt 
Nam đang tăng tốc. VietNamNet, 21/11/2005. Thanyathip Seriphama. Việt Nam sớm bắt kip 
Thái Lan. VietNamNet, 10/02/2006. 
23 Chẳng hạn, hai năm nay, thế giới đã chứng kiến những rắc rối chính trị, những xung đột xã 
hội, thậm chí cả đe dọa trừng phạt kinh tế và tiến hành chiến tranh do nguyên cớ chỉ là suy diễn 
hay kích động từ một hành vi thiếu tính toán của Thủ t−ớng italia Silvio Beclusconi, một lời nói 
bất cẩn của Thủ t−ớng anh Tony Blair, một trích dẫn nhạy cảm của Giáo Hoàng Benedict XVi, 
một thái độ thái quá của Tổng thống Grudia Mikhail Saakashivili, hay một bức tranh biếm họa 
về Hồi giáo... 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 23
Tạp chí thông tin KHXH 2007 
4. Dalton, Russell J., Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị & Ông Thuỵ Nh− Ngọc. 
Quan hệ Xã hội và Nguồn vốn Xã hội ở Việt Nam: WVS 2001. Tạp chí Nghiên cứu 
Con ng−ời số 2/2002. 
5. Гурович П.С (1999). Философия человека. Nota Bene. Mocквa. 
6. Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt, văn Việt, ng−ời Việt. Nxb Trẻ. Tp Hồ Chí Minh, 2001. 
7. Minh Huy. Ng−ời Việt Nam lạc quan nhất thế giới.  
2/01/2007. 
8. Trần Đình H−ợu. Đến hiện đại từ truyền thống. KX.07 xuất bản. Hà Nội 1994. 
9. Kết quả khảo sát của tổ chức Gallup international (Gia) tại 53 n−ớc. VietNamNet, 
2/1/2007. 
10. Khoa học và công nghệ thế giới: Thách thức và vận hội mới (2005). TT Thông tin 
KH & CN QG xuất bản. Hà Nội. 
11. E. Morin, A.B. Kern (2002). Trái đất - tổ quốc chung: tuyên ngôn cho thiên niên kỷ 
mới. Nxb KHXH. Hà Nội. 
12. Nangia, Rakesh. Việt Nam đang nổi lên nh− một con hổ châu á. VietNamNet, 
16/08/2005. 
13. Nhân lực t− nguyên tiểu tổ, ủy ban hợp tác phát triển kinh tế quốc tế chính phủ Đài 
Loan (1996). Nhân lực t− nguyên quy hoạch, Đài Bắc. 
14. Phan Ngọc (2002). Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Văn học. Hà Nội. 
15. Nhiều tác giả (2006). Tranh luận để đồng thuận. Nxb Tri thức. Hà Nội. 
16. Quest, Richard. Việt Nam có thể thành con rồng châu á. 23/08/2005. 
17. Hồ Sĩ Quý (2006). Về giá trị và giá trị châu á. Nxb CTQG. Hà Nội. 
18. Seriphama, Thanyathip. Việt Nam sớm bắt kip Thái Lan. VietNamNet, 10/02/2006. 
19. Todaro, Michael P. (1998). Kinh tế học cho thế giới thứ ba. Nxb. Giáo dục. 
20. Trần Văn Tùng, Lê ái Lâm (1996). Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm thế giới 
và thực tiễn n−ớc ta. Nxb CTQG, Hà Nội. 
21. Tuyên bố của Hội nghị thế giới “khoa học cho thế kỷ XXI: Những trách nhiệm mới”. 
Tạp chí Thông tin KHXH số 5, 2000. 
22. UNDP. HDR, 1990. 
23. UNDP. HDR, 2005. 
24. Về giải th−ởng Nobel kinh tế năm 1992. The Economist, ngày 17 tháng 10 năm 
1992. 
25. Vietnam: Good morning at last. www.economic.com. 
26. Việt Nam 20 năm đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. 
27. Việt Nam đang tăng tốc. VietNamNet, 21/11/2005. 
August 07 Hosiquy@fpt.vn 24

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_phuong_phap_luan_nghien_cuu_phat_trien_van_hoa.pdf