Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy

tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học là xu hướng tất yếu

của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.

Đối với các môn lý luận chính trị (LLCT), xuất phát từ đặc thù tri thức

của các môn học này, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp dạy học

phù hợp để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là

yêu cầu cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học.

pdf 10 trang kimcuc 17380
Bạn đang xem tài liệu "Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên

Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên
1 
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG PHÁT HUY 
TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN 
ThS. Nguyễn Văn Quang* 
Đoàn Phú Hưng** 
Tóm tắt: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy 
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học là xu hướng tất yếu 
của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. 
Đối với các môn lý luận chính trị (LLCT), xuất phát từ đặc thù tri thức 
của các môn học này, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp dạy học 
phù hợp để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên là 
yêu cầu cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong hệ thống các môn học bậc đại học và chương trình sơ - trung cấp LLCT 
ở Việt Nam hiện nay, các môn LLCT (Những nguyên lý cơ cản của chủ nghĩa Mác - 
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) 
là các môn học thuộc khoa học chính trị, có hệ thống kiến thức mang tính lý luận và 
khái quát. Các môn học này được giảng dạy chủ yếu bằng nhóm phương pháp dùng lời 
(thuyết trình) nên còn mang tính truyền thụ một chiều và “áp đặt”. Điều này đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc dạy học, cũng như sự yêu thích của sinh 
viên đối với các môn khoa học Mác - Lênin. Vì vậy, việc xây dựng các phương pháp 
dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính tự học, chủ động và 
sáng tạo của sinh viên trong giảng dạy các khoa học này, là yêu cầu cấp bách, có ý 
nghĩa quyết định chất lượng dạy học các môn khoa học LLCT. 
* Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 
** Trường Chính trị Tỉnh Cà Mau 
2 
2. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA 
SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN LLCT 
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong dạy học là xu thế 
tất yếu của giáo dục hiện đại. Luật Giáo dục của nước ta khẳng định: “phương pháp 
giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; 
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và 
ý chí vươn lên”. Để thực hiện được mục tiêu trên, rõ ràng cần phải tăng cường sử dụng 
các phương pháp dạy học tích cực, do đó, khái niệm “dạy học tích cực” và “phương 
pháp dạy học tích cực” đã và đang được nhiều nhà giáo dục luận bàn, nghiên cứu, đúc 
kết từ thực tiễn, đồng thời hình thành nên các lý luận dạy học tích cực có tính khoa học 
và hệ thống. 
Theo Kharlanôp: “Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ 
động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những 
hành động trí óc và tay chân nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, vận dụng 
chúng vào học tập và thực tiễn”1. Phương pháp dạy học tích cực xác định đối tượng 
giáo dục (người học) làm trung tâm của quá trình dạy học. Đó là cách thức dạy học 
theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; hướng tới việc tích 
cực hóa các hoạt động nhận thức của người học. Theo đó, Người dạy với tư cách là 
người giữ vai trò hướng dẫn, gợi mở, tổ chức các hoạt động giáo dục để giúp người 
học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu trao đổi thông tin, thảo luận, 
tranh luận... Ưu điểm lớn của phương pháp giáo dục này là chú trọng việc nâng cao 
khả năng tu duy, làm việc độc lập, sáng tạo của người học; tăng cường khả năng tương 
tác giữa các đối tượng người học; nêu và giải quyết tình huống, kích thích suy nghĩ, 
phân tích và xử lý các ý kiến đối lập, từ đó đi đến hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết 
bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. 
Trong giảng dạy các môn LLCT ở các trường cao đẳng, đại học liệu có thể áp 
dụng phương pháp dạy học này hay không, một khi các môn học này thường được tổ 
chức dạy và học theo hình thức ghép lớp, sĩ số lớp đông, cơ sở vật chất phục vụ dạy 
học còn hạn chế. Thực tiễn đáng bàn là để “an toàn” và “giấu hạn chế” về khả năng sư 
phạm, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng trang thiết bị dạy học, nhiều 
giảng viên vẫn “trung thành” với giáo trình, bài giảng; bằng lòng với phương pháp 
truyền thụ “một chiều” và “vốn kinh nghiệm” sẵn có của mình mà chưa quan tâm đến 
1 Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương 
pháp dạy học đại học, NXB GD, Hà Nội. 
3 
việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, sự 
tranh luận, thảo luận của sinh viên. Đó thực sự là những trở ngại lớn cho quá trình dạy 
học, nhưng không phải là không thể không vượt qua. 
3. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LLCT THEO 
HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN 
Qua thực tiễn giảng dạy các môn LLCT, chúng tôi thấy rằng đối với các môn 
khoa học này, vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy và học hoàn toàn có 
thể và được xem như là một việc làm cần thiết để tích cực hóa những hoạt động của 
sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức. Trong giới hạn bài viết này, từ thực tiễn 
giảng dạy, chúng tôi định hướng một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực 
của sinh viên trong dạy học các môn LLCT, đó là: phương pháp thuyết trình kết hợp 
vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với tranh biện và phương pháp ứng 
dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học. 
3.1. Phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp 
Phương pháp thuyết trình là trình bày vấn đề, nội dung đơn vị kiến thức, một 
tài liệu hoặc tổng kết những tri thức từ kết quả nghiên cứu. Phương pháp thuyết trình 
thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễn giảng. Trong đó giảng thuật 
thường gắn với quá trình miêu tả, trần thuật; giảng giải là phương pháp dùng các số 
liệu và luận cứ khoa học để chứng minh các vấn đề liên quan đến môn học; diễn giảng 
là sự trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quát 
trong một thời gian tương đối dài. 
Trong dạy học các môn LLCT, với đặc thù là các môn học lý thuyết, lý luận 
nên phương pháp thuyết trình là phương pháp được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thực 
tiễn cho thấy, để dạy học các môn LLCT hấp dẫn và thu hút người học không phải là 
dễ. Một số giảng viên “non” về phương pháp này sẽ gây nên sự “ức chế”, thậm chí “ru 
ngủ” người học, dẫn đến tình trạng người học “chết ngạt” trong mỗi giờ lên lớp và 
“ghét bỏ” môn học. Do đó, để phương pháp này có hiệu quả, rõ ràng giảng viên phải 
nắm cấu trúc bài thuyết trình từ đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề đến kết 
luận, cũng như nắm vững những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp này. 
Phương pháp vấn đáp là phương pháp người dạy khéo léo đặt hệ thống câu hỏi 
để người học trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những 
tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích 
luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp người học củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, 
4 
hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và 
giúp sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức. 
Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn chia sẻ ở đây là sự phối hợp phương pháp 
thuyết trình với phương pháp vấn đáp một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn sẽ rất hữu 
dụng trong quá trình dạy học các môn LLCT. Thực tiễn giảng dạy, chúng tôi luôn xây 
dựng một hệ thống câu hỏi trong toàn bộ chương trình, từng chương và từng nội dung 
tri thức và gửi bộ câu hỏi này để sinh viên nghiên cứu trước. Các câu hỏi này được 
thiết kế với độ khó tăng dần, không chỉ có câu hỏi về kiến thức, mà còn xây dựng các 
câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu, khả năng tổng hợp tri thức để giải quyết. 
Trong quá trình dạy học, chúng tôi sử dụng kết hợp thuyết trình - vấn đáp một 
cách linh hoạt vừa phát huy sức mạnh thuyết trình của các người dạy lẫn người học, 
đồng thời “bắt buộc” sinh viên chú ý nghe giảng - trả lời các câu hỏi theo diễn trình 
dạy học trên lớp. Với sự kết hợp đó, chúng tôi thấy rằng, đối với giảng viên có thể điều 
khiển hoạt động tư duy - nhận thức của sinh viên, kích thích tính tích cực hoạt động 
nhận thức của họ, bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng lời về những vấn đề khoa học một 
cách chính xác, đầy đủ, súc tích. Đồng thời, giúp giảng viên thu được tín hiệu ngược 
từ người học một cách nhanh chóng, kịp thời để kịp điều chỉnh hoạt động dạy học. 
Còn đối với người học, sinh viên sẽ chủ động lắng nghe và tiếp thu bài giảng, tích cực 
hóa trong quá trình tiếp nhận, sàng lọc tri thức môn học. 
3.2. Phương pháp thảo luận nhóm kết hợp tranh luận 
Một thực tiễn đáng buồn trong dạy học các môn LLCT theo phương thức đào 
tạo tín chỉ hiện nay là tình trạng “gom lớp”, “ghép lớp”, làm sĩ số các lớp học quá 
đông (thường từ 80 đến 120 sinh viên). Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất 
lượng dạy học các môn khoa học này. Qua quá trình theo dõi, chúng tôi thấy rằng 
giảng viên rất khó đổi mới phương pháp dạy học, do đó hình thức dạy học chỉ có thể 
“theo lớp” chứ khó có thể “theo nhóm”, “theo tổ”, theo hướng phát huy từng cá nhân 
người học. Và như vậy, mục tiêu “lấy người học làm trung tâm”, “phát huy tính tích 
cực, chủ động và sáng tạo của người học” rất khó đạt được. 
Trong dạy học, nhiều giảng viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy đều 
đồng thuận rằng phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp phát 
huy tích cực của sinh viên. Đó là phương pháp phát huy dân chủ một cách tối đa của 
người học, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm. Phương pháp này hình thành cho 
sinh viên thói quen sinh hoạt dân chủ, bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, 
5 
hình thành quan điểm cá nhân giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó 
khăn. Ngoài ra, phương pháp này kích thích lòng ham mê học tập của sinh viên, tránh 
lối học thụ động, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đoàn kết 
cao. A.T. Francisco (1993) kết luận: “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà 
theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong 
học tập”. Phương pháp này định hướng sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa người học 
trong quá trình lĩnh hội tri thức; giúp người học tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức 
của bản thân bằng phương pháp tự học, tự nghiên cứu và khám phá thêm những kiến 
thức liên quan từ thực tiễn. 
Thực tiễn nhiều năm giảng dạy các môn LLCT, chúng tôi đã khai thác những 
ưu việt của phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với tranh luận về các chủ đề liên 
quan đến môn học. Sau khi tự nghiên cứu và xây dựng các chủ đề tri thức, nhóm sinh 
viên thuyết trình dưới sự điều khiển của giảng viên. Tuy nhiên, để tích cực hóa hoạt 
động tự học và phát huy tối đa tiềm năng của sinh viên hơn nữa, chúng tôi kết hợp với 
việc “tranh luận”. Sinh viên với sinh viên và sinh viên với giảng viên có thể tranh biện, 
phản bác dưới dạng các câu hỏi chất vấn. Hoạt động này tạo điều kiện để tất cả sinh 
viên tham gia vào tranh luận chủ đề học tập để chinh phục tri thức. Quá trình này có 
thể mất nhiều thời gian, thế nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, trước hết là phát huy tích 
cực của sinh viên, phát huy dân chủ trong học tập, sinh viên thật sự được tham gia 
dưới góc độ là “sinh hoạt học thuật” hơn là chỉ ngồi nghe một chiều. Bên cạnh đó, sinh 
viên thích thú hơn, hiểu bài nhanh hơn và quan trọng hơn hết là mục tiêu giáo dục sớm 
được thực hiện. 
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới phương pháp 
dạy học các môn LLCT 
Trong giáo dục hiện đại, CNTT trở thành phương tiên, công cụ hữu hiệu giúp 
quá trình dạy học sớm đạt được mục đích giáo dục. Đối với dạy học các môn LLCT, 
CNTT giúp người dạy có thể khai thác thông tin, tư liệu, biên soạn bài giảng, giáo 
trình điện tử, cũng như tích hợp, nâng cao khả năng tương tác giữa các chủ thể dạy 
học. 
3.2.1. Ứng dụng CNTT để khai thác hệ thống thông tin, tư liệu 
Đối với giảng viên và sinh viên, ứng dụng CNTT để khai thác hệ thống thông 
tin, tư liệu phục dạy - học các môn LLCT là một yêu cầu bắt buộc. Hệ thống thông tin, 
tư liệu của các môn này rất phong phú, đa dạng, gồm nhiều dạng khác nhau như: văn 
6 
bản, sách báo, số liệu, bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu. Đó là những 
“nguyên liệu” cần thiết để giảng viên xây dựng bài giảng sinh động, sinh viên có 
nguồn tư liệu để tự học, tự nghiên cứu. Các chủ thể giáo dục có thể ứng dụng CNTT 
để khai thác hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ giảng dạy được thực hiện theo hai 
hướng cơ bản sau: 
- Khai thác thông tin, tư liệu giảng dạy từ internet. Đây thực chất là quá trình 
sử dụng CNTT với những phần mềm, ứng dụng tin học kết nối với internet để tìm 
kiếm, khai thác thông tin, tổng hợp thành hệ thống tư liệu phục vụ quá trình biên soạn, 
thiết kế bài giảng và giảng dạy1. Hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ giảng dạy các 
môn LLCT được lưu trữ trên internet bao gồm phim tư liệu, hình ảnh, các công trình, 
tác phẩm, bài viết, các số liệu thống kê, mô hình, biểu đồ Cùng với giáo trình các 
môn LLCT, hệ thống tư liệu trở thành những vật chất quan trọng phục vụ cho công tác 
biên soạn, thiết kế bài giảng, chuyên đề các môn LLCT, cũng như phục vụ cho công 
tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy môn học này. 
Với việc sử dụng internet để khai thác thông tin tư liệu cho phép người dạy 
nhanh chóng tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau trong thời gian ngắn, kết quả 
được thu thập, xử lý nhanh chóng. Sự phong phú của thư viện tư liệu (âm thanh, hình 
ảnh, phim tư liệu, số liệu) sẽ giúp cho quá trình xây dựng bài giảng diễn ra nhanh 
chóng, hiệu quả cao. Kết quả tìm kiếm và thư viện tư liệu, người dạy có thể giới thiệu 
để sinh viên nghiên cứu, học tập. 
- Khai thác tư liệu từ hệ thống băng, đĩa phim tư liệu. Đây là quá trình người 
dạy và người học lựa chọn, sử dụng các thiết bị công nghệ để khai thác tư liệu nhằm 
phục vụ cho mục đích dạy và học môn các môn LLCT. Hệ thống băng, đĩa tư liệu về 
các môn LLCT rất phong phú, đa dạng, tồn tại dưới dạng các phim ngắn (clip) hoặc 
phim dài (DVD, VCD). Trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác – Lênin” có thể khai khác các phim Khám phá vũ trụ (Geheimnisse des 
Universums) của Stephen Hawking, Sự sống trên trái đất (Life on Earth), Charles 
Darwin và Thuyết tiến hóa (Charles Darwin and the Tree of Life) Đối với môn học 
“Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” có hệ thống phim tư tư liệu khá 
phong phú như: Chiến thắng Điện Biên Phủ, Giải phóng Sài Gòn, Hà Nội 12 ngày 
đêm (phim tài liệu), Hiệp định Pari 1973, Việt Nam tuyến lửa (do Nhật Bản sản 
xuất) Riêng môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” lại có hệ thống tư liệu phong phú 
1 Lâm Quang Thiệp (2007). Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
7 
nhất, gồm: hệ thống CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập, phim Hồ Chí Minh - Chân dung 
một con người, phim Việt Nam - Hồ Chí Minh, các băng hình, đĩa nhạc về Chủ tịch Hồ 
Chí Minh Trong đó, CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập là một công trình đồ sộ với 15 
tập “Hồ Chí Minh toàn tập” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành Đây thực 
sự là công cụ hữu ích cho giáo viên giảng dạy môn các môn LLCT. 
Có thể nói hệ thống băng, đĩa phim tư liệu nêu trên là nguồn tư liệu quan trọng, 
phục vụ đắt lực cho việc biên soạn, thiết kế bài giảng cũng như giảng dạy môn học các 
môn LLCT. Từ thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng 
băng đĩa tư liệu vào giảng dạy, thu hút được sự chú ý của sinh viên; tác động trực tiếp 
đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của sinh viên. Đồng thời, sử dụng băng đĩa để giảng 
dạy, người dạy dễ khắc sâu, mở rộng các đơn vị kiến thức, tăng tính trực quan, sinh 
động của bài giảng. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của hướng khai thác này là cơ sở vật 
chất phục vụ quá trình dạy học và khả năng khai thác của người dạy cũng như người 
học. 
2.2.2. Ứng dụng CNTT để thiết kế và trình bày bài giảng điện tử, bài tập 
Trong dạy và học các môn LLCT, cả giảng viên và sinh viên đều có thể ứng 
dụng CNTT để phục vụ các nhiệm vụ khác nhau của mình. Đối với giảng viên, ứng 
dụng CNTT để thiết kế và trình bày bài giảng là quá trình sử dụng các phần mềm và 
phương tiện dạy học để xây dựng và giảng dạy giáo trình, bài giảng. Còn đối với sinh 
viên, gắn với các yêu cầu, nhiệm vụ của giảng viên đề ra, họ có thể ứng dụng CNTT 
để xây dựng các bài tập, các đề án của mình. Để thiết kế và trình bài giảng điện tử các 
môn LLCT hiện nay và xây dựng các bài tập, đề án, chúng tôi xét thấy hai phần mềm 
eXe e-Learning, Microsoft Powerpoint là phổ biến nhất. 
Trong đó, ứng dụng phần mềm eXe vào thiết kế bài giảng các môn LLCT tạo 
điều kiện thuận lợi để giảng viên, sinh viên tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại 
- dạy học tương tác; đồng thời, sinh viên có thể làm việc theo nhóm độc lập, khai thác 
công nghệ thông tin để hoàn thành các bài tập, đề án được giao. Điều này sẽ góp phần 
chuyển quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức trên lớp sang quá trình sinh viên tự học, 
tự chiếm lĩnh tri thức thông qua sự điều chỉnh, hướng dẫn của giảng viên. Bên cạnh 
đó, ứng dụng Microsoft Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy các môn LLCT tạo điều 
kiện đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính cực, 
chủ động, sáng tạo của sinh viên, tăng cường khả năng tương tác, làm việc độc lập theo 
nhóm của sinh viên cũng như khả năng tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Bên cạnh 
8 
đó, người dạy có thể tiến hành thiết kế bài giảng, điều chỉnh nội dung bài giảng một 
cách nhanh chóng, phù hợp với từng đối tượng nhóm, lớp học1. 
2.2.3. Ứng dụng CNTT để khai thác khả năng tích hợp đa phương tiện trong 
thiết kế bài giảng, giảng dạy các môn LLCT 
Dạy học các môn LLCT là một hoạt động đặc thù, một quá trình sư phạm phức 
hợp. Do đó, muốn đạt mục tiêu dạy học đề ra, đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải tích 
hợp nhiều phương tiện dạy học khác nhau. Để khai thác khả năng tích hợp đa phương 
tiện trong thiết kế bài giảng và giảng dạy các môn LLCT, chúng tôi thực hiện theo hai 
hướng cơ bản sau: 
- Tích hợp đa phương tiện để thiết kế bài giảng 
Tích hợp đa phương tiện để thiết kế bài giảng thực chất là quá trình người dạy 
sử dụng tổng hợp các phương tiện, trang thiết bị dạy học để thiết kế bài giảng. Người 
dạy căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài học, chuyên đề mà ứng dụng CNTT với các 
mức độ và hình thức khác nhau. Quá trình ứng dụng CNTT để khai thác khả năng tích 
hợp đa phương tiện trong thiết kế bài giảng được thực hiện theo hai bước sau: thứ nhất, 
sử dụng máy tính và các trang thiết bị tin học để thu thập, xử lý thông tin, hình ảnh, 
phim tư liệu, xây dựng ý tưởng sư phạm của bài giảng; thứ hai, người dạy sử dụng các 
phần mềm, ứng dụng để thiết kế bài giảng. Ưu điểm của phương pháp này không chỉ 
mang lại hiệu quả tích cực đối với việc thu thập, xử lý thông tin mà còn góp phần xây 
dựng hệ thống ý tưởng sư phạm và hệ thống bài giảng hoàn chỉnh. Việc tích hợp đa 
phương tiện đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho sự phong phú của bài giảng, làm bài 
giảng có sức sống, giàu thông tin; đồng thời, tích hợp đa phương tiện để khai thác các 
hình ảnh, phim tư liệu, người dạy có thể truyền đạt, khắc sâu kiến thức nhanh chóng và 
hiệu quả. 
- Tích hợp đa phương tiện trong quá trình giảng dạy các môn LLCT 
Tích hợp đa phương tiện trong quá trình giảng dạy là quá trình người dạy sử 
dụng đồng bộ các phương tiện dạy học để truyền đạt kiến thức. Đối với giảng dạy các 
môn LLCT, sự tích hợp đa phương tiện được thể hiện ở việc giảng viên “xác định hệ 
thống cơ sở vật chất phục vụ dạy học, xác định những yêu cầu về phương tiện dạy học 
1 Võ Trọng An (2009). Sử dụng E-learning trong dạy học (Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cho giảng viên về 
sử dụng E-learning trong dạy học). Trường Đại học Sư phạm - Đại hoc Huế. 
9 
của bài giảng; đồng thời sử dụng tích hợp các phương tiện trong quá trình giảng dạy”1. 
Mỗi phương tiện dạy học đều có công năng khác nhau, vì vậy, để đạt mục tiêu của bài 
học, giáo viên phải sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học. 
Việc ứng dụng CNTT để khai thác tính tích hợp đa phương tiện trong quá trình 
giảng dạy là một việc làm cần thiết đối với các môn thuộc khoa học xã hội nói chung 
và môn các môn LLCT nói riêng. Sự tích hợp đó giúp giáo viên truyền đạt hệ thống tri 
thức nhanh chóng và hiệu quả, khắc sâu những kiến thức trọng tâm, giờ học trở nên 
sinh động, linh hoạt. Đối với sinh viên, phương tiện dạy học được sử dụng một cách 
hợp lý, đúng chức năng sẽ tăng sức hấp dẫn, cuốn hút vào bài giảng 
3. KẾT LUẬN 
Việc dạy học các môn LLCT đòi hỏi phải gắn với thực tiễn, phù hợp với yêu 
cầu và xu thể đổi mới giáo dục ở nước ta và thế giới hiện nay. Để việc dạy học các 
môn học này có hiệu quả, cả người dạy lẫn người học cần phải thay đổi tư duy, nhận 
thức về môn học và không ngừng đổi mới phương pháp, cách thức để truyền đạt và 
lĩnh hội tri thức. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích 
cực, chủ động và sáng tạo của người học được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong nhà 
trường. Cốt lõi của đổi mới giảng dạy các môn LLCT là đổi mới phương pháp dạy 
học, giảng viên cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng trang bị cho sinh 
viên cách tư duy, thuyết trình và tranh luận, biết cách làm việc nhóm, từ đó hình thành 
cho sinh viên nhu cầu tự học, tự nghiên cứu. Đó chính là cơ sở để hình thành và phát 
triển kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng lòng quyết tâm, ý chí tự học, biết vận dụng 
những điều đã học vào trong thực tiễn cho sinh viên. 
1 Nguyễn Văn Quang (2010). “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa 
học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Số 04 (16), tr.162. 
10 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Võ Trọng An (2009), Sử dụng E-learning trong dạy học (Tài liệu tập 
huấn nâng cao năng lực cho giảng viên về sử dụng E-learning trong dạy học). Trường 
Đại học Sư phạm - Đại hoc Huế. 
2. Vũ Đình Bảy, Nguyễn Văn Quang (2013), “Định hướng ứng dụng 
CNTT trong dạy học các môn Lý luận chính trị”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số 97, 
tr.53-56. 
3. Nguyễn Văn Quang (2010), “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Tư 
tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại 
học Huế, Số 04 (16), tr.159-265. 
4. Lâm Quang Thiệp (2007), Công nghệ mới với việc dạy và học trong các 
trường Cao đẳng, Đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
5. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
6. Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), 
Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB GD, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_suy_nghi_ve_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_cac_mon_ly_lu.pdf